NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE, BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM BÌNH YÊN TỈNH NAM ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP - Pdf 49

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

ĐỖ MINH SINH

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG,
TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE, BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM BÌNH YÊN TỈNH NAM ĐỊNH
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

THÁI BÌNH - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

ĐỖ MINH SINH

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG,
TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE, BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM BÌNH YÊN TỈNH NAM ĐỊNH
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh

Đỗ Minh Sinh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là: Đỗ Minh Sinh, học viên khóa đào tạo trình độ: Tiến sĩ
Chuyên ngành: Y tế công cộng, của Trường Đại học Y Dược Thái Bình
xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của:
PGS. TS. Ngô Thị Nhu
PGS.TS. Nguyễn Quốc Tiến
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều cam đoan trên.
Thái Bình, ngày 06 tháng 10 năm 2017
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Minh Sinh

Đỗ Minh Sinh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

OWAS

Ovako working posture assessment system
(Hệ thống phân tích tư thế làm việc theo Ovako)

PTBVCN

Phương tiện bảo vệ cá nhân

RWL

Recommended weight limit (khuyến cáo giới hạn trọng lượng)

TCVSLĐ

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TCKL

Tái chế kim loại

TNLĐ

Tai nạn lao động

TTLĐ

Tư thế lao động

WISE

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 33
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................... 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 59
3.1. Thực trạng điều kiện lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên......... 59
3.2. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động ................................... 67
3.3. Kết quả can thiệp cải thiện điều kiện lao động......................................... 81
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 94


4.1. Thực trạng điều kiện lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên xã Nam
Thanh huyện Nam Trực tỉnh Nam Định ......................................................... 94
4.2. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động tại làng nghề tái chế nhôm
Bình Yên xã Nam Thanh huyện Nam Trực tỉnh Nam Định ............................105
4.3. Kết quả can thiệp cải thiện điều kiện lao động........................................118
4.4. Một số ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ............................................126
KẾT LUẬN ................................................................................................129
KIẾN NGHỊ ................................................................................................131
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số chính của mục tiêu mô tả điều kiện lao động ................ 48
Bảng 2.2. Các biến số chính của mục tiêu mô tả tình trạng sức khỏe ............... 49
Bảng 2.3. Các biến số chính của mục tiêu đánh giá hiệu quả can thiệp ............ 50
Bảng 2. 4. Mức độ cấp bách phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh tư thế .... 52
Bảng 2. 5. Giới hạn cho phép của vi khí hậu (QCVN 26:2016/BYT) .............. 54
Bảng 2. 6. Giới hạn cho phép của ánh sáng, độ ồn và bụi ............................... 54

Bảng 3.26. Thực trạng thấm nhiễm chì của người lao động theo giới tính ....... 74
Bảng 3.27. Thực trạng thấm nhiễm chì của người lao động theo tuổi đời......... 74
Bảng 3.28. Thực trạng thấm nhiễm chì theo thời gian làm việc trong ngày ...... 75
Bảng 3.29. Thực trạng thấm nhiễm chì của người lao động theo tuổi nghề ...... 75
Bảng 3.30. Mô hình hồi quy logistic mô tả nguy cơ thấm nhiễm chì của người lao
động với các yếu tố liên quan ........................................................................ 76
Bảng 3.31. Phân loại tai nạn lao động theo thời gian làm việc trong ngày........ 77
Bảng 3.32. Phân loại tình trạng tai nạn lao động theo tuổi nghề ...................... 78
Bảng 3.33. Phân bố tính chất tổn thương theo công đoạn (n=350) ................... 79
Bảng 3.34. Phân bố nguyên nhân gây tai nạn theo công đoạn sản xuất ............ 80
Bảng 3.35. Kết quả cải thiện “Mang vác và vận chuyển nguyên vật liệu” ........ 81
Bảng 3.36. Kết quả cải thiện “Đảm bảo an toàn máy” .................................... 81
Bảng 3.37. Kết quả cải thiện “Thiết kế nơi làm việc” ..................................... 82


Bảng 3.38. Kết quả cải thiện trong nhóm “Môi trường lao động” .................... 82
Bảng 3.39. Kết quả cải thiện “Cơ sở phúc lợi và Tổ chức công việc” .............. 83
Bảng 3.40. Thay đổi mức độ tư thế giữa trước và sau can thiệp (n=404) ......... 84
Bảng 3.41. Cảm nhận của người lao động về tình trạng mệt mỏi (n=73).......... 85
Bảng 3.42. Kết quả cải thiện tình trạng mệt mỏi theo thang đo FAS (n=73)..... 86
Bảng 3.43. Tình trạng đau mỏi cơ, xương của người lao động (n=73) ............. 87
Bảng 3.44. Phân loại tai nạn lao động trước và sau can thiệp .......................... 88
Bảng 3.45. Phân bố tính chất tổn thương do tai nạn lao động.......................... 88
Bảng 3.46. Phân bố nguyên nhân gây tai nạn lao động ................................... 89


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân loại mức tư thế bằng OWAS theo công đoạn (n=404) ......... 63
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mẫu đo vi khí hậu không đạt tại các công đoạn .................. 64

bảo an toàn cho người lao động và là tiền đề cho sự phát triển của xã hội [24].
Mặc dù có tầm quan trọng như vậy, nhưng thực tế hiện nay cho thấy điều
kiện lao động tại cơ sở tái chế kim loại đang tồn tại nhiều yếu tố có hại và yếu
tố nguy hiểm gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người lao động. Tỷ lệ mẫu
đo vi khí hậu vượt tiêu chuẩn tại làng Phù Ủng là 53,7% [28], số mẫu đo tiếng
ồn vượt tiêu chuẩn tại làng Đại Bái là 90,9% [38], hàm lượng bụi toàn phần tại
làng Tống Xá vượt tiêu chuẩn từ 1,1-4,6 lần [14]. Bên cạnh đó người lao động
cũng phải làm việc với các loại máy và thiết bị không an toàn như các bộ phận
truyền động không được che chắn hoặc không được bảo dưỡng định kỳ [12].
Trong khi đó đa số người lao động tái chế kim loại có trình độ học vấn
chưa cao, thiếu hiểu biết về các qui định an toàn - vệ sinh lao động [8], [22].
Đồng thời nhiều cơ sở sản xuất, chính quyền địa phương chưa quan tâm và hiểu
rõ về mục đích, ý nghĩa cũng như hiệu quả của việc đảm bảo an toàn - vệ sinh
lao động [9], [31]. Đây là nguyên nhân góp phần làm gia tăng tình trạng bệnh
tật và tai nạn lao động. Tỷ lệ người lao động làng Vân Chàng mắc bệnh hệ hô
hấp lên tới 48% [25], có tới 38,9% người lao động làng Đồng Sâm bị bệnh về
tâm thần kinh [54], tỷ lệ tai nạn lao động tại làng Văn Môn khoảng 75% [47].
Chính vì vậy việc đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động thông qua việc thực hiện
các giải pháp cải thiện điều kiện lao động tại các làng nghề tái chế kim loại là
vấn đề cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn và nhân đạo sâu sắc.


2

Cho đến nay đã có nhiều giải pháp cải thiện điều kiện lao động được
nghiên cứu và áp dụng vào thực tế. Kết quả áp dụng các giải pháp này tại các
làng nghề đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc cải điều kiện lao động, đồng
thời nâng cao nhận thức của người lao động về an toàn - vệ sinh lao động qua
đó góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao sức khỏe người lao động [12], [102].
Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu cải thiện điều kiện lao động


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan điều kiện lao động và làng nghề
1.1.1. Khái niệm và các yếu tố của điều kiện lao động
1.1.1.1. Khái niệm điều kiện lao động
“Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ
thuật, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, dụng cụ lao động, đối tượng
lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa
chúng trong không gian và thời gian nhất định tạo nên những điều kiện cần thiết
cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất” [10].
1.1.1.2. Các yếu tố của điều kiện lao động
Có nhiều cách để phân chia các yếu tố cấu thành điều kiện lao động, tuy
nhiên dựa trên cơ sở hình thành và những ảnh hưởng của các yếu tố đến cơ thể
con người, có thể chia điều kiện lao động (ĐKLĐ) thành các nhóm sau [41]:
Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên và văn hóa:
Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động (máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng,
nguyên nhiên vật liệu,..). Các yếu tố liên quan đến tính chất của quá trình lao
động (thể lực hay trí óc, thủ công, cơ giới, tự động...). Các yếu tố liên quan đến
lao động (trình độ tay nghề, thu nhập, học vấn, tuổi đời, tuổi nghề, …)
Các yếu tâm sinh lý lao động và Ecgônômi: mức chịu tải, nhịp điệu lao
động của cơ bắp, mức tiêu hao năng lượng, biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ
thể, căng thẳng thần kinh, thời gian làm việc ca kíp, tư thế lao động (TTLĐ)…
Môi trường lao động: vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió); vật lý (bức
xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường); hóa học (bụi, hơi
khí độc hại); vi sinh vật (vi khuẩn, nấm...).



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status