XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN CHO VIỆC CẢI THIỆN HỆ THỐNG NƯỚC MÁY TẠI HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG – ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THEO ĐIỀU KIỆN GIẢ THUYẾT(CVM) Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - Pdf 48

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ THỊ HUỲNH THẨM

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN CHO
VIỆC CẢI THIỆN HỆ THỐNG NƯỚC MÁY TẠI
HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG –
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
THEO ĐIỀU KIỆN GIẢ THUYẾT(CVM)
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VŨ HUY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH MỨC SẴN
LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN CHO VIỆC CẢI THIỆN HỆ THỐNG NƯỚC MÁY
TẠI HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG - ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ THEO ĐIỀU KIỆN GIẢ THUYẾT(CVM)” do Lê Thị Huỳnh Thẩm, sinh
viên khóa 2008 - 2012, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

.


Những kiến thức đã được các thầy cô truyền đạt trong quá trình 4 năm học tập
dưới ngôi trường Đại học Nông Lâm, TP.HCM cùng với sự động viên, hỗ trợ về mặt
vật chất cũng như tinh thần là hành trang giúp tôi tự tin hơn khi bước vào cuộc sống
thực tế. Để có được như thế, tôi xin:
Gởi lời tri ân sâu sắc nhất đến ba mẹ, người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng,
giáo dục không ngại bao khó khăn, vất vả để cho con được học tập và trưởng thành
như ngày hôm.
Cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế đã trang bị cho em những kiến thức chuyên
môn vô cùng quí báu. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Vũ Huy,
người đã luôn tận tình truyền đạt những kiến thức trong quá trình giảng dạy cũng như
trong quá trình hướng dẫn thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cảm ơn các cô chú phòng NN & PTNT huyện Tân Phước, đã nhiệt tình giúp đỡ
trong quá trình thực tập tại Huyện. Những kinh nghiệm, những số liệu mà các cô chú
cung cấp là nguồn dữ liệu vô cùng quí giá để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Cảm ơn những hộ gia đình trong địa bàn Huyện đã cung cấp những thông tin
quí báu phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài.
Cảm ơn bạn bè, những người thân đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi
trong quá trình điều tra cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Sinh viên
Lê Thị Huỳnh Thẩm


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ HUỲNH THẨM. Tháng 06 năm 2012. “Xác Định Mức Sẵn Lòng
Trả Của Người Dân Cho Việc Cải Thiện Hệ Thống Nước Máy Tại Huyện Tân
Phước Tỉnh Tiền Giang - Ứng Dụng Phương Pháp Đánh Giá Theo Điều Kiện Giả
Thuyết(CVM)”.
LE THI HUYNH THAM. June 2012. “Households’ Willingness To Pay For

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể


2.2.1. Điều kiện tự nhiên

9

2.2.2. Các nguồn tài nguyên

11

2.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

14

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

17
17

3.1.1. Các khái niệm

17

3.1.2. Thành phần và chất lượng nước ngầm

19

3.1.3. Tác động của ô nhiễm nước đến sức khỏe con người

20



3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

32

3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

35

3.3.3. Cơ sở lựa chọn mô hình

35

3.3.4. Cụ thể về phương pháp được sử dụng

36

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

40

4.1. Hiện trạng sử dụng nước tại Huyện

40

4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả

41

4.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội

52

5.1. Kết luận

52

5.2. Kiến nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT

Bộ Y Tế

CM

Mô Hình Lựa Chọn

CV


UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNICEFF

Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc

WHO

Tổ Chức Y Tế Thế Giới

WTA

Mức Sẵn Lòng Chấp Nhận Đền Bù

WTP

Mức Sẵn Lòng Trả

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các Tham Số Dược Ước Lượng của Mô Hình Thỏa Dụng Logit

6

Bảng 2.2. Kết Quá Xét Nghiệm Lý Hóa

43

Bảng 4.6. Đặc Điểm Nguồn Nước Người Dân Đang Sử Dụng

46

Bảng 4.7. Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước

46

Bảng 4.8. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit

47

Bảng 4.9. Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình Logit

48

Bảng 4.10. Kiểm Tra Kỳ Vọng Dấu

49

Bảng 4.11. Thống Kê Đặc Điểm Các Biến Trong Mô Hình

50

Bảng 4.12. Khoảng Tin Cậy Cho Mức Sẵn Lòng Trả Thêm Cho 1m3 Nước

51




DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi
Phụ lục 2. Chất Lượng Nước

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên quả
đất. Nếu thiếu nước sẽ không có sự sống xuất hiện trên trái đất cũng như cả nền văn
minh hiện nay cũng không thể tồn tại được.
Theo nhịp độ phát triển nhanh chóng của công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng
cao mức sống của con người thì nhu cầu về sử dụng nước ngày càng tăng. Theo ước
tính, bình quân trên toàn thế giới có khoảng 40% lượng nước cung cấp cho sử dụng
nông nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt. Ngày nay, sự phát triển của
xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí cũng ngày
càng gia tăng, tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần so với trước.
Đi đôi với sự phát triển vượt bậc đó thì vấn đề về nước ngày càng trở nên
nghiêm trọng, đặc biệt là nguồn nước mặt ngày càng bị thoái hóa và mức độ ô nhiễm
gia tăng đáng kể. Sự nhiễm bẩn nguồn nước bắt đầu xuất hiện do việc sử dụng thuốc
trừ sâu trong nông nghiệp,lượng nước thải ra môi trường của các nhà máy luyện kim,
nhiệt điện, hóa chất, thực phẩm cùng với lượng nước thải trong sinh hoạt khiến cho
nguồn tài nguyên nước sạch vốn đã khan hiếm ngày càng trở nên cạn kiện hơn. Theo
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO – 1980) ước tính rằng các quốc gia kém phát triển thì
70% dân chúng ở các vùng ven thành phố và 25% dân cư ở các đô thị không có đủ

Xác định mức sẵn lòng trả của người dân cho việc cải thiện hệ thống nước máy
tại huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích hiện trạng sử dụng nước tại địa phương.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng mức sẵn lòng trả của người dân.
Xác định mức sẵn lòng trả của người dân cho việc cải thiện hệ thống cấp nước.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài giới hạn điều tra nghiên cứu tại 13 xã, thị trấn thuộc huyện Tân Phước
tỉnh Tiền Giang.
2


1.3.2. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được thực hiện từ 12/02/2012 đến 09/06/2012
1.4. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc khóa luận
Đề tài nghiên cứu này gồm 5 chương. Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài,
mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài và tóm tắt bố cục luận văn. Chương 2 trình
bày sơ lược về các tài liệu nghiên cứu có liên quan, về điều kiện tự nhiên, tình hình
kinh tế xã hội của huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang. Chương 3, chương này nêu lên
một số khái niệm nước và các vấn đề về nước có liên quan, các phương pháp được
thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Chương 4 sẽ tóm lược lại kết quả nghiên cứu về
các vấn đề quanh mục tiêu đã đề ra về hiện trạng sử dụng nước tại địa phương; các
nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân để cải thiện hệ thống cấp nước
tại Huyện; và xác định mức sẵn lòng trả của người dân cho việc cải thiện hệ thống cấp
nước. Chương 5 đưa ra kết luận và một số kiến nghị để cải thiện hệ thống câp nước .

3


là những hộ có hệ thống nước máy và 832 phiếu là những hộ chưa có hệ thống nước
máy. Vì đặc tính khác nhau ở chỗ là có và không có hệ thống nước máy nên bảng câu
hỏi dành cho những hộ không có nước máy sẽ được giới thiệu về mức phí đấu nối và
hóa đơn tiền nước hàng tháng. Áp dụng phương pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên để
thu được mẫu đại diện.
Để đo lường phúc lợi, nghiên cứu này đã sử dụng mô hình thỏa dụng Logit. Vì
mô hình thỏa dụng Logit cho phép thỏa dụng biên của thu nhập biến đổi khi trường
hợp thỏa dụng của thu nhập bằng tiền thay đổi.
Nhóm tác giả đã sử dụng phép ước lượng Turbull để ước lượng WTP của
những hộ không có nước máy cho các dịch vụ nước được cải thiện tại mỗi mức phí
đấu nối. Các kết quả WTP theo Turnbull cung cấp sự hiểu rõ hơn sở thích của hộ thay
đổi ra sao khi thay đổi mức phí đấu nối.
WTP trung vị : MDδ[WTPj]= M j[1- exp(-

zj )

WTP trung bình : Eε[WTPj]=Mj [1 – exp(-

zj +

)]

Xác suất của việc trả lời “có” cho viễn cảnh được đưa ra được cho bên dưới:
P[yes j] = p[α1zj + βln(Mj – tj ) + ε1j) ≥ (α0zj + βlnMj + ε0j)]
Bằng cách sử dụng ước lượng Turbull, tác giả đã tính toán được kết quả với
mức độ tin cậy 95%.
Mô hình thỏa dụng logit với giả định là hệ số sai số là phân phối thông thường,
được sử dụng để ước lượng tham số được chỉ ra trong bảng 2.1.

5

0,15 (0,106)

HHSIZE

0,07 (0,000)

0,02 (0,185)

NCHILD

-0,18 (0,000)

0,05 (0,277)

HOUSE

0,23 (0,109)

0,04 (0,880)

FRIDE

-

0,30 (0,002

LOCA

-


-

BOTTLE

-

0,35 (0,002)

SANIT

-

-0,09 (0,481)

Log-likelihood

-371

-516

Chi=squared

131

111

Số quan sát

641


Bảng 2.2. Kết Quá Xét Nghiệm Lý Hóa
Đơn vị

Yếu tố
Màu
mùi vị
EC
Eh
DO
pH đo ở HT
pH phòng
Độ cứng tổng cộng
Độ cứng canxi
Độ cứng magie
Độ kiềm tổng cộng
Độ axit
Cặn tổng cộng
Cặn hòa tan
Nhiệt độ đo ở HT
Nhiệt độ phòng

μs/cm
mV
mg/l

124,90
246,00
2,60
4,76
4,17

Ca2+
Mg2+
FeTC
Fe2+
NH4+
Na+,K+
Fe3+

4,61
0,60
5,44
1,52
0,784

0,230
0,050

22,75
4,94

3,92

0,054
0,043
0,424
0,210

5,34
4,25
41,94


Nhìn vào kết quả xét nghiệm lý hóa, ta thấy loại hình nước là Clorua – ( Natri +
Kali) – Canxi – Sắt. Trong nước có Clorua (Cl-) cao sẽ gây ảnh hưởng đến cây trồng,
động vật và cho con người khi sử dụng. Mặt khác, nước nhiễm sắt thường có mùi tanh,
làm vàng quần áo. Sở dĩ nguồn nước có nhiều sắt là do quá trình xâm nhập mặn của
các vùng trũng bị nhiễm phèn và do hoạt động của con người. Bên cạnh đó, sự có mặt
8


của amonium, nitrat, sunphat, pH là do hoạt động sinh hoạt của con người, của các nhà
máy xí nghiệm, do tốc độ đô thị hóa nhanh, và đặc biệt là do nghĩa trang.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu nước trong khu vực quận Bình Tân từ loại siêu hạt
đến nước có độ khoáng hóa trị cao và thậm chí hơi mặn cùng với các ion có hàm lượng
vượt tiêu chuẩn cho phép của bộ khoa học công nghệ và môi trường xuất bản năm
1995 cho nước cung cấp sinh hoạt và ăn uống như: pH, sắt tổng cộng, clorua,
amonium và nitrat.
- Khóa luận tốt nghiệp Trần Lê Bảo Trâm 06/2009 : Đánh giá mức sẵn lòng
đóng góp cho việc cấp nước sinh hoạt của người dân phường Bình Hưng Hòa A, quận
Bình Tân, TP.HCM. Nghiên cứu này sử dung phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để
xác định mức sẵn lòng đóng góp của người dân cho việc cấp nước sinh hoạt. Nghiên
cứu được tiến hành thông qua việc phỏng vấn 120 hộ dân phường Bình Hưng Hòa,
quận Bình Tân. Đề tài đánh giá được mức độ nhận thức của người dân về chất lượng
nguồn nước mà họ đang sử dụng cũng như ước lượng được mức sẵn lòng đóng góp
của người dân.
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thu Hiền 06/2011 : Đánh giá mức sẵn lòng
đóng góp của người dân quận Thủ Đức cho việc cải thiện, nâng cấp hệ thống thoát
nước. Đề tài nhằm đánh giá mức sẵn lòng đóng góp trung bình của người dân trên địa
bàn quận Thủ Đức cho việc nâng cấp, cải thiện hệ thống thoát nước Quận bằng
phương pháp định giá theo điều kiện giả thuyết. Kết quả của khóa luận cho thấy rằng
mức đóng góp của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: người dân có bị ảnh

đông bắc thuộc các xã Phú Mỹ, Tân Hòa Thành là dấu vết của giồng cát bồi, khu vực
thấp cục bộ là vùng trũng Tân Lập nằm giữa kênh Nguyễn Tấn Thành và kênh Chợ
Bưng có cao độ 0,4 – 0,6m.
Nhìn chung địa hình tổng thể của huyện có dạng trũng lòng máng, cao ở xung
quanh phía Đông Bắc và Đông Nam, đây là điểm bất lợi cho vấn đề tiêu thoát nước ra
sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây.
c) Khí hậu
Huyện Tân Phước nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu
chung của miền Tây Nam Bộ, khí hậu chia làm 2 mùa : mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau. Khí hậu
trong vùng mang những đặc điểm sau:
- Nhiệt độ trung bình năm từ 24-290C, nhiệt độ cao nhất tương ứng với thời kỳ
khô hạn khoảng 37-380C, biên độ dao động giữa ngày và đêm là 6-70C.
10


- Ẩm độ không khí : độ ẩm trung bình trong năm là 79%, trung bình tháng thấp
nhất là 74% (tháng 4) , tháng cao nhất là 82,5% (tháng 8).
- Bốc hơi : lượng bốc hơi trung bình năm là 1225mm,bình quân đạt 3,3
mm/ngày, tháng 3 có lượng bốc hơi cao nhất là 136mm, tháng 10 có lượng bốc hơi cao
nhất là 87mm.
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1438mm, lượng mưa từ tháng 5 đến tháng
11 dương lịch chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, các tháng mùa mưa đạt từ 100 –
300mm làm tăng độ ngập úng trong những năm có lũ đổ về, ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp thuộc các vùng trũng. Các tháng 1,2,3 hầu như không có mưa, lượng mưa
ngày không lớn thường nhỏ hơn 50mm. Mỗi năm có khoảng 110 ngày mưa, tháng 7 là
tháng thường có những đợt không mưa liên tục gây ra hạn.
- Gió : địa bàn trong huyện chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính
+ Gió mùa Đông Bắc : hướng gió thịnh hành Đông Bắc thổi vào mùa khô.
+ Gió mùa Tây Nam : hướng gió thịnh hành Tây Nam thổi vào mùa mưa.

diện tích tự nhiên.
- Đất phù sa đã phát triển có tầng loang lỗ đỏ vàng (Pf) : diện tích 277.40 ha
chiếm 0,83% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất phèn tiềm tàng sâu (Sp2) : diện tích 4.518 ha chiếm 13,56% tổng diện tích
tự nhiên.
b) Tài nguyên nước
Nguồn nước : sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn
Huyện bị chi phối bởi hai nguồn nước chính là sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây. Hai
con sông đóng vai trò tích cực trong việc tiêu lũ, thoát phèn cho Đồng Tháp Mười
đồng thời cung cấp nước ngọt cho hệ thống thủy lợi của Huyện. Tuy nhiên ảnh hưởng
là đường giáp nước của hai con sông nên khu vực phía Bắc có ảnh hưởng triều rất yếu,
vận tốc dòng chảy nhỏ, biên độ dao động từ 0,2 – 0,3m và mực nước đỉnh triều là
0,78m vào mùa khô.
Thủy văn : huyện Tân Phước chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không
đều theo sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây mà thông qua hai kênh chính là Nguyễn Tấn
Thành và Nguyễn Văn Tiếp , ảnh hưởng đến chế độ thủy văn về dòng chảy, xâm ngập
mặn, phèn và khả năng tiêu thoát lũ đặc biệt là khi cống rạch Chanh được xây dựng và
đưa vào sử dụng.
Ảnh hưởng lũ : mùa lũ bắt đầu xâm nhập từ tháng 9 đến tháng 11 Dương lịch,
chậm hơn so với thượng nguồn từ 0,5 – 1 tháng. Lũ tràn về khu vực Huyện theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam và tiêu thoát nước hai theo hướng chính :
12


- Theo sông Tiền qua các tuyến kênh chợ Bưng, Nguyễn Tấn Thành, Mỹ Long
– Ba Kỳ, kênh 12 – Ba Rài.
- Theo sông Vàm Cỏ Tây qua các tuyến kênh Bắc Đông, Trương Văn Sanh,
Nguyễn Văn Tiếp.
Lũ gây ngập hầu như toàn bộ địa bàn Huyện và mức độ ngập giảm dần từ Tây
sang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam , đỉnh lũ thường xuất hiện vào trung tuần

dạng. Hệ thực vật có đến 540 loại thuộc 112 họ với nhiều loại thực vật quý hiếm được
dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp và làm thuốc. Ngoài
ra trên địa bàn Huyện tập trung nhiều loại cỏ chăn nuôi mọc tự nhiên thích hợp cho
việc chăn nuôi trâu bò có chất lượng tốt : Cỏ Mật, cỏ Chỉ, cỏ Nước, cỏ Đuôi Phụng…
- Hệ động vật dưới tán rừng khá phong phú ngoài các loại chim, thú sống trên
cây còn nhiều loài sống dưới nước như: Rùa, Rắn, Lươn, Ếch và các loài thuộc nhóm
cá đen có nguồn gốc tại chỗ.
2.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Dân cư – Xã hội :
- Tổng dân số trên địa bàn Huyện tính đến năm 2010 là 56.444 người chiếm
3,2% dân số của tỉnh, mật độ dân số bình quân 169 người.km2, là Huyện có mật độ
dân số thấp nhất so với các Huyện, Thị Thành trong tỉnh Tiền Giang.
- Toàn Huyện có trên 95% là người kinh phần còn lại là Hoa và Khơme, trên
90% dân số trong tỉnh là lao động nông thôn. Hầu hết các xã đều có trạm y tế để chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, 100% xã và khoảng 87% hộ dân có điện thắp
sáng, 45% hộ dân có nước sạch sử dụng. Trường học được xây dựng ngày một khang
trang, không còn phòng học tre lá, xóa lớp học 3 ca. Chính sách xã hội thương binh
liệt sĩ đặc biệt được quan tâm, Huyện đã xây dựng được 426 căn nhà tình nghĩa, 300
căn nhà tình thương, xóa hẳn hộ đói, giảm hộ nghèo từ 45% xuống còn dưới 12%.
- Lao động : năm 2007 có 34.936 người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ
62,89% tổng số dân, số người có khả năng lao động là 34.778 người chiến 99,55% số
người trong độ tuổi lao động. Trong đó số người làm việc trong các ngành kinh tế xã
hội tăng từ 26.861 người lên 30.324 người năm 2007. Tỷ trọng lao động trong các
ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ còn rất thấp (chiếm khoảng 12%), chủ yếu lao
động tập trung trong nông – lâm – ngư nghiệp. Đa số lao động nông thôn không có
chuyên môn kỹ thuật, số lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 17% năm 2007. Từ kết quả
này cho thấy chất lượng lao động còn thấp, gây ảnh hưởng lớn đến tình trạng việc làm
cũng như thu nhập cho các hộ gia đình.
b) Kinh tế
14

+ Giao thông thủy : tổng chiều dài cho của các sông, kênh chính là 203,7km,
ngoài ra còn có hàng trăm km kênh rạch cho ghe thuyền gắn máy có tải trọng thấp lưu
thông thuận lợi.
15



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status