KHẢO SÁT VÀ XÁC ĐỊNH TUYẾN TRÙNG GÂY BỆNH BƯỚU RỄ TRÊN CÂY HOA MƯỜI GIỜ (Portulaca grandiflora ) - Pdf 49

i

KHẢO SÁT VÀ XÁC ĐỊNH TUYẾN TRÙNG GÂY BỆNH
BƯỚU RỄ TRÊN CÂY HOA MƯỜI GIỜ
(Portulaca grandiflora )
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả
CHÂU THIỆN HỘI

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Bảo vệ thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN

Tp. HỒ CHÍ MINH, tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi còn
được sự giúp đỡ tận tình của qúy thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Lê Đình Đôn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài và viết khóa luận tốt nghiệp.
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Khoa Nông Học, Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật cùng tất cả qúy thầy cô giáo của
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt cho tôi

Quần thể tuyến trùng Meloidogyne gây bệnh sưng rễ trên hoa mười giờ cũng ký
sinh gây bệnh sưng rễ trên các cây thuốc lá, cà chua, ớt, dưa hấu nhưng không ký sinh
trên cây đậu phộng và cây bông vải.


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii
Mục lục ......................................................................................................................... iv
Danh sách các hình ...................................................................................................... vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... vii
Chương 1 GIỚI THIỆU ...............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ..........................................................................................................2
1.3 Yêu cầu đề tài ...........................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ..........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1 Giới thiệu về truyến trùng ký sinh gây hại thực vật .................................................3
2.1.1 Sơ lượt về tuyến trùng hại thực vật .......................................................................3
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của tuyến trùng hại thực vật ...............................4
2.1.3 Phân loại tuyến trùng .............................................................................................6
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng lên tuyến trùng thực vật .....................................................8
2.1.5 Triệu chứng gây hại của tuyến trùng .....................................................................9
2.1.6 Một số tuyến trùng ký sinh gây hại thực vật .......................................................10
2.1.6.1 Tuyến trùng Meloidogyne.................................................................................10
2.1.6.2 Tuyến trùng Rotylenchulus ...............................................................................10

3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................18
3.3.1 Phương pháp điều tra và thu thập mẫu ................................................................18
3.3.2 Phương pháp ly trích và lây nhiễm tuyến trùng nhân tạo ....................................18
3.3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển của các
giống hoa mười giờ.......................................................................................................19
3.3.4 Phương pháp đếm mật số ấu trùng cảm nhiễm ...................................................19
3.3.5 Phương pháp nhuộm tuyến trùng Meloidogyne ký sinh rễ hoa mười giờ ...........19
3.3.6 Phương pháp chủng tuyến trùng trên cây ký chủ ................................................20
3.3.7 Phương pháp pha dung dịch thuốc nhuộm fuchsin và acidified glycerol ...........21
3.3.8 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................23


vi

4.1 Kết quả ....................................................................................................................23
4.1.1 Xác định tuyến trùng gây sưng rễ trên hoa mười giờ ..........................................23
4.1.2 Tình hình tuyến trùng Meloidogyne ký sinh gây bệnh bướu rễ trên cây hoa mười
giờ tại thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................................25
4.1.3 Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne ký sinh gây bệnh bướu rễ đến sinh
trưởng và phát triển cảu các giống hoa mười giờ .........................................................26
4.1.4 Xác định loài tuyến trùng Meloidogyne dựa vào phản ứng cây ký chủ ..............28
4.2 Thảo luận ................................................................................................................30
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................32
5.1 Kết luận...................................................................................................................32
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................33
PHỤ LỤC ....................................................................................................................35



GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Hoa mười giờ có tên khoa học là Portulaca grandiflora, thuộc họ rau sam
(Portulacaceae). Một loại cây thân thảo có nguồn gốc ở Nam Mỹ, cây cao khoảng 12 –
15 cm, cây nở hoa quanh năm và có nhiều màu sắc sặc sở. Ở Việt Nam, hoa mười giờ
là loại cây cảnh phổ biến được trồng nhiều nơi như: các công viên, các vườn hoa,…
góp phần làm tăng vẻ mỹ quan nơi ở và đô thị. Theo các bài thuốc nam hoa mười giờ
còn là thuốc dùng trị bỏng rất công hiệu. Hoa mười giờ cũng là loài cây rất dễ trồng và
chăm sóc, chỉ cần cắt những đoạn thân dài khoảng 5 – 7 cm là có thể trồng được những
cây hoa mười giờ. Tuy nhiên diện tích hoa mười giờ ngày càng bị thu hẹp là do khi
trồng trên diện tích lớn trong một thời gian dài đã xuất hiện một số sâu bệnh hại
nghiệm trọng làm hoa chết hàng loạt. Đặc biệt là những loài ký sinh gây bệnh cho hoa
mười giờ ở trong đất như những loài tuyến trùng ký sinh rễ. Chúng tập trung nhiều ở
tầng canh tác, đặc biệt ở độ sâu 5 – 20 cm. Chúng có kích thước nhỏ bé và số lượng
lớn, chiếm tới 90% số lượng các động vật hạ đẳng ,có cơ thể đa bào sống trong đất và
là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm. Chúng có mặt phá hại ở nhiều nơi và
nhiều loại thực vật. Tuyến trùng sử dụng dịch cây trồng làm thức ăn gây tác hại đáng
kể cho quá trình sống và trao đổi chất trong cây. Đồng thời chúng còn tạo điều kiện lan
truyền nấm, vi khuẩn và virut gây bệnh cho cây, nếu gây hại nặng có thể làm chết cây
trồng (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Để biết rõ hơn những loài tuyến trùng ký sinh gây hại trên rễ cây hoa mười giờ
tôi đã thực hiện đề tài “Khảo sát và xác định tuyến trùng gây bệnh bướu rễ trên cây hoa
mười giờ (Portulaca grandiflora) tại TP. Hồ Chí Minh”.


2

1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định được loài tuyến trùng ký sinh gây bệnh bướu rễ trên cây hoa mười giờ.

khoảng 250 loài gây hại trên thực vật (Nguyễn Ngọc Châu, 2003). Hầu hết tuyến trùng
gây bệnh cho cây trồng thuộc bộ Tylenchida. Với 5 họ chủ yếu là Heteroderidae,
Tylenchidae, Aphelenchidae, Tylenchulidae, Neotylenchidae (Lê Lương Tề 1977).
Những thiệt hại tuyến trùng gây ra cho nền nông nghiệp cũng khá đáng kể. Theo
một số nghiên cứu trên thế giới, hàng năm loài người mất đi 18% sản phẩm nông


4

nghiệp và hàng tỷ đô la do tuyến trùng gây ra (Allen, 1960). Kết quả nghiên cứu trên
20 loại cây trồng chính ở các vùng khác nhau trên thế giới thì thiệt hại trung bình hàng
năm do tuyến trùng ký sinh gây ra là 12,5% tương đương 77 tỷ USD. Ở Liên Xô Năng
suất cà chua, dưa chuột bị giảm 50% do tuyến trùng, khoai tây bị giảm đến 80%,
lượng đường trong củ cải giảm 20%. Ở Mỹ, hàng năm thiệt hại do tuyến trùng gây ra
cho nông nghiệp trị giá hàng trăm triệu đô la (Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ
Thanh, 2000).
Ở nước ta, tuyến trùng là một trong những nguyên nhân gây hại cho nhiều cây
trồng. Nó là một trong những trở ngại chủ yếu cho việc phát triển cây hồ tiêu và tuyến
trùng cũng gây thiệt hại đáng kể cho cây cà phê. Một số cây công nghiệp khác như đay
gai, một số cây rau như hành, cà, khoai tây cũng bị tuyến trùng gây nhiều thiệt hại.
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của tuyến trùng hại thực vật
Tuyến trùng phát triển qua 3 giai đoạn: trứng, tuyến trùng non và trưởng thành.
Một vài loại thuộc bộ Rhabditida hoàn thành chu kỳ phát triển trong vài ngày, có khi
chỉ mấy giờ. Tuyến trùng nội ký sinh có chu kỳ dài nhất. Tuyến trùng non khác con
trưởng thành ở bộ phận sinh dục chưa phát triển. Tuyến trùng thực vật non có 4 tuổi và
tuổi thứ 5 là trưởng thành, kích thước các tuổi khác nhau (Phạm Văn Kim, 2000 và
Đường Hồng Dật, 1979).
Trong bộ Tylenchida có một vài loài tuyến trùng có ấu trùng tuổi 1 phát triển
trong trứng, đến tuổi 2 chúng mới chui ra khỏi trứng và theo các chất hấp dẫn tiết ra từ
rễ cây mà định hướng di chuyển đến rễ (Kleynhans, 1999).

là một thể xoang mà trong đó chứa đầy dịch thể không mầu.
Miệng của tuyến trùng nằm chính giữa ở phần đầu có từ 3-6 môi, trong xoang
miệng có răng và một mấu dài nhọn gọi là kim chích hút. Tuyến trùng dùng kim chích
hút chích vào mô cây hút thức ăn (dạng thức ăn lỏng), kim chích hút có thể di chuyển
ra phía trước nhờ việc co rút cơ bắp của tuyến trùng (Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
Ống thực quản là chỗ phình rộng nhất còn gọi là bầu thực quản có tác dụng bơm
đẩy tuyến dịch vào cây để ký sinh, thông qua vòi chích hút bơm hút dịch tế bào cây,
tiết ra những chất để tiêu hóa thức ăn đã hút được, đồng thời còn sinh ra những loại độc
tố để tác động vào cây trồng. Ruột của hệ thống tiêu hóa là một ống thẳng dài, tận cùng
là lỗ bài tiết (Võ Thị Thu Oanh, 2008).
Bộ phận sinh dục của tuyến trùng bao gồm ống sinh dục và các bộ phận khác
tùy theo giới tính loài tuyến trùng. Bộ phận sinh dục con đực và con cái rất khác nhau.
Tuyến trùng cái có bộ phận sinh dục gồm buồng trứng (1 hay 2 buồng trứng đối xứng
hoặc không đối xứng phụ thuộc vào số lượng phát triển của ống dẫn trứng, tử cung và
lỗ giao phối). Lỗ giao phối thường nằm ở giữa thân hoặc giáp cận với lỗ bài tiết. Nhiều


6

loại tuyến trùng cái có hệ thống sinh dục khá phát triển nên phình to thành dạng hình
cầu, hình quả chanh…
Dựa vào đặc điểm về hình thái giải phẩu: kích thước, cấu tạo xoang miệng, ống
thực quản, vị trí lỗ bài tiết, kim chích hút, vòng thần kinh, cơ quan sinh dục, vị trí lỗ
giao phối, cấu tạo phần đuôi và những đặc điểm khác để phân loại tuyến trùng. Phân
biệt các loài hoại sinh và ký sinh cũng dựa trên những đặc điểm này, đặc biệt là sự
khác nhau về cấu tạo phần xoang miệng và khả năng nhuộm màu Metylen xanh. (Vũ
Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
2.1.3 Phân loại tuyến trùng
Theo Agrios (2003), hầu hết tuyến trùng sống tự do trong nước và trong đất.
Nhiều loài ký sinh trên thực vật gây ra nhiều bệnh quan trọng trên cây trồng, làm giảm

- Nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật: nhóm ký sinh chuyên tính. Nhóm này gây
bệnh cho cây, có tính ký sinh cao, chỉ sống và phát triển ở trong những mô thực vật
còn sống: bộ Tylenchidae và nhiều loài trong họ Longidoridae và Trichodoridae thuộc
bộ Dorylaimida. Các cơ quan bên trong của cơ thể tuyến trùng khá phát triển, đặc biệt
là hệ thống men tiêu hóa. Đại diện là họ Pratylenchidae. Loài Ditylenchus spp. gây hại
phá vở tổ chức mô tế bào thực vật, chúng ký sinh trên rất nhiều cây trồng và cây dại.
Tuyến trùng ký sinh không chuyên tính: nhóm tuyến trùng này sống ở mô thực
vật bị bệnh do các nguyên nhân khác gây ra, chúng ăn sợi nấm như họ Aphelenchidae,
Aphelenchoididae, Tylenchidae và Neotylenchidae. Một số khác gây hiện tượng thối
khô và thối ướt lẫn với hiện tượng do nấm gây thối, do đó khó có thể xác định chính
xác nguyên nhân gây bệnh nào là chính.
Và dựa vào chu kỳ sinh sống của tuyến trùng thực vật, Paramonov (1962) chia
thành 3 nhóm (trích dẫn của Đường Hồng Dật, 1979):
- Nhóm một: nhóm tuyến trùng này có giai đoạn còn non sống trong đất. Con
cái bám đầu vào rễ cây, còn thân thì vẫn trong đất và đẻ trứng vào đất. Con đực sống
hoàn toàn trong đất. Ví dụ: Tuyến trùng Tylenchulus semipenetranss.
- Nhóm hai: ở nhóm này, tuyến trùng trưởng thành, thành thục và sinh sản trong
hạt giống. Khi gieo vào đất dưới tác động của độ ẩm, tuyến trùng non ra khỏi hạt tìm
đến nách lá cây và gây hại. Khi hạt phát triển, tuyến trùng chui vào phôi hạt và chuẩn
bị cho chu kỳ phát triển mới. Ví dụ: tuyến trùng Anguina tritic, Heterodera schachtii.
- Nhóm ba: con cái sống trong rễ cây và sống trong đó, trứng có thể phát triển
trong đất hoặc trong rễ cây. Nhóm tuyến trùng này chỉ sống trong mô bị hại. Ví dụ:
Meloidogyne goedi, Ditylenchus fillip.


8

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng lên tuyến trùng thực vật
Loại đất: tuyến trùng di chuyển được thuận lợi hay không và tốc độ di chuyển
nhanh hay chậm là phụ thuộc kích thước của các hạt đất. Tuyến trùng ký sinh ở rễ cây


là một yếu tố quan trọng làm giảm tuyến trùng hại cây tích lũy tồn tại ở trong đất
(Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
2.1.5 Triệu chứng gây hại của tuyến trùng
Theo Đường Hồng Dật (1979), tuyến trùng có khả năng thích ứng với tất cả các
bộ phận của cây, chúng có thể sống ở rễ, ở các bộ phận trên mặt đất và các bộ phân
sinh sản. Tác hại cũng như triệu chứng gây bệnh rất khác nhau. Nhiều trường hợp triệu
chứng xuất hiện tương đối rõ nhưng cũng có trường hợp không hình thành triệu chứng
bên ngoài mà biểu hiện chủ yếu là cây sinh trưởng kém. Triệu chứng gây hại do tuyến
trùng gây ra dễ nhầm lẫn với triệu chứng do các nguyên nhân khác gây ra như: hiện
tượng cây thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng, các bệnh viroide, vi khuẩn,… thậm chí do
côn trùng hoặc nhện gây ra (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Do quá trình sống và sinh sản trên hoặc trong mô thực vật, tuyến trùng có thể
gây ra nhiều biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với thực vật. Đó là các biến đổi về
cơ học như phá hủy mô thực vật, tạo ra các vết thương, các biến đổi về sinh lý cho các
chức năng chính của thực vật như hút và vận chuyển chất dinh dưỡng của rễ thân,
quang hợp của lá bị phân hủy, các biến đổi sinh hóa do tuyến trùng tiết ra các enzyme
tiêu hóa làm thay đổi các quá trình sinh hóa bình thường của cây (Nguyễn Ngọc Châu
và Nguyễn Vũ Thanh, 2000). Theo Đặng Thái Thuận và Nguyễn Mạnh Chinh (1986)
tuyến trùng dùng vòi châm hút dinh dưỡng từ mô cây, đồng thời chúng tiêm nước bọt
hóa lỏng các dịch của tế bào chất và chuẩn bị tiêu hóa. Như vậy các tế bào cây lần lượt
bị tiêu hủy và chất độc tiết ra tạo nên hoại thư, biến dạng các mô và tạo điều kiện cho
nấm, vi khuẩn xâm nhập.
Còn theo Phạm Văn Kim (2000), tuyến trùng ký sinh có mang kim ở đầu để
chích hút chất dinh dưỡng từ cây. Cách gây hại chủ yếu là chích hút và làm mô cây bị
hư hỏng. Nếu ký sinh ở rễ thì làm cho rễ bị hư hỏng, cây không hút được đầy đủ dinh
dưỡng nên cây bị cằn cõi, lá vàng, rụng lá, cây chết dần. Triệu chứng bệnh tuyến trùng
gây ra biểu hiện rất chậm. Trên cây đa niên, bệnh có thể tiến triển trong nhiều năm
trước khi làm cây chết nên rất khó nhận ra kịp thời để có biện pháp phòng trừ.
Theo Agrios (2003), tuyến trùng gây hại trên cây tạo nên triệu chứng trên rễ,

bông, ngô, chè, các loại đậu, dứa, khoai lang. Tác hại do loài này ký sinh thường tăng
lên do kéo theo các nấm bệnh (Rhizoctonia, Fusarium, Verticillium). Một loại nấm sợi
Glomus fasciculatus có khả năng hạn chế loài tuyến trùng này. Ở nước ta, loài này ký
sinh gây hại phổ biến trên nhiều loại cây trồng như: dứa, chuối, hồ tiêu và đặc biệt loài
này ký sinh gây hại rất phổ biến ở các vườn ươm (Nguyễn Ngọc Châu, 2003).


11

2.1.6.3 Tuyến trùng Pratylenchus
Tuyến trùng Pratilenchus thuộc bộ Tylenchida, họ Criconematidae. Còn gọi là
tuyến trùng gây thối rễ, đây là một loại tuyến trùng nội ký sinh nhưng không gây sưng
rễ mà chỉ làm rễ loét và thối rửa (Graham, 1981). Tuyến trùng Pratylenchus cũng được
xem là tác nhân mở đường cho nhiều loại nấm và vi khuẩn gây hại cây (Luca, 1965;
Miller, 1972). Tuyến trùng gây hại trên các cây trồng: khoai tây, cải bắp. Ở Atok,
Benguet, nó là nguyên nhân gây thối rễ trên: đậu, cà chua, cà phê, thuốc lá, chuối…
2.1.6.4 Tuyến trùng Tylenchorhynchus
Đây là loại tuyến trùng ngoại ký sinh thuộc bộ Tylenchida, họ Tylenchidae.
Tuyến trùng này thường gây ra triệu chứng còi cọc ở thuốc lá khi mật số tuyến trùng
trong đất lên cao 140con/100 gr đất (Mai, 1960); (Zuekemann, 1971). Ngoài ra,
Tylenchorhynchus hay gây hại trên các loại rau và cây lương thực: xà lách, bắp cải, cà
chua, dưa chuột, ngô….
Tylenchorhynchus phổ biến ở đất rẫy, đất thấp và lúa nước trên khắp thế giới.
Loài Tylenchorhynchus annulatus có sự phân bố rộng nhất, kế đến là những loài ít phổ
biến hơn như T. claytonia, T. elegans, T. brassicae (Luc. và ctv, 1990).
2.1.6.5 Tuyến trùng Helicotylenchus
Còn gọi là tuyến trùng xoắn ốc thuộc bộ Tylenchida, họ Hoplolaimidae. Nhóm
tuyến trùng này gồm có nhiều loài phổ biến trên nhiều ký chủ bao gồm cây gỗ cứng,
cây thức ăn gia súc, đậu nành, ô liu, kê, cà chua và nhiều loại khác (Dropkin, 1980).
Nhóm tuyến trùng này dùng kim chích đâm xuyên vào rễ để ăn (ngoại ký sinh).

thành độc tố khi nó nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, một số tuyến trùng có thể ăn vi khuẩn
gây bệnh cho thực vật (Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
2.1.7.3 Tuyến trùng và bệnh virus
Tuyến trùng mang virut cho cây trồng được nghiên cứu từ lâu và được khẳng
định là môi giới quan trọng trong việc lan truyền virut gây bệnh. Lần đầu tiên Hewitt,
Raski và Goheen khảo sát bệnh virut cho cây nho (virut G.F.L.V) với tyến trùng
Xiphinema index vào năm 1958, tuyến trùng có cấu tạo bầu thực quản và tuyến dịch
thức ăn giữ vai trò quan trọng trong việc lan truyển virut. Tuyến trùng hút dịch chứa
virut, sau đó chúng nhân nhanh số lượng trong cơ thể và truyền lan sang cây khỏe theo
phương pháp sinh học. Một số loài khác không nhân nhanh số lượng virut trong cơ thể
mà truyền ngay qua tuyến nước bọt khi tuyến trùng bơm đẩy kim chích hút dịch cây.
Tùy vào từng loại men của tuyến trùng mà nó quyết định phương thức lan truyền. Virut
có thể có mặt trong cơ thể tuyến trùng ở tất cả các giai đoạn phát triển từ giai đoạn
trứng. Virut có thể tồn tại trong cơ thể tuyến trùng sau một vài tuần hoặc vài tháng (Vũ
Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).


13

2.1.8 Các biện pháp phòng trừ tuyến trùng
2.1.8.1 Ngăn ngừa
Theo Nguyễn Ngọc Châu, ngăn ngừa hoặc phòng ngừa là biện pháp đầu tiên và
quan trọng nhất trong quản lý tuyến trùng, vì nó là biện pháp đơn giản để giải quyết
tuyến trùng trước khi chúng trở thành vật hại trên đồng ruộng. Ngăn ngừa là biện pháp
phòng bệnh, chúng bao gồm nhiều biện pháp khác nhau như sản xuất nguồn giống
sạch, xử lý giống nhiễm tuyến trùng trước khi gieo trồng, kiểm tra và vệ sinh đồng
ruộng trước khi trồng, ngăn ngừa tuyến trùng lan tuyền theo người, máy móc, dụng cụ
nông nghiệp hoặc lan truyền theo nước tưới.
2.1.8.2 Luân canh
Luân canh được coi là biện pháp quản lý tuyến trùng đơn giản. Tuyến trùng thực

lưu giữ một vài tuần trong đất và có thể giết chết một vài loài tuyến trùng, nhưng
không độc đến các tuyến trùng sống tự do trong đất. Các chất hữu cơ cũng làm tăng sự
phong phú của các nấm ăn thịt tuyến trùng bằng hiệu quả thông qua chuỗi thức ăn gây
ảnh hưởng mật số tuyến trùng ký sinh thực vật (Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
2.1.8.4 Các biện pháp vật lý
Tuyến trùng nhìn chung rất mẫn cảm với nhiệt. Một vài tuyến trùng có thể chịu
được nhiệt độ cao trên 600C, ở nhiệt độ này tế bào chất tuyến trùng bị đông lại. Tuy
nhiên tuyến trùng thường chết ở nhiệt độ thấp hơn. Phương pháp này được áp dụng
rộng rãi bằng nhiều biện pháp khác nhau như khử trùng đất bằng khói, phơi nắng, khử
trùng bằng nhiệt điện, khử trùng bằng nhiệt vi sóng, đốt đồng sau khi thu hoạch, khử
trùng nguyên liệu gieo trồng bằng nhiệt, chiếu xạ . Ví dụ: xử lý hạt lúa 550C trong 20
phút. Hành tỏi: 45-460C trong 15 phút.
2.1.8.5 Chọn giống kháng
Việc tìm kiếm giống có tính kháng tuyến trùng đã được các nhà nghiên cứu
quan tâm thực hiện từ lâu. Một số giống bông vải, thuốc lá, đậu, ớt,… có tính kháng
đối với tuyến trùng nốt sưng đã dược tìm thấy (Moore,1960). Tuy nhiên có rất ít giống
có gía trị trong sản xuất kháng được tuyến trùng, hoặc chúng chỉ kháng được loài tuyến
trùng này nhưng mẫn cảm với các loài tuyến trùng khác. Ví dụ: giống thuốc lá NC 95
kháng được Meloidogyne incognita, nhưng lại mẫn cảm với M. javanica và M.
arenaria (Moore,1960).
2.1.8.6 Biện pháp sinh học
Theo Nguyễn Ngọc Châu (2003) có 2 dạng phòng trừ sinh học: Phòng trừ sinh
học nhân tạo bằng cách nhân nuôi các tác nhân sinh học để đưa ra đồng ruộng và
phòng trừ sinh học tự nhiên bằng cách tạo những điều kiện thuận lợi để duy trì nguồn
thiên địch sẵn có trong tự nhiên để hạn chế sự sinh sản của tuyến trùng.


15

Tuyến trùng ký sinh thực vật cũng bị tấn công bởi nhiều bởi thiên địch tồn tại



16

2.3 Giới thiệu về hoa mười giờ
Hoa mười giờ hay rau sam hoa lớn có tên khoa học là Portulaca grandiflora. Nó
là một loài cây thân mọng nước, nhỏ, nhiều nhánh và lớn nhanh thuộc họ rau sam
(Portulacaceae). Tên thường gọi mười giờ là do hoa của nó thường chỉ nở từ khoảng 8
giờ đến 10 giờ sáng trong ngày. Là loại cây thân thảo, cao khoảng 10-15 cm. Lá hình
dải hơi dẹt, dài 1,5-2 cm, mép nguyên, thân có màu hồng nhạt, lá có màu xanh nhạt.
Loài thực vật này có nguồn gốc Nam Mỹ, nhưng được trồng rộng rãi trong các khu vực
ôn đới. Hoa sặc sỡ, với màu sắc có thể là đỏ, cam, hồng, trắng hay vàng. Theo tạp chí
Birds & Blooms, tháng 6 năm 2006 thì " Hoa mười giờ được đưa vào các khu vườn của
Châu Âu khoảng 300 năm trước”. Loài cây thích hợp với chỗ đất ráo nước và nhiều
nắng. Cây cũng dễ bị một số sâu bệnh tấn công như : rệp sáp, bệnh bướu rễ do tuyến
trùng ký sinh, bệnh thối gốc…, Tại Việt Nam, nó được trồng làm một loại cây cảnh. Theo
Đông y, hoa mười giờ có vị chua, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, tiêu
viêm, tiêu sưng. Thường dùng ngoài trị mụn nhọt, ghẻ ngứa, bỏng,... Bộ phận dùng làm
thuốc là toàn cây, thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.
2.4 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước
2.4.1 Nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Ngọc châu và Nguyễn Vũ Thanh (2000), nhìn chung tình hình
nghiên cứu về tuyến trùng ở nước ta phát triển rất chậm. Tính đến năm 2000, mới chỉ
có điều tra phát hiện khoảng 250 loài tuyến trùng ký sinh cây trồng. Trong một số loài
được phát hiện chỉ một phần có tư liệu đầy đủ được xây dựng tương đối hoàn chỉnh.
Còn phần lớn các loài còn lại mặc dù đã được định danh nhưng chưa có số liệu đầy đủ.
Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Thu Cúc (2002) ghi nhận có một
số loài Meloidogyne hiện diện gây hại trên lúa như M. graminicola, M. incognita, M.
javanica, tuy nhiên loài M. graminicola chiếm ưu thế còn các loài khác chỉ thấy rải rác
trên một số chân ruộng cao hoặc ruộng luân canh lúa. Ngoài gây hại trên lúa M.


18

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 13/02/2012 đến 13/06/2012.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
- Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm.
- Trại Công Nghệ Sinh Học, Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, Tường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
- Tuyến trùng ký sinh gây bệnh bướu rễ trên hoa mười giờ.
- Các giống hoa mười giờ trồng phổ biến.
3.2.2 Dụng cụ nghiên cứu
- Dụng cụ thu mẫu tuyến trùng: len lấy đất, bao nylon, bao giấy, viết…
- Dụng cụ trích mẫu tuyến trùng: rây lọc tuyến trùng, đĩa petri, xô, giấy thấm.
- Dụng cụ quan sát mẫu: kính lúp sôi nổi, kính hiển vi, đĩa đếm, lame, lamelle.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra và thu thập mẫu
Điều tra theo 5 điểm trên đường chéo góc, mỗi vị trí dùng len lấy đất ở độ sâu
10– 15m xung quanh vùng rễ cây bị bệnh, lấy khoảng 100g đất. Các mẫu này được
trộn đều lại rồi lấy mẫu đại diện khoảng 100g đất. Mẫu đất được giữ trong một túi
nylon bịt kín.
3.3.2 Phương pháp ly trích và lây nhiễm tuyến trùng nhân tạo
Rễ hoa mười giờ có bướu do Meloidogyne ký sinh được đem về phòng thí
nghiệm rửa nhẹ. Sau khi rửa xong đặt khoảng 1 g rễ vào rây lọc đã có lót giấy thấm và


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status