Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Vĩnh Phúc - Pdf 47

2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THU PHƢỢNG

QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ QUANG DỰC

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

THÁI NGUYÊN - 2013






Lê Thu Phƣợng


5

MỤC LỤC
Lời cam đoan.............................................................................................................. i
Lời cảm ơn................................................................................................................ii
Mục lục.................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt..........................................................................................vii
Danh mục các bảng................................................................................................viii
Danh mục các sơ đồ...............................................................................................viii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................4
4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn.............................................................................4
5. Bố cục của luận văn...............................................................................................5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC.........................................................................................6
1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................6
1.1.1. Chi ngân sách nhà nước...................................................................................6
1.1.2. Chi ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản...................................................6
1.1.3. tư, xây dựng cơ bản.........................................................................................7
1.1.4. án đầu tư..........................................................................................................8
1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................9
1.2.1. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.......9
1.2.2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước...............12

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin....................................................30
2.2.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo..........................................................30
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................30
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư chung.............................................31
2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư.......32
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu kinh tế để phản ánh hiệu quả đầu tư cho một dự án cá biệt....33
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở
TỈNH VĨNH PHÚC............................................................................37
3.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc.............................................................37
3.1.1. rí địa lý........................................................................................................... 37
3.1.2. Phát triển kinh tế............................................................................................38

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu




3.1.3. Phát triển văn hoá - xã hội............................................................................. 38
3.1.4. giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư trong tỉnh............................................. 39
3.2. Khái quát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước............................................................39
3.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách
Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn: 2008 - 2012...................................................44
3.4. Kế hoạch vốn, kết quả thực hiện và giải ngân vốn qua các năm.......................46
3.4.1. Năm 2008...................................................................................................... 46
3.4.2. Năm 2009...................................................................................................... 46
3.4.3. Năm 2010...................................................................................................... 46
3.4.4. Năm 2011....................................................................................................... 52

sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc..............................................................................78
4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản......................................................................................................78
4.3.2. trung cải cách hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn
ngân sách Nhà nước................................................................................................. 80
4.3.3. Giải pháp nhằm nâng cao quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước 80
4.3.4. Chủ động phát hiện và tìm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư 90
4.3.5. pháp và tổ chức thực hiện ở tỉnh Vĩnh Phúc............................................................ 97
4.4. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan.................................. 99
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 102

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu




vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCHC:

Cải cách hành chính

CNH - HĐH:

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa


Ngân sách nhà nước

NSTW:

Ngân sách Trung ương

QĐ:

Quyết định

QLDA:

Quản lý dự án

QLNN:

Quản lý nhà nước

TSCĐ:

Tài sản cố định

UBND:

Ủy ban nhân dân

XDCB:

Xây dựng cơ bản



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều
thành tựu về tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói
riêng. Trong quá trình này việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN
có một ý nghĩa quan trọng. Đầu tư từ ngân sách đóng vai trò tạo những nền tảng vật
chất kỹ thuật quan trọng cho đất nước, là “cú huých” đối với một số ngành và vùng
trọng điểm, đồng thời thúc đẩy thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội, đảm bảo
quốc phòng – an ninh.
Mặc dù có đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT – XH, song đầu tư
XDCB từ NSNN vẫn còn nhiều vấnđề cần phải quan tâm giải quyết như: nhiều dự
án đầu tư trong quá trình thực hiện còn yếu kém trong công tác quản lý gây thất
thoát, lãng phí, chất lượng công trình không đảm bảo, hiệu quả thấp trong đầu tư từ
NSNN đã được nói đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong
các phiên chất vấn tại các kỳ họp của Quốc hội, HĐND và trong các cuộc hội thảo,
diễn đàn. Những hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực đầu tư này diễn ra rất nghiêm
trọng và gây ra mối quan ngại về tính hiệu quả của đầu tư từ ngân sách như thất
thoát, lãng phí, tham nhũng, đầu tư dàn trải, không đúng mục tiêu… đều có nguyên
nhân từ thể chế (cơ chế) phân bổ và quản lý đầu tư từ ngân sách chưa hoàn thiện,
lẫn từ sự yếu kém của cơ quan quản lý… làm giảm lòng tin của nhân dân đối với bộ
máy lãnh đạo của địa phương.
Trong giai đoạn mới, kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói
riêng phải chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang phát triển chủ yếu
theo chiều sâu. Mặt khác, việc tham gia ngày càng sâu và rộng hơn vào các quan hệ
kinh tế quốc tế, sự mở cửa thị trường đầu tư theo các hiện định quốc tế đã ký kết
(WTO, AFTA, CAFTA, song phương) tạo ra môi trường và thị trường đầu tư khác
hẳn so với trước đây.
Việc nghiên cứu chính sách đầu tư từ ngân sách của Việt Nam nói chung và
của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, là

toàn bộ các dự án hoàn thành đã quyết toán còn thiếu vốn, dự án quá hạn đầu tư đã
hoàn thành nhưng chưa cấp đủ vốn, dự án chuyển tiếp có giá trị khối lượng hoàn
thành vượt mức vốn được cấp, để tập trung ưu tiên bố trí vốn thanh toán.


Bên cạnh đó, cần rà soát nhu cầu đầu tư đối với công trình, dự án chuyển
tiếp, xem xét và đề xuất việc ngừng khởi công hoặc dãn tiến độ đầu tư đối với các
dự án chưa thực sự cấp thiết, không giải phóng được mặt bằng và các dự án không
có khả năng bố trí vốn đảm bảo theo các nguyên tắc của Chính phủ (nhóm C không
quá 3 năm, nhóm B không quá 5 năm). Về thẩm định và phê duyệt dự án mới, các
cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng
dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã phê duyệt, chỉ được
quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách
thuộc cấp mình quản lý.
Tổ chức đánh giá, xác định nguồn vốn và lập kế hoạch đầu tư trung hạn
2013-2015 và kế hoạch hàng năm theo đúng quy định. Các sở, ban, ngành, các địa
phương tập trung đánh giá lại nguồn vốn của từng ngành, lĩnh vực, địa phương theo
từng năm và xác định khả năng nguồn lực giai đoạn 2013-2015 làm cơ sở xây dựng
kế hoạch đầu tư 2013-2015. Căn cứ vào Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 20112015, UBND huyện, xã phải xây dựng kế hoạch chuẩn bị đầu tư hàng năm và cho 3
năm 2013-2015 trên cơ sở nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện và khả năng cân đối
nguồn lực đáp ứng.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu kế hoạch đầu tư 3 năm 2013-2015 cần tập
trung vốn cho các dự án hoàn thành trong năm 2012 trở về trước thuộc nhiệm vụ
đầu tư từ NSNN nhưng chưa được bố trí đủ vốn; các dự án dự kiến hoàn thành năm
2013; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014-2015 (theo tiến độ trong quyết định
đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện 3 năm 2013-2015); các dự án
trọng điểm hoàn thành sau năm 2015.
Hạn chế tối đa việc khởi công các dự án mới khi chưa đủ nguồn vốn để hoàn
thành các dự án chuyển tiếp. Tất cả các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực
hiện theo mức vốn kế hoạch năm được giao để không gây nợ đọng xây dựng cơ

XDCB bằng nguồn vốn NSNN của tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua và trong giai đoạn
tới.
4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn
Luận văn góp phần tổng hợp và làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý đầu
tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN, sự cần thiết khách quan phải đổi mới công tác
quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước.


Từ những nét chung về công tác quản lý đầu tư XDCB bằng NSNN, chỉ ra
những tồn tại, hạn chế cho việc cần tăng cường và hoàn thiện quản lý đầu tư từ
NSNN ở nước ta.
Khái quát thực trạng quản lý đầu tư XDCB bằng NSNN ở tỉnh Vĩnh Phúc,
những mặt được và những mặt còn chưa được. Tìm nguyên nhân để có biện pháp
xử lý phù hợp.
Đề xuất những giải pháp đổi mới công tác quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn
NSNN nói chung và tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn
NSNN ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý, đầu tư XDCB bằng nguồn vốn
NSNN ở tỉnh Vĩnh Phúc.


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC



XDCB là một quá trình đổi mới và tái sản xuất mở rộng có kế hoạch các TSCĐ của
nền kinh tế quốc dân trong các ngành sản xuất vật chất, cũng như không sản xuất vật
chất. Nó là quá trình xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho CNXH.
Như vậy, chi ngân sách về XDCB: Là khoản chi tài chính nhà nước được đầu
tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống
thủy lợi, năng lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất chiến lược,
các công trình và dự án phát triển văn hóa - xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng
nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích quá trình vận
động vốn của doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
1.1.3. Đầu tư, xây dựng cơ bản
Trong phạm trù công tác quản lý thì đầu tư phát triển bao gồm có hai nội
dung: Đầu tư và xây dựng cơ bản
Đầu tư là bước khởi đầu một quá trình chọn lựa, sử dụng hướng đích các
nguồn lực vật chất cho phát triển, bao gồm cả công tác quy hoạch, chủ trương đầu
tư, quản lý nguồn vốn.
Xây dựng cơ bản là bước triển khai thực hiện các mục tiêu đầu tư theo công
trình dự án cụ thể để hình thành các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế - xã hội
thông qua các hoạt động xây dựng mới, xây dựng mở rộng, hiện đại hóa hay khôi
phục TSCĐ.
Xây dựng mới là tạo ra các TSCĐ chưa có trong bảng cân đối TSCĐ của nền
kinh tế, thông qua quá trình này nền kinh tế có thêm TSCĐ, hay trong danh mục
TSCĐ của nền kinh tế có thêm một tài sản mới.
Xây dựng mở rộng là hoạt động diễn ra trên những cơ sở đã tồn tại người ta
xây dựng thêm nhà cửa, mua thêm máy móc thiết bị, làm tăng giá trị tài sản cố định
đã có.
Hiện đại hóa không phải là xây dựng mới, cũng không phải là mở rộng
nhưng có tính chất mở rộng. Hiện đại hóa thực hiện trong trường hợp do sự tiến bộ

làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động kinh
tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung. (iv) Xét về
nội dung, dự án đầu tư bao gồm một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau,
đó là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện để tạo ra các kết quả cụ thể.


Những nhiệm vụ và các hoạt động cùng với một thời gian biểu và trách nhiệm cụ
thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch thực hiện dự án. (v) Theo quan
niệm phổ biến hiện nay, dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm
đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của
sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
Như vậy, dù xét theo bất kỳ góc độ nào thì một dự án đầu tư đều bao gồm 4
vấn đề chính, đó là: Mục tiêu của dự án, các kết quả, các hoạt động và các nguồn
lực. Trong 4 thành phần đó thì các kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến độ của
dự án. Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi đánh giá
kết quả đạt được. Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp tạo ra các kết quả phải
được đặc biệt quan tâm.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
1.2.1.1. Đặc điểm hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước
Hoạt động đầu tư XDCB là một trong những hoạt động quan trọng của bất
kỳ nhà nước nào (nhất là các nước đang phát triển) nhằm mở rộng quy mô và đổi
mới kỹ thuật của các hoạt động KT - XH… Tái sản xuất mở rộng, tăng TSCĐ sản
xuất và phi sản xuất. Đầu tư cơ bản được thực hiện thông qua việc xây dựng mới
hoặc khôi phục, cải tạo mở rộng công trình sẵn có và mua sắm TSCĐ cho nền kinh
tế quốc dân. Hoạt động này nhằm thực hiện mục đích Nhà nước và các tổ chức kinh
tế khác bỏ vốn, vay vốn để đầu tư xây dựng.
Hoạt động đầu tư xây dựng rất đa dạng và phong phú, được thực hiện ở khắp

phép khai thác tài nguyên (nếu có); (3) – Thực hiện việc đèn bù GPMB thực hiện
kế hoạch tái định cư và phục hồi, chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu có); (4) –
Mua sắm thiết bị và công nghệ; (5) – Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng; (6)
– Thẩm định, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình; (7) – Tiến hành
thi công xây lắp; (8) – Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng; (9) – Quản lý kỹ thuật,
chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng; (10)- Vận hành thử, nghiệm thu, quyết
toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành sản phẩm.
c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng, gồm: (1)- Nghiệm
thu, bàn giao công trình; (2)- Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình; (3)Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình; (4)- Bảo hành công
trình; (5)- Quyết toán vốn đầu tư; (6)- Phê duyệt quyết toán.


QUY TRÌNH CHUNG CỦA MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
(NHỮNG BƢỚC NHÀ ĐẦU TƢ PHẢI THỰC HIỆN)

Ghi chú
Tổng mặt bằng quy hoạch và dự án phải do đơn vị
đủ tư cách pháp nhân lập
1. Nhà đầu tư xin chủ trương của UBND tỉnh
2. Nhà đầu tư xin ý kiến địa phương để phê duyệt địa điểm
3. Nhà đầu tư qua Sở Xây dựng (3A) trình UBND tỉnh phê duyệt địa điểm (3B)
4. Nhà đầu tư lập tổng mặt bằng quy hoạch và xin ý kiến địa phương về quy hoạch
5. Nhà đầu tư qua Sở Xây dựng để trình duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng
6. Nhà đầu tư trình dự án qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình UBND tỉnh
phê duyệt
7. Nhà đầu tư qua Sở Tài nguyên Môi trường làm thủ tục về đất
8. Nhà đầu tư lập hồ sơ thi công theo dự án duyệt trình Sở Xây dựng thẩm
định hoặc được ủy quyền phê duyệt công trình lớn trình UBND tỉnh phê
duyệt thiết kế
9. Nhà đầu tư qua Sở Tài chính thẩm định quyết toán công trình

ban hành, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra thực hiện quá trình đầu tư xây dựng
công trình.
Theo Luật Đầu tư năm 2005 (điều 80) thì nội dung quản lý nhà nước về quá
trình đàu tư và xây dựng được thể hiện ở những điểm sau:


- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu
tư phát triển.
- Ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu
tư phát triển.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư.
- Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng
mắc, yêu cầu của nhà đầu tư.
- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
- Hướng dẫn, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động
đầu tư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động
đầu tư.
- Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầu tư.
- Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư.
Đầu tư XDCB là một trong những hoạt động quan trọng nhất của nền kinh tế
quốc dân. Tốc độ phát triển của đầu tư xây dựng quyết định nhịp độ phát triển của
nền kinh tế, quyết định quy mô và thời hạn có thể giải quyết những vấn đề cơ bản
của KT – XH. Khi đất nước chuyển sang thời kỳ xây dựng phát triển thì vấn đề mấu
chốt giải quyết các bài toán về tăng trưởng, quyết định sự phát triển KT – XH của
một quốc gia suy cho cùng là giải quyết vấn đề đầu tư. Chính sách đầu tư nói chung
là một hệ thống đồng bộ từ quan điểm, chiến lược, cơ chế chính sách tạo môi trường
thuận lợi, bình đẳng cho hoạt động đầu tư. Chính sách đầu tư dựa vào chiến lược
phát triển KT – XH.
Quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN là quá trình diễn ra từ lúc khởi
đầu đến khi kết thúc để đưa công trình vào khai thác sử dụng và phát huy hiệu quả vốn

nhân dân.
Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư trong nước
cũng như nước ngoài đâu tư tại Việt Nam. Khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao
động, đất đai và mọi tiềm lực khác, đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái, chống
mọi hành vi tham ô, lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Xây dựng theo quy hoạch, kiến trúc và thiết kế kỹ thuật được duyệt, đảm bảo
bền vững mỹ quan. Thực hiện cạnh tranh trong xây dựng nhằm đáp ứng công nghệ
tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời gian xây dựng, vốn chi phí hợp lý và thực hiện
bảo hành công trình.
Thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng (đó là những quy định việc gì
làm trước, làm sau, những bước tiến hành xây dựng một công trình từ khâu chuẩn bị
đầu tư đến thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng)
Phân định ra chức năng QLNN với quản lý sản xuất kinh doanh, quy rõ trách
nhiệm của cơ quan QLNN, chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp xây
dựng, cung ứng vật chất, thiết bị trong quá trình đầu tư và xây dựng.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status