Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc rụng hữu liên tỉnh lạng sơn - Pdf 43

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM TRẦN HƯNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN - TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2013


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM TRẦN HƯNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN - TỈNH LẠNG SƠN

Kiểm lâm; Chi cục Phát triển lâm nghiệp; Chi cục Phát triển nông thôn; phòng Nông
nghiệp và PTNT các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan; UBND các xã Hữu
Liên, Yên Thịnh, Hoà Bình, Hữu Lễ, Vạn Linh,.... đặc biệt là cán bộ, nhân viên BQL
rừng đặc dụng Hữu Liên đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực đã
tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, anh em, bạn bè và các học
viên trong lớp K19A-LH đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế, bản thân tôi cũng đã cố
gắng, nỗ lực hết mình đề hoàn thành luận văn tốt nghiệp, song sẽ không tránh khỏi


ii

những khiếm khuyết. Rất mong được các thầy, cô, các nhà khoa học, các đồng
nghiệp tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả xử lý, tính toán là trung thực
và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 03 năm 2013
Tác giả

Phạm Trần Hưng


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA

2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 39
2.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp .............................................................. 39
2.4.2. Phương pháp kế thừa......................................................................................... 40
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn .................................................................................... 40
2.4.4. Phương pháp điều tra thực địa .......................................................................... 41
2.4.5. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu ............................................ 43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................. 47
3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn khu vực nghiên cứu ................................................ 47
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển rừng đặc dụng Hữu Liên ............................... 47
3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .................................... 47
3.1.3. Tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và du lịch sinh thái .................................... 55
3.1.4. Đánh giá công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch (2006-2012) ................. 98
3.2. Đề xuất phương án quy hoạch bảo tồn và phát triển ........................................ 106
3.2.1. Quan điểm quy hoạch ..................................................................................... 106
3.2.2. Đề xuất các phương án phát triển.................................................................... 107
3.2.3. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững ..................................................... 109
3.2.4. Đề xuất các giải pháp ...................................................................................... 133
3.2.5. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả ...................................................... 147
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa của các chữ viết tắt


Dịch vụ Hành chính

ĐDSH

Đa dạng sinh học

IUCN

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KBT

Khu bảo tồn

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PHST

Phục hồi sinh thái

PTBV

Phát triển bền vững

ODB

Ô dạng bản



DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Nội dung

Trang

Bảng 1.1

Số khu bảo tồn và Vườn quốc gia các nước Đông Nam Á

Bảng 2.1

Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi

42

Bảng 3.1

Dân số - lao động - nhân khẩu trong khu vực

51

Bảng 3.2

Diện tích, năng suất các loài cây nông nghiệp chính

52



Bảng 3.8

Mười họ thực vật có số loài lớn nhất

73

Bảng 3.9

Các chi đa dạng nhất

74

Bảng 3.10

Đa dạng về công dụng sử dụng

76

Bảng 3.11

Tổng hợp tài nguyên động vật khu RĐD Hữu Liên

79

Bảng 3.12

So sánh tài nguyên động vật khu RĐD Hữu Liên với một
số VQG và khu RĐD khác



iii
vii
v

Tên bảng

Nội dung

Trang

Bảng 3.17

Quy hoạch các phân khu chức năng

109

Bảng 3.18

Thảm thực vật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

112

Bảng 3.19

Thảm thực vật trong phân khu phục hồi sinh thái

114

Bảng 3.20

Bảng 3.25

Tổng hợp vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư

148

Bảng 3.26

Vốn đầu tư phân theo nguồn vốn

149


iv
viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Tên đồ thị,
hình vẽ

Nội dung

Trang

Hình 2.1

Sơ đồ tóm tắt quá trình nghiên cứu

46


Hình 3.6

Ảnh hệ sinh thái ao hồ, sông suối

61

Hình 3.7

Ảnh hang Nước, xã Yên Thịnh

97

Hình 3.8

Ảnh hệ thống hồ ngập nước theo mùa

97

Hình 3.9

Sơ đồ vị trí mốc ranh giới rừng đặc dụng

99

Hình 3.10

Sơ đồ bộ máy quản lý khu RĐD Hữu Liên

101


Biểu đồ 3.3

Cơ cấu quy hoạch các phân khu chức năng

110

Biểu đồ 3.4

Cơ cấu vốn đầu tư theo hạng mục

148


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là “lá phổi xanh” của trái đất, rừng chiếm 31% tổng diện tích đất trên
thế giới (1), với thảm thực vật giữ vai trò to lớn đối với con người như cung cấp gỗ,
củi; điều hoà khí hậu; ngăn chặn gió bão; tạo ra Oxy; điều hoà nước; là nơi cư trú
của muôn loài động thực vật và nơi tàng trữ các nguồn tài nguyên quý hiếm… Đặc
biệt, rừng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững toàn cầu.
Hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững đã và đang được cả thế giới
quan tâm. Năm 2011 Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn là Năm Quốc tế về rừng
với mục tiêu chính là thúc đẩy việc quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tất cả
các loại rừng; đồng thời tăng cường cam kết chính trị lâu dài giữa các quốc gia dựa
trên “Tuyên bố Rio” (1992), các nguyên tắc trong Chương trình nghị sự 21 về công
tác chống phá rừng.
Khu rừng đặc dụng (RĐD) Hữu Liên - tỉnh Lạng Sơn có hệ sinh thái rừng
trên núi đá vôi chiếm diện tích lớn, có giá trị cao về đa dạng sinh học với nhiều loài

Hữu Liên - tỉnh Lạng Sơn” nhằm bảo tồn và phát triển bền vững những giá trị khoa
học và cảnh quan của Khu rừng đặc dụng trên núi đá vôi hiện có trong tỉnh Lạng Sơn.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống khu BTTN
1.1.1.1. Khu bảo tồn thiên nhiên và Công ước Đa dạng sinh học
Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong sự
tiến hóa, duy trì hệ thống tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Đa dạng sinh học ở
nhiều quốc gia trên thế giới đang bị suy giảm nghiêm trọng bởi các hoạt động của
con người. Các khu BTTN đóng vai trò chủ chốt trong bảo tồn đa dạng sinh học và
đáp ứng các mục tiêu đa dạng của cộng đồng.
Định nghĩa của IUCN khẳng định bảo tồn đa dạng sinh học là mục tiêu cơ
bản của khu BTTN: “Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên
biển được khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và
văn hoá đi kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản
lý có hiệu quả khác” (IUCN 1994)
Trong vài thập kỷ qua, các khu BTTN trên thế giới đang có xu hướng tăng cả
về số lượng và diện tích. Theo tạp chí Khu BTTN, Tập 14, số 3, năm 2004, trên thế
giới có hơn 100.000 khu BTTN chiếm 11,7% diện tích đất liền toàn thế giới. Vườn
quốc gia chiếm số lượng và diện tích lớn nhất, tiếp đến là các khu bảo tồn loài và
sinh cảnh. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện một hệ thống quản lý phù hợp trên thực
tế nhằm hiện thực hóa các lợi ích tiềm năng mà khu BTTN có thể đem lại vẫn còn
là thách thức lớn tại rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Công ước ĐDSH (1992) xác định các khu BTTN là công cụ hữu hiệu và có
vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học “tại chỗ”. Tại điều 8 “Bảo tồn tại

- Khu dự trữ tài nguyên (Resource Reserve)
- Khu dự trữ thiên nhiên/ nhân chủng học (Nature Biotic Area/
Anthropological Reserve).
- Khu quản lý sử dụng đa mục đích (Multiple use Management Area/
Managed Resource Area).
- Khu dự trữ sinh quyển (Biosphere Reserve).
- Khu di sản thiên nhiên thế giới (World Natural Heritage Site).


5

Tuy nhiên, ngay sau đó, hệ thống phân hạng 1978 đã bộc lộ một số thiếu sót.
Năm 1984, IUCN đã tiến hành những bước đầu tiên xem xét lại và đề xuất cập nhật
hệ thống phân hạng này.
Hệ thống phân hạng khu BTTN quốc tế của IUCN hiện hành được công bố
năm 1994, trên cơ sở cập nhật Hệ thống phân hạng 1978. Hệ thống phân hạng 1994
có tất cả 6 phân hạng. Năm phân hạng đầu tiên chủ yếu dựa trên các phân hạng (IV) của hệ thống phân hạng 1978. Phân hạng VI tập hợp các ý tưởng của các phân
hạng VI, VII và VIII của hệ thống phân hạng 1978
* Hệ thống phân hạng các khu BTTN năm 1994:
- Hạng I: Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt/Khu bảo vệ động vật hoang dã:
+ Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt;
+ Khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã.
- Hạng II: Vườn Quốc Gia
- Hạng III: Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên
- Hạng IV: Khu bảo tồn loài/Sinh cảnh
- Hạng V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/cảnh quan biển
- Hạng VI: Khu bảo tồn kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Mục tiêu quản lý các khu BTTN rất đa dạng, trong đó có các mục tiêu sau:
+ Bảo tồn sinh cảnh, hệ sinh thái và nguồn gen;
+ Duy trì tính đa dạng của cảnh quan trên đất, sinh cảnh cùng với các loài và

theo các mức độ khác nhau để bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học của mỗi nước.
IUCN khuyến nghị: Đây là hệ thống các khu Bảo tồn xây dựng trên phạm vi
toàn cầu. Các nước thành viên của IUCN có thể tùy điều kiện đất nước mình để áp
dụng hệ thống trên một cách sáng tạo.
1.1.1.3. Hệ thống các khu BTTN của một số nước vùng Đông Nam Á
a) Diện tích rừng của các nước
Nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của
tài nguyên Sinh vật. Đông Nam Á là một trong những khu vực có tính ĐDSH cao
nhất trên toàn cầu. Tính đến năm 2000, Đông Nam Á có 2.119.140 km2 rừng chiếm
48,6%. Đây là một tỷ lệ cao, trong đó sự đóng góp của Indonesia gần 50%
(1.049.860 km2) [7].
Diện tích rừng rộng lớn, nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, Đông Nam Á
là một trong số ít khu vực có sự đa dạng sinh học cao trên thế giới. Mặc dù tổng


7

diện tích các nước Đông Nam Á chỉ chiếm 3,33% diện tích đất liền toàn thế giới,
nhưng khu vực này được biết đến với nhiều loại động - thực vật quý hiếm, nhiều
loài đặc hữu, chỉ có ở ASEAN.
b) Hệ thống phân hạng các khu bảo tồn
Nhận thức được tình hình diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến mất nơi cư trú
của nhiều loài động thực vật, các nước trong khu vực đã chủ động thực hiện chương
trình bảo tồn đa dạng sinh học ở từng quốc gia và khu vực. Bảo tồn đa dạng sinh
học được cụ thể hoá bằng việc thành lập các khu bảo vệ. Đông Nam Á hiện có
1.119 khu bảo vệ với tổng diện tích hơn 52 triệu ha. Hiện nay, hệ thống phân hạng
của từng quốc gia áp dụng có sự khác nhau, Lào không có hạng vườn quốc gia…,
Philippin có 6 hạng theo tiêu chuẩn IUCN…
Bảng 1.1: Số khu bảo tồn và vườn quốc gia các nước Đông Nam Á
Quốc gia

361

23.300

11,9

37

Laos

20

3.208

13,9

Malaysia

11

5.483

16,7

Myanmar

38

3.200


2.198,7

7,2

30

Tổng số

1.119

52.249,1

Indonesia

Philippines
Singapore

11

Nguồn : WCMC

* Căm Pu Chia: các khu bảo tồn được phân chia làm 4 hạng, với 23 KBT,
tổng diện tích 3.267.200 ha, chiếm 18% diện tích lãnh thổ, bao gồm:
- Vườn Quốc gia (National Park): 7 khu
- Khu Bảo tồn loài (Wildlife Sanctuary): 10 khu
- Khu Bảo tồn cảnh quan (Protected Landscape): 3 khu


8




9

- Vườn Quốc gia (National Park): 75 khu
- Công viên Rừng (Forest Park): 67 khu
- Khu Bảo tồn loài (Wildlife Sanctuary): 48 khu
- Vườn Quốc Gia Biển (Marine National Park): 21 khu
- Khu vực cấm săn bắn (Non Hunting Area): 1 khu
Hệ thống khu bảo tồn của các nước vùng Đông Nam Á có sự khắc biệt so với
các nước đã đề cập. Do sự khác nhau về vị trí địa sinh học, các hệ sinh thái đa dạng,
phong phú về thành phần loài sinh vật, mặt khác các mối đe dọa cũng rất lớn nên hệ
thống phân hạng các KBT chi tiết hơn. Các khu bảo tồn biển đã được chú ý và xếp
thành hạng riêng trong hệ thống các KBT. Các khu bảo vệ nằm trong hệ thống rừng
sản xuất đã được chú trọng, nhằm bảo vệ tốt hơn các hệ sinh thái, các loài cũng như
nguồn gen tự nhiên của mỗi quốc gia.
Như vậy, hệ thống các KBT tại các nước khu vực Đông Nam Á được phân
chia không thống nhất, tuy nhiên qua số liệu trên cho thấy, các nước đều có hạng:
VQG, khu bảo tồn loài, khu dữ trữ thiên nhiên. Đây là những loại hình bảo tồn quan
trọng nhằm bảo tồn tốt hơn tài nguyên đa dạng sinh học của mỗi nước.
1.1.1.4. Các loại hình BTTN khác
Hệ thống phân hạng năm 1978 của IUCN bao gồm Khu dự trữ sinh quyển và
Khu di sản thiên nhiên thế giới (Phân hạng IX và X). Tuy nhiên, cũng như các khu
RAMSAR và Công viên ASEAN, đây không phải là những phân hạng khu BTTN
mà là những danh hiệu khu vực và quốc tế. Vì vậy, hệ thống phân hạng 1994 của
IUCN không bao gồm những khu này. Tuy nhiên những khu này được ghi nhận
trong Danh sách của Liên hợp quốc và các ấn phẩm phù hợp khác của IUCN.
a) Khu Dự trữ sinh quyển thế giới
Khu dự trữ sinh quyển thế giới là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho
các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú đa dạng. Theo

thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn
hóa và kinh tế của chúng.
Các nước tham gia Công ước thành lập các khu BTTN và sử dụng bền vững
các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được Công ước công nhận và
đưa vào Danh sách các khu RAMSAR của thế giới.
Đến tháng 5/2012, tổng cộng có 160 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia
công ước Ramsar, bao gồm 2006 khu, tổng diện tích là 192.822.023 hecta (Nguồn:
Số liệu trên trang web Ramsar.org, ngày 09/05/2012).


11

1.1.1.5. Nhận xét
Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế thì cảnh quan và tài nguyên thiên
nhiên đã bị tàn phá nặng nề và con người đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề bảo tồn.
Năm 1864 nước Mỹ đã thiết lập khu bảo tồn đầu tiên để bảo vệ loài Hồng Sam tại
Es-pen-to. Đến năm 1872 Vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới được thiết lập-Vườn
quốc gia Yellow Stone. Từ đấy các quốc gia trên thế giới đã dần dần thiết lập các
Vườn quốc gia, các khu bảo tồn của nước mình. Nhiều nước đã dành một diện tích
đáng kể để thiết lập hệ thống các Khu bảo tồn: Nhật Bản dành trên 15%, Vương
quốc Anh 18,9%, Cộng Hoà Liên Bang Đức 24,6%, Áo 25,3%, Hoa Kỳ 10%, Thuỵ
Điển 5%, Thái Lan 11%, Inđônêsia 9,1%,... Cùng với sự hình thành hệ thống các
khu bảo tồn nhận thức về bảo tồn của con người cũng dần được nâng cao. Hệ thống
các khu bảo tồn trên thế giới cũng mới chỉ hình thành và phát triển được trên 100
năm và đã hình thành được một hệ thống các KBT rộng lớn để bảo vệ tài nguyên đa
dạng sinh học của nhân loại [7].
Việc IUCN xây dựng và công bố hệ thống phân hạng các KBT đã và đang
được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tuy hình thức áp dụng hệ thống này ở
mỗi quốc gia có khác nhau, nhưng đều có chung một mục đích là bảo tồn và phát
triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức về bảo tồn, gắn với

tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI),...
Loài người muốn tồn tại lâu dài trên hành tinh này thì phải có một dạng phát
triển mới và phải có cách sống mới. Nhu cầu cơ bản và sự sống còn của chúng ta
phụ thuộc vào tài nguyên của trái đất, nếu những tài nguyên đó bị suy giảm thì cuộc
sống của chúng ta và các thế hệ mai sau sẽ bị đe doạ.
Vì thế tại Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và ĐDSH đã tổ
chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992, 150 nước đã tham gia ký vào
công ước về ĐDSH và bảo vệ chúng.
Từ đó, nhiều hội thảo được tổ chức để thảo luận và nhiều cuốn sách mang tính
chất chỉ dẫn về ĐDSH được ra đời. Năm 1990, WWF đã xuất bản cuốn sách nói về
tầm quan trọng của ĐDSH (The importance of biological diversity) hay IUCN,
UNEP và WWF đưa ra Chiến lược bảo tồn thế giới (World conservation strategy),
IUCN - WWF đưa ra Chiến lược ĐDSH toàn cầu (Global biological strategy)...
Bên cạnh đó, có nhiều công trình khoa học khác nhau ra đời và nhiều cuộc
hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm về phương pháp luận và thông
báo các kết quả đã đạt được ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc


13

tế hay khu vực được nhóm họp tạo thành mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo
tồn và phát triển ĐDSH.
Sự suy thoái ĐDSH trên trái đất đang hàng ngày, hàng giờ âm thầm phá huỷ
khả năng phát triển của loài người, nơi sống của động vật hoang dã. Theo số liệu
nghiên cứu trong những năm gần đây, tốc độ mất vùng sống tự nhiên ngày càng gia
tăng ở các nước châu Phi (65%) và Đông Nam Á (68%) [34].
Theo giáo sư Võ Quí, tất cả các gen có trong khoảng 5-30 triệu loài sinh vật
mà các nhà khoa học đã ước lượng trên trái đất, trong đó chỉ có khoảng 1,7 triệu
loài đã được mô tả. Tuy nhiên, loài người đã không biết gìn giữ nguồn tài nguyên
quí giá này mà đang khai thác quá mức, tiêu phí nó với danh nghĩa là để phát triển.

VQG ở Mỹ được qui hoạch xây dựng chủ yếu để bảo tồn sinh cảnh của các loài
động thực vật hoang dã. Theo Cao Văn Sung (1994), VQG đầu tiên trên thế giới
được thành lập tại Mỹ năm 1872 là Yellow Stone để giữ nguyên vẹn trạng thái tự
nhiên vùng cao nguyên miệng núi lửa ở độ cao 2.400m và cứu vãn sự tiêu diệt của
các loài thú hoang dã như: bò rừng, gấu đen, gấu xám, hươu, hải ly,... và hơn 200
loài chim như thiên nga mỏ rộng, bồ nông, đại bàng,... Sau Mỹ, các VQG tiếp theo
được thành lập sớm nhất là ở Australia. Theo IUCN, VQG Royal (Australia) được
thành lập năm 1897, VQG Glacier và Yoho (Canada) thành lập năm 1886, khu bảo
tồn thiên nhiên Langeberg East (Nam Phi) thành lập năm 1896.
I.G. Simmon (1981) cho rằng việc qui hoạch, xây dựng các khu bảo tồn
chiếm một tỷ lệ lớn là các khu bảo tồn ở Đông, Trung và Nam Phi gồm những nước
như: Nam Phi, Tanzania, Zambia, Uganda và Kenya nơi mà các loài động vật hoang
dã, đặc biệt là thú lớn được bảo vệ do chúng mang lại nguồn lợi rất lớn cho quốc gia
từ các hoạt động du lịch.
Các nước thuộc vùng Nam Á cũng đã thành lập các khu bảo tồn từ cuối thế
kỷ XIX như: Ấn Độ. Năm 1998, Ấn Độ đã thành lập 84 VQG và 447 khu bảo tồn
loài, chiếm 4,5% diện tích lãnh thổ. Để bảo tồn ĐDSH, quốc gia này đã qui hoạch
hệ thống các khu bảo vệ thành 2 hạng: VQG (National Park) và khu bảo tồn loài
(Sanctuaries). Khu vực Đông Á, có Nhật Bản là nước quan tâm đến bảo tồn
ĐDSH sớm nhất bằng sự ra đời của VQG đầu tiên vào năm 1934, đến nay diện
tích qui hoạch cho bảo tồn là: 5,34 triệu ha chiếm 14,2% tổng diện tích tự nhiên
của cả nước [32]. Các nước vùng Đông Nam Á đang trở thành điểm nóng của thế
giới về bảo tồn ĐDSH. Việc thành lập một hệ thống các khu bảo vệ là điểm mấu
chốt của bất kỳ chương trình nào muốn duy trì và bảo tồn tính ĐDSH. Năm 1960,


15

toàn vùng chỉ có 200 khu thì sau 40 năm (năm 2000) đã có 900 khu với tổng diện
tích 399.314 km2 [32].


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status