chọn lựa các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá khả năng học tập của học sinh chậm phát triển trí tuệ ở các trường chuyên biệt và hoà nhập tại thành phố hồ chí minh - Pdf 50

SỞ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
-oOo-

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TP. HỒ CHÍ MINH
-oOo-

ĐỀ TÀI:
“CHỌN LỰA CÁC TIÊU CHÍ VÀ BỘ CÔNG CỤ
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
Ở CÁC TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT VÀ HOÀ NHẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
Chủ nhiệm:
NGUYỄN THỊ ẨN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2005


ĐỀ TÀI: “CHỌN LỰA CÁC TIÊU CHÍ VÀ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
Ở CÁC TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT VÀ HOÀ NHẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH”
CHỦ NHIỆM: NGUYỄN THỊ ẨN

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CÙNG THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TT

Họ và tên



LỜI CẢM ƠN
Ban nghiên cứu đề tài ”Chọn lựa các tiêu chí và bộ công cụ
đánh giá khả năng học tập của học sinh chậm phát triển trí tuệ ở các
trường chuyên biệt và hoà nhập tại thành phố Hồ Chí Minh”
Chân thành cảm ơn:
• Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
• Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hồ Chí Minh
• Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Trẻ khuyết tật Tp. Hồ Chí
Minh
• Ban giám hiệu và giáo viên các trường chuyên biệt và hoà nhập
các quận, huyện
• Các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, giảng viên các trường
Đại học Sư phạm Tp.HCM, Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung
ương 3, Trung học Sư phạm Mầm non Tp.HCM
• Tổ chức Loreto và bà Mary Flood
Các đơn vò, cá nhân đã tin tưởng cung cấp tài liệu, gợi ý, hỗ trợ
và tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện đề tài đúng tiến độ, bảo đảm
thời gian và yêu cầu nội dung nghiên cứu. Sự cổ vũ, động viên và
hợp tác đầy trách nhiệm này đã góp phần quan trọng cho sự thành
công của đề tài.
Chúng tôi mong mỏi các đơn vò, tập thể, các nhà khoa học tiếp
tục theo dõi và góp ý để đề tài sớm được triển khai áp dụng tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Ngày 30 tháng 10 năm 2005
CHỦ NHIỆM
CN. Nguyễn Thò Ẩn



19
19
23

Chương 2.- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
HỌC TẬP CỦA HS CPTTT TẠI TP.HCM
2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
2.1.1. Mục đích nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.1.2. Khách thể nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
2.2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
2.2.1. Thực trạng về công tác đánh giá học sinh CPTTT . . . . . . . . . . . . . .
2.2.2. Thực trạng về công tác xây dựng KHGDCN và mối liên kết với
việc đánh giá khả năng học tập của học sinh CPTTT . . . . . . . . . . .

29
29
29
29
29
30
30
39



TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

PHỤ LỤC
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Phiếu thăm dò ý kiến 181 giáo viên khảo sát thực trạng . . . . . . . . . . .
Danh sách 24 giáo viên thực nghiệm và khảo sát đối chứng). . . . . . . .
Danh sách 36 học sinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Danh sách 3 tổ giáo viên thực nghiệm và 3 tổ ban nghiên cứu phụ
trách. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Mẫu “Báo cáo quá trình và kết quả thực nghiệm”. . . . . . . . . . . . . . . .
Phiếu phỏng vấn (Tìm hiểu thực trạng việc xây dựng KHGDCN và
thực hiện công tác đánh giá khả năng học tập của học sinh CPTTT) .
Phiếu thăm dò ý kiến (dành cho giáo viên dạy hội nhập, hoà nhập) . .
Phiếu nhận xét giáo viên về kỹ năng sử dụng bộ công cụ đánh giá
khả năng học tập của học sinh CPTTT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

72
76
77

Trong khi giáo dục KT tại Tp. HCM chưa có quy đònh dùng bộ công cụ
nào để đánh giá khả năng học tập của HS CPTTT, thì một chuyên viên nước
ngoài (thuộc tổ chức LORETO) sử dụng một số bộ công cụ (chưa được kiểm
chứng tại thực tế Việt Nam) giúp các GV đánh giá HS CPTTT tại Trường
chuyên biệt Bình Minh - Quận Tân Phú. Vài GV của Trường được tiếp cận
với các bộ công cụ này đã sử dụng chúng để đánh giá HS CPTTT do mình
phụ trách; nhưng họ chưa nhận thức rõ ý nghóa của việc làm đó và thiếu kỹ
năng thực hành. Hậu quả là việc đánh giá khả năng học tập của HS CPTTT
chưa có kết quả như mong đợi.

1


Do đó, việc xây dựng bộ công cụ đánh giá khả năng học tập của HS
CPTTT phù hợp với thực tế Việt Nam căn cứ vào một số tiêu chí được xác
đònh cụ thể là rất cấp thiết đối với nhu cầu hiện tại.
Hơn thế nữa, vì lãnh vực giáo dục HS CPTTT còn quá mới mẻ nên rất
cần những tiêu chí và bộ công cụ đánh giá dễ hiểu, dễ thực hiện, gần gũi
với chương trình giáo dục để tất cả GV đều có thể sử dụng để đánh giá
thường xuyên đối với học sinh đặc biệt của mình một cách thật tự giác và
chủ động.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu
“Chọn lựa các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá khả năng học tập
của HS CPTTT ở các trường chuyên biệt và hòa nhập tại Tp.
HCM”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Chọn lựa tiêu chí và bộ công cụ đánh giá khả năng học tập của HS
CPTTT phù hợp với điều kiện giáo dục HS CPTTT tại Tp. HCM.
- Hướng dẫn GV cách sử dụng bộ công cụ để họ có thể đánh giá thường
xuyên và đúng khả năng học tập của HS CPTTT trong các trường chuyên

- Độ tuổi trí tuệ của HS CPTTT mà đề tài này nghiên cứu là từ 12 tháng
– 96 tháng.
- Đề tài không nghiên cứu để xác đònh chỉ số thông minh của HS và
cũng không đề cập đến việc chẩn đoán để xác đònh HS CPTTT.
6. Giả thuyết khoa học:
- Hiệu quả của công tác đánh giá khả năng học tập của HS CPTTT và
công tác xây dựng KHGDCN sẽ được nâng cao khi có bộ công cụ đánh giá
khả năng học tập của HS CPTTT phù hợp và GV biết sử dụng bộ công cụ
đó.
- Việc chọn lựa tiêu chí và bộ công cụ đánh giá khả năng học tập của
HS CPTTT sẽ thành công nếu được đònh hướng như sau:
• Tiêu chí và bộ công cụ phù hợp với thực tế giáo dục HS CPTTT tại
Tp. HCM.
• Tập huấn cho GV hiểu bản chất và biết cách sử dụng bộ công cụ
đánh giá này.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu:
• Truy cập thông tin, dòch những thông tin có liên quan đến nội
dung đề tài.
3


• So sánh, phân tích, tổng hợp lý luận, khái quát hóa, hệ thống hóa
và lựa chọn các lý luận về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu ankét: Điều tra thực trạng công tác
đánh giá khả năng học tập của HS CPTTT.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ chuyên môn (thực hiện trên 12 GV
nhóm thực nghiệm).
- Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát việc đánh giá khả năng học
tập của HS CPTTT trong một số tiết học (do 12 GV thuộc nhóm thực

1.1. Lòch sử vấn đề nghiên cứu:
o Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
- Về công tác đánh giá trẻ nói chung, đánh giá trẻ KT nói riêng có
nhiều công trình nghiên cứu. Tư liệu mới nhất (tháng 3/ 2004) của tiến só
Betsy B. Waterman1 đã đề cập một cách tổng quát mọi vấn đề của việc
đánh giá trẻ KT như mục đích, nội dung, hình thức đánh giá. Đặc biệt, hình
thức đánh giá bằng bài trắc nghiệm đã được tác giả nghiên cứu khá kỹ.
- Để đo khả năng học tập hay năng lực trí tuệ của con người, hiện
đang có hơn 10 bộ trắc nghiệm được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới. Dù chưa có bộ trắc nghiệm nào được chuẩn hoá ở Việt Nam, nhưng đã
có một số nhà nghiên cứu và cơ sở giáo dục HS CPTTT sử dụng thử 3 bộ
trắc nghiệm, đó là:
Leiter–R (Leiter International Performance Scale – Revised), 1997.
Son-R, 21/2- 7 (Snijders–Oomen Nonverbal Intelligence Test), 1998.
WPPSI-P (Wechsler Preschool and Primary Scale of Intelligence),
1990.
Ngoài các trắc nghiệm trí tuệ, còn có khoảng 4 thang đo hành vi thích
ứng để xác đònh một đứa trẻ có bò CPTTT hay không. Cũng như các trắc
nghiệm trí tuệ, những thang đo hành vi thích ứng chưa được chuẩn hoá ở
Việt Nam, nhưng cũng có 2 trong số này được đưa vào nghiên cứu sử dụng,
đó là:
ABS-S: 2 - School version, 1993
Vineland Adaptive Behaviour Scales, 1984
Như vậy, nghiên cứu và ứng dụng các bộ trắc nghiệm trí tuệ của trẻ
luôn luôn là vấn đề được quan tâm.
o Tình hình nghiên cứu trong nước:
Ngoài việc nghiên cứu, ứng dụng các trắc nghiệm và thang đo hành
vi thích ứng để quan sát và chẩn đoán tâm lý trẻ CPTTT nêu trên, cho đếùn
nay ở nước ta chưa có hệ thống tiêu chí và công cụ nào được chuẩn hoá để
1

1.2. Cơ sở lý luận:
Đề tài của chúng tôi nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí và bộ công cụ
để đánh giá khả năng học tập của HS CPTTT; vì vậy, cơ sở lý luận mà
chúng tôi cần làm rõ bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
CPTTT
Khả năng học tập của HS CPTTT
Đánh giá khả năng học tập của HS CPTTT

2

Xin xem thêm “Tài liệu tham khảo” (trang 69)

6


Làm rõ các vấn đề trên sẽ là cơ sở để chúng tôi lưa chọn tiêu chí và
bộ công cụ đánh giá và thử nghiệm tập huấn cách sử dụng nó cho GV dạy
HS CPTTT.
1.2.1. Chậm phát triển trí tuệ:
a. Khuyết tật:
Để xem xét các vấn đề trên về CPTTT chúng tôi thấy cần thiết
phải nhìn nhận nó từ phạm vi rộng hơn. Đó là vấn đề về KT.
Tổ chức Y tế Thế giới, sau khi tham khảo ý kiến của rất nhiều
chuyên gia về điều trò lâm sàng và phục hồi chức năng, vào tháng 5-1976,
trong lần họp thứ 29, đã có quyết đònh số 29.35 để thống nhất các quan niệm
và nội dung trong một bảng phân loại, giúp cho việc điều tra cơ bản của các
nước về vấn đề tàn tật. Đó là bảng phân loại quốc tế về tổn thương cơ
quan, về (người) khiếm khuyết, (người) giảm chức năng và (người) tàn tật,
được công bố ở Genève năm 1980 (International Classification of
Impairments, Disabilities and ãHandicaps - World Health Organization –

Trong quyết đònh số 2592QĐ/BGD&ĐT – ĐH, ngày 22/7/1999 của
Bộâ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
đào tạo nhóm ngành sư phạm đặc biệt, trình độ cử nhân (mã số 32.00), Bộâ
Giáo dục và Đào tạo đã dùng thuật ngữ “CPTTT”.
Trên thế giới hiện nay có hai thuật ngữ tiếng Anh phổ biến nhất đó là
thuật ngữ “mental retardation” - do Hiệp hội CPTTT Mỹ lựa chọn - và thuật
ngữ “intellectual disability” - do Tổ chức Nghiên cứu khoa học Quốc tế về
CPTTT (IASSID) lựa chọn. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ
tiếng Việt là “CPTTT”, là thuật ngữ đang được sử dụng tại Việt Nam.
b.2. Những khái niệm khác nhau về CPTTT:
Khái niệm về CPTTT dựa trên kết quả trắc nghiệm trí tuệ:
Hai tác giả người Pháp là Alfred Binet và Theodore Simon là những
người đầu tiên phát minh ra “trắc nghiệm trí tuệ” và công bố vào năm 1905.
Mục đích của trắc nghiệm này là để phân biệt các trẻ em bình thường học
kém và các trẻ em học kém do trí tuệ chậm phát triển. Sau khi ra đời, trắc
nghiệm này đã được các nhà tâm lý học Mỹ chú ý và lấùy làm cơ sở để phát
triển nhiều trắc nghiệm trí tuệ khác.
Từ khi trắc nghiệm trí tuệ ra đời, qua nhiều năm nghiên cứu, đại đa
số các chuyên gia đã thống nhất sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ để xác đònh
CPTTT. Theo họ, những người có chỉ số trí tuệ dưới 70 là CPTTT.
Khái niệm CPTTT dựa trên cơ sở khiếm khuyết về khả năng
điều chỉnh xã hội:
Nhiều chuyên gia không sử dụng trắc nghiệm trí tuệ để chẩn đoán
CPTTT mà dựa vào mức độ thích ứng với môi trường và văn hoá của một cá
nhân.
Năm 1954, Benda - một nhà tâm lý học người Mỹ – đã đưa ra khái
niệm: “Một người CPTTT là người không có khả năng điều khiển bản thân
8



CPTTT được sử dụng hiện nay ở Việt Nam là phù hợp với hướng nghiên
cứu của mình: “CPTTT là những hạn chế lớn về chức năng hoạt động
tinh thần, chức năng hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình đồng thời có

9


những hạn chế liên quan đến kỹ năng thích ứng và KT xuất hiện trước 18
tuổi.”
Cụ thể, Việt Nam hiện sử dụng thuật ngữ “CPTTT”.
Việc chẩn đoán CPTTT tùy thuộc vào 3 yếu tố:
- Chỉ số IQ (Intelligence Quotient):
Chỉ số IQ là chỉ số thông minh.
Chỉ số IQ được tính theo công thức:
Tuổi trí tuệ
IQ = -------------------- x 100
Tuổi thật

(Tuổi trí tuệ: là tuổi của hoạt động
chức năng thực tế của trẻ.
Tuổi thật: là tuổi tính theo ngày
sinh của trẻ.)

Chỉ số IQ trung bình là 100.
IQ > 100 : thông minh.
IQ < 100 : không được thông minh.
Trẻ CPTTT có chỉ số IQ từ 70 trở xuống.
- Khả năng thích ứng với cuộc sống: Một người có trí tuệ chậm một
chút nhưng có gia đình, có việc làm và sống bình thường trong xã hội thì
không phải là người bò KT trí tuệ. Trái lại, một người rất phát triển về một

được tham gia vào các trường phổ thông; cha mẹ các em chỉ được thông báo
đơn giản rằng nhà trường không có các chương trình dạy cho con họ. Sau
đó, các trường chuyên biệt được thành lập để thay cho chỗ trống này. Dù
chỉ tập trung chủ yếu vào các nhu cầu về chăm sóc và mang lại cho trẻ KT
một môi trường dễ chòu hơn, nhưng nhìn chung các trường chuyên biệt đều
đã đưa ra được chương trình giáo dục và hỗ trợ cho trẻ KT. Tóm lại trường
chuyên biệt là những trường chỉ chuyên về chăm sóc, giáo dục trẻ KT một
dạng tật hay đa tật nào đó. Trường chuyên biệt trong đề tài này chỉ những
trường chuyên chăm sóc, giáo dục trẻ CPTTT.
• Trường hoà nhập: Trường phổ thông có những lớp dành riêng cho
trẻ CPTTT học hoặc có những lớp có trẻ CPTTT học chung với trẻ bình
thường nhằm mục đích tạo điều kiện cho trẻ CPTTT hoà nhập vào cuộc
sống cộng đồng.
Chương trình dạy trẻ CPTTT trong trường chuyên biệt:
Quyết đònh dạy trẻ những gì là bước đầu tiên để xây dựng một
chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của trẻ. Cũng
như giáo dục phổ thông, mục đích chung của giáo dục đặc biệt là dạy những
kiến thức văn hóa và kỹ năng liên quan nhằm làm cho trẻ có cơ hội tối đa
để có thể sống độc lập ở mức cao nhất và dành được một vò trí xứng đáng
trong xã hội. Như vậy giáo dục cho trẻ CPTTT có mục đích nhằm chuẩn bò
cho trẻ bước vào những tình huống sống, lao động và giải trí sau khi trẻ ra
trường.

Chương trình dạy trẻ bình thường có thể được sử dụng như một mô
11


hình tham khảo hoặc chỉ đạo để lựa chọn những mục tiêu giáo dục đặc biệt
cho trẻ CPPTT. Theo cách này người ta áp dụng nguyên tắc “Trường phổ
thông khi có thể, trường chuyên biệt khi cần thiết”. Nguyên tắc này tạo

12


Việc xác đònh một bức tranh tổng thể về những mốc trong quá trình
phát triển của trẻ CPTTT dựa trên các mốc phát triển của trẻ bình thường là
một công cụ hữu ích cho việc đánh giá khách quan về trẻ. Khái niệm
“mốc” luôn luôn gắn với sự phát triển của trẻ bình thường. Đây chính là
những thay đổi và tái tổ chức thông thường của hành vi mà hầu hết các trẻ
bình thường đều trải qua trong quá trình phát triển, lớn lên của chúng. Bằng
cách gắn với các mốc của sự phát triển bình thường, ta có thể có được một
bức tranh chính xác về sự phát triển cá nhân trong từng mặt của trẻ CPTTT
tức là sự phát triển riêng biệt của một đứa trẻ CPTTT.
Những khía cạnh phát triển khác nhau sẽ được xem xét, cụ thể như:
phát triển vận động thô, phát triển giao tiếp, phát triển tình cảm – xã hội và
phát triển các kỹ năng cá nhân.
1.2.2. Khả năng học tập của trẻ CPTTT:
a. Khả năng học tập: Theo đònh nghóa của Từ điển Tiếng Việt phổ
thông của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2002 thì khả năng là cái vốn về
vật chất hoặc tinh thần để có thể làm được việc gì đó; như vậy, “khả năng
học tập” là “cái vốn về vật chất hoặc tinh thần để có thể học và luyện tập để
hiểu biết, để có những kỹ năng nào đó”.
b. Khả năng học tập của trẻ CPTTT:
b.1. Khái niệm: Theo đònh nghóa trên thì khả năng học tập của trẻ
CPTTT là cái vốn về vật chất hoặc tinh thần mà trẻ CPTTT có để có thể
học và rèn luyện để hiểu biết, để có những kỹ năng nào đó. Cụ thể ở đây
sẽ là cái vốn về vật chất hoặc tinh thần mà trẻ CPTTT có để có thể học tập
văn hoá và những kỹ năng năng cần thiết khác để có thể sống và phát triển
theo mục tiêu giáo dục chung đối với trẻ CPTTT là hòa nhập vào cộng đồng
xã hội trong khả năng phát triển của cá nhân.
Chính từ đònh nghóa này chúng ta cần đi sâu tìm hiểu về đặc điểm và

người thân và xã hội.

3. Loại nặng: chiếm tỷ lệ thấp, thường kèm theo tàn tật dạng khác
(nghe-nói, động kinh), có những đặc điểm sau:
- Một số trẻ có thể học làm một số việc (như ăn) nhưng
không làm được những việc khác (như mặc quần áo).
- Trẻ có thể không làm được những việc vặt trong gia đình.
- Vận động và ngôn ngữ kém phát triển.
- Khả năng giao tiếp kém.
- Không có khả năng học nghề.
Chúng ta cùng nhìn lại lý thuyết của Piaget về sự phát triển của trẻ
CPTTT: Theo lý thuyết của Piaget thì CPTTT trong từng mức độ vẫn có
thể phát triển. Piaget đã đưa ra một mô hình nhất đònh gợi mở những vấn đề
thực tiễn về quá trình phát triển của trẻ em CPTTT.
4. Loại rất nặng: CPTTT rất nặng (IQ < 20) không đi qua được giai
đoạn vận động cảm giác. Người CPTTT rất nặng có thể học cách tương tác
với các vật dụng và thể hiện sự thích thú trong khám phá. Đôi khi ở họ hình
thành được khái niệm về sự tồn tại của đồ vật và có quan hệ xã hội cơ bản
với những người quan trọng trong môi trường của họ, nhưng các chức năng
và khái niệm phản ứng chỉ đạt mức độ của đứa trẻ dưới hai tuổi.

14


Mức phát triển của một người CPTTT nặng (20 = IQ < 35) có thể
được so sánh với mức phát triển của một đứa trẻ bình thường 2 – 4 tuổi.
Theo Piaget, đây là giai đoạn tiền thao tác trong đó lời nói phát triển thành
hệ thống giao tiếp – giao tiếp ở mức đơn giản. Những người này không có
các khái niệm nhận thức, do đó không có khả năng dự đoán những tình
huống mới dựa trên những nhận thức hiện tại.


- Về cảm giác và khả năng tri giác : kém phát triển, do sự tổn thất ở
hệ thống thần kinh trung ương nên khả năng so sánh và tổng hợp rất kém
(trẻ có thể nhìn thấy, nghe thấy, nhưng không hiểu được những gì mình đã
quan sát được). Đây là một trong những khó khăn lớn gây cản trở đến khả
năng học tập ở trẻ CPTTT. Nhiều trường hợp do hậu quả của KT, khả năng
một số giác quan của trẻ kém như nghe kém, nhìn kém có ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình tri giác.
- Ngôn ngữ phát triển chậm hơn so với trẻ bình thường: phần lớn trẻ
nói ngọng, nói chậm và sai nhiều âm, đặc biệt thường sai về ngữ pháp; có
nhiều trường hợp ngôn ngữ bò KT nặng đến nỗi không dùng để làm phương
tiện giao tiếp được làm ảnh hưởng đến nhận thức.
- Tư duy được hình thành trên cơ sở tri giác không hoàn chỉnh, nên vì
ngôn ngữ phát triển kém mà trẻ không thể có sự phát triển tư duy bình
thường được, đặc biệt là tư duy trừu tượng. Ở trẻ CPTTT chỉ có khả năng tư
duy bằng hình tượng cụ thể; đây cũng là một trở ngại lớn cho quá trình học
tập.
- Ghi nhớ là kết quả của các quá trình tri giác, quá trình tư duy; do
đó, trẻ CPTTT ghi nhớ kém, chóng quên, kể cả những vấn đề rất cụ thể.
Trẻ nhận thức được những cái mới rất chậm chạp, chỉ sau khi lặp lại rất
nhiều lần trẻ mới có thể nhớ được, và trẻ sẽ quên ngay nếu sự ghi nhớ này
không được nhắc lại thường xuyên.
b.2.4. Các mặt kỹ năng phát triển không đồng đều:
Ví dụ, một trẻ 10 tuổi (tuổi sinh học) bò CPTTT có khả năng :
- Ngôn ngữ của trẻ 1 tuổi.
- Vận động như trẻ bình thường.
- Chơi như trẻ 3 tuổi.
Nhưng một đứa trẻ 10 tuổi bò CPTTT khác lại có khả năng:
- Vận động như trẻ 2 tuổi (cần vòn khi lên xuống cầu thang,
đặt cả hai chân lên một bậc).

dạng KT nào và các cơ sở giáo dục nào thích hợp với các em. Chọn lựa trắc
nghiệm thích hợp với trẻ là yêu cầu hết sức quan trọng để đánh giá đïc
mặt mạnh, mặt yếu của trẻ để từ đó xây dựng chiến lược giáo dục trẻ.

trẻ.

3. Xây dựng KHGDCN và chọn lựa môi trường học tập phù hợp cho
4. Lập kế hoạch dạy học phù hợp với nhu cầu của trẻ.
5. Lïng giá sự tiến bộ của trẻ.
b. Đánh giá khả năng học tập của trẻ CPTTT:
17


Đònh nghóa: Đánh giá khả năng học tập của trẻ CPTTT là nhận
đònh giá trò về năng lực học tập của trẻ CPTTT3.
Đánh giá khả năng học tập của trẻ CPTTT là công việc rất phức
tạp. Đó cũng là một quá trình thu thập thông tin về khả năng học tập của
các trẻ. Quá trình này cũng được thực hiện bởi mục đích, nội dung, hình
thức đánh giá chung nhưng mang những nét đặc thù cho việc đánh giá trẻ
KT về trí tuệ.
Để đánh giá khả năng học tập của trẻ CPTTT cũng cần chú ý đến
mục đích đánh giá đã đề cập đến ở phần a. Đặc biệt việc đánh giá có ý
nghóa quan trọng đối với việc lập KHGDCN đối với đối tượng là trẻ CPTTT
(chúng tôi sẽ phân tích kỹ ở phần sau).
c. Mối liên hệ giữa việc đánh giá khả năng học tập với việc xây
dựng KHGDCN trong giáo dục trẻ CPTTT:
Kế hoạch giáo dục cá nhân là một phương tiện trợ giúp cho việc đặt
ra các hoạt động sư phạm, cho tâm lý của GV; là cơ sở cho một phương pháp
làm việc của GV.
Có 5 thành phần cơ bản trong một KHGDCN:

1.3. Lựa chọn tiêu chí và bộ công cụ đáùnh giá khả năng học tập
của HS CPTTT:
1.3.1. Cơ sở lựa chọn tiêu chí và bộ công cụ trắc nghiệm để đánh
giá khả năng học tập của HS CPTTT:
a. Khái niệm
Tiêu chí: là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại
một sự vật, một khái niệm 4.
Công cụ: là đồ dùng để lao động, là cái dùng để tiến hành một
việc gì đó, đạt mục đích nào đó 5.
Dụïng cụ: Vật chế tạo ra, dùng để giúp làm tăng khả năng, hiệu lực
hoặc phạm vi lao động của con người 6.
Từ những khái niệm trên chúng tôi xin được gọi hệ thống bài tập
và các dụng cụ sử dụng để thực hiện các bài tập trong đề tài này là bộ
công cụ đánh giá khả năng học tập của HS CPTTT.
Trong đề tài này chúng tôi dựa vào đặc điểm của HS CPTTT để chọn
lựa các tiêu chí và công cụ để đánh giá khả năng học tập phù hợp với mức
độ phát triển về nhận thức theo đặc điểm phát triển nhận thức chung của HS
CPTTT. Nhìn chung, khoảng cách giữa tuổi đời và tuổi trí tuệ sẽ càng rộng
ra khi trẻ CPTTT lớn lên – khoảng cách này sẽ bộc lộ rất rõ trong thời kỳ
thanh thiếu niên của trẻ CPTTT.
4

Từ điển tiếng Việt phổ thông - Viện Ngôn ngữ học – Nxb Tp.HCM - 2002
Từ điển tiếng Việt phổ thông - Viện Ngôn ngữ học – Nxb Tp.HCM - 2002
6
Từ điển tiếng Việt phổ thông - Viện Ngôn ngữ học – Nxb Tp.HCM - 2002
5

19


+ Nội dung của tiêu chí và bộ công cụ có tập trung lên các mặt
phát triển của HS không?

20



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status