Hướng dẫn ôn thi Tốt nghiệp Môn Văn học - Pdf 49

Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Văn học
Theo hướng dẫn ôn tốt nghiệp môn Văn, đề thi của chương trình thí điểm phân ban có 2
phần: trắc nghiệm 15 câu (3 điểm) và tự luận 1-2 câu (7 điểm). Thời gian làm bài là 150
phút, thí sinh có thể chọn 1 trong 2 đề. Dưới đây là hướng dẫn ôn tập chi tiết.
A. Chương trình và sách giáo khoa hiện hành
I. Về hạn chế chương trình ôn tập
Cũng như một số năm học trước, năm học này (2006-2007), chương trình thi tốt nghiệp
THPT môn Văn bao gồm toàn bộ phần văn học Việt Nam và phần văn học nước ngoài
ở lớp 12, theo quy định về điều chỉnh nội dung giảng dạy, ban hành theo Quyết định số
28/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đáng lưu ý, mặc dù có in trong sách giáo khoa Văn học 12 tập I, phần văn học Việt Nam
(mới được chỉnh lý và hợp nhất năm 2000, NXB Giáo dục tái bản vào các năm 2001 và
2002), nhưng 4 bài sau đây không có trong phạm vi ra đề thi, vì những bài này đã được
chuyển từ chính khoá sang đọc thêm:
1. Vãn cảnh, trích Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh
2. Thời và thơ Tú Xương của Nguyễn Tuân
3. Huệ Chi trước lễ cưới (trích Cửa biển) của Nguyên Hồng
4. Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Ngoài ra, có 4 bài sau đây chỉ học chính khoá đoạn trích (phần còn lại ở mỗi bài cũng đã
chuyển sang đọc thêm); do đó, đề thi chỉ đề cập đến đoạn trích đã học, không rơi vào phần
đọc thêm:
1. Tâm tư trong tù của Tố Hữu
2. Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm
3. Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận
4. Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.
- Phần văn học nước ngoài, chương trình thi gồm 6 tác giả với 6 tác phẩm hoặc đoạn trích.
Cụ thể là:
1. Gorki với tác phẩm Một con người ra đời
2. Lỗ Tấn - Thuốc
3. Êxênin - Thư gửi mẹ
4. Aragông - Enxa trước gương

III. Về yêu cầu ôn tập
Phần văn học Việt Nam:
- Đối với bài khái quát giai đoạn văn học, học sinh cần lưu ý những thành tựu văn học qua
các thời kỳ phát triển và một vài đặc điểm chung. Đối với bài khái quát về tác gia, cần phải
nắm chắc quá trình sáng tác và đôi nét về phong cách nghệ thuật của từng tác gia.
- Đối với những bài giảng văn, học sinh phải nhớ chính xác tên tác giả, tác phẩm, hoàn
cảnh ra đời và thể loại của tác phẩm; tóm tắt chính xác, đầy đủ nội dung tác phẩm (nếu là
truyện), phải học thuộc lòng những bài thơ ngắn, những đoạn thơ tiêu biểu của những bài
thơ dài hoặc những đoạn trích dài; nhất thiết phải nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật
của từng tác phẩm. Ngoài ra, còn phải biết tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm; từ đó
rút ra những nét chung của chúng; đồng thời thấy được sự độc đáo của từng tác phẩm trong
nhóm tác phẩm.
Phần văn học nước ngoài:
- Đối với mỗi bài đều phải nắm được sơ lược về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của mỗi tác
giả, giá trị bao trùm của tác phẩm hoặc đoạn trích đã học.
Bên cạnh việc ôn tập về kiến thức, học sinh cần chú ý nhiều đến việc ôn luyện kỹ năng làm
văn, từ kỹ năng dùng từ, đặt câu đến kỹ năng dựng đoạn, đưa dẫn chứng, phân tích dẫn
chứng... mà cách tốt nhất là làm nhiều bài văn khác nhau theo những đề bài ở sách giáo
khoa.
B. Chương trình và SGK phân ban thí điểm
I. Về hạn chế chương trình thi
- Chương trình thi tốt nghiệp ở Ban Khoa học xã hội cũng như Ban Khoa học tự nhiên
trung học phân ban thí điểm bao gồm toàn bộ chương trình Ngữ văn lớp 12 (cả 3 phần
Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn).
- Trong phần Đọc văn, cần chú trọng bộ phận văn học Việt Nam và văn học nước ngoài ở
chương trình chính khoá.
- Trong năm học này, những bài Đọc thêm bắt buộc không có trong hạn chế chương trình
thi.
II. Về số lượng và dạng thức đề thi
- Theo quy định hiện hành, môn Làm văn có hai đề thi. Học sinh được chọn một trong hai

D. Thơ và truyện ngắn.
Câu 3: Nhận xét nào không đúng với văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến hết thế kỉ
XX?
A. Phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề, phong phú hơn về thủ pháp nghệ thuật.
B. Chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
C. Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách tiếp cận đời sống, khám phá và thể
hiện con người trong mối quan hệ phức tạp.
D. Có tính chất hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người.
Câu 4: Nhà văn nào được đánh giá là một trong những người đi tiên phong trong việc đổi
mới văn học Việt Nam sau năm 1975?
A. Nguyễn Minh Châu.
B. Nguyễn Khải.
C. Anh Đức.
D. Chu Văn.
Câu 5: Xét đến cùng, vì sao tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc
Tường hấp dẫn người đọc?
A. Vì đặc điểm hết sức tự do, nhà văn không tuân theo một quy định chặt chẽ nào của thể
văn bút ký.
B. Vì sự hiểu biết tường tận của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông Hương, về thiên
nhiên và con người Huế.
C. Vì sự gắn bó máu thịt, tình yêu thiết tha của nhà văn đối với sông Hương, nền văn hoá
Huế và con người xứ Huế.
D. Vì cái tôi tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm, trí tưởng tượng lãng mạn, mê say cảnh sắc
và con người xứ Huế của tác giả.
Câu 6: Ở truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, các nhân vật chính
diện không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?
A. Yêu nước thiết tha, thuỷ chung với cách mạng.
B. Luôn thâm trầm, điềm tĩnh và kín đáo.
C. Bộc trực, hồn nhiên, giàu tín nghĩa.
D. Thẳng thắn, lạc quan và gan góc.

B. Lỗ Tấn đã học nhiều nghề, nhưng sau cùng chọn nghề sáng tác văn chương để chữa
bệnh tinh thần cho quốc dân.
C. Lỗ Tấn hay nói đến chữ nhẫn (nhẫn nại, bền bỉ) và coi đấy là phẩm chất không thể
thiếu của mỗi một con người.
D. Quê Lỗ Tấn ở Phủ Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang, miền đông nam Trung Quốc.
Câu 12: Tác phẩm Ông già và biển cả của tác giả nào?
A. Hêminguê.
B. Mác Tuên.
C. Tago.
D. Puskin.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status