Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại truyện văn học - Pdf 44

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
---------------------

TRẦN THỊ THỦY

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY

TRẺ KỂ LẠI TRUYỆN VĂN HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phát triển ngôn ngữ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. VŨ THỊ TUYẾT

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục mầm non đã giúp đỡ em trong quá
trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt
nghiêp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – Th.S Vũ Thị Tuyết
là ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh đƣợc những thiếu sót và
hạn chế, em kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các
bạn để đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.

1.1.2. Cơ sở giáo dục học .................................................................................. 8
1.1.3. Cơ sở ngôn ngữ ..................................................................................... 10
1.1.4 . Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ
kể lại truyện văn học ....................................................................................... 23
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 26
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 29
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ............... 30
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN ......................................................................... 30
2.1. Biện pháp kể lại truyện theo dàn ý .......................................................... 30
2.2. Biện pháp kể lại truyện theo lời chỉ dẫn của cô ...................................... 33
2.3. Biện pháp sử dụng tranh (rối) minh họa truyện ....................................... 36
2.4. Biện pháp sử dụng băng đĩa, phim minh họa.......................................... 38
2.5. Biện pháp cho trẻ kể lại truyện tập thể .................................................... 41
2.6. Biện pháp cho trẻ đóng kịch (đóng vai nhân vật trong truyện) .............. 44
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 47


Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM........................................................ 48
3.1 . Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 48
3.2 . Địa bàn thực nghiệm ............................................................................... 48
3.3 . Đối tƣợng thực nghiệm ........................................................................... 48
3.4 . Yêu cầu đối với thực nghiệm: ................................................................. 48
3.5 . Tiêu chí đánh giá thực nghiệm ................................................................ 49
3.6 . Tiến hành thực nghiệm............................................................................ 49
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 57
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60


MỞ ĐẦU

đƣợc thể hiện quá ngữ điệu giọng nói, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ và tƣ
thế trong quá trình kể. Tuy nhiên khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ vẫn
chƣa tốt, kỹ năng bộc lộ thái độ, cảm xúc với những sự vật, hiện tƣợng vẫn
chƣa phát triển đầy đủ. Chính vì thế đây là thời điểm thích hợp để chúng ta dạy
trẻ kể lại truyện. Dạy trẻ mẫu giáo kể lại truyện giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và đồng
thời cũng đạt đƣợc hiệu quả cao trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Là một sinh viên ngành giáo dục mầm non- một cô giáo mầm non
tƣơng lai, tôi luôn ý thức đƣợc việc quan tâm đến các bữa ăn, giấc ngủ cũng
nhƣ sự phát triển toàn diện đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đồng
thời, dựa vào đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là trẻ thích tự mình kể lại
truyện cho ngƣời khác nghe nên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại truyện văn
học” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Trẻ em sinh ra đã luôn giành đƣợc rất nhiều sự quan tâm của gia đình,
nhà trƣờng và xã hội. Những vấn đề về trẻ em đã đƣợc các nhà khoa học hết
sức quan tâm. Và một trong vấn đề đƣợc các nhà khoa học quan tâm đến nhất
chính là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ đối với trẻ. Hiện nay, đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ đã đƣợc xã hội ghi nhận. Trong
quá trình khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu chúng tôi đƣợc tiếp xúc với một số
công trình sau:
1. Trong cuốn “Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”,
NXBĐHSP, năm 2004, Nguyễn Xuân Khoa đã nghiên cứu rất kỹ về sự phát
triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo. Trong cuốn này, tác giả đã đƣa ra các
phƣơng pháp hiệu quả để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cuốn sách này là tài
liệu bổ ích cho cả giáo viên và sinh viên ngành mầm non cũng nhƣ các nhà
nghiên cứu về lĩnh vực này.

2




3. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn tìm ra đƣợc các biện pháp,
giải pháp tốt nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt
động dạy trẻ kể lại truyện văn học. Đồng thời giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin
trong giáo tiếp, chuẩn bị tâm thế tốt nhất để bƣớc vào bậc học tiếp theo.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ
kể lại truyện văn học.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) trƣờng mầm non Đại Thịnh – Mê Linh –
Đại Thịnh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại truyện văn học.
- Tìm hiểu phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại truyện văn học.
- Thể nghiệm 1 số giáo án.
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu.
- Để thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu của đề tài này tôi sử dụng một số
phƣơng pháp chính sau:
+ Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
+ Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
+ Phƣơng pháp quan sát
+ Phƣơng pháp trò chuyện

4


Ở lứa tuổi này trẻ có thể học đọc và học viết. Ngoài ra, do có sự phát
triển của hệ thần kinh nên số lần ngủ trong ngày và thời gian ngủ của trẻ cũng
giảm xuống còn 11 giờ trên ngày.
- Về hệ vận động, trẻ 5-6 tuổi có sự phối hợp vận động của nhiều nhóm
cơ nhƣ ở ngƣời lớn. Còn việc tiếp thu những thói quen và vận động còn phụ
thuộc vào đặc điểm của từng cơ thể trẻ, nhất là sự luyện tập phù hợp.
- Về hệ tuần hoàn, thành phần máu của trẻ cũng tăng lên và biến đổi về
chất: Huyết sắc tố 80-90%; hồng cầu 4,5-5 triệu đơn vị; bạch cầu 7000-

6


10000; tiểu cầu 200.000-300.000. Ngoài ra, tần số co bóp của tim cũng tăng
lên từ 80-110 lần/ phút.
- Về hô hấp, nhịp thở của trẻ giảm dần, cơ quan phát âm của trẻ cũng
phát triển và hoàn thiện làm cho ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển.
1.1.1.2 Đặc điểm tâm lí
* Đặc điểm tri giác
Trẻ mẫu giáo thƣờng tri giác những gì phù hợp với nhu cầu, những gì
thƣờng gặp hoặc đƣợc giáo viên chỉ dẫn. Tính cảm xúc đƣợc thể hiện rất rõ
khi trẻ tri giác. Những gì trực quan sinh động trẻ tri giác tốt hơn. Điều này
cho thấy tính cần thiết phải đảm bảo tính trực quan trong dạy học nói chung
và trong kể chuyện nói riêng.
* Đặc điểm chú ý
Chú ý không chủ định phát triển mạnh mẽ ở trẻ 5-6 tuổi. Sự chú ý của
trẻ tập trung vào những gì mới mẻ. Chú ý có chủ định còn thiếu, các em chỉ
thực sự chú ý khi có động cơ thúc đẩy nhƣ: đƣợc cô khen, đƣợc các bạn biểu
dƣơng, thán phục,…Nhƣ vậy, lời khen thƣởng của cô giáo có ý nghĩa quan
trọng đối với các em.
* Đặc điểm trí nhớ

giai đoạn 5-6 tuổi, sự phát triển nhân cách của trẻ tƣơng đối phẳng lặng. Tuy
nhiên, cũng có những biểu hiện rõ nét mới: trẻ dễ xúc động, khó kìm hãm
cảm xúc. Tình cảm của trẻ gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể.
1.1.2. Cơ sở giáo dục học
Dạy học ở trƣờng mẫu giáo là quá trình phát triển có hệ thống, có kế
hoạch, có mục đích các năng lực nhận thức của trẻ, trang bị cho trẻ hệ thống
tri thức sơ đẳng, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo tƣơng ứng. Trên cơ sở đó
góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Trong quá trình dạy học gồm có nhiều
hoạt động khác nhau nhƣ: Làm quen với tác phẩm Văn học, Hình thành biểu
tượng Toán học, Làm quen với môi trường xung quanh,..tất cả các hoạt động

8


này nhằm mục đích mở rộng kiến thức, hiểu biết cho trẻ và bên cạnh đó còn
có một nhiệm vụ quan trọng đó là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hiện nay, ở các
trƣờng mầm non có hai hình thức phát triển lời nói cho trẻ: tiết học và ngoài
tiết học. Các tiết học nhƣ: Làm quen với chữ cái, Làm quen với môi trường
xung quanh, Nhận biết tập nói,...các tiết học khác nhƣ: hoạt động Tạo hình,
Giáo dục âm nhạc,... Tất cả giờ học đều phát triển lời nói cho trẻ vì vậy giáo
viên phải chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ để trẻ có thể phát triển
nhân cách một cách toàn diện.
Trong giờ học Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, các câu chuyện
mà tác giả đƣa đến các em hầu hết đều phản ánh hiện thực của cuộc sống ,
chứa đựng ý nghĩa nhân văn, hƣớng tới mục tiêu giáo dục toàn diện về nhân
cách. Mỗi khi trẻ tự mình kể lại những câu chuyện văn học ấy là khi trẻ đã
hiểu đƣợc cái hay, cái đẹp, nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm và mong muốn
truyền đạt lại những tình cảm đó cho ngƣời nghe.
Ngôn ngữ của trẻ chỉ đƣợc hình thành và phát triển qua giao tiếp với
con ngƣời và sự vật hiện tƣợng xung quanh. Để thực hiện đƣợc điều đó phải

để giao tiếp với nhau trong quá trình sống, lao động, sinh hoạt, tồn tại và phát
triển. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội, không mang tính di truyền. Con
ngƣời hình thành và phát triển ngôn ngữ là nhờ có sự học tập, tiếp thu từ
những ngƣời xung quanh. Đối với trẻ em, để hình thành và phát triển ngôn
ngữ đòi hỏi phải trải qua một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài.
Ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội, nó phục vụ xã hội với tƣ cách là
phƣơng tiện giao tiếp, nó góp phần thể hiện ý thức xã hội , đặc biệt là ý thức
xã hội của một cộng đồng ngƣời. Sự đa dạng của ngôn ngữ thể hiện ở việc
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có một ngôn ngữ riêng, trong đó lại chia nhỏ
thành các cộng đồng ngƣời nhỏ hơn. Trong quá trình phát triển đó đòi hỏi

10


ngôn ngữ phải luôn tiếp thu những yếu tố mới để hoàn thiện thêm và phong
phú hơn.
* Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
Hệ thống tín hiệu của ngôn ngữ có phạm vi sử dụng vô cùng to lớn.
Mỗi hệ thống ngôn ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong một cộng đồng hoặc
thậm chí nhiều cộng đồng. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp, bao
gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại.
Ngôn ngữ là tín hiệu của những tín hiệu. Ngôn ngữ đƣợc sử dụng để
giải thích các tín hiệu phi ngôn ngữ ( thuyết minh cho tranh ảnh, âm nhạc,...).
Mặt khác, tín hiệu ngôn ngữ hàm chứa nhiều mối quan hệ hơn mọi loại tín
hiệu khác. Các tín hiệu khác thƣờng chỉ có một quan hệ: hoặc âm – nghĩa,
hoặc hình – nghĩa,...Trong khi mỗi tín hiệu ngôn ngữ ngoài mối quan hệ âm –
nghĩa nhƣ mọi tín hiệu thông thƣờng lại còn có nhiều mối quan hệ khác nữa.
Nhƣ vậy trong ngôn ngữ xảy ra hiện tƣợng một cái biểu hiện có thể có nhiều
các đƣợc biểu hiện (từ nhiều nghĩa, từ đồng âm,…) hoặc nhiều cái biểu hiện
có thể có một cái đƣợc biểu hiện (từ đồng nghĩa,..). Và ngôn ngữ không chỉ là

ngữ bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách vì thế phát triển ngôn
ngữ cho trẻ là việc mở rộng vốn từ, khả năng đặt câu, giúp trẻ nghe hiểu lời
nói của loài ngƣời, và có thể sử dụng hệ thống kí hiệu từ ngữ thành thạo. Từ
đó, trẻ nhận thức đƣợc về xã hội loài ngƣời.
1.1.3.2 . Chức năng của ngôn ngữ
1.1.3.2.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
Giao tiếp là gì? Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ ngƣời này đến
ngƣời khác với một mục đích nhất định nào đó. Khi giao tiếp, ngƣời ta trao
đổi tƣ tƣởng, trí tuệ, hiểu biết,…với nhau và tác động đến nhau về mặt nhận
thức, tình cảm và hành động. Giao tiếp đƣợc thực hiện nhờ một công cụ tốt
nhất chính là ngôn ngữ.

12


Giao tiếp là nhu cầu có tính bản năng của sinh vật bậc cao và là nhu cầu
đặc biệt thiết yếu của con ngƣời. Hoạt động giao tiếp có ngay từ khi xuất hiện
con ngƣời và xã hội loài ngƣời, và ngày càng phong phú, đa dạng cùng với sự
phát triển của con ngƣời và xã hội. Con ngƣời và xã hội không thể thiếu hoạt
động giao tiếp. Nhờ có hoạt động giao tiếp, con ngƣời mới dần trƣởng thành
để có đƣợc những đặc trƣng xã hội và xã hội loài ngƣời mới dần hình thành
và phát triển. Đặc điểm của hoạt động giao tiếp là bao giờ cũng xảy ra trong
một hoàn cảnh nhất định, với những phƣơng tiện nhất định và nhằm tới một
mục tiêu nhất định.
Theo Lê – Nin“Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con
người”. Ngôn ngữ không phải là công cụ giao tiếp duy nhất nhƣng là công cụ
giao tiếp quan trọng nhất của loài ngƣời (xét ở tính thuận tiện và hiệu quả của
việc giao tiếp bằng ngôn ngữ). Loài ngƣời đã tiến hành giao tiếp bằng nhiều
loại công cụ. Nhƣng những công cụ này dù có những ƣu điểm mà ngôn ngữ
không có nhƣng lại có nhiều hạn chế và không thể quan trọng bằng ngôn ngữ.

con ngƣời trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và không thể đạt đƣợc
những tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất của đời sống con ngƣời. Cho nên, nếu
không có một thứ ngôn ngữ chung cho cả cộng đồng dùng để giao tiếp, để
thắt chặt các mối quan hệ thì xã hội cũng không thể tồn tại đƣợc. Với ý nghĩa
này, ngôn ngữ là một công cụ để giao tiếp và đồng thời cũng là một công cụ
đấu tranh phát triển xã hội.
1.1.3.2.2. Ngôn ngữ là công cụ tư duy của con người
Tƣ duy là giai đoạn nhận thức lý tính, nhận thức gián tiếp, khái quát.
Khả năng phản ánh thực tế dƣới dạng khái niệm, phán đoán và kết luận tức là
kết quả của quá trình suy nghĩ, tƣ duy. Trong quá trình tác động vào thế giới
xung quanh, con ngƣời đồng thời nhận thức các mặt khác nhau của nó. Việc
này diễn ra dƣới dạng những cảm giác, tri giác, biểu tƣợng, khái niệm, phán

14


đoán, suy lý. Những cảm giác, tri giác, biểu tƣợng cho phép ta nhận thức
đƣợc một cách cảm tính các thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng. Ở giai đoạn
nhận thức này, con ngƣời không nhận biết đƣợc mối liên hệ có tính quy luật,
tất yếu giữa các thuộc tính của một sự vật, hiện tƣợng và giữa các sự vật, hiện
tƣợng với nhau. Đó là giai đoạn nhận thức cảm tính mà cả loài ngƣời và loài
vật đều có tuy không giống nhau về mức độ. Trên cơ sở nhận thức cảm tính,
loài ngƣời cũng nhận thức thế giới thông qua tƣ duy. Đây là giai đoạn nhận
thức thế giới khách quan một cách gián tiếp, khái quát, là giai đoạn nhận thức
lý tính.
Ở giai đoạn này của quá trình nhận thức, trí tuệ con ngƣời hình thành
các khái niệm, các phán đoán về sự vật, hiện tƣợng, và tiến hành các suy luận
về chúng. Nhƣ vậy, quá trình nhận thức có hai giai đoạn: giai đoạn nhận thức
cảm tính và giai đoạn nhận thức lý tính. Ngoài ra, tƣ duy còn đƣợc hiểu là bản
thân quá trình suy nghĩ, phản ánh cuộc sống dƣới dạng tƣ tƣởng, là quá trình

không chỉ xuất hiện khi ngôn ngữ đƣợc phát thành lời, mà cả khi im lặng suy
nghĩ hoặc viết ra giấy.
Nhƣ vậy, ngôn ngữ là công cụ của tƣ duy, là chỗ dựa để suy nghĩ và ghi
lại kết quả suy nghĩ của con ngƣời. Ngôn ngữ và tƣ duy thông nhất với nhau,
không có ngôn ngữ thì không có tƣ duy và ngƣợc lại không có tƣ duy thì ngôn
ngữ chỉ là vỏ âm thanh trống rỗng, thực chất là không có ngôn ngữ.
Hai chức năng giao tiếp và tƣ duy đƣợc thực hiện không tách rời mà
gắn bó chặt chẽ với nhau: Khi tƣ duy, hoạt động giao tiếp vẫn diễn ra không
ngừng và ngƣợc lại khi giao tiếp, hoạt động tƣ duy vẫn diễn ra liên tục (để
kiểm trả, điều chỉnh thông tin).
Ngôn ngữ và tƣ duy có những điểm khác biệt. Ngôn ngữ là vật chất
còn tƣ duy là tinh thần. Đơn vị của tƣ duy (khái niệm, phán đoán, suy lý,…)
không đồng nhất với đơn vị của ngôn ngữ (âm vị, hình vị, câu,….). Tƣ duy có
tính nhân loại còn ngôn ngữ có tính dân tộc. Tóm lại, ngôn ngữ và tƣ duy là

16


thống nhất nhƣng không đồng nhất. Chức năng của ngôn ngữ đối với tƣ duy
là ngôn ngữ thể hiện tƣ tƣởng và trực tiếp tham gia vào việc hình thành tƣ
tƣởng.
1.1.3.3. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn
* Đặc điểm ngữ âm
Ở thời kỳ này, trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm
cuối, âm đệm, thanh điệu dần dần đƣợc định vị. Trẻ phát âm đúng các âm vị
của tiếng mẹ đẻ, phát âm đƣợc một số âm và vần khó (iêu, ƣơm, uông,...). Trẻ
đã biết điều chỉnh nhịp điệu, cƣờng độ của giọng nói khi giao tiếp để phù hợp
với từng hoàn cảnh, lời nói của trẻ đã rõ ràng, dứt khoát hơn. Tuy vậy, trẻ
mẫu giáo lớn vãn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn nhầm lẫn khi phát âm
một vài phụ âm và nguyên âm (x – s, ch – tr,...ƣơ, uô, ie) và thanh điệu (?; ~).


Trẻ 5 tuổi:

Danh từ chiếm 35,52%
Tính từ chiếm 8,4%
Trạng từ chiếm 3,73%

Trẻ 6 tuổi:

Danh từ giảm 34,47% xuống 30,97%
Tính từ tăng từ 9,94 lên 11,64%

Ở trẻ mẫu giáo lớn, các loại từ trẻ sử dụng đƣợc mở rộng và có những
nét riêng:
Về danh từ: nội dung ý nghĩa của từ đƣợc mở rộng, phong phú hơn ở
những từ có ý nghĩa rộng.
VD: từ “bánh” có khoảng 20 loại bánh khác nhau (bánh rán, bánh mì,…)
Ở trẻ đã biết sử dụng những danh từ mang tính văn học: áng mây, đóa hoa,..
Trẻ biết sử dụng một số từ chỉ những khái niệm trừu tƣợng: kiến trúc,
tài năng,…mặc dù trẻ chƣa hiểu hết nghĩa của những từ đó.
Về động từ, phần lớn là những động từ gần gũi, bên cạnh đó tiếp tục
phát triển thêm những nhóm từ mới nhƣ: nhảy nhót, rơi lộp bộp, leng
keng,...Trẻ sử dụng những từ chỉ trạng thái khác nhau nhƣ: chạy vèo vèo, chạy
lung tung, chạy loạn xạ,…xuất hiện thêm những động từ có nghĩa trừu tƣợng:
giáo dục, khánh thành,…

18


Về tính từ: phát triển về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, trẻ sử dụng


* Đặc điểm ngôn ngữ mạch lạc
Ở tuổi mẫu giáo lớn, trẻ tích cực tham gia trò chuyện với ngƣời lớn, với
bạn bè hơn. Trẻ có thể đàm thoại về những gì đã biết hoặc đã đƣợc nghe,
đƣợc đọc từ trƣớc. Trẻ có thể tranh luận, đƣa ra ý kiến của mình. Tƣ duy của
trẻ phát triển hơn, trẻ có thể nhận biết đƣợc những dấu hiệu, đặc điểm, đặc
trƣng, có thể đƣa ra những phân tích đầy đủ về sự vật, hiện tƣợng. Bằng ngôn
ngữ, trẻ có thể diễn đạt rõ ràng, mạch lạc ý nghĩ, sự hiểu biết của mình. Trẻ
biết xây dựng câu chuyện tƣơng đối mạch lạc, rõ ràng, phong phú theo đề tài
cho sẵn hoặc kể chuyện theo tranh, đồ chơi, đồ vật.
Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn xuất phát từ nhu cầu vốn từ
tăng nhanh, trẻ muốn diễn dạt những suy nghĩ có liên quan đến nhau về một
chủ đề nhất định đƣợc diễn đạt bởi từ ngữ chính xác, có hình ảnh, trong đó
câu nói đƣợc xây dựng đúng theo các quy luật ngữ pháp, logic chặt chẽ.
Ngôn ngữ muốn đƣợc coi là mạch lạc cần có đầy đủ các yếu tố sau:
+ Các câu phải đúng ngữ pháp và có nghĩa.
+ Nội dung thông báo phải đầy đủ, khúc chiết, chính xác, hợp lý, có
chủ đề nhất định.
+ Phát âm chuẩn
+ Có sử dụng các phép liên kết hợp lý.
+ Các hoạt động, chức năng của ngôn ngữ đƣợc thể hiện trong câu phải
đúng và thể hiện đƣợc chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.
+ Có sắc thái biểu cảm trong lời nói.
Trẻ 1 – 2 tuổi chỉ nói đƣợc câu có 1 từ, trẻ 2 – 3 tuổi biết sử dụng câu
đơn có 2 từ, trẻ 5 – 6 tuổi nhờ có ngôn ngữ mạch lạc mà có thể giao tiếp đầy
đủ và trọn vẹn nhất, trẻ có thể lĩnh hội đƣợc các thông tin truyền đạt từ ngƣời
khác thông qua ngôn ngữ.

20


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status