Xuất khẩu dịch vụ du lịch của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Luận văn thạc sĩ) - Pdf 51

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại

HOÀNG THANH HẰNG

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Xuất khẩu dịch vụ du lịch của một số quốc gia
trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại
Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: HOÀNG THANH HẰNG
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. VŨ THÀNH TOÀN


1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ ............................................................................... 6
1.1.3. Các loại hình dịch vụ ................................................................................ 8
1.1.4. Khái niệm dịch vụ du lịch ........................................................................ 9
1.2. Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu dịch vụ du lịch .................................... 16
1.2.1. Xuất khẩu dịch vụ ................................................................................... 16
1.2.2. Xuất khẩu dịch vụ du lịch ....................................................................... 19
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM.................................................................................................... 30
2.1. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch của Mỹ .......................................... 30
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch ..................................................... 33
2.1.2. Thị trường xuất khẩu dịch vụ du lịch của Mỹ ........................................ 35
2.1.3. Chính sách phát triển .............................................................................. 36
2.1.4. Kinh nghiệm rút ra từ phát triển xuất khẩu dịch vụ du lịch của Mỹ ...... 37
2.2. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch của Singapore .............................. 39
2.2.1. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch ..................................................... 39
2.2.2. Chính sách phát triển .............................................................................. 41
2.2.3. Kinh nghiệm rút ra từ phát triển xuất khẩu dịch vụ du lịch của Singapore ... 48
2.3. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch của Thái Lan................................ 49
2.3.1. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch ..................................................... 49


iii

2.3.2. Chính sách phát triển .............................................................................. 51
2.3.3 Kinh nghiệm rút ra từ phát triển xuất khẩu dịch vụ du lịch của Thái Lan ... 53
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU LỊCH
VIỆT NAM RA THẾ GIỚI .................................................................................... 59
3.1. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ du lịch của Việt Nam ............................... 59
3.1.1. Sự cần thiết phát triển du lịch ở nước ta ................................................. 59


Corporation for Travel Promotion

Công ty xúc tiến du lịch

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GATS
GDP
IUOTO

OECD

General Agreement on Trade in Hiệp định chung về thương
Services

mại dịch vụ

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

International

Union



Tổng cục du lịch Thái Lan

TPP

Trans-Pacific Partnership

UNESCO

UNWTO
WTO

Châu Á - Thái Bình Dương

Diễn đàn hợp tác xuyên Thái
Bình Dương

United Nations Educational

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và

Scientific and Cultural Organization

Văn hóa của Liên hiệp quốc

United Nations World Tourism
organization
World Trade Organization

Tổ chức Du lịch Thế giới

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ du lịch của Mỹ giai đoạn 2005 - 2015 .. 34
Bảng 2.2: Lượng khách du lịch quốc tế vào Singapore từ 2005 - 2015 ................... 40
Bảng 2.3: Lượng khách du lịch quốc tế vào Thái Lan từ 2005 - 2015 ..................... 50
Bảng 3.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 .................... 63
Bảng 3.2: Doanh thu xã hội từ du lịch giai đoạn 2005 - 2015 .................................. 70
Hình 2.1: Thị phần XKDV của một số quốc gia trên thế giới năm 2010 ................. 31
Hình 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của Mỹ giai đoạn 2005 - 2015 ......... 32
Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XKDV của Mỹ giai đoạn 2005 - 2015 .... 33
Hình 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ du lịch của Mỹ giai đoạn 2005 - 2015 .. 34
Hình 2.5: Thị trường XKDV du lịch của Mỹ năm 2015 ........................................... 35
Hình 2.6: Lượng khách du lịch quốc tế vào Singapore từ 2005 - 2015 .................... 41
Hình 2.7: Lượng khách du lịch quốc tế vào Thái Lan từ 2005 - 2015...................... 50
Hình 3.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 ..................... 64
Hình 3.2: Thị trường XKDV du lịch của Việt Nam năm 2015................................. 65


vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Đảng và nhà nước đã xác định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan
trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá
cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của
nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát
triển kinh tế xã hội của đất nước” (Trích pháp lệnh du lịch 2/1999) và coi “phát
triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế
xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Trích chỉ
thị 46/CTTW ban bí thư trung ương đảng khoá VII, 10/1994) và “phát triển du lịch
thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (Trích văn kiện đại hội đảng khoá
IX). Hơn nữa, du lịch Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi, với nhiều danh lam

Trong những năm gần đây, dịch vụ đang ngày càng giữ một vai trò quan trọng,
ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội đặc biệt là kinh tế. Sự lớn mạnh không
ngừng về quy mô, tốc độ của dịch vụ đã kéo theo nhu cầu và khả năng cho XKDV.
XKDV hiện nay đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia,
góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho phần lớn lao động của
các quốc gia này.
Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có nhu cầu
đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần như vui chơi, giải
trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng. Hiện nay, hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng phát triển du lịch. Ở Việt Nam, du lịch
được coi là xu hướng tất yếu, là đầu tàu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và
mang về một nguồn thu không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam
Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới
nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “công nghiệp
không có ống khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn
việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế
giới. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng
ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp
thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý
nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được
những thành tựu mới, khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát
triển đúng với tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch khu vực
và thế giới.
Như vậy, dịch vụ du lịch có vai trò rất quan trọng trong một nền kinh tế, và
XKDV du lịch là một hướng đi quan trọng giúp Việt Nam cải thiện và từng bước
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại, nâng cao
năng lực cạnh tranh của quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Để phát triển khu


2

3
- Luận án “Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh du
lịch quốc tế ở Việt Nam” của Trịnh Xuân Dũng - Đại học Kinh tế Quốc Dân (1989)
trình bày một cách có hệ thống các nội dung, đặc điểm, vị trí, vai trò của du lịch
quốc tế, các yếu tố khách quan thúc đẩy sự phát triển du lịch trên thế giới và khu
vực. Luận án còn đưa ra những cơ sở khoa học về tổ chức và quản lý hoạt động
kinh doanh du lịch quốc tế. Tuy nhiên, công trình này chưa tập trung phân tích kinh
nghiệm của một số nước trên thế giới để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
- Luận án “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở
Việt Nam” của Hồ Đức Phước - Đại học Kinh tế Quốc Dân (2009) đã đánh giá
được thực trạng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cở sở hạ tầng và sự phát triển cơ
sở hạ tầng tại các đô thị du lịch Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp.
- Luận án “Hoàn thiện hoạch định chiến lược xúc tiến điểm đến của ngành du
lịch Việt Nam” của Nguyễn Văn Đảng - Đại học Thương Mại (2007) hệ thống hóa
một số vấn đề lí luận mới về điểm đến du lịch, mô hình điểm đến du lịch. Phân tích
và khảo sát thực trạng công tác hoạch định chiến lược và đánh giá hoạch định chiến
lược. Xây dựng mô hình tổng quát hoạch định chiến lược xúc tiến hỗn hợp điểm
đến du lịch.
Tuy nhiên theo như nghiên cứu, tác giả chưa thấy có tài liệu nào tập trung
nghiên cứu và phân tích sâu kinh nghiệm phát triển xuất khẩu dịch vụ du lịch của
Mỹ, Singapore và Thái Lan để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn dựa trên trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên
thế giới trong việc phát triển XKDV du lịch, và căn cứ vào thực trạng của Việt
Nam, từ đó, đánh giá triển vọng kinh doanh và đưa ra những đề xuất, kiến nghị để
phát triển đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển XKDV du lịch của Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch của một số quốc
gia trên thế giới (Mỹ, Singapore, Thái Lan) và Việt Nam.



5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ DU
LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận chung về dịch vụ và dịch vụ du lịch
1.1.1. Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là một khái niệm khá quen thuộc đối với người dân của bất kỳ một
quốc gia nào. Thuật ngữ kinh tế này được sử dụng thường xuyên trong đời sống con
người do vai trò ngày càng tăng của dịch vụ đối với nền kinh tế quốc dân. Tuy
nhiên cho đến nay, khái niệm về dịch vụ vẫn chưa được thống nhất do có rất nhiều
các quan điểm khác nhau. Có lẽ khái niệm đơn giản và dễ hiểu nhất là từ Từ điển
bách khoa Việt Nam: “Dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu
sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt”.
Theo Giáo sư Philip Kotler, dịch vụ là “bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà
chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải
mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản
xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với sản phẩm vật chất.” (Nguyễn
Trung Văn, 2008, tr.488)
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA), dịch vụ là “những hoạt
động mang tính vô hình nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng, theo
đó dịch vụ không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm hữu hình, nhưng trong mọi
trường hợp đều không diễn ra quyền sở hữu một vật nào cả.” (Nguyễn Trung Văn,
2008, tr.489).
Như vậy, cả hai định nghĩa trên đều cho thấy các tính chất sau của dịch vụ:
- Dịch vụ mang tính vô hình.
- Là một hoạt động trao đổi giữa người cung cấp và người tiếp nhận dịch vụ và
cuối cùng không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả.
- Dịch vụ không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm hữu hình/ vật chất.
Còn theo OECD (2000), định nghĩa về dịch vụ tập trung hơn vào giá trị gia
tăng mà dịch vụ mang lại, theo đó, dịch vụ là “một tập hợp nhiều hoạt động kinh tế

thống tạo ra dịch vụ. Với đặc điểm này, việc xuất khẩu và tiêu dùng dịch vụ ở thị
trường nước ngoài gặp một số khó khăn chủ yếu là do vị trí địa lý cách biệt. Tuy


7
nhiên, hiện nay, với tiến bộ công nghệ, những rào cản đó đã giảm bớt đi rất nhiều.
Phổ biến nhất là việc sử dụng máy rút tiền tự động ATM với nhiều tiện ích như
nhanh, linh hoạt, đã giúp cho việc giao dịch của khách hàng diễn ra thuận tiện mà
không cần phải có sự hiện diện của nhân viên ngân hàng.
- Tính không đồng nhất:
Đặc điểm này thể hiện ở chất lượng không đồng đều của dịch vụ, dịch vụ của
nhà cung cấp này thường không giống của nhà cung cấp kia và cũng khó có thể
giống dịch vụ được cung cấp bởi chính nhà cung cấp đó ở một thời gian khác, một
địa điểm khác,… Như vậy, nguyên nhân ở đây là do các nhà cung cấp có trình độ
chuyên môn, công nghệ, điều kiện môi trường, thời gian, địa điểm cung
cấp…không giống nhau, cũng như là do mỗi người tiêu dùng có những đánh giá,
cảm nhận khác nhau dựa trên kinh nghiệm và cảm xúc của họ. Không giống như
hàng hóa, dịch vụ khó có thể được tiêu chuẩn hóa, mà phụ thuộc nhiều vào kế
hoạch, chiến lược phát triển và triển khai dịch vụ cũng như là thời gian, địa điểm
tiến hành cung cấp dịch vụ. Ví dụ như, chất lượng giáo dục trong cùng một ngành
của các trường đại học khác nhau là khác nhau. Mỗi trường đều có cơ sở vật chất
khác nhau, trình độ của giáo viên, sinh viên là khác nhau… Và ngay cả khi giáo
viên của một trường sang giảng dạy ở một trường khác, do sinh viên có trình độ
khác hay do chính tâm trạng của người giáo viên đó mà chất lượng bài giảng là
không giống nhau giữa hai lần giảng dạy.
- Tính không thể cất trữ:
Do việc cung ứng diễn ra đồng thời với tiêu dùng dịch vụ, sản phẩm dịch vụ là
không thể lưu trữ, bảo quản. Do vậy, nhà sản xuất gặp phải một số những khó khăn
trong việc cân đối nguồn cung cho phù hợp nhu cầu của khách hàng trong từng thời
kỳ. Đây cũng chính là lý do các nhà cung cấp dịch vụ chuyển từ cất trữ sản phẩm

loại sản phẩm và được xếp cùng với các sản phẩm hữu hình khác.
- Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) phân loại dịch vụ theo Hiệp định
chung về Thương mại dịch vụ (GATS). Có thể nói đây là một cách phân loại khá


9
đầy đủ, cụ thể và đơn giản các loại hình dịch vụ trên thế giới, theo đó, dịch vụ được
chia thành 12 ngành, đó là:
- Các dịch vụ kinh doanh
- Dịch vụ bưu chính viễn thông
- Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan
- Dịch vụ phân phối
- Dịch vụ giáo dục
- Dịch vụ môi trường
- Dịch vụ tài chính
- Các dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế
- Các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành
- Các dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao
- Dịch vụ vận tải
- Các dịch vụ khác chưa được thống kê
Mỗi ngành trên lại được chia thành nhiều phân ngành, và tất cả có 155
phân ngành.
Ở Việt Nam, dịch vụ được phân loại dựa trên quy định trong Quyết định số
10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 23/01/2007cùng với các ngành
khác trong nền kinh tếtheo năm cấp khác nhau, cấp lớn nhất được ký hiệu bằng chữ
cái, các cấp còn lại được ký hiệu bằng số.
1.1.4. Khái niệm dịch vụ du lịch
1.1.4.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không
chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước,
đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch
là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu
hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.


11
Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành
hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là:
- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại
chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số
giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại
chỗ về thế giới xung quanh
1.1.4.2. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ du lịch
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đặc biệt là từ 1950 - khi nền kinh
tế thế giới được khôi phục và phát triển, thu nhập bình quân đầu người trên thế giới
tăng không ngừng, đã làm cho nhu cầu giao lưu tham quan học tập, nghỉ ngơi, vui
chơi giải trí... cũng không ngừng tăng lên. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi nhịp
sống đại công nghiệp đưa con người vào những vòng xoáy hối hả của những toan
tính bận rộn, thì nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn kết hợp với giao lưu quốc
tế của cộng đồng càng trở nên bức thiết. Và nhờ đó, một số nước đã coi du lịch là
một ngành kinh tế chủ lực tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách, như Thái
Lan, Trung Quốc, Tây Ban Nha... Từ đó nhiều nước đề ra những quốc sách hữu
hiệu cho đầu tư và phát triển dịch vụ du lịch.
Khi điều kiện kinh tế chưa phát triển, người ta coi du lịch như một hiện tượng
xã hội mang tính nhân văn nhằm làm phong phú thêm nhận thức con người và dịch

những hoạt động có ích khác.
Theo Từ điển du lịch, lữ hành, lưu trú và ăn uống, (Tiếng Anh, Nxb Butterworth
Heinemann 1993) thì: Dịch vụ du lịch là kết quả của các hoạt động kinh tế được thể
hiện trong sản phẩm vô hình (phân biệt với hàng hoá vật chất) như lưu trú, vận
chuyển, dịch vụ tài chính, thông tin liên lạc, y tế và các dịch vụ cá nhân khác.
Theo điều 4, chương I Luật Du lịch Việt Nam “Dịch vụ du lịch là việc cung
cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin,


13
hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”. Tác giả
luận văn tán thành với khái niệm này về dịch vụ du lịch.
Dịch vụ du lịch có những đặc điểm chung của dịch vụ: là kết quả mang lại nhờ
các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng và khách hàng và thông qua
việc đáp ứng nhu cầu khách hàng đó mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng dịch vụ
đó. Ngoài ra, dịch vụ du lịch còn có các đặc điểm mang tính đặc thù:
Thứ nhất: Tính phi vật thể - đây là đặc điểm quan trọng nhất của dịch vụ du
lịch. Người sử dụng dịch vụ không thể tiêu dùng trực tiếp dịch vụ đó trước khi mua
nó, nói cách khác quá trình sản xuất ra dịch vụ cũng gắn liền với quá trình tiêu thụ
nó. Dịch vụ đồng hành với sản phẩm vật chất nhưng nó lại tồn tại dưới dạng phi vật
chất nên người sử dụng chỉ có thể đánh giá được chất lượng của dịch vụ khi trực
tiếp sử dụng nó. Đặc điểm quan trọng này buộc các nhà cung cấp phải có trách
nhiệm trong việc tạo dựng thương hiệu thông qua cung cấp thông tin đầy đủ và
chính xác, chân thực và khách quan về những tiện ích và ưu việt của dịch vụ đối với
du khách để họ thực sự yên tâm và hài lòng về quyết định mua sản phẩm dịch vụ.
Về phía du khách: phải thận trọng và cần có sự nhìn nhận, lựa chọn nhà cung cấp
căn cứ trên uy tín thương hiệu, quảng cáo sản phẩm và tham khảo thêm những
người đã sử dụng dịch vụ trước khi quyết định mua dịch vụ cho mình.
Thứ hai: Tính đồng thời trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ. Khác
với các hàng hoá thông thường có quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra ở từng

từ các điểm du lịch này đến điểm du lịch khác hoặc trong phạm vi một điểm du lịch
nào đó, bằng phương tiện nhất định.
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống bao gồm các dịch vụ phục vụ du khách nghỉ ngơi,
thư giãn và lấy lại sức khoẻ trong hành trình du lịch của mình thông qua hệ thống
các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng... nơi khách dừng chân.
- Dịch vụ vui chơi giải trí: là loại hình giúp du khách đạt được sự thoả mãn
cao trong mỗi chuyến đi. Bởi vậy, nên thời gian của du khách phần lớn được các
nhà tổ chức chuyên nghiệp hướng đến là đưa khách tham quan các khu du lịch, các
khu di tích, xem văn nghệ... thậm chí đến các sòng bạc, các bar café, sàn nhảy...
Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu được thoả mãn về tinh thần càng lấn át
nhu cầu mang tính vật chất thuần tuý, do đó, nhu cầu đi du lịch ngày càng có xu


15
hướng tăng cao trong cộng đồng dân cư. Nắm được điều này, các nhà kinh doanh du
lịch càng nghiên cứu đầu tư vào dịch vụ giải trí sẽ càng thu được lợi nhuận cao.
Thái Lan, Trung Quốc, Tây Ban Nha... là những quốc gia có kinh nghiệm và nhạy
bén trong việc tập trung đầu tư cho dịch vụ này nên chỉ trong vòng vài thập niên đã
nhanh chóng thu hút được tỉ lệ lớn khách du lịch đến từ các nước và nhờ đó đã đóng
góp được một phần đáng kể ngoại tệ cho phát triển kinh tế đất nước.
Ví dụ: Thái Lan năm 2004 đón 11,6 triệu khách du lịch quốc tế, thu ngoại tệ
đạt 9,6 tỷ USD. Khách du lịch nội địa đạt 74,8 triệu lượt khách, tạo thu nội tệ xấp xỉ
8 tỷ USD. Du lịch đóng góp cho GDP năm 2005 gần 15%. Ngoài ra, hoạt động du
lịch đã tạo ra trên 1,3 triệu việc làm gián tiếp và trực tiếp cho xã hội.
Hoặc Trung Quốc: hiện nay là quốc gia có thu nhập từ du lịch quốc tế lớn nhất
thế giới. Năm 2004, Trung Quốc đón 41,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế (nếu tính
cả khách tham quan du lịch trong ngày là 109 triệu lượt), thu nhập ngoại tệ từ du
lịch đạt 25,7 tỷ USD. Khách du lịch nội địa đạt 1,1 tỷ lượt khách, tạo thu nội địa
tương đương 65,7 tỷ USD. Du lịch tạo ra 38,93 triệu việc làm gián tiếp và trực tiếp
cho xã hội.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status