Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Luận văn thạc sĩ) - Pdf 52

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI QUANG NGỌC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành: 8 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG VĂN SƠN

THÁI NGUYÊN - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày

tháng 6 năm 2018
Tác giả

Vi Quang Ngọc


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn .........................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................4
1.1.2. Vai trò của phát triển nuôi trồng thủy sản .........................................................8
1.1.3. Đặc điểm của ngành thuỷ sản .........................................................................10
1.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản .......................................13
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản ..............................17
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................21
1.2.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản của thế giới .....................................................21
1.2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ..................................................23
1.2.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Hà Giang ..............................................27
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ...........................................29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................31

thủy sản tại huyện Vị Xuyên .....................................................................................70
3.3.1. Khó khăn, thách thức ......................................................................................70
3.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ở địa phương ...................73
3.4. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
đến năm 2025 ............................................................................................................82


v
3.4.1. Quan điểm, định hướng ...................................................................................82
3.4.2. Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên, tỉnh
Hà Giang ...................................................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................91
1. Kết luận .................................................................................................................91
2. Kiến nghị ...............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1

ATTP


Nghị quyết hội đồng nhân dân

7

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

8

PTNT

Phát triển nông thôn

9

QĐ-UBND

Quyết định Ủy ban nhân dân

10

UBND

Ủy ban nhân dân

11

VAC


Trong những năm trở lại đây, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành
kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, từng bước trở thành một trong những ngành sản
xuất hàng hóa chủ lực trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp (NLN). Nuôi trồng
thủy sản không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với việc gia tăng sản lượng mang lại
nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống mà còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồn gen
và môi trường sinh thái.
Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc, điều kiện kinh tế của tỉnh
còn nhiều khó khăn, toàn tỉnh hiện có 6/11 huyện, thành phố nằm trong 64 huyện
nghèo của cả nước. Tuy nhiên diện tích mặt nước của tỉnh có nhiều điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển thủy sản. Năm 2016 diện tích nuôi thủy sản của tỉnh là
1.355,71 ha; sản lượng nuôi trồng và khai thác tự nhiên đạt hơn 1.284 tấn giá trị 22
tỷ đồng. Sản phẩm thủy sản đã góp phần giải quyết thực phẩm tiêu dùng cho nhân
dân, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào vùng sâu, vùng xa.
Vị Xuyên là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh nằm bao quanh thành
phố Hà Giang có tổng diện tích tự nhiên 1.478,40 km², phía Bắc giáp huyện Quản
Bạ, phía Tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía Nam
giáp huyện Bắc Quang, phía Đông giáp thành phố Hà Giang và huyện Na
Hang (Tuyên Quang). Địa hình huyện Vị Xuyên khá phức tạp, phần lớn là đồi núi
thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng tạo thành những cánh đồng rộng lớn cùng
với hệ thống những sông suối, ao hồ, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản. Độ cao trung bình từ 300-400m so với mặt nước biển, phía Tây
có núi Tây Côn Lĩnh cao 2.419m, sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài
70km có diện tích lưu vực khoảng 8.700 km2. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa
nhiều, mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng từ 18 - 250C. Lượng mưa trung
bình khá lớn, vào khoảng 3.000-4.000 mm/năm.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi trong nông nghiệp, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn


2



3
3.2. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
3.2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu góp phần cập nhật hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
phát triển nuôi trồng thủy sản, các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản của
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
3.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài chỉ ra những hạn chế, bất cập trong thực hiện các giải pháp hiện tại,
đồng thời bổ sung các giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.
Đây là những thông tin đầu vào quan trọng giúp cho các nhà quản lý và lãnh đạo địa
phương trong việc ra quyết định thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới cũng như phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Vị Xuyên trong
những năm tới mang lại hiệu quả cao. Tác giả hy vọng rằng, những giải pháp mà đề
tài luận văn đề xuất sẽ được chính quyền địa phương huyện Vị Xuyên và các địa
phương khác có điều kiện tương tự có thể tham khảo, vận dụng, áp dụng vào thực
tiễn để phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm phát triển:
Theo giáo trình triết học (2006): Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác
định về hướng của sự vật, hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn... Nhưng nếu hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện,
sâu sắc thì trong tự bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi,

sử dụng sức lao động trong quá trình sản xuất vật chất. Sức lao động là tiền đề để có
quá trình lao động nhưng nếu không có quá trình lao động thì sức lao động chỉ tồn
tại ở dạng tiềm năng.
Đối tượng lao động: Là những tồn tại của giới tự nhiên mà con người tác động
vào chúng trong quá trình lao động.
Tư liệu lao động: Là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng trong
quá trình lao động để tác động vào đối tượng lao động.
Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích
của quá trình chuyển hoá này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng.
Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kĩ thuật, nguyên
vật liệu, đất, năng lượng, thông tin. Đầu ra của quá trình chuyển đổi là sản phẩm,
dịch vụ, tiền lương, những ảnh hưởng đối với môi trường.
Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị
Marx-Lenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra
không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó
mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua
bán. Hay nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm
sản xuất ra là để bán.
- Khái niệm về thị trường:
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định
theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản
phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có
một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để
thỏa mãn nhu cầu đó.


6
Theo marketing, thị trường bao gồm tất cả khách hàng hiện có và tiềm năng có
cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi

7
Tóm lại, thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một loại
hàng hoá, dịch vụ hàng hoá hay cho một đối tác có giá trị. Ví dụ như thị trường sức
lao động bao gồm những người muốn đem sức lao động của mình để đổi lấy tiền
công hoặc hàng hoá. Để công việc trao đổi trên được thuận lợi, dần đã xuất hiện
những tổ chức kiểu văn phòng, trung tâm giới thiệu, xúc tiến việc làm cho người lao
động. Cũng tương tự như thế, thị trường tiền tệ đem lại khả năng vay mượn, cho
vay tích luỹ tiền và bảo đảm an toàn cho các nhu cầu tài chính của các tổ chức, giúp
họ có thể hoạt động liên tục được. Như vậy điểm lợi ích của người mua và người
bán hay chính là gía cả được hình thành trên cơ sở thoả thuận và nhân nhượng lẫn
nhau giữa cung và cầu.
- Khái niệm nuôi trồng thủy sản:
Theo Luật Thủy sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua "Hoạt động thuỷ sản là việc tiến
hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu,
nhập khẩu thuỷ sản, dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản, điều tra, bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thuỷ sản" (Quốc hội, Điều 2 - Luật Thủy sản, 2003).
Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản được sử dụng tương đối rộng rãi để chỉ tất cả
các hệ thống, phương thức, hình thức nuôi động vật và trồng thực vật ở các môi
trường nước ngọt, lợ, mặn mà không bao gồm việc canh tác các loại cây trồng chính
trên cạn cũng như nuôi các động vật chủ yếu trên cạn. Thuật ngữ nuôi trồng thủy
sản được dùng để chỉ một kiểu hình kỹ thuật hay một hệ thống nuôi trồng nào đó;
một đối tượng nào đó; môi trường mà nghề nuôi đang được thực hiện; đặc điểm
riêng của môi trường nuôi. Nuôi trồng thủy sản là sự tác động của con người vào ít
nhất một giai đoạn trong chu trình sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi trồng
nhằm tăng tỉ lệ sống, tốc độ sinh trưởng để đạt được hiệu quả kinh tế cao (Kim Văn
Vạn, 2009).[23]
Nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và
lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất;
thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Một số tác giả khái niệm nuôi thủy sản đơn giản

cầu dinh dưỡng cho dân cư. Hầu hết các loại thuỷ sản là thực phẩm giàu đạm, dễ
tiêu hoá, phù hợp với sinh lý của mọi lứa tuổi (Nguyễn Quang Linh và cs, 2006)[7].
- Cung cấp thức ăn chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp: Cung cấp một
phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thuỷ sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm để


9
chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài chức năng dinh dưỡng
thông thường, ngày nay một số thực phẩm thuỷ sản đang được nghiên cứu và sử
dụng vào chữa trị một số bệnh cho con người.
- Tạo việc làm cho người lao động: Góp phần nâng cao thu nhập và tạo công
ăn việc làm cho người lao động. Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản
ở các vùng nông thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách
tận dụng đất đai và lao động. Cơ cấu lao động nuôi trồng thủy sản trong cơ cấu lao
động nông nghiệp ngày càng tăng bởi diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên. Chủ
trương mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, thâm canh cao hơn, sâu hơn trong
nông nghiệp sẽ tạo thêm việc làm cho nông dân, nhất là lao động tuổi trung niên.
- Tạo nguồn xuất khẩu quan trọng: Xuất khẩu thủy sản là một trong những thế
mạnh của Việt Nam. Việt Nam hiện được xếp vào nhóm các quốc gia có khả năng
và năng lực cạnh tranh cao trong ngành thủy sản. Với lợi thế chiều dài bờ biển
3.260 km và 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam hiện đứng thứ top 10
thế giới về thủy sản, với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,9 tỷ USD năm 2014. Trong 10
năm qua, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam không
ngừng phát triển và đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng
hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với giá trị gia tăng cao, kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chiếm 6-7% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn
quốc (đứng thứ 5 sau điện tử, may mặc, dầu thô và da-giày). Thủy sản Việt Nam đã
được xuất khẩu sang 165 thị trường, với 612 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp
đạt quy chuẩn ATTP, trong đó 461 nhà máy đạt điều kiện xuất khẩu sang Liên minh

danh giới hành chính. Hướng di chuyển của các luồng tôm cá chịu tác động của
nhiều nhân tố như thời tiết khí hậu, dòng chảy và đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên.
Để bảo vệ, tái tạo và khai thác có hiệu các nguồn lợi thuỷ sản, một mặt cần phân
chia ranh giới mặt nước, mặt biển, vùng biển giữa các địa phương hay các quốc gia
nhưng mặt khác cũng cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương.
- Các loài sinh vật trong nước sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động nhiều
của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình thuỷ văn…Trong nuôi trồng
thuỷ sản, cần tạo những điều kiện thuận lợi cho các loại thuỷ sản sinh trưởng và
phát triển của như: Tạo ôxy bằng quạt sục nước, tạo dòng chảy bằng máy bơm.
- Các sản phẩm thuỷ sản sau khi thu hoạch hoặc đánh bắt đều rất dễ ươn thối,
hư hỏng vì chúng đều là những sản phẩm sinh vật đã bị tách ra khỏi môi trường


11
sống. Để tránh tổn thất trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải
có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến và kinh
doanh tiêu thụ sản phẩm; từ khai thác đến đầu tư tái tạo nguồn lợi, đầu tư cơ sở hạ
tầng dịch vụ một cách đồng bộ.
Với tính cách là một ngành sản xuất vật chất, ngành thuỷ sản bao gồm nhiều
hoạt động sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau như: khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản. Khi
trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, các hoạt động sản xuất cụ thể nói trên chưa có
sự tách biệt rõ ràng, thậm chí còn lồng vào nhau. Trong điều kiện như vậy, khối
lượng sản phẩm sản xuất ra còn ít với chất lượng thấp và chủ yếu đáp ứng như cầu
thị trường nhỏ hẹp. Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển lực lượng
sản xuất và phân công lao động xã hội làm cho các hoạt động sản xuất thuỷ sản
được chuyên môn hoá ngày càng cao (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung,
2005) [14].
Các hoạt động chuyên môn hoá khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ
sản có trình độ và quy mô phát triển tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường và mỗi hoạt

hâu, địa lý, sinh thái, điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường. Tính thời vụ đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp, HTX, hộ nuôi trồng thủy sản phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện
sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.
- Thâm canh trong nuôi trồng thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao.
Phân loại diện tích nuôi trồng thủy sản gồm nhiều loại, cụ thể:
+ Theo phương thức nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản bao gồm:
- Nuôi thâm canh: là hình thức nuôi trồng thuỷ sản tuân thủ theo qui tắc kỹ
thuật chặt chẽ (từ khâu chuẩn bị ao nuôi, phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, chọn con
giống thuần, đủ kích cỡ, thả giống với mật độ cao, áp dụng nghiêm ngặt các biện
pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ như cho ăn thức ăn công nghiệp và quản lý ao
nuôi thường xuyên, phòng chọn giống, chăm sóc, bảo vệ đến khi thu hoạch). Các
thông số kỹ thuật của ao nuôi có khả năng phòng trừ dịch bệnh tốt; cơ sở hạ tầng
hoàn thiện gồm hệ thống ao đầm, thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước, máy sục khí.
- Nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi trồng thuỷ sản ở mức độ đầu tư sản
xuất và áp dụng kỹ thuật kết hợp giữa nuôi thâm canh và quảng canh: cho ăn thức
ăn tự nhiên hoặc công nghiệp. Hệ thống ao đầm nuôi được đầu tư một phần để có
thể chủ động cung cấp nguồn nước, xử lý môi trường như bơm nước, sục khí và
phòng trừ dịch bệnh.


13
- Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, là hình thức nuôi trồng thuỷ sản ở
trình độ kỹ thuật đơn giản, ít tác động đến quá trình phát triển, sinh trưởng của đối
tượng nuôi, thả giống ở mật độ thấp hoặc không thả giống, lấy nguồn giống sẵn có
trong tự nhiên và khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ. Thức ăn của đối tượng nuôi lấy từ
nguồn lợi tự nhiên là chủ yếu. Hình thức này còn gọi là nuôi truyền thống, có ưu
điểm là phù hợp với quy luật tự nhiên, ít gây tổn hại đến môi trường nhưng năng
suất nuôi đạt thấp.
+ Theo hình thái mặt nước, diện tích nuôi thủy sản bao gồm
- Nuôi ao hồ nhỏ; nuôi ruộng trũng; nuôi trong hồ, đập thủy lợi; nuôi trên đầm,

- Quy hoạch vùng nuôi: Xây dựng quy hoạch vùng nuôi là yếu tố cực kỳ quan
trọng quyết định tới hiệu quả và sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Cơ
sở để xây dựng một quy hoạch mang tính khoa học và thực tiễn là phải nghiên cứu
đánh giá về tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của người nuôi trồng thủy sản ở địa
phương. Quy hoạch này vừa tận dụng lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, lao động,
những điều kiện có sẵn như hệ thống giao thông, kênh mương thủy lợi, hồ đầm,...
như chuyển đổi đất trũng, trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, vừa góp
phần nâng cao năng suất, sản lượng thủy sản nuôi trồng và bảo vệ môi trường vùng
nuôi. Nội dung quan trọng nhất là quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi, cấp
thoát nước cho vùng nuôi.
Khi thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, các xã đã khảo sát xây dựng quy
hoạch vùng nuôi; phân cấp quản lý cho thôn, các hộ dân; hàng năm rà soát lại diện
tích của các hộ để bổ sung vào quy hoạch; kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện đào
ao, đánh giá tác động môi trường vùng nuôi và tu bổ, bảo dưỡng hạ tầng, chống
xuống cấp các công trình trong vùng nuôi.
Tuy nhiên, cần đánh giá việc xây dựng quy hoạch vùng nuôi gắn với triển khai
chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp của huyện nhằm hoàn thiện và đồng bộ giữa các quy hoạch để tránh sự nhỏ
lẻ, tự phát cả về quy hoạch đất đai, quy hoạch nuôi trồng và bảo vệ môi trường cho
giai đoạn 2017 - 2020.
- Phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi: xây dựng hạ tầng kỹ thuật mương máng,
thủy lợi, hệ thống điện, đường giao thông, thông tin liên lạc ở vùng nuôi trồng thủy
sản là những yếu tố quan trọng, quyết định năng suất, sản lượng và hiệu quả của
nuôi trồng thủy sản. Nhận thức được điều này, các địa phương trong huyện và các


15
chủ hộ đã dựa vào điều kiện thực tiễn ở địa phương để xây dựng hệ thống đường,
điện, kênh mương, ao nuôi phù hợp và hiệu quả. Nhiều nơi, đã đầu tư ngân sách
làm đường trục chính của vùng nuôi; hệ thống kênh mương, điện, nước sinh hoạt

nuôi trồng thủy sản để có thể phát triển được hay không thì còn phụ thuộc vào
lượng vốn. Nghiên cứu tập trung làm rõ thực trạng tiếp cận với việc vay vốn của hộ
nuôi về nhu cầu vốn; nguồn vay; các tổ chức cho vay; những khó khăn chủ yếu khi
vay và mong muốn của hộ nuôi về thực hiện chính sách vay vốn. Kỹ thuật nuôi của
người nuôi có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó,
tập trung đánh giá hiệu quả việc triển khai tập huấn công tác khuyến ngư của các
Trung tâm như: Thuỷ sản, Khuyến nông, Chi cục chăn nuôi thú y,... đã chuyển giao
kỹ thuật cho người nuôi, công tác khuyến nông, khuyến ngư; mong muốn của người
dân về tiếp cận KHKT nâng cao kỹ thuật nuôi trồng.
- Giải pháp về liên kết và thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc
biệt với thủy sản là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến mục đích,
khả năng đầu tư và quy mô sản xuất thủy sản. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ
sản ở huyện Vị Xuyên nói riêng và tỉnh Hà Giang chưa phát triển, nên việc tiêu thụ
sản phẩm chỉ chủ yếu ở thị trường nội địa.
Nghiên cứu tập trung đánh giá các giải pháp, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các
hoạt động tiêu thụ sản phẩm, đó là việc triển khai chủ trương liên kết "4 nhà" trong
lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của huyện, việc hình thành liên kết giữa hộ nuôi và
doanh nghiệp; mối liên kết giữa các hộ nuôi với nhau cũng như hộ nuôi trong các tổ
hợp tác, câu lạc bộ khuyến nông,...
- Giải pháp về vấn đề môi trường: Nếu không chú ý tới quản lý môi trường
vùng nuôi, để môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm sẽ dẫn tới việc đối tượng nuôi bị
dịch bệnh và chết hàng loạt, gây thất thu lớn cho người nuôi. Nghiên cứu sẽ đánh
giá tác động môi trường, giúp hộ nuôi quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường vùng nuôi
thông qua việc áp dụng công nghệ mới thân thiện với môi trường; công tác cải tạo,
quản lý ao nuôi; việc sử dụng thức ăn tự chế sang thức ăn công nghiệp; từ dùng hoá
chất, thuốc kháng sinh chuyển dần sang dùng các chế phẩm sinh học.
Đánh giá việc quản lý môi trường của cơ quan quản lý thông qua công tác quy
hoạch, xây dựng hạ tầng xử lý nước; quan trắc, cảnh báo tác động môi trường vùng
nuôi. Ý kiến đánh giá người nuôi về tác động của môi trường vùng nuôi: nguồn
nước, tỷ lệ xuất hiện của dịch bệnh, tỷ lệ suy giảm các loài tự nhiên quanh khu vực

mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản trong thời kỳ,
bao gồm diện tích ao, hồ, ruộng lúa,... kể cả hồ, đập thuỷ lợi được khoanh nuôi, bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản để thu hoạch, diện tích được quây lại ở sông, hồ lớn, để nuôi
trồng thuỷ sản, diện tích của các công trình phụ trợ như bờ bao, kênh dẫn nước vào,
ra; các ao lắng, lọc,...



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status