Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê trên địa bàn huyện mường ảng tỉnh điện biên - Pdf 50

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ MỸ LINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ MỸ LINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông
nghiệp
Mã số: 60-62-01-15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Quang Trung

THÁI NGUYÊN - 2018

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có
những ý
kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.


ii

X
i
n
c
h
â
n
t
h
à
n
h
c

m
ơ
n
!

Thái
Nguyên,
tháng
02 năm

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Cây cà phê và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cà phê ........................
4
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của phát triển cây cà phê ............................................... 8
1.1.3. Các quan điểm và ý nghĩa hiệu quả kinh tế ............................................ 8
1.1.4. Nội dung, bản chất hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh........... 12
1.1.5. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................................ 14
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cà phê .................................. 15
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 16
1.2.1. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ cà phê trên thế giới ..............
16
1.2.2. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ cà phê ở trong nước............. 21
1.2.3. Tình hình phát triển cà phê tại Điện Biên ............................................. 25
1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng............................................... 28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....
31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 31
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31


iv


3.4.4. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây cà phê và một số cây trồng khác
ở huyện Mường Ảng năm 2017 .......................................................... 73


v

3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây cà phê huyện Mường
Ảng năm 2017...................................................................................... 74
3.5.1. Tập quán canh tác.................................................................................. 74
3.5.2. Mức độ đầu tư vốn ................................................................................ 75
3.5.3. Chất lượng lao động .............................................................................. 75
3.5.4. Hình thức tổ chức sản xuất.................................................................... 75
3.5.5. Lợi thế cạnh tranh và thị trường............................................................ 76
3.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê trên địa
bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.............................................. 77
3.6.1. Định hướng phát triển cây cà phê của huyện Mường Ảng đến năm 2020
.... 77
3.6.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê trên địa
bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.............................................. 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 85
1. Kết luận ....................................................................................................... 85
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV


NN

Nông nghiệp

QLNN

Quản lý nhà nước

SX

Sản xuất

TN

Thu nhập

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

XK

Diện tích các dạng địa hình huyện Mường Ảng ......................... 42

Bảng 3.2:

Thống kê các loại đất đai trên địa bàn huyện Mường Ảng ........ 45

Bảng 3.3:

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Mường Ảng ..................... 51

Bảng 3.4:

Tình hình dân số và lao động huyện Mường Ảng ...................... 52

Bảng 3.5:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mường Ảng ......................... 53

Bảng 3.6:

Hiện trạng giáo dục huyện Mường Ảng năm 2016 .................... 54

Bảng 3.7:

Hiện trạng đầu tư ngành Y tế huyện Mường Ảng năm 2016 ..... 55

Bảng 3.8:

Cơ cấu đội ngũ cán bộ ngành Y tế của huyện Mường Ảng ....... 55


Hình 1.2:

Hoa cà phê..................................................................................... 5

Hình 1.3:

Quả cà phê chè .............................................................................. 6

Hình 1.4:

Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới......................... 17

Hình 1.5:

10 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới .............................. 19

Hình 1.6:

Các nước nhập khẩu cà phê nhiều nhất thế giới ......................... 20

Hình 1.7:

Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Điện Biên giai
đoạn 2011-2015 .......................................................................... 27

Hình 3.1:

Bản đồ hành chính huyện Mường Ảng....................................... 41

Hình 3.2:

Mường Ảng được Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam đánh giá là một trong
những khu vực có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi để phát triển vùng
chuyên canh cà phê chất lượng cao (UBND huyện Mường Ảng, 2017). Xác định
rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như những đóng góp của cây cà phê đối với công
cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương. Tuy nhiên trong
quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ đã có hàng loạt câu hỏi đặt ra như hiệu
quả kinh tế của sản xuất cây cà phê hiện nay ở Mường Ảng như thế nào?
Những thuận lợi, khó khăn, đối với việc phát triển sản xuất cây cà phê ở
Mường Ảng ra sao? Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây
cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng?


2

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: "Thực
trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê trên địa bàn huyện
Mường Ảng tỉnh Điện Biên" để nghiên cứu với mong muốn góp phần công sức
nhỏ bé giúp huyện Mường Ảng nói riêng và tỉnh Điên Biên nói chung phát triển
bền vững loại cây trồng tiềm năng này.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất
cây cà phê.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất
cây cà phê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây
cà phê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
- Đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế cây cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


4


5
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cây cà phê và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cà phê
1.1.1.1. Giới thiệu chung về cà phê
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này
bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới.
Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải
loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà
phê ta thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có
tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea
arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ
hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm
gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea
excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể.
Ở Việt Nam diện tích cà phê vối được trồng phổ biến, rộng rãi nhất
chiếm 90%, tiếp đó là cà phê chè chiếm 9%, còn lại là cà phê mít. [19]
1.1.1.2. Cấu tạo và đặc trưng của cây cà phê
a. Thân cà phê

Hình 1.1: Thân cây cà phê vối, khi cưa đốn thường được dùng chạm trổ
các đồ thủ công mỹ nghệ.
(Nguồn: 14/07/2011)


vừa có hoa, vừa có quả.

Hình 1.3. Quả cà phê chè
(Nguồn: 2016)
Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi
lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa
chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn
được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt;
một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc


dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng
gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại
thành một).
1.1.1.3. Niên vụ (năm sản xuất)
Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối
(robusta), niên vụ được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương
lịch). Thời gian thu hoạch tại các tỉnh Tây Nguyên (là nơi sản xuất khoảng 80
% tổng sản lượng của Việt Nam) thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối
tháng 10 đến hết tháng 1.
Ngay sau thu hoạch là thời gian nông dân trồng cà phê vối bắt đầu tưới
nước cho cây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn. Giai đoạn này kéo dài
đến tháng 4 hàng năm.
1.1.1.4. Các loài chọn lọc
Coffea arabica - Cà phê chè (Arabica)
Coffea benghalensis - Cà phê Bengal
Coffea canephora - cà phê vối (Robusta)
Coffea congensis - cà phê Congo
Coffea dewevrei - cà phê Excelsa
Coffea excelsa - cà phê Liberia/cà phê mít

Về mặt xã hội: Thu nhập và vấn đề phân hóa giàu nghèo trong
phát triển cà phê, giải quyết việc làm, nâng cao trình độ học vấn, bình đẳng
giới và bình đẳng giữa các dân tộc trong phát triển cà phê.
Về mặt môi trường: Khai thác và sử dụng các tài nguyên đất và nước
một cách hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái.
1.1.3. Các quan điểm và ý nghĩa hiệu quả kinh tế
 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Trong doanh nghiệp hoặc nền sản xuất xã hội nói chung, người ta hay
nhắc đến “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không hiệu quả” hay “sản xuất
kém hiệu quả”. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Xuất phát từ các góc độ nghiên
cứu khác nhau, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm về hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể khái quát như sau:
- Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối
một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành”


và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động” hay tăng
hiệu quả. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu
cá nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội".[2]
- Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng
“hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã
hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật
kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội ”. [2]
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul
A. Samuelson và Wiliam. D. Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả,
một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên
đường giới hạn khả năng sản xuất của nó và “hiệu quả có ý nghĩa là không
lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiệu quả
sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này
mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Mọi nền kinh tế có

- Theo ý kiến của một số nhà kinh tế khác thì những quan điểm nêu trên
chưa toàn diện, vì mới nhìn thấy ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp. Vì
vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội,
nghĩa là phải quan tâm tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như nâng
cao mức sống, cải thiện môi trường…
Như vậy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ
của mọi hình thái kinh tế - xã hội. ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau,
quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng khác nhau tuỳ thuộc vào
điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của từng đơn vị sản xuất. Tuy
nhiên, mọi quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đều thể hiện một điểm
chung nhất. Đó là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối
đa. Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh một cách
bao quát như sau:
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ
khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình
sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.


 Ý nghĩa: Phát triển kinh tế theo chiều rộng tức là huy động mọi
nguồn lực vào sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao
động và kỹ thuật mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều
xí nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng mới, mở rộng thị trường…Phát triển kinh tế
theo chiều sâu nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại
hình hợp lý, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá, nâng cao chất lượng
sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực. Theo nghĩa
này, phát triển kinh tế theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phát triển kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của

- Trong sản xuất kinh doanh luôn luôn có mối quan hệ giữa sử dụng
yếu tố đầu vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới biết được
hao phí cho sản xuất là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có
chấp nhận không? Mối quan hệ này được xem xét ở từng sản phẩm, dịch vụ
và cho cả doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong
sản xuất kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể.
Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng
có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và
mặt lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả
thể hiện khối lượng, qui mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng
nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Hiệu quả là đại lượng được
dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? chi phí bao nhiêu?
mức chi phí cho 1 đơn vị kết quả có chấp nhận được không? Song, hiệu quả
và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, đặc điểm của từng ngành sản xuất, qui trình công nghệ, thị trường… Do
đó, khi đánh giá hiệu quả cần phải xem xét tới các yếu tố đó để có kết luận
cho phù hợp.
- Tính toán hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hoá các yếu tố đầu
vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) của từng sản phẩm, dịch vụ của
từng công nghệ trong điều kiện nhất định.
Các doanh nghiệp với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận tối đa trên cơ sở
khối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra nhiều nhất với các chi phí tài


nguyên và lao động thấp nhất. Do vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến
các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Việc lượng hoá hết và cụ
thể các yếu tố này để tính toán hiệu quả kinh tế thường gặp nhiều khó khăn
(đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp). Chẳng hạn:
+ Đối với yếu tố đầu vào:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status