QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT TRẦN QUÝ HIẾM NAM ĐỘNG, HUYỆN QUAN HÓA ĐẾN NĂM 2020 - Pdf 44

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH THANH HÓA
CHI CỤC KIỂM LÂM

BÁO CÁO TÓM TẮT
“QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG KHU BẢO TỒN CÁC
LOÀI HẠT TRẦN QUÝ HIẾM NAM ĐỘNG,
HUYỆN QUAN HÓA ĐẾN NĂM 2020”

Thanh Hóa, năm 2014
i

Thanh Hóa, năm 2013


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC................................................................................................................................. 1
THÔNG TIN CHUNG ............................................................................................................... 3
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 3
Phần thứ nhất: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI, TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
ĐẶC DỤNG KHU BẢO TỒN ................................................................................................... 4
1. Tổng quan về quá trình hình thành Khu bảo tồn....................................................................... 4
2. Vị trí, vai trò của Khu bảo tồn, mối liên hệ đối với biến đổi khí hậu .......................................... 5
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững KBT các loài
hạt trần quý, hiếm Nam Động trong thời kỳ quy hoạch. ............................................................... 5
4. Đánh giá hiện trạng về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh ..................................................... 7
5. Đánh giá chung đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, quốc phòng
an ninh tác động đến bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn trong thời kỳ quy hoạch: những
thuận lợi, khó khăn thách thức..................................................................................................... 8

2.4.1. Quy hoạch phát triển không gian, sử dụng đất của các phân khu chức năng....................... 17
2.4.2. Quy hoạch các hạng mục bảo vệ rừng, phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen; bảo vệ, tôn
tạo cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, môi trường; cứu hộ sinh vật và các chương trình
nghiên cứu khoa học................................................................................................................. 19
2.4.3. Quy hoạch xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng để quản lý và bảo vệ, phòng chống cháy
chữa cháy rừng; hệ thống đường giao thông, đường tuần tra; hệ thống thông tin liên lạc và hạ tầng
kỹ thuật khác ............................................................................................................................ 20
2.4.4. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái; định hướng phân khu chức năng dịch vụ du lịch theo
loại hình tham quan, học tập, nghiên cứu. .................................................................................. 21
2.4.5. Quy hoạch phát triển vùng đệm: định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm; Quy
hoạch sử dụng đất và xây dựng các mô hình phát triển nông lâm kết hợp; các chương trình, dự án
đầu tư phát triển vùng đệm ........................................................................................... ………22
2.4.6. Tổ chức các hoạt động giám sát về diễn biến tài nguyên rừng; đa dạng sinh học; phục hồi hệ
sinh thái; sử dụng tài nguyên và các dịch vụ môi trường rừng đặc dụng ...................................... 23
2.4.7. Quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng về bảo tồn hệ sinh thái, đa
dạng sinh học, phát triển cộng đồng........................................................................................... 23
2.4.8. Định hường, rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BQL KBT……………. .. 24
2.4.9. Định hướng bảo vệ môi trường đối với quy hoạch bảo tồn và phát triển bển vững KBT đến
năm 2020.......................................................................................................................................... 25
2.4.10. Các chương trình dự án ưu tiên ...................................................................................... 26
2.4.11. Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư và phân kỳ nguồn vốn thực hiện....................................... 26
Phần thứ tư: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH.................................................... 27
1. Giải pháp về vốn................................................................................................................... 27
2. Giải pháp về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường............................................................. 27
3. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng .. 28
4. Giải pháp về cơ chế chính sách.............................................................................................. 28
5. Giải pháp về hợp tác quốc tế.................................................................................................. 30
6. Tổ chức thực hiện quy hoạch................................................................................................. 30

2

1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa được thành
lập theo Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh
Hóa nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gen có nguy cơ tuyệt chủng của 6 loài hạt trần
quý, hiếm. Khu bảo tồn có vai trò phòng hộ đầu nguồn sông Luồng, sông Mã điều hòa
dòng chảy và hạn chế lũ lụt cho vùng hạ lưu; có nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên
độc đáo, những hang động đẹp; vùng đệm còn lưu giữ những bản sắc văn hóa truyền
thống của người dân tộc Thái - Mường...
Người dân vùng đệm chủ yếu là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 94,8% dân số
trong vùng, đời sống kinh tế nhiều khó khăn và nằm trong 62 huyện nghèo nhất của cả
nước (theo Nghị quyết 30a của Chính phủ). Bên cạnh đó, trình độ dân trí, nhận thức về
công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen còn hạn chế, cùng với các giá trị
đa dạng sinh học cao, sự phát triển về cơ sở hạ tầng trong vùng tạo ra một mạng lưới
giao thông thuận lợi đang là những thách thức lớn đối với công tác quản lý bảo tồn ở
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động hiện nay.
Việc lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn các loài hạt trần quý,
hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa giai đoạn 2014-2020 là rất cần thiết, phù hợp với quy
định pháp luật và là căn cứ, cơ sở để tổ chức thực hiện đồng bộ các hoạt động bảo tồn và
phát triển bền vững KBT các loài hạt trần quý, hiếm trong thời gian tới.
3


2. Những căn cứ pháp lý xây dựng quy hoạch:
Bao gồm các văn bản luật như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Luật Đa
dạng sinh học năm 2008 và các văn bản dưới luật quy định và hướng dẫn về quản lý bảo vệ
rừng, chiến lược phát triển lâm nghiệp, chiến lược phát triển rừng đặc dụng, quản lý và bảo
vệ rừng đặc dụng, quy chế quản lý rừng đặc dụng, các chủ trương, đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước cũng như của địa phương về bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng.
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN

Đề án thành lập Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa
(Quyết định số 4376/QĐ-UBND ngày 06/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
và ngày 08/01/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thành lập Khu bảo tồn các loài hạt
trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa (Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày
08/01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh); ngày 15/9/2014 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
đã ban hành Quyết định số 2987/QĐ-UBND về việc thu hồi đất và giao đất của các hộ
gia đình xã Nam Động, huyện Quan Hóa giao cho Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa để sử
4


dụng vào mục đích Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động. Hiện tại, diện
tích Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động có diện tích 646,95 ha.
2. Vị trí, vai trò của khu bảo tồn, mối liên hệ đối với biến đổi khí hậu
- KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động được biết với giá trị đa dạng sinh
học cao, các hệ sinh thái rừng trên núi đá vội đặc thù; là khu vực cơ bản nguyên sinh, lưu
giữ giá trị nguồn gen sinh vật, trong đó có nguồn gen của các loài hạt trần quý, hiếm
mang nghĩa to lớn về giá trị khoa học, y tế, văn hóa - xã hội. Đây là địa điểm tiềm năng
phục vụ tham quan du lịch, giáo dục, văn hoá, giải trí, tinh thần và du lịch sinh thái, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong khu vực và du khách viếng thăm.
- Trong xu thế biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng rõ nét đến đời sống con người,
khu bảo tồn là lá phổi xanh trong việc hạn chế sự biến đổi khí hậu, ảnh hưởng tiêu cực của
biến đổi khí hậu thông qua cơ chế hấp thụ khí CO2, giảm hiệu ứng khí nhà kính; điều hoà
khí hậu trong vùng, trong tỉnh; hạn chế thiên tai, lũ lụt, chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ
sản xuất và các công trình hạ tầng cơ sở. Như vậy, KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam
Động không chỉ có tác dụng về mặt bảo tồn nguồn gen mà đáp ứng được nhiều mục tiêu
như phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, hạn chế ảnh hưởng của thay
đổi khí hậu v.v. góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cuộc sống của con người,
một trong những mục tiêu mà chúng ta đang nổ lực phấn đấu thực hiện.
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững
KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động trong thời kỳ quy hoạch.

nhiên quý giá để bảo tồn và phát triển các loài hạt trần quý, hiếm (rừng trên núi đá 502,84
ha chiếm 77,72% bao gồm toàn bộ diện tích rừng núi đá vôi tự nhiên liền vùng có sự
phân bố gần như nguyên sinh của 6 loài hạt trần; rừng trên núi đất 121,87ha chiếm 18,8%
bao gồm các trạng thái rừng IIIa2, IIIa1, IIa, IIb;
- Đất chưa có rừng: Diện tích 22,24 ha, chiếm 3,44% diện tích tự nhiên khu bảo tồn.
3.2.2. Hiện trạng rừng phân bố theo các phân khu chức năng
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 502,84 ha, bao gồm toàn bộ diện tích rừng
núi đá vôi tự nhiên liền vùng có sự phân bố gần như nguyên sinh của 6 loài hạt trần.
- Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 144,11 ha là diện tích núi đất, liền kề với
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, thuộc đai độ cao trên 700 m.
- Phân khu hành chính - dịch vụ: Trước mắt đặt Văn phòng Khu bảo tồn các loài
hạt trần quý, hiếm Nam Động tại Trạm Kiểm lâm Nam Động và khu vực dự kiến xây
dựng 3 Trạm Kiểm lâm.
- Vùng đệm: Tổng diện tích 3.315,53 ha, được xác định phạm vi 12 thôn, bản giáp ranh
giới khu bảo tồn gồm 7 thôn bản thuộc xã Nam Động, huyện Quan Hóa; 5 thôn bản thuộc 3
xã Sơn Lư, Sơn Điện, Trung Thượng, huyện Quan Sơn.
3.2.3. Rừng và thảm thực vật của Khu bảo tồn
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đai 700-1600 m: Rừng hỗn giao

cây lá rộng và cây lá kim trên núi đá vôi; rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa
ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi; rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới
trên núi đất.
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới dưới 700 m: Rừng kín thường
xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi; Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên
núi đất; Kiểu phụ trảng cỏ cây bụi nhiệt đới trên núi đất.
3.2.4. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ trong các kiểu thảm thực vật
3.2.5. Tình hình tái sinh rừng: Mật độ tái sinh cao, diễn thế rừng theo chiều
hướng đi lên, đảm bảo cho quá trình phục hồi, phát triển rừng trong khu bảo tồn.
3.2.6. Đa dạng hệ thực vật rừng: Điều tra, xác định được 373 loài thuộc 276 chi,
116 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch; trong đó chiếm ưu thế gần như tuyệt đối

4.2.1. Trồng trọt: Trồng trọt đang chuyển dần từ phương thức quảng canh sang thâm
canh gắn với áp dụng, chuyển giao giống mới vào sản xuất, giảm dần diện tích canh tác nương
rẫy, tập trung khai hoang, phục hóa ruộng lúa nước và các bãi chuyên màu. Tuy nhiên trên địa
bàn vẫn chưa có mô hình sản xuất tập trung, quy mô vừa và lớn, áp dụng tiến bộ khoa học vào
sản xuất chưa nhiều; công tác vệ sinh, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm chưa
được quan tâm đúng mức, còn trông chờ nhiều vào chính sách hỗ trợ của nhà nước.
4.2.2. Chăn nuôi gia súc gia cầm: Các loài gia súc, gia cầm được nuôi trong vùng là
trâu, bò, dê, lợn, ngan, vịt, gà và chủ yếu là các loài giống địa phương, tuy chất lượng ngon
nhưng năng xuất, sản lượng thịt không cao, bình quân hộ gia đình nuôi các loại gia súc từ 3 4 con/hộ. Tổng số đàn gia súc, gia cầm như sau: Trâu 559 con, bò 743con, đàn lợn 1.659
con và gia cầm, thủy cầm 8.518 con, dê 636 con.
4.2.3. Sản xuất lâm nghiệp:

a, Trồng rừng: Thực hiện theo các dự án 661, dự án trồng rừng sản xuất..., diện
tích rừng trồng được nâng lên rõ rệt. Đến nay, đã có trên 1.000 ha rừng trồng, gồm các
loài cây Keo, Luồng, Lát hoa, Xoan ta. Nhìn chung chất lượng rừng trồng thấp, trữ
lượng rừng không cao, lợi nhuận đầu ra sản phẩm chưa hấp dẫn người trồng rừng.
b, Giao đất giao rừng: Công tác giao đất giao rừng theo Nghị định 02/NĐ-CP,
Nghị định 163/NĐ-CP và nay là Nghị định số 181/NĐ-CP của Chính phủ được tiến
hành nhiều năm nay. Cơ bản diện tích đất đã có chủ do vậy rừng được bảo vệ,
khoanh nuôi, trồng rừng, xây dựng trang trại ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, ranh
giới giao đất không rõ ràng, dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp đất đai.
c, Khai thác và chế biến lâm sản: Hàng năm khai thác gần 50 vạn cây Luồng,
đây là những địa phương có diện tích rừng Luồng tập trung, diện tích lớn. Ngoài
ra còn có sản phẩm khác như nứa, vầu thanh, cây dược liệu, Công tác chế biến chủ
yếu tập trung tại 3 cơ sở sản xuất đũa và các sản phẩm từ cây Luồng và một số tổ
mộc tại gia, các sản phẩm khác chủ yếu được cung cấp ở dạng thô, bán cho các cơ sở
chế biến trên địa bàn Hà Tây nay là TP. Hà Nội và tỉnh Nam Định.
4.3. Thực trạng chung về kinh tế: Kinh tế, thu nhập chủ yếu dựa vào khai thác
các sản phẩm từ rừng, cơ cấu kinh tế ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo 324
hộ/947 hộ theo chuẩn nghèo mới, chiếm 34,3%. Thu nhập bình quân đầu người từ 5,8

hội vùng đệm khu bảo tồn loài.
5.1.2. Khó khăn: Chính sách, xuất đầu tư cho phát triển rừng và bảo vệ rừng của nhà
nước trong lĩnh vực lâm nghiệp còn thấp; nhu cầu hưởng thụ của người dân ngày càng cao;
hệ thống giao thông ngày càng phát triển; tập quán canh tác, chăn thả gia súc (trâu, bò) tự
do, nhu cầu sử dụng lâm sản từ rừng tự nhiên ngày càng tăng; lao động qua chưa qua đào
tạo còn khá cao khó khăn trong chuyển giao kỹ thuật… ảnh hưởng đến công tác bảo tồn.
5.2. Tác động của điều kiện tự nhiên
5.2.1. Thuận lợi: Khu bảo tồn các loài có tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên còn
khá nguyên sinh, chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao với sự hiện diện của 6 loài hạt trần
quý hiếm là môi trường thuận lợi cho nghiên cứu, khám phá, thăm quan, học tập. Có vị trí
địa lý thuận lợi trong liên kết, giao thoa với các khu bảo tồn khác trong và ngoài tỉnh, đồng
thời phát huy chức năng bảo vệ môi trường, điều hòa nguồn nước cho vùng hạ lưu.
5.2.2. Khó khăn: Địa hình cao dốc, chia cắt mạnh, giao thông còn nhiều khó khăn, vào
mùa mưa lũ dễ bị biệt lập, chia cắt nên khó khăn trong giao thương hàng hóa, trong các hoạt
động tuần tra, kiểm tra BVR, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái nhân văn trong vùng.
5.2.3. Thách thức: Do mới được thành lập nên mạng lưới bảo vệ chưa hoàn thiện,
tài nguyên rừng rất giàu ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Cơ sở
dữ liệu, thông tin về đa dạng sinh học, về các loài hạt trần còn thiếu; khu bảo tồn thuộc
vùng sâu, xa trong khi đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
triển khai các hoạt động nghiên cứu, BVR, phát triển rừng.

8


Phần thứ hai
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG
KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT TRẦN QUÝ HIẾM NAM ĐỘNG
TRONG THỜI GIAN QUA
1. Đánh giá hiện trạng bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng
1.1. Chương trình quản lý bảo vệ rừng: Ngay sau khi khu bảo tồn các loài hạt

- Chương trình 134 của Chính phủ: Tại 12 thôn vùng đệm mới có hơn 200 hộ dân
được hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.
- Chương trình 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: Tất cả các thôn, xã
vùng đệm khu bảo tồn đều thuộc đối tượng hưởng thụ chính sách nhưng đến nay mới có
hơn 180 hộ dân được hỗ trợ phát triển sản xuất; các công trình hạ tầng giao thông, điện,
nhà văn hóa, trạm y tế, trường học… được đầu tư nhưng chưa đầy đủ.
- Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ: Đã tạo sự chuyển biến nhanh hơn về
đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 4 xã vùng
đệm khu bảo tồn thông qua việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững,
theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương gắn với xây
dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc.
9


- Chương trình MTQG giảm nghèo (theo Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày
08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ): Có hơn 300 lượt hộ nghèo được vay vốn, với tổng
số vốn cho vay đạt trên 3 tỷ đồng.
- Chương trình dự án 147, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2015
và Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách
đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020: Có 89 hộ được tham gia khoán bảo vệ
rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên; chính sách theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg chưa
được đầu tư thực hiện.
- Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định
số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ: Đã có 74 tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân được vay vốn phát triển sản xuất với tổng vốn vay trên 3 tỷ đồng.
- Thực hiện cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo Quyết
định số 271/2011/QĐ- UBND ngày 21/1/2011 của UBND tỉnh: Đã hỗ trợ tiêm phòng
cho trâu, bò, lợn của các hộ nghèo trên địa bàn 4 xã vùng đệm khu bảo tồn với trên 150
con trâu, bò và 100 con lợn được tiêm phòng.

Thạc sỹ: 01 người; đại học: 22 người; trung cấp: 01 người; sơ cấp: 01 người.
5.4. Quản lý các phân khu chức năng của KBT
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 502,84 ha,
10


- Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 144,11 ha,
- Phân khu hành chính - dịch vụ: Văn phòng khu bảo tồn trước mắt được đặt tại
Trạm Kiểm lâm Nam Động.
- Vùng đệm: gồm 7 thôn bản thuộc xã Nam Động, huyện Quan Hóa; 5 thôn bản thuộc 3
xã Sơn Lư, Sơn Điện, Trung Thượng, huyện Quan Sơn. Tổng diện tích 3.315,53 ha.
6. Đánh giá chung về hiện trạng bảo tồn, phát triển rừng đặc dụng
6.1. Đánh giá chung
- Công tác bảo tồn thiên nhiên: Tuy mới được thành lập nhưng KBT các loài hạt
trần quý, hiếm Nam Động đã khẳng định vị thế, giá trị tài nguyên rừng với sự hiện diện
của 6 loài hạt trần quý hiếm. Hoạt động bảo tồn thiên nhiên được triển khai, tổ chức thực
hiện đồng bộ theo đúng lộ trình với từng bước đi vững chắc, thể hiện trên các mặt bảo vệ
rừng, phát triển rừng và nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Cho đến nay các Trạm kiểm lâm thực hiện bảo vệ rừng
khu bảo tồn vẫn chưa được xây dựng, do vậy môi trường làm việc và sinh hoạt của cán bộ
công chức có rất nhiều khó khăn, đang phải thuê nhà dân để thực thi nhiệm vụ.
- Phát triển kinh tế vùng đệm: Điều kiện kinh tế của địa phương đã có nét chuyển
biến, đời sống phần nào được nâng lên. Tuy nhiên việc đầu tư phát triển rừng đặc dụng theo
Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa được
thực hiện.
6.2. Những tồn tại, hạn chế
- Tình trạng vi phạm về khai thác lâm sản, săn bắn động vật rừng... vẫn còn xảy ra
nhỏ lẻ; hệ thống mốc ranh giới, bảng niêm yết chưa được đầu tư xây dựng; cán bộ Kiểm
lâm thực hiện nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên chưa được đào tạo chuyên sâu, ảnh hướng
đến triển khai các hoạt động và thực hiện các mục tiêu quy hoạch.

trị cao về đa dạng sinh học, đặc biệt là 6 loài hạt trần, đây là môi trường lý tưởng, thuận lợi
cho công tác nghiên cứu, bảo tồn, tham quan du lịch; rừng đã có chủ thực sự. Số lượng lao
động nông nhàn là điều kiện để thu hút người dân tham gia thực hiện các chương trình quản
lý, bảo vệ, phát triển rừng; khu bảo tồn loài có thể liên kết với nhiều danh lam thắng cảnh
nổi tiếng khác, khu vực có các phong tục văn hoá đặc sắc, các lễ hội truyền thống của người
Thái và người Mường là tiềm năng cho khai thác phát triển du lịch sinh thái...
7.2. Khả năng huy động nguồn lực quy hoạch: Với nhiều lợi thế, tạo động lực
để phát triển trên cơ sở lồng ghép, kêu gọi các nguồn vốn Trung ương, địa phương, huy
động thông qua các hình thức hợp pháp khác, vốn tự có của đơn vị.
Phần thứ ba
QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI
HẠT TRẦN QUÝ, HIẾM NAM ĐỘNG ĐẾN NĂM 2020
I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
ĐẶC DỤNG KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT TRẦN QUÝ, HIẾM NAM ĐỘNG

1. Các yếu tố tác động
1.1. Xu hướng bảo tồn của khu vực, trong nước và thế giới: Bảo tồn thiên nhiên,
quản lý ĐDSH và sử dụng bền vững các tài nguyên sinh học là “nhằm giữ được sự cân
bằng tối đa giữa bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên và tăng cường chất lượng cuộc sống
của con người”. Một trong những nhiệm vụ chính của con người trong thế kỷ mới để đạt
mục tiêu phát triển bền vững là cân bằng nhu cầu của chúng ta với khả năng sản xuất của
tự nhiên. Trong khi nhu cầu của con người ngày một gia tăng, sức sản xuất của tự nhiên
đang bị suy giảm do sự tác động của con người, và việc chúng ta lập ra hệ thống khu bảo
tồn và VQG là để ngăn cản sự suy giảm đó là rất cần thiết. Lưu giữ các giá trị tài nguyên
thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen, hệ sinh thái. Điều đó có nghĩa mối quan hệ giữa các hệ
thống VQG, khu bảo tồn và phát triển bền vững cũng giống như mối quan hệ giữa
ĐDSH với phát triển bền vững.
1.2. Vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu: Hiện nay con người đang sống trong
một thế giới mà khí hậu đang biến đổi, mực nước biển đang dâng dần lên, dân số tăng
nhanh, sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai ngày càng nhiều, các sinh cảnh đang co

2.3. Dự báo về phát triển khoa học công nghệ trong Lâm nghiệp: Trong những
năm tới, hệ thống dữ liệu quản lý tài nguyên đa dạng sinh học sẽ được quản lý bằng hệ
thống công nghệ thông tin và công nghệ GIS, sử dụng bản đồ kỹ thuật số của ngành và quốc
gia; sử dụng các trang thiết bị mới và các phần mềm chuyên dụng; ứng dụng công nghệ gen,
công nghệ tế bào để nhân giống đặc biệt là các loài cây có nguy cơ tuyệt chủng cao…
2.4. Dự báo phát triển hợp tác quốc tế: KBT các loài hạt trần quý, hiếm Nam
Động không chỉ có 6 loài hạt trần quý, hiếm có tổ thành tương đối lớn mang đặc trưng
của hệ sinh thái núi đá vôi mà còn có rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm và đặc hữu
khác. Đây là thế mạnh, là môi trường nghiên cứu, thu hút được sự quan tâm đầu tư cũng
như hợp tác quốc tế của các tổ chức quốc tế. Do vậy, trong giai đoạn tới cần có chương
trình quảng bá, tuyền truyền giá trị đa dạng sinh học để truyền tải thông tin cho các cá
nhân, tổ chức quốc tế quan tâm.
2.5. Dự báo phát triển du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái ngày càng được quan
tâm, du khách quốc tế và trong nước ngày càng có xu hướng gần gũi với thiên nhiên. Dự
báo đến năm 2020 kết cấu hạ tầng được nâng cấp và đội ngũ những người làm công tác
du lịch (hướng dẫn viên, thiết kế tour, phục vụ…) được đào tạo, rèn luyện, kỹ năng ngày
càng mang tính chuyên nghiệp, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan
khu bảo tồn và các địa danh phụ cận sẽ đạt ở mức bình quân 3.000 người/năm, trong đó
khách nội địa dự báo đạt mức 2.000 - 2.500 người/năm; khách quốc tế dự báo đạt mức
500 - 1.000 người/năm.
3. Các định hướng của quốc gia và của tỉnh
3.1. Định hư ng phát triển rừng đặc dụng toàn quốc: Rà soát và củng cố hệ
thống rừng đặc dụng Quốc gia hiện có với tổng diện tích không quá 2,16 triệu ha theo
hướng nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học, đảm bảo đạt các tiêu chí của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; không phát triển tràn lan các vườn quốc gia và
khu dự trữ thiên nhiên; xây dựng các hành lang đa dạng sinh học nhằm hình thành các
vùng sinh thái lớn hơn.
3.2. Định hư ng phát triển KTXH của t nh đến 2 2 .
3.2.1. Định hướng chung.


II. QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN CÁC
LOÀI HẠT TRẦN QUÝ HIẾM NAM ĐỘNG ĐẾN NĂM 2020

1. Quan điểm phát triển
Trước mắt quy hoạch ổn định diện tích rừng đặc dụng KBT các loài hạt trần quý,
hiếm Nam Động hiện có từ nay đến năm 2020 đảm bảo đủ không gian bảo tồn và phát
triển cho các loài động, thực vật hiện có. Quy hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, khoa
học trong mọi hoạt động của KBT, không gây những tác động tiêu cực đối với tài
nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái tự nhiên; từng bước
nghiên cứu, có lộ trình phù hợp, khả thi để mở rộng khu bảo tồn.
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng KBT các loài hạt trần
quý, hiếm Nam Động phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong điều kiện nền kinh tế
xã hội đang có xu hướng thị trường hóa ngày càng cao.
Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng KBT các loài hạt trần
quý, hiếm Nam Động phải dựa trên cơ sở bảo vệ toàn vẹn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn
và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc
địa phương. Phục hồi và phát triển các phong tục tập quán, sinh hoạt truyền thống tinh hoa
và các nghề thủ công mỹ nghệ giá trị cần được phục hồi, gắn sản xuất tạo giá trị thành
hàng hóa đặc sắc của địa phương .
14


Quy hoạch khu bảo tồn loài phải đảm bảo đúng tiêu chí rừng đặc dụng theo quy
định hiện hành và phù hợp với quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước và quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh và cấp huyện.
Việc phân chia các phân khu chức năng cần đảm bảo được mục tiêu bảo tồn hệ
sinh thái và phát triển cơ sở hạ tầng và du lịch sinh thái nhằm tạo nguồn thu, đáp ứng
một phần vốn cho công tác bảo tồn.
Định hướng các hạng mục đầu tư, các chương trình phát triển phải có bước đi phù
hợp theo hướng khai thác những lợi thế vốn có của vùng quy hoạch để kêu gọi các nguồn

đào tạo phát triển nguồn nhân lực;
Từng bước đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với không gian và cảnh quan,
đáp ứng được nhu cầu cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, nghiên cứu, đào tạo , học
tập phù hợp với đặc điểm văn hóa truyền thống trong vùng;
Tổ chức tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh
học và bảo vệ môi trường rừng, góp phân nâng cao nhận thức cộng đồng;
Thực hiện các chính sách về đầu tư, quản lý và phát triển rừng đặc dụng; phát triển
sinh kế và nâng cao đời sống của người dân; thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức,
15


cá nhân trong và ngoài nước về nghiên cứu và bảo tồn loài sinh cảnh các loài hạt trần theo
quy định của pháp luật, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa vùng đệm;
Phát huy thế mạnh, tiềm năng của tài nguyên rừng và cảnh quan thiên nhiên, lợi
thế về vị trí địa lý, các di tích lịch sử văn hóa trong vùng để tạo mạng lưới các điểm du
lịch sinh thái trong vùng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng và nâng cao
đời sống cho nhân dân thông qua tạo thêm việc làm.
2.2.2. Giai đoạn 2016-2020
Áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn thiên
nhiên và nghiên cứu khoa học bảo tồn lâu dài 6 loài hạt trần hiện có; hoàn thiện các hoạt
động lâm sinh như làm giàu rừng, nâng cấp chất lượng rừng, trồng rừng; nghiên cứu khoa
học, dịch vụ nghiên cứu khoa học trong giai đoạn trước;
Thực hiện các công trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng phục vụ
thiết thực cho việc bảo tồn các loài hạt trần;
Hoàn thiện công tác đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng được nhu cầu cho các
hoạt động quản lý bảo vệ rừng, nghiên cứu, đào tạo, học tập phù hợp với đặc điểm văn
hóa truyền thống trong vùng;
Lồng ghép, kết nối các điểm du lịch và thắng cảnh trong vùng để xây dựng KBT
các loài hạt trần trở thành một trong những điểm du lịch và tham quan. Thông qua các
hoạt động du lịch để giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường;

sinh học, đáp ứng nhu cầu chống biến đổi khí hậu; phù hợp với nội dung Đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa và phát huy giá trị về tài nguyên rừng hiện có trong khu
vực; đủ tiêu chí thành lập Ban quản lý khu bảo tồn theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Nhược điểm: Phải điều chỉnh lại ranh giới khu bảo tồn, đòi hỏi mất nhiều thời
gian, công sức, tiền của. Đồng thời thu hẹp diện tích canh tác, kinh doanh rừng của nhân
dân trong khu vực
2.3.2. Lựa chọn phương án.
Sau khi đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án: Phương án 1 là phương án
được lựa chọn để quy hoạch. Bởi vì trong thời gian thực hiện quy hoạch, phương án này
có tính khả thi, không những đáp ứng mục tiêu chính là bảo tồn và phát triển bền vững
hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn gen của 6 loài hạt
trần hiện có mà còn thỏa mãn giải quyết mẫu thuẫn giữa vấn đề bảo tồn với phát triển
trong ngắn hạn. Lựa chọn phương án này là phương án quy hoạch mở, vừa giải quyết
tính ổn định trong sản xuất kinh doanh nghề rừng của người dân trong khu vực gắn với
vấn đề phòng hộ, bảo vệ môi trường, phát triển hệ sinh thái rừng, du lịch sinh thái, vừa
có thể điều tra nghiên cứu thấu đáo, lộ trình phù hợp để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để
mở rộng khu bảo tồn... Phương án sẽ gắn kết được với các quy hoạch chuyên ngành,
phát triển dân sinh, kinh tế trong vùng, tạo niềm tin để thực hiện mục tiêu phát triển tổng
thể kinh tế, xã hội của địa phương trên cơ sở sử dụng tài nguyên hợp lý và bền vững góp
phần xây dựng nông thôn mới.
2.4. Định hư ng Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững KBT các loài hạt
trần quý, hiếm Nam Động, đến năm 2 2
Tổng diện tích khu rừng đặc dụng là 646,95 ha, nằm trên địa giới hành chính xã
Nam Động.
- Ranh giới phía Đông: giáp khoảnh 3 (tiểu khu 187). Bắt đầu từ điểm giao của ranh
giới khoảnh 5 và 2 với ranh giới khoảnh 5 và 3 (tiểu khu 187) đến điểm giao ranh giới huyện
Quan Hóa và Quan Sơn với ranh giới khoảnh 4 và 5 (tiểu khu 187).
- Ranh giới phía Tây: giáp khoảnh 4 và 5 (tiểu khu 185). Bắt đầu từ điểm giao của
giữa ranh giới khoảnh 5 và 6 (tiểu khu 185) với ranh giới huyện Quan Hóa và Quan Sơn
đến điểm giao ranh giới giữa khoảnh 6 và 1 với ranh giới khoảnh 3 và 6 (tiểu khu 185).

+ Trên các tuyến đường mòn và đường tuần tra trong rừng xây các trạm dừng
chân và dựng các biển chỉ dẫn phục vụ cho du lịch sinh thái.
+ Phòng chống cháy rừng, nghiêm cấm mọi hành vi đốt lửa trong phân khu.
+ Bố trí một cách có chọn lọc các công trình nhân tạo như cải tạo, nâng cấp rừng,
làm đường, bậc leo núi…hạn chế mức cao nhất việc bê tông hóa các công trình xây
dựng, đường bảo vệ, du lịch…
+ Tổ chức các chương trình giáo dục và đào tạo, các hoạt động tuyên truyền nâng cao
nhận thức, giao lưu văn hóa, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Thái, Mường.
+ Liên doanh, liên kết để kinh doanh du lịch và tổ chức thực hiện các dịch vụ
nghiên cứu khoa học.
b, Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 144,11 ha bao gồm 1 phần diện tích của
2 tiểu khu 185, 187.
Chức năng nhiệm vụ:
+ Bảo vệ diện tích rừng hiện có, nghiêm cấm chặt phá cây rừng, săn bắt động vật rừng.
+ Khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng tự nhiên; cải tạo, làm giàu rừng tự nhiên,
rừng trồng bằng các loài cây bản địa… nhằm nhanh chóng phục hồi hệ sinh thái rừng,
mở rộng vùng hoạt động sống của động vật rừng, tạo cảnh quan đẹp phục vụ du lịch sinh
thái và du lịch tâm linh.
+ Cho phép phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch thiết yếu, không phát triển
với quy mô lớn. Hướng dẫn khách du lịch và người dân cùng tham gia bảo vệ và phát
triển rừng, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các điểm du lịch sinh thái.
+ Nghiêm cấm các hoạt động làm biến đổi cảnh quan thiên nhiên, gây ô nhiễm
môi trường gắn với PCCCR.
+ Nâng cấp, xây dựng có chọn lọc các công trình nhân tạo như cải tạo, nâng
cấp rừng, trồng cây xanh, làm đường, bậc leo núi, các công trình xây dựng khác…
+ Được khai thác các lâm sản ngoài gỗ theo vùng qui hoạch theo qui trình kỹ
thuật bền vững gắn cơ chế chia sẻ lợi ích đối người dân vùng đệm.
c, Phân khu hành chính dịch vụ: Nâng cấp Trạm Kiểm lâm Bản Bâu thành Văn phòng
khu bảo tồn và 03 Trạm Kiểm lâm (Nam Động, Lở - xã Nam Động; Xủa - xã Sơn Điện).
* Như vậy, trong kỳ quy hoạch ranh giới, diện tích của khu bảo tồn theo kết quả phê

nghèo thuộc trạng thái rừng IIIa1, rừng hỗn giao gỗ tre nứa có cấu trúc bị phá v hoàn
toàn, số lượng cây tái sinh mục đích không đảm bảo về số và chất lượng.
- Biện pháp: Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng và đặc điểm đất đai; thiết kế
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung cây bản địa như Lát hoa, Giổi, … có giá
trị kinh tế, quí hiếm nhằm nâng cao giá trị bảo tồn nguồn gen; bảo vệ, khoanh giữ không cho
người và gia súc tác động tiêu cực đến rừng và PCCCR.
- Về đầu tư: Đầu tư 200.000đ/ha/năm và thực hiện trong 5 năm, sau đó chuyển
sang bảo vệ rừng.
- Diện tích: 33,62 ha thuộc phân khu phục hồi sinh thái
b, Trồng và chăm sóc rừng trồng:
- Đối tượng, diện tích: Thực hiện ở phân khu phục hồi sinh thái. Đối tượng trồng
rừng là diện tích đất trống; diện tích 22,24 ha.
- Biện pháp tổ chức thực hiện: Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa lập hồ sơ thiết kế
trình cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo kế hoạch. Tập đoàn cây trồng là những
loài cây bản địa như: Các loài hạt trần, Giổi xanh, Giổi ăn hạt, Trám, Re gừng.... Mật độ
trồng từ 500 – 600 cây/ha. Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa chịu trách nhiệm trong việc
hướng dẫn kỹ thuật, bao gồm các khâu công việc cụ thể: Thu hái hạt giống, gieo ươm,
chăm sóc cây con, trồng và chăm sóc bảo vệ rừng, kiểm tra nghiệm thu.
2.4.2.3. Quy hoạch chương trình nghiên cứu khoa học:
a, Giai đoạn đến hết năm 2015: Tiếp tục thực hiện hiệu quả Dự án “Nghiên cứu
một số đặc tính sinh vật học, sinh thái học của 6 loài hạt trần quý, hiếm; thử nghiệm gây
trồng loài Thông đỏ đá vôi, Đỉnh tùng phục vụ công tác bảo tồn bền vững tại Khu Bảo

19


tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa” theo đúng tiến độ, nội dung
được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện dự án điều tra, lập danh lục khu hệ động, thực vật rừng khu bảo
tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động.

phòng chống cháy chữa cháy rừng; hệ thống đường giao thông, đường tuần tra; hệ
thống thông tin liên lạc và hạ tầng kỹ thuật khác
2.4.3.1. Quy hoạch xây dựng hạ tầng bảo vệ rừng, PCCCR.
a, Quy hoạch hệ thống các Trạm Kiểm lâm phục vụ quản lý, bảo vệ rừng.
- Giai đoạn đến hết năm 2015: Đầu tư xây dựng 02 Trạm Kiểm lâm (Bản Bâu và
Bản Lở - xã Nam Động). Riêng Trạm Kiểm lâm Bản Bâu đầu tư xây dựng với quy mô
lớn phục vụ đón đầu, chuẩn bị là Văn phòng khu bảo tồn.
- Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư xây dựng Trạm Kiểm lâm Bản Xủa – xã Sơn Điện,
huyện Quan Sơn, quy mô, diện tích như Trạm Kiểm lâm Bản Lở.
b, Quy hoạch hệ thống cắm mốc ranh giới KBT và mốc phân khu chức năng

20


- Đối tượng: Mốc cấp I được đóng trên đường ranh giới khu bảo tồn; mốc cấp II,
đóng trên ranh giới các phân khu chức năng.
- Số lượng mốc: 200 mốc (mốc cấp I 60 mốc; mốc cấp II: 140 mốc).
- Thời gian thực hiện: từ năm 2015.
c, Quy hoạch hệ thống đường tuần tra rừng kết hợp với du lịch sinh th ái
- Quy mô, số lượng các tuyến đường trong giai đoạn 2016-2020: Nâng cấp và xây
dựng mới 23,05 km đường, trong đó nâng cấp 5,05 km đường đất thành đường nhựa từ cầu
Nam Động đi bản Lở; đầu tư xây dựng mới đường tuần tra bảo vệ rừng kết hợp với du lịch
sinh thái: 18 km.
d, Quy hoạch hệ thống hạ tầng quản lý.
- Khu nghiên cứu cây lâm nghiệp: Nâng cấp Vườn ươm giống cây lâm nghiệp tại
Trạm Kiểm lâm Nam Động phục vụ khảo nghiệm giống, giâm hom, khu vườn ươm và mở
rộng thêm 1 khu sưu tầm cây lâm nghiệp quý hiếm.
- Quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông: Tuyến đường vào Bản Lở, chiều dài L
= 5,05 km; đường nội bộ có tổng chiều dài 18 km.
- Quy hoạch hệ thống điện lưới: Xây dựng thêm 1 Trạm biến áp đặt tại bản Bâu,



- Tuyến 1: Xây dựng tuyến du lịch từ cầu Nam Động vào trong bản Lở, đi qua các
bản người Thái, Mường. Từ bản Lở, du khách có thể tiếp tục hành trình khám phá các
đỉnh núi Nà Cô, Phù Cát (trên 1.100 m), Pha Phanh (1.205 m), Pa Pa (1.246 m).
- Tuyến 2: Lồng ghép khớp nối quy hoạch du lịch sinh thái rừng các loài hạt trần
quý, hiếm Nam Động vào hệ thống du lịch quanh vùng: Hang Ma, Khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Hu; khu du lịch động Bó Cúng của xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn; thăm quan
làng bản...
- Tuyến du lịch sông nước: Từ Trạm kiểm Lâm Nam Động đi du ngoạn dọc theo
sông Luồng hoặc đi các bản người Mông di cư đến xã Trung Lý (gắn với các di tích của
đoàn quân Tây Tiến).
2.4.4.3. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch: Hoàn thiện bãi đỗ xe trên phần
đất trước mặt Trạm Kiểm lâm Nam Động; xây dựng mới bến đỗ, các trạm dừng chân cho du
khách, xây mới hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thu gom và xử lý chất thải.
2.4.4.4. Định hướng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
- Sử dụng một phần mặt bằng hiện có để xây dựng một số công trình phụ trợ phục
vụ phát triển du lịch như lựa chọn xây dựng loại hình cơ sở lưu trú phù hợp để phục vụ
khách du lịch; các bãi cắm trại du lịch, nhà hàng, khu lưu niệm, trạm thông tin du lịch,
nhà hàng ăn uống, mua sắm hàng lưu niệm... nhằm đáp ứng nhu cầu khách du khách.
Trang bị thêm các phương tiện phục vụ tham quan du lịch, đặc biệt là xuồng máy, xe đạp
địa hình và các thiết bị ngắm nhìn.
- Hỗ trợ khôi phục nghề truyền thống phục vụ du lịch văn hóa: Khôi phục ngành
nghề truyền thống, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương nâng cao thu nhập ổn định đời
sống cộng đồng, đồng thời lựa chọn và hỗ trợ một số hộ dân trong vùng đầu tư, khôi
phục các nhà sàn truyền thống để đưa vào phục vụ khách du lịch cộng đồng, sinh thái tại
4 bản Bâu, Lở - xã Nam Động; bản Na Hồ, Xủa – xã Sơn Điện huyện Quan Sơn gắn với
đầu tư, tôn tạo, phát huy những giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắm cảnh đã
được xếp hạng trong khu vực.
2.4.5. Quy hoạch phát triển vùng đệm: định hư ng phát triển kinh tế - xã hội

+ Xây dựng các chương trình quy hoạch phát triển cho thôn (bản) các xã vùng
đệm trên các lĩnh vực: Sử dụng đất có hiệu quả; phát triển các mô hình trồng cây đặc
sản; chăn nuôi đại gia súc, vật nuôi có kiểm soát.
+ Xây dựng mô hình chăn thả đại gia súc tập trung gắn với kiểm soát dịch bệnh.
+ Hỗ trợ cho 12 thôn vùng đệm giáp ranh với định mức 40 triệu đồng/thôn/năm.
2.4.5.4. Hỗ trợ xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng:
Giai đoạn 2016-2020, hỗ trợ và lồng ghép với các chương trình, dự án hoàn thiện
hệ thống tuyến đường liên thôn trong các xã vùng đệm, kiên cố hóa hệ kênh mương nội
đồng, xây hệ thống cung cấp nước sạch ở các xã vùng đệm và xây dựng 06 đập nước
kiên cố kết hợp PCCCR.

2.4.6. Tổ chức các hoạt động giám sát về diễn biến tài nguyên rừng; đa dạng sinh
học; phục hồi hệ sinh thái; sử dụng tài nguyên và các dịch vụ môi trường rừng đặc dụng
2.4.6.1. Giám sát, đánh giá chất lượng rừng: Giám sát và đánh giá là các công cụ quản
lý quan trọng nhằm giúp các đơn vị thực hiện dự án đưa ra những thông tin quý giá từ các
hoạt động đang diễn ra hiện tại và trong quá khứ để có thể quản lý một cách hiệu quả hơn.
Tiêu chí, chu kỳ, phương pháp và nội dung giám sát, đánh giá chất lượng như sau:
- Thành quả theo dõi đánh giá: Thành quả theo dõi đánh giá là biên bản nghiệm
thu, báo cáo và đề xuất để cải thiện tình hình thực hiện quy hoạch.
- Khối lượng: Mỗi năm thực hiện 2 đợt; tổng số đợt thực hiện 14 đợt.
2.4.6.2. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng: Hoạt động này hiện nay đang do cơ
quan Kiểm lâm đảm nhiệm do vậy công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, cập nhật
các thông tin biến động về rừng và đất lâm nghiệp thực hiện theo Phương án theo dõi
diễn biến rừng và đất lâm nghiệp được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
2.4.7. Quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng về bảo tồn
hệ sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển cộng đồng
2.4.7.1. Mục tiêu: Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ Hạt kiểm lâm Quan Hóa
thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, cập nhật các kiến thức mới. Đào tạo cán
bộ chuyên sâu về các lĩnh vực bảo tồn, bảo tồn sinh cảnh, bảo tồn thiên nhiên.
2.4.7.2. Nội dung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

của Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa
2.4.8.1. Vị trí, chức năng: Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa được Chủ tịch UBND
tỉnh giao quản lý Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, do vậy ngoài vị trí,
chức năng chung theo quy định tại Nghị định số Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày
16/10/2006 của Chính phủ, Thông tư số liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày
27/3/2007 của Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quyết định số 2395/QĐ-UBND
ngày 05/8/2008 của UBND tỉnh Thanh Hoá; Quyết định số 680/QĐ-SNN&PTNT ngày
29/9/2008 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thì Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa đã
được Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT bổ sung nhiệm vụ tại Quyết định số 103/QĐSNNPTNT ngày 28/02/2014 để thực thi công tác bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan; duy trì
tác dụng phòng hộ rừng phát huy giá trị đặc biệt về thiên nhiên, đa dạng sinh học, nguồn
gen sinh vật; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái; du
lịch và giáo dục môi trường theo quy hoạch, kế hoạch và các quy định của pháp luật.
2.4.8.2. Nhu cầu biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa:
Biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa được Chi cục trưởng Kiểm lâm giao
trong tổng số biên chế được giao hàng năm của Chi cục Kiểm lâm.
- Biên chế hiện có 25 người, trong đó: Lãnh đạo 04 người (01 Hạt trưởng, 03 Phó
Hạt trưởng trong đó 01 Phó Hạt trưởng trực tiếp phụ trách KBT); cán bộ tổng hợp (01
người), cán bộ thanh tra pháp chế (01 người), kế toán (01 người) và 19 người thuộc tổ
kiểm lâm cơ động và Trạm kiểm lâm.
- Nhu cầu biên chế sau khi bổ sung nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy là 41 người được
xác định trên cơ sở giữ nguyên bộ máy hiện tại, đồng thời bổ sung thêm Tổ khoa học - kỹ
thuật để tham mưu triển khai các hoạt động bảo tồn thiên nhiên.
2.4.8.3. Quy hoạch bộ máy tổ chức, biên chế Hạt kiểm lâm huyện Quan Hóa đến năm 2020.
- Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa 4 người gồm: Hạt trưởng phụ trách
chung, 01 Phó Hạt trưởng phụ trách trực tiếp công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học và
hợp tác quốc tế, 01 phó Hạt trưởng phụ trách công tác quản lý bảo vệ rừng và thanh tra
pháp chế, 01 phó Hạt trưởng phụ trách kỹ thuật của Hạt do Chi cục Trưởng Chi cục
24



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status