Một số kinh nghiệm dạy tiết luyện nói thuyết minh một thứ đồ dùng - Pdf 43

A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn Ngữ Văn là môn học có vị thế quan trọng trong chương trình phổ thông
bởi môn học góp phần rèn luyện, bồi dưỡng, xây dựng nhân cách tốt đẹp cho các
em, định hướng cho các em những tình cảm trong sáng đẹp đẽ nhất giúp các em
luôn hướng đến lối sống đẹp có ích cho đời, biết yêu thương gia đình, yêu quê
hương, tự hào vẻ đẹp truyền thống của đất nước, góp phần hoàn thiện nhân cách
các em. Để làm được điều này thì một phần nhờ những tiết dạy chương trình địa
phương trong môn Ngữ Văn.
Văn học địa phương có vị trí và vai trò quan trọng đối với việc hình thành
nhân cách và phát triển năng lực của người học ở các địa phương khác nhau.Qua
chương trình địa phương, học sinh được bổ sung vốn hiểu biết về Ngữ văn và Văn
hóa địa phương, từ đó sẽ góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng, giáo dục học
sinh tình cảm yêu thương, tự hào về quê hương xứ sở của mình; giáo dục cho các
em tinh thần trách nhiệm và thái độ hòa nhập tích cực, chủ động với địa phương,
với quê hương ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời giáo dục ý thức
tìm hiểu, giữ gìn, phát huy truyền thống văn học, văn hóa cũng như tinh thần, ý
thức và hành động giữ gìn và bảo vệ truyền thống văn hóa nơi các em học sinh
đang sinh sống
Nhưng trong thực tế dạy - học chương trình Ngữ văn từ trước đến nay, vẫn
còn gặp rất nhiều khó khăn, từ nội dung đến cách thức tiến hành, trong đó khó khăn
lớn nhất là nội dung dạy - học. Tài liệu phục vụ công tác dạy và học chưa phong
phú. Học sinh không có điều kiện để sưu tầm tài liệu phục vụ cho tiết học của
mình. Phần kiểm tra đánh giá còn nhẹ nên một phần nhỏ giáo viên có tư tưởng
xem nhẹ các tiết dạy chương trình địa phương
Mặt khác trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng đã nỗ lực cố gắng kết
hợp các phương pháp giảng dạy và kĩ thuật dạy học tích cực vào bài giảng nhưng
bên cạnh một số kết quả đã đạt được thì tiết học vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát
huy được hết tính tích cực và khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh. Điều
này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của dạy và học, ảnh hưởng tới nhận thức
hiểu biết và tinh thần, lòng tự hào của các em về truyền thống, về lịch sử, về phong

cảnh Thanh Hóa; tìm hiểu tác giả, tác phẩm văn học ở Thanh Hóa và viết về Thanh
Hóa sau năm 1975 và một số nội dung ở các phần đọc thêm cũng như những nội
dung kiến thức bổ sung thêm về quê hương Yên Định, Thanh Hóa …..để trình bày
trong sáng kiến này.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phân tích và tổng hợp
- Thống kê
- Sưu tầm tư liệu
- Trò chơi
- Và các phương pháp khác.

2


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN .
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác định mục tiêu việc đổi mới phương
pháp giáo dục đào tạo: “ Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp
tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào
quá trình dạy- học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học”. Nghị quyết của Đảng
cũng đã khẳng định: “Sự nghiệp Cách mạng luôn đổi mới vì thế công tác giáo dục
cũng phải đổi mới”. Chính vì vậy bản thân chúng ta cũng phải đổi mới chương
trình cũng như phương pháp dạy học để tiết học phong phú, hấp dẫn hơn.
Đối với dạy văn học địa phương việc cung cấp cho học sinh tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo đầy đủ về các đối tượng học tập là một vấn đề hết sức quan trọng.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy
học nhất là các phương pháp mang tính hiện đại đổi mới như ứng dụng công nghệ
thông tin vào mỗi nội dung, mỗi bài học cụ thể một cách hợp lí, sáng tạo và có hiệu
quả cao.
Để phục vụ tốt công tác giảng dạy Văn học địa phương thì hoạt động bổ trợ

Về phía học sinh: Lười học,chán học, sợ học lý thuyết, ỷ lại vào gia đình,quá
mải mê vào trò chơi điện tử và những trò chơi hiện đại khác, lười giơ tay phát biểu
nên giờ học Ngữ văn nói chung thiếu sôi nổi, học sinh thụ động trong tiếp thu bài.
Về phía giáo viên: Đa số giáo viên có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với
công tác giảng dạy, chăm lo, quan tâm đến học sinh. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên
chưa khơi gợi hứng thú, tình yêu đối với môn văn cho học sinh.Trong khi đó muốn
thu hút các em, khuyến khích các em tích cực tham gia vào các hoạt động của tiết
học thì giáo viên cần kết hợp linh hoạt các khâu, tạo môi trường hứng thú cho học
sinh trong các tiết học để các em được chủ động tiếp thu kiến thức, tích cực tham
gia vào các hoạt động trong tiết học do giáo viên đưa ra đồng thời rèn luyện cho
các em sự tự tin khi đứng trước một tập thể lớp nói riêng và ra ngoài xã hôi nói
chung để khi các em ra ngoài đời sẽ được mạnh dạn hơn khi giao tiếp, tự tin hơn
vào những kĩ năng, kiến thức học được.
Tổ chức hoạt động ngoại khoá Ngữ văn địa phương là một công việc vừa có
ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên để tổ chức tốt hoạt động này
cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức và nghiên cứu kĩ về chương
trình. Căn cứ vào tình hình thực tế ở nhà trường tôi xin đề xuất một số hình thức tổ
chức hoạt động ngoại khóa cho các khối lớp trong toàn trường nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy, khơi gợi lòng say mê, yêu thích môn học, tạo hứng thú học
tập. Trong năm học qua tôi đã mạnh dạn xây dựng sáng kiến “Tổ chức hoạt động
ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương trình Ngữ văn địa phương”
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn trong trường THCS và đặc biệt góp
phần tạo cho học sinh môi trường học tập thoải mái, hứng thú, kích thích sự sáng
tạo của học sinh, tạo sự hứng thú cho người tổ chức, xây dựng chương trình, đồng
thời khích lệ tinh thần, sự tìm tòi, hiểu biết về văn học, văn hóa địa phương, kích
thích khả năng tự làm việc, khả năng hợp tác nhóm, kỹ năng thu thập thông tin, xử
lý tài liệu, kỹ năng trình bày thuyết phục mọi người.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi đã xây dựng chương trình và chịu
trách nhiệm chính phân công công việc kết hợp với các đồng chí trong trường đã tổ

Mỗi đội chọn một tiết mục hát múa. Học sinh sẽ chuẩn bị các tiết mục văn
nghệ trước một tuần. Các đồng chí giáo viên chủ nhiệm sẽ kiểm tra đôn đốc nhắc
nhở công tác tập luyện của các em, đồng thời có sự hướng dẫn của cô tổng phụ
trách Đội.
- Đội 1: Tiết mục văn nghệ hát múa: Đi cấy
- Đôi 2: Tiết mục văn nghệ hát múa: Bài hát Đường về Thanh Hóa
b. Phần 2: Kể tên đất và người quê hương Yên Định, Thanh Hóa qua tục ngữ,
ca dao.
Trong chương trình Ngữ văn địa phương học sinh đã được tiếp cận với các
bài ca dao, dân ca, tục ngữ xứ Thanh, các em cũng đã biết được những danh nhân,
những vùng đất tiêu biểu, các danh thắng, lịch sử cho nên với phần thi này một lần
nữa củng cố mở rộng để các em có thêm những hiểu biết về con người quê hương
Thanh Hóa nói chung và quê hương Yên Định nói riêng.
Ở phần thi này gồm có 10 câu hỏi dành cho cả hai đội:
5


Câu 1: Kể tên những địa danh cụ thể qua bài ca dao sau:
Ai về nhớ vải Định Hòa
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê
Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào
Câu 2: Vùng quê nào của Thanh Hóa được nhắc đến trong câu ca dao sau:
Cơm nếp Hà Trung
Cháo gà núi Ngự
Câu 3 : Địa danh nào được nhắc đến ở đây.
Muốn ăn cơm trắng cá phèn
Thì về Tiến Lộc đi rèn cùng anh
Câu 4 : Vùng đất nào được nói đến ở đây.
Đồn rằng Kẻ Trọng lắm cau

tinh thần, truyền thống và hiện nay.Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương,
giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với
địa phương khác.
Thời gian để học sinh chuẩn bị ít nhất là hai tuần đối với học sinh lớp 8, giáo
viên có thể giao nhiệm vụ cho nhóm hoặc tổ. Giáo viên phải kiểm tra sự chuẩn bị
của học sinh theo từng giai đoạn để từ đó nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện
nhiệm vụ và điều chỉnh những sai sót để tránh tình trạng mất thời gian tìm hiểu
lượng kiến thức thu được không đúng với yêu cầu bài học. Mặt khác giáo viên phải
cho cá nhân, nhóm, tổ thi đua với nhau để các em hăng hái, nhiệt tình thực hiện
nhiệm vụ. Trước khi tiến hành tiết học giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của
học sinh để xếp loại và tuyên dương những cá nhân, nhóm, tổ thực hiện tốt nhiệm
vụ và phê bình những cá nhân, nhóm, tổ thực hiện chưa tốt. Bản thân mỗi học sinh
phải có sổ tay riêng để ghi chép được những tư liệu cần phải sưu tầm. Học sinh
thực hiện dự án: thu thập thông tin, xử lí thông tin, trao đổi với các thành viên khác,
xin ý kiến của giáo viên.Tổ trưởng sẽ thường xuyên kiểm tra, báo cáo về tiến trình
thực hiện của các bạn học sinh trong tổ mình để giáo viên có biện pháp giải quyết,
đôn đốc các nhóm thực hiện đúng tiến độ. Giáo viên bổ sung thêm tư liệu hoàn
chỉnh cho các em.
Yêu cầu lớp lập thành 4 nhóm biên tập (mỗi tổ 1 nhóm, tổ trưởng làm nhóm
trưởng), tổng hợp kết quả sưu tầm, sau đó viết bài văn giới thiệu về di tích, thắng
cảnh ở địa phương .
- Nhóm 1,2: giới thiệu về đền thờ Thái bảo Đại vương Lê Đình Kiên .
- Nhóm 3,4: giới thiệu về đền thờ bà Ngô Thị Ngọc Giao.
Sở dĩ tôi chọn hai di tích lịch sử này vì các di tích lịch sử mang tính giáo dục
cao, đều nằm trên địa bàn trên quê hương Yên Định, không quá xa trường để thuận
tiện cho quá trình thu thập tư liệu của các em.
Sau đó giáo viên sẽ chọn 4 bài tiêu biểu nhất của 4 nhóm, đưa ra tổ để thống
nhất, góp ý hoàn thiện và tham gia vào hoạt động ngoại khóa về chương trình địa
phương của nhà trường.
Sau đây là bài giới thiệu về hai di tích lịch sử của các tổ nhóm:

chim, phượng, long hóa, trúc hóa, sóc leo cây, cò, cua quấn quýt trong một bức
chạm ta mới thấy hết tài năng của người thợ. Bên cạnh đó thì các đồ thờ ở đây lại
khá phong phú và đặc biệt có giá trị. Đó là hai pho tượng phỗng bằng đá, tạo tác
trên những đá nguyên khối được diễn tả sinh động và hài hòa có giá trị trong việc
nghiên cứu về lịch sử, mỹ thuật. Lư hương đá 3 tầng, lư hương bằng đất nung, bàn
thờ cổ... tất cả như góp phần tôn thêm giá trị của ngôi đền. Bốn cột treo 4 vế đối
trên các tấm ván, nội dung ca ngợi công đức của Đại Vương. (Việc cai trị công
bằng liêm chính từ xưa, công tích đẹp đẽ đã ghi vào sử sách. Đức lớn cho dân được
nhờ cậy, người Trung Quốc và Việt Nam khắc tên sáng vào bia đá).
Cổng gồm một gian rộng, có mái có tường. Hai bên chếch về phía ngoài có
hai cột trụ cao, trên đầu mỗi cột có một con nghê. Hai cánh gà có hai con voi. Hai
bức tường đốc ở phía trong có hai ông Hộ pháp cao to bằng người lớn đứng cầm
gươm vừa như canh giữ, vừa như mời chào quý khách đến viếng Đại vương. Bức
ngang phía trên cửa cổng đắp hai con rồng chầu mặt nguyệt có ba ngọn lửa. Dọc
hai bên cửa có đôi câu đối bằng chữ Hán viết bằng chữ màu vàng trong ô tròn màu
trắng
nổi
lên
trên
nền
đỏ
thắm.
Từ năm 1993 đền thờ Thái Bảo Đại Vương Lê Đình Kiên được ra quyết định
công nhận là di tích lịch sử. Đến năm 1994 được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng
8


Công nhận di tích lịch sử văn hóa. Diện tích đền thờ đã quy hoạch gồm đất thổ cư
và ao và đã được Nhà nước hai lần trùng tu.
Đền thờ không chỉ có giá trị về kiến trúc, lịch sử mà còn là niềm tự hào của

Thánh Mẫu Ngô thị Ngọc Dao, theo lối kiến trúc phương Đông và mang đậm dấu
ấn văn hoá thời Lê, thời phong kiến Việt Nam hưng thịnh. Quần thể di tích này là
một trong những địa danh được tôn kính và ngưỡng mộ, chỉ đứng sau Lam Kinh
một bậc trên đất xứ Thanh. Thời xưa ai đi qua đất này điều phải xuống ngựa ( bất
kể quan hay dân) từ "Thượng Đắc trí đến hạ Bái Càn " điều phải xuống đi bộ dắt
ngựa
Theo gia phả dòng họ Ngô xã Định Hòa, sau khi lên làm vua, Lê Thánh Tông
cho xây Thuận Mậu đường tại xã Định Hòa để làm nơi nghỉ dưỡng mỗi khi mẫu
9


hậu về thăm quê. Sau đó, nhà vua lại đổi tên nơi đây thành Điện Thừa Hoa để đền
ơn trả nghĩa sinh thành và tôn vinh công lao đức hạnh của bà. Sau này, Điện Thừa
Hoa đổi tên thành Đền thờ Thánh Mẫu. Sau gần 600 năm tồn tại, trải qua biết bao
biến cố thăng trầm của thời gian, Điện Thừa Hoa đã bị phá hủy, mất mát đi rất
nhiều tài liệu, hiện vật quý. Việc trùng tu tôn tạo lại điện ngày nay trên nền móng
cũ tuy không được bề thế, khang trang như trước nhưng những gì còn lại đã phản
ánh phần nào diện mạo xưa của nó vốn đã có. Lễ hội nơi đây còn được gọi là lễ hội
Phủ Nhì, xưa là Quốc lễ vì được vua đặc ân ban kinh phí từ lộc điền và tiến lễ hàng
năm. Chính lễ diễn ra vào 26/3 Âm lịch. Một trong những phần hấp dẫn và độc đáo
trong lễ hội là nghi lễ rước bóng Quang Thục Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao
từ ngoài đồng về Điện Thừa Hoa. Điều đặc biệt nghi lễ này chỉ có riêng con gái
mới được tế lễ trong ngày này. Những người tế lễ phải là những người con gái còn
trinh tiết, đức hạnh mới được chọn khiêng kiệu rước bóng của bà.
d. Phần 4: Thi kể chuyện, ngâm thơ về các tác phẩm văn học địa phương.
Trong phần thi này mỗi đội chọn và tham gia một tiết mục thi. Mục đích của
phần thi này giúp các em khắc sâu hơn nội dung các tác phẩm. Đồng thời rèn luyện
kĩ năng trình bày thuyết phục trước đám đông.
Đội 1: Kể chuyện dân gian Thanh Hóa: Ba truyền thuyết về Lê Lợi
Đội 2: Ngâm thơ bài thơ “ Dô tả dô tà” (Mạnh Lê)

dân và được sự giúp đỡ của các cấp, ngành chức năng, năm 2007, Trò Chiềng xã
Yên Ninh đã dần được khôi phục. Cùng với trò chọi voi, các trò diễn khác như kén
rể, chọi rồng, múa tinh vương, đánh tẩu rủa…cũng đã thể hiện được những nét đặc
sắc riêng có của lễ hội) – Tham khảo nguồn Internet
2. Đây là các trò diễn dân gian mô tả cảnh năm phương đến chầu, đem những
tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia họ để chúc mừng hoàng đế nướcViệt

11


(Trò Xuân Phả là các trò diễn dân gian mô tả cảnh năm phương đến chầu, đem
những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia họ để chúc mừng Hoàng đế nước
Việt xưa. Trò Xuân Phả được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm để trở
thành một tổ hợp múa dân gian đặc sắc, độc nhất vô nhị chỉ tồn tại ở làng Xuân
Phả nay thuộc xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trò Xuân Phả
gồm có 5 điệu múa rất đặc biệt với tên gọi Hoa Lang, Tú Huần (Lục Hồn
Nhung), Ai Lao, Ngô Quốc và Xiêm Thành (Chiêm Thành). Trò Xuân Phả thường
diễn ra vào các ngày 10 từ đến 12 tháng 2 âm lịch hàng năm)- Tham khảo nguồn
Internet
3. Đây là lễ hội được diễn ra vào ngày 14,15 tháng 3 Âm lịch hàng năm ở xã
Yên Thọ- Yên Định để suy tôn vị thần có công với đất nước.

(Thần Đồng Cổ hay còn gọi là thần trống đồng, là vị thần được thờ ở đền Đồng Cổ
thuộc núi Đồng Cổ (còn gọi là núi Khả Phong), xã Yên Thọ, huyện Yên Định tỉnh
Thanh Hóa, thuộc Bộ Cửu Chân. Thần đã xin theo giúp Vua Hùng đánh giặc ở Hồ
Tôn. Khi thắng trận trở về, Vua Hùng vào đền làm lễ tạ ơn, cho đúc trống đồng và
phong cho thần là “Đồng Cổ Đại Vương".) Tham khảo nguồn Internet

12


-Về phía Giáo viên:
+ Xây dựng kịch bản và phụ trách nội dung chương trình: đồng chí Trần Thị Tâm –
giáo viên môn Văn, tổ trưởng tổ Xã hội.
+ Dẫn chương trình cho buổi hoạt động ngoại khóa: đ/c Trần Thị Tâm và một học
sinh có chất giọng phù hợp, có kiến thức về Văn học địa phương, linh hoạt ngôn
ngữ trên sân khấu: em Trịnh Thị Tố Uyên – học sinh lớp 9A
+ Hỗ trợ đôn đốc nhắc nhỏ sự chuẩn bị của học sinh, đặc biệt là các bài thuyết minh
về một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương, duyệt bài, lựa chon bài
để trình bày trong buổi hoạt động ngoại khóa: đồng chí Tâm, và các đồng chí trong
nhóm Văn.
+ Phụ trách âm nhạc và trình chiếu: đồng chí Phạm Yến, đồng chí Len.
+ Thiết kế sân khấu: đồng chí Mạnh, đồng chí Huân
+ Chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho các tiết mục văn nghệ, trò chơi: đồng chí Thảo
và các đồng chí trong chi đoàn nhà trường.
- Về phía HS: GV lựa chọn 20 học sinh, chia làm hai đội, mỗi đội gồm 5 lớp. Lấy
tên đội như sau:
Đội 1: Đội Lê Đình Kiên (gồm lớp 9A, 8A, 8B, 7A, 6A)
Đội 2: Đội Đồng Cổ ( gồm lớp 9B, 9C, 8C, 7B, 6B)
Riêng phần thi Kéo co bổ sung thêm 20 em đã được các lớp cử đại diện.
HS tham gia vào hai đội thi phải đảm bảo những yêu cầu:
14


+ HS phải có năng khiếu về môn Văn, có hiểu biết về văn học, văn hóa địa
phương Thanh Hóa nói chung và Yên Định nói riêng
+ HS phải có khả năng giao tiếp tốt, có phản ứng nhanh, có sự tích cực và
chủ động, đáp ứng nội dung buổi hoạt động ngoại khóa. Riêng ở phần thi giới thiệu
về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử phải chọn được các em học sinh có chất
giọng tốt, có khả năng diễn đạt và biểu cảm, có sự tự tin khi trình bày trước đám
đông.

2. Hình thức và thực tế tổ chức hoạt động ngoại khóa.
2.1 Hình thức tổ chức:
- Hoạt động được tổ chức dưới hình thức cuộc thi tìm hiểu kiến thức bổ trợ cho
chương trình Ngữ văn địa phương của hai đội đại diện đến từ các khối lớp.
- Các đội sẽ được nghe phổ biến thể lệ cuộc thi.
+ Giám khảo cuộc thi gồm có các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường , bí
thư Đoàn, tổng phụ trách Đội, tổ trưởng và các thầy cô giáo trong trường.
2.2 Thời gian tổ chức.
Bắt đầu tổ chức hoạt động ngoại khóa vào 7 giờ 30 phút ngày 26/3/2017 tại
trường THCS Lê Đình Kiên, kết thúc vào 9 giờ 30 phút.
2.3 Chương trình được diễn ra với những nội dung và tiến trình cụ thể như
sau
a. Mở đầu chương trình người dẫn chương trình công bố khai mạc, ý nghĩa và tiến
trình tổ chức hoạt động ngoại khoá chương trình Ngữ văn địa phương để tất cả HS
có thể chuẩn bị tâm thế tham gia vào buổi hoạt động.
b. Dẫn chương trình công bố thể lệ, nội dung các phần thi, giới thiệu Ban giám
khảo, thư kí cuộc thi, giới thiệu đội chơi và hình thức tính điểm cho mỗi phần thi.
c. Cuộc thi diễn ra như sau:
1 - Phần thi Văn nghệ đến từ hai đội. Múa hát bài dân ca Đông Anh - Đi cấy;
múa hát bài Đường về Thanh Hóa.
2- Kể tên đất và người xứ Thanh qua các câu ca dao tục ngữ.
Ở phần thi này người dẫn chương trình đọc câu hỏi, đội nào có tín hiệu
trước sẽ được trả lời. Mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm, những câu trả lời còn thiếu
thông tin hoặc chưa thật chính xác thì Ban giám khảo quyết định số điểm.
Sau đó người dẫn chương trình nhận xét, giới thiệu thêm thông tin, kết hợp
với trình chiếu hình ảnh liên quan để các em biết được những danh nhân, những
vùng đất tiêu biểu, các danh thắng, di tích lịch sử, củng cố mở rộng để các em có
thêm những hiểu biết về con người quê hương Thanh Hóa nói chung và quê hương
Yên Định nói riêng.
Ở phần thi này gồm có 10 câu hỏi dành cho cả hai đội:

Kết hợp thêm phần dạo đàn.
* Giao lưu: Cảm nhận về vẻ đẹp của bài thơ Dô tả dô tà qua lời bình của em
Nguyễn Phương Huyền ( giải Ba môn Văn cấp Tỉnh)
5 - Trò chơi dân gian: Kéo co
Kết thúc buổi hoạt động ngoại khóa Ngữ văn địa phương là trò chơi dân gian
Kéo co. Trò chơi đem lại niềm vui, không khí vui nhộn, hào hứng cho những
người tham gia buổi hoạt động. Đội thắng trong phần thi này sẽ giành 50 điểm.
d. Tổng kết, nhận xét và phát phần thưởng cho 2 đội.
- Ban giám hiệu phát biểu ý kiến, nhận xét, tổng kết, rút kinh nghiệm cho
buổi hoạt động ngoại khóa, trao phần thưởng cho hai đội
Buổi ngoại khóa¸ kết thúc trong không khí phấn khởi, vui vẻ, ấn tượng.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
17


Sau quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của mình về hoạt động ngoại
khóa chương trình địa phương ở trường THCS, tình hình học Ngữ văn nói chung
các bài chương trình địa phương nói riêng ở những lớp tôi dạy đã có rất nhiều
chuyển biến và mang lại hiệu quả thiết thực: Các em không cảm thấy tiết chương
trình địa phương tẻ nhạt, nhàm chán nữa mà giờ học trở nên sôi nổi.Việc rèn kĩ
năng nói của các em hiệu quả hơn rất nhiều và đặc biệt đã phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy logic, năng lực của học sinh. Trong giờ
học các em tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài nhiều hơn.
Đồng thời qua hoạt động này học sinh có cơ hội được rèn luyện các kĩ năng:
thu thập, xử lý thông tin, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng diễn đạt trước đám đông
đồng thời có những hiểu biết phong phú sâu sắc hơn với văn học, văn hóa địa
phương.
Với chương trình hoạt động này đã thổi một làn gió mới vào đổi mới trong
sinh hoạt chuyên môn tạo tiền đề cho những đổi mới hiệu quả khác.
Đây cũng là tài liệu để đồng nghiệp trong trường tham khảo về cách tổ chức,

những định hướng để các em tìm hiểu, khám phá và tiếp nhận văn học địa phương.
Cần có sự hỗ trợ đặc biệt là tinh thần trách nhiệm của những đồng chí được
phân công công việc.
Yên Định, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
của mình viết, không sao chép của bất kì ai.
Người viết
19


Trần Thị Tâm
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn và thiết kế dạy học Ngữ văn địa phương, NXB Thanh Hóa
2. Các bài viết về đền thờ Lê Đình Kiên, đền thờ Ngô Thị Ngọc Giao, về các lễ hội
trên Internet
3. Cổng thông tin điện tử huyện Yên Định.

20


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu

Tran
g

15
-16
16
16
16
16
-18
18

1819
20
21


22




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status