Hoạt động cho thuê tài chính trên địa bàn đà nẵng của công ty cho thuê tài chính ii chi nhánh đà nẵng - Pdf 52

Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
CHƯƠNG I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO THUÊ TÀI
CHÍNH.
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ
CHO THUÊ TÀI CHÍNH.
1. Lịch sử hình thành của nghiệp vụ cho thuê tài chính.
Cho thuê tài chính mà nguồn gốc đầu tiên là cho thuê tài sản đã được sáng tạo
ra từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại. Theo các thư tịch cổ, các giao dịch
thuê tài sản đã xuất hiện từ năm 2800 tr.CN tại thành phố Sumerian thuộc Iraq ngày
nay. Các thầy tu giữ vai trò người cho thuê, người thuê là những nông dân tự do. Tài
sản được đem giao dịch bao gồm: Công cụ sản xuất nông nghiệp, súc vật kéo, nhà
cửa, ruộng đất; nói chung bao gồm nhiều loại tài sản rất đa dạng.
Tuy nhiên các giao dịch thuê tài sản thời cổ thuộc hình thức thuê mua kiểu truyền
thống (Traditional Lease). Phương thức giao dịch của hình thức này tương tự như
phương thức thuê mua vận hành ngày nay và trong suốt lịch sử hàng ngàn năm tồn
tại của nó, đã không có sự thay đổi lớn về tính chất giao dịch.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn, nghiệp vụ tín dụng thuê mua thuần
(Net Lease hay thuê tài chính - Finance Lease, hay còn gọi là thuê tư bản - Capital
Lease) đã được sáng tạo ra trước tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1952, do công ty tư nhân
Unitel State leasing Corporation sáng tạo ra. Sau đó nghiệp vụ thuê mua tài chính
phát triển mạnh và lan rộng ra khắp các châu lục.
Tín dụng thuê mua ngày nay đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, Khái
niệm thuê mua được trình bày như sau: Thuê mua là hình thức cho thuê tài sản dài
hạn, mà trong thời hạn đó, người cho thuê chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình
cho người đi thuê sử dụng. Người thuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốt
thời hạn thuê và có thể được quyền sở hữu tài sản thuê, hoặc được quyền mua tài sản
thuê, hoặc được quyền thuê tiếp theo các điều kiện đã được hai bên thoả thuận.
2. Đặc điểm của cho thuê tài chính.
Cho thuê tài chính là một hình thức cho thuê có đặc điểm khác hẳn hình thức
cho thuê vận hành. Theo quy định của Uỷ Ban Tiêu Chuẩn Kế Toán Quốc Tế

không làm tăng nợ nước ngoài của quốc gia đó.
2 - Thuê mua góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học
kỹ thuật. Thông qua hoạt động cho thuê tài chính, các loại máy móc thiết bị có trình
độ công nghệ tiên tiến được đưa vào các doanh nghiệp làm nâng cao trình độ công
nghệ của nền sản xuất trong những điều kiện khó khăn về vốn đầu tư.
3.1.2. Lợi ích đối với người cho thuê.
1- Cho thuê tài chính là hình thức tài trợ có mức độ an toàn cao. Do quyền sở
hữu tài sản cho thuê vẫn thuộc người cho thuê nên họ có quyền kiểm tra, giám sát,
đảm bảo cho việc sử dụng tài sản đúng mục đích , tránh được thiệt hại, mất vốn tài
trợ. Do tài trợ bằng tài sản hiện vật nên hạn chế được ảnh hưởng của lạm phát, không
làm giảm dần khoản vốn tài trợ.
2 - Thuê tài chính giúp người cho thuê linh hoạt trong kinh doanh. Trong thời
gian diễn ra giao dịch thuê mua, vốn tài trợ được thu hồi dần dần dựa trên hiệu quả
hoạt động của tài sản cho phép người cho thuê tái đầu tư chúng vào hoạt động kinh
doanh sinh lợi và giữ vững nhịp độ hoạt động. Do tập trung vào lĩnh vực hẹp nên có
điều kiện đầu tư theo chiều sâu cả về kiến thức kinh tế, kỹ thuật và kỹ năng nghiệp
vụ tín dụng.
Tuy nhiên, trong điều kiện mô trường vĩ mô không thuận lợi. Chẳng hạn, tại
các quốc gia không có luật quy định rõ ràng về quyền sở hữu hay không có thị
trường mua bán máy móc thiết bị cũ hoặc các quy chế xuất nhập khẩu, thuế...thì
nguy cơ gặp phải rủi ro mất vốn, thiệt hại về tài sản là điều rất dễ xảy ra.
3.1.3. Lợi ích đối với người thuê.
1 - Người thuê có thể gia tăng năng lực sản xuất trong những điều kiện nguồn
vốn đầu tư bị hạn chế. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn về vốn trung dài hạn nhằm gia tăng công
suất của doanh nghiệp. Nếu đi vay theo các thể thức tín dụng thông thường lại thiếu
tài sản thế chấp. Do đó thông qua tín dụng thuê mua, các doanh nghiệp từ tay không
mà vẫn có thể có được máy móc, thiết bị phục vụ yêu cầu của sản xuất và sau một số
năm có thể có được một số tài sản tích luỹ nhất định.
SVTH: Trương Công Thịnh

doanh nghiệp, thị trường và môi trường kinh tế vĩ mô.
7 - Cho thuê tài chính cho phép các doanh nghiệp trong nước thu hút vốn đầu
tư nước ngoài. Tín dụng thuê mua giúp các doanh nghiệp trong nước có thể huy
động được vốn tài trợ nước ngoài thông qua các công ty Thuê mua quốc tế hay các
công ty Liên doanh thuê mua hoạt động tại Việt Nam.
8 - Tín dụng thuê mua cho phép người thuê hoãn thuế. Các khoản tiền thuê
phải trả hàng năm được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Do đó, chúng là giảm
mức lợi nhuận của doanh nghiệp bằng chính những khoản chi phí đó. Khoản chi phí
này được nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ cho ta biết khoản tiết
kiệm do hoãn thuế bởi thuê mua đem lại cho doanh nghiệp. Ví dụ: Tổng số tiền thuê
phải trả hàng năm của doanh nghiệp là 10 triệu đồng, Mức thuế thu nhập doanh
nghiệp của công ty là 28%. Khoản tiền tiết kiệm do hoãn thuế trong năm của doanh
nghiệp là: 10 x 0,28 = 2,8 tr. đ
3.2. Hạn chế của cho thuê tài chính.
Bên cạnh những mặt mạnh, hoạt động cho thuê còn một số hạn chế như sau:
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
1- Lãi suất cho thuê tài chính (chi phí thuê mua) thường cao hơn lãi suất vay
vốn cùng loại của các ngân hàng, vì các công ty thuê mua vay tiền để tài trợ cho giao
dịch thuê mua. Khi thực hiện dự án, khách hàng luôn thực hiện bài toán: Chi phí tối
thiểu - lợi nhuận tối đa. Và trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín
dụng, đây là một hạn chế lớn của nghiệp vụ này, làm giảm hấp dẫn đối với khách
hàng đặc biệt là các khách hàng có nhu cầu đầu tư vốn lớn, thời gian thực hiện dự án
dài.
2- Cho thuê tài chính là nghiệp vụ mới, ngoài kiến thức về nghiệp vụ ngân
hàng còn cần có kiến thức của nghiệp vụ khác như : Bảo hiểm, nhập khẩu hàng hoá,
thuế... Trong khi cán bộ mới được đào tạo chủ yếu về hoặc là kiến thức ngân hàng
hoặc là quản lý kinh tế và nhiều chuyên ngành khác, đã thể hiện bất cập trong quá
trình tác nghiệp, chất lượng cho thuê chưa cao, quản lý dự án chưa chặt chẽ, sai sót
phát sinh trong xử lý nghiệp vụ còn nhiều. Đây chính là những hạn chế chủ quan làm

thuê tài chính đứng thứ 5 thế giới. Năm 1994, giá trị máy móc, thiết bị tài trợ qua
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
hình thức cho thuê tài chính trên thế giới khoảng 350 tỷ USD thì đến năm 1998 con
số này là 450 tỷ USD. Hiện nay, doanh số hoạt động của nghiệp vụ này khoảng 500
tỷ USD/năm.
(Nguồn : TÌm hiểu và sử dụng TÍN DỤNG THUÊ MUA. Tác giả: Trần Tô
Tử - Nguyễn Hải Sản)
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
II. CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM.
1. Sự ra đời và phát triển của cho thuê tài chính ở Việt nam.
Ở Việt Nam cho thuê tài chính đã manh nha từ lâu, nhưng thị trường cho thuê
chỉ chính thức đi vào hoạt động năm 1994 với sự ra đời của công ty cho thuê tài
chính đầu tiên ở phía Bắc là công ty Linco. Công ty được thành lập cuối năm 1994,
là chi nhánh của Ngân hàng ngoại thương, hiện nay đang kinh doanh phục vụ các
doanh nghiệp nhà nước phía Bắc. Tiếp sau đó là hàng loạt các công ty cho thuê được
thành lập. Tính đến 31/12/2003 Việt Nam có 09 công ty cho thuê tài chính được
Ngân Hàng Nhà Nước cấp giấy phép hoạt động, bao gồm: 5 công ty trực thuộc 4
NHTMQD là công ty CTTC ngân hàng ngoại thương; công ty CTTC ngân hàng công
thương; công ty CTTC I, công ty CTTCII NHNo&PTNT, công ty CTTC ngân hàng
đầu tư và phát triển; 2 công ty liên doanh và 2 công ty 100% vốn nước ngoài.
Nhìn chung thị trường cho thuê Việt Nam mới hình thành còn rất non trẻ, tuy
nhiên lượng cầu rất to lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cho thuê hoạt
động, mang lại sự phát triển vượt bậc của thị trường. Là một quốc gia đang phát
triển, trước mắt cũng như lâu dài rất cần nguồn vốn lớn để đầu tư hệ thống cơ sở hạ
tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, hàng hoá trên thị trường tập trung vào các
loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất, phục vụ đầu tư xây dựng, tiềm
năng còn rất lớn. Tuy nhiên do hệ thống pháp lý chuyên biệt chưa đầy đủ dẫn tới môi
trường kinh doanh thuê mua có khá nhiều rủi ro nên việc tiến hành hoạt động tài trợ

đề khá nan giải đối với các doanh nghiệp.
* Thứ ba, khi các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn bằng tiền, sau
khi phát tiền vay thì việc kiểm soát sử dụng vốn cho vay đúng mục đích thực sự là
khó khăn bởi vì cán bộ tín dụng không thể lúc nào cũng thực hiện và kiểm soát được
việc này. Các doanh nghiệp thường sử dụng vốn vay sai mục đích: dùng tiền vay trả
nợ cũ, mua tài sản không đúng như trong dự án xin vay, sử dụng vào mục đích
khác...Trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ, các tổ chức tín dụng không trực
tiếp xử lý, thu hồi được mặc dù tài sản đó hình thành từ vốn cho vay của mình. Đây
là lý do khiến các tổ chức tín dụng hạn chế cho vay trung, dài hạn đối với các doanh
nghiệp.
* Thứ tư, doanh nghiệp có thể được thuê tài chính đối với tất cả các loại động
sản liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Trong đó có một số loại tài sản phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhưng không thuộc
đối tượng cho vay của các tổ chức tín dụng như: Phương tiện phục vụ công tác (ôtô,
xe máy..), phương tiện văn phòng (vi tính, máy phôtôcopy, máy lạnh..), dụng cụ y
tế...
* Thứ năm, doanh nghiệp được dùng phương pháp khấu hao nhanh đối với tài
sản đi thuê. Theo quy định hiện nay thời gian khấu hao nhanh của tài sản thuê tài
chính có thể rút ngắn bằng 60% thời gian khấu hao theo quy định của Bộ Tài Chính
đối với tài sản cố định mua về tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp (nhất là các
doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả) có cơ hội để điều tiết linh hoạt lợi nhuận
và thuế lợi tức của doanh nghiệp khi đang còn nợ thuê. Sau khi trả hết tiền thuê tài
sản, tài sản đó được chuyển quyền sở hữu hoặc bán với giá tượng trưng cho doanh
nghiệp. Trên sổ sách thì giá trị tài sản rất thấp hoặc đã khấu hao hết, nhưng thực tế
giá trị và giá trị sử dụng vẫn còn cao. Lúc này doanh nghiệp và nhà nước cùng có thu
nhập thực thụ do chi phí khấu hao tài sản đó không đáng kể, giá thành sản phẩm hạ.
Doanh nghiệp vừa có điều kiện cạnh tranh vừa có lợi nhuận trước thuế tăng lên so
với trước.
* Thứ sáu, trường hợp doanh nghiệp đã dùng vốn tự có hoặc nguồn vốn ngắn
hạn khác để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị sản xuất, dẫn tới thiếu vốn lưu động

3.3. Cho thuê hợp tác (Leveraged Lease)
Đây là một hình thức cho thuê đặc biệt xuất phát từ thực tế các công ty cho
thuê có những hạn chế về nguồn vốn, không đủ khả năng tự tài trợ cho khách hàng
với những tài sản yêu cầu vốn lớn. Trong hình thức này có sự tham gia của 4 bên:
Bên cho thuê, Bên thuê, Nhà cung cấp, Nhà cho vay. Theo hình thức này, người cho
thuê đi vay để mua tài sản cho thuê từ người cho vay. Vật thế chấp cho khoản vay
này là quyền sở hữu tài sản cho thuê và các khoản tiền thuê mà người thuê sẽ trả
trong tương lai. Người cho vay được hoàn trả tiền đã cho vay từ các khoản tiền thuê,
thường do người thuê trực tiếp chuyển trả theo yêu cầu của người cho thuê. Sau khi
trả hết món nợ vay, những khoản tiền thuê còn lại sẽ được trả cho người cho thuê.
3.4. Bán và tái thuê (Sale & Leareback)
Hình thức bán và tái thuê được áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp,
nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn về vốn lưu động hay đang đứng
trên bờ vực phá sản, thua lỗ trong kinh doanh.
Đặc trưng chủ yếu của phương thức bán và tái thuê là: Bên thuê giữ lại quyền
sử dụng tài sản và chuyển giao quyền sở hữu pháp lý cho bên cho thuê, đồng thời
nhận được tiền bán tài sản. Bên thuê sử dụng tiền bán tài sản này vào mục đích sản
xuất kinh doanh của mình và tiến hành thanh toán tiên thuê tài sản cho bên cho thuê
SVTH: Trương Công Thịnh
Người cho thuê
Lessor
Nhà cung cấp
Supplier
Người đi thuê
Lessee
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
theo định kỳ được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính. Trong trường hợp
này, bên thuê lần lượt giữ các vị thế: người chủ sở hữu ban đầu - người sử dụng -
người thuê. Bên cho thuê, từ vị trí người mua thành người cho thuê. Từ thời điểm
này, mọi điều kiện sẽ diễn ra như một giao dịch thuê mua bình thường.

hệ thống luật pháp chế định hoạt động này, mà cao nhất là Luật cho thuê tài chính.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chỉ có một số các văn bản trong lĩnh vực thuê
mua, các công ty cho thuê vẫn phải sử dụng các văn bản luật khác có liên quan.
Trước đây, các văn bản cho thuê tài chính được áp dụng gồm: Thể lệ tín dụng thuê
mua ban hành theo quyết định số 149/QĐ-NH của Thống đốc NHNN, Thông tư số
120-TT/CC ngày 26/2/1992 của Bộ Tư Pháp - Hướng dẫn việc chứng nhận trị giá tài
sản hiện vật thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Văn bản
cao nhất hiện nay vẫn là các Nghị Định Chính Phủ, vừa qua Chính Phủ mới ban hành
Nghị Định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 "về tổ chức và hoạt động của công ty cho
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
thuê tài chính" thay cho Nghị Định 64/CP ngày 9/10/1995 ban hành Quy chế tạm
thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt nam.
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI
CHÍNH II CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG (ALCII-ĐN) TRONG
NHỮNG NĂM QUA.
A. VÀI NÉT VỀ ALCII-ĐN.
I. CÔNG TY ALCII.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Qua khảo sát tình hình nhu cầu thuê tài chính ở phía Nam và sự thành công
của công ty cho thuê tài chính I ở phía Bắc, NHNo nhận thấy cần phải thành lập
thêm 1 công ty cho thuê tài chính nữa ở phía Nam. Để đáp ứng nhu cầu này, ngày
25/6/1998 NHNo đã trình NHNN đơn xin thành lập công ty Cho thuê tài chính II.
Căn cứ quyết định số 239/1998/ QĐ-NHNN5 ngày 14/7/1998 của Thống đốc
NHNN, công ty cho thuê tài chính II NHNo được thành lập theo đề nghị của Hội
đồng quản trị NHNo, do Thống Đốc NHNN quyết định; được tổ chức và hoạt động
theo Luật DNNN và Pháp luật về ngân hàng và công ty tài chính, các quy định của
pháp luật hiện hành. Ngày 16/10/1998 công ty ALCII chính thức đi vào hoạt động,

Tính đến 31/12/2003 toàn công ty có 83 nhân sự, ALCII chi nhánh Đà Nẵng
có 14 nhân sự, gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, Phòng cho thuê (6 người), Phòng
kế toán - tổng hợp (6 người).
Ghi chú:
: Quan hệ chức năng tham mưu.
: Quan hệ trực tuyến.
2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
2.1. Giám đốc chi nhánh:
Là đại diện pháp luật của chi nhánh, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm
trước cơ quan chủ quản, trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh.
2.2. Phó giám đốc chi nhánh:
Là người chịu trách nhiệm điều hành một số mặt công tác theo sự phân công
của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được
giao. Khi Giám đốc đi vắng, Phó giám đốc được uỷ quyền điều hành chung, chịu
trách nhiệm về các quyết định của mình và có trách nhiệm báo cáo lại toàn bộ công
việc đã giải quyết với Giám đốc.
2.3. Phòng cho thuê.
2.3.1. Chức năng:
Phòng kinh doanh có chức năng tiếp cận thị trường, lựa chọn và xây dựng
mạng lưới khách hàng cho ALCII. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn thực hiện nghiệp
vụ cho thuê tài chính đối với các dự án cho thuê mà tài sản thuê được mua trong
nước.
SVTH: Trương Công Thịnh
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Cho Thuê
Phòng Kế Toán
Tổng Hợp
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
2.3.1. Nhiệm vụ:

B. HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ CỦA CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG NHỮNG NĂM
QUA.
I. NHU CẦU THUÊ MUA CỦA THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG & ĐÀ NẴNG.
1. Tình hình kinh tế - xã hội Khu vực Miền Trung Và Đà Nẵng.
Năm 2003, tình hình kinh tế - xã hội khu vực Miền Trung và Đà Nẵng có
nhiều biến động làm ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của các ngành kinh tế
trong đó có hoạt động cho thuê tài chính. Năm qua, GDP thành phố tăng 12,62% so
với năm 2002; thu nhập bình quân khoảng 650 USD/người. Nhiều ngành, lĩnh vực có
mức tăng trưởng mạnh so với kế hoạch.
Môi trường đầu tư của Đà Nẵng và cả khu vực Miền Trung đã và đang được
cải thiện, thu hút các đối tác nước ngoài và trong nước đến tìm hiểu và được tư vốn
ngày càng nhiều hơn, sôi động hơn. Các công trình lớn phục vụ cho phát triển kinh tế
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
đã và đang được hoàn thành đưa vào sử dụng làm cho các nhà được tư trong và
ngoài nước yên tâm hơn như: Đường hầm xuyên đèo Hải Vân, cầu Tuyên Sơn,
đường Liên Chiểu - Thuận Phước,...Các khu công nghiệp ngày càng mở rộng và hạ
tầng cơ sở đã được hoàn thiện như: KCN Hòa Khánh, KCN Liên Chiểu, KCN Đà
Nẵng (Đà Nẵng); Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), KCN Dung Quất (Quảng
ngãi), KCN Phú Tài (Bình Định) và KCN Trà Đa (Gia Lai), KCN Hoà Hiệp (Phú
Yên)...tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh ALCII-ĐN mở rộng địa bàn hoạt động,
tăng nhanh doanh số cho thuê.
Ngoài ra hoạt động cho thuê của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng bởi những khó
khăn nhất định như tình hình thiên tai thường hay xảy ra ở các tỉnh Miền Trung -Tây
nguyên, tình hình chậm thanh toán vốn diễn ra phổ biến giữa các chủ đầu tư và các
doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công công trình
và xây dựng cơ bản..., dẫn đến chậm thanh toán theo lịch trình trả nợ. Ngoài ra, sự
cạnh tranh giữa các ngân hàng đã gây không ít khó khăn đối với hoạt động của chi
nhánh.
Tuy nhiên trong năm 2003, được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp

tiếp đến là công ty cổ phần và công ty TNHH và sau cùng là DNTN. Xét thấy trình
độ công nghệ của các doanh nghiệp là phụ thuộc vào quy mô vốn của doanh nghiệp
đó, công ty cổ phần có quy mô vốn lớn nên dễ đầu tư những công nghệ hiện đại, đắt
tiền; còn DNTN do quy mô vốn nhỏ nên không thể đầu tư những máy moc thiết bị
mới, chi phí cao. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do có sự tham gia của
đối tác nước ngoài nên có điều kiện thuận lợi trong thay đổi công nghệ, nhằm mục
tiêu tối đa hoá lợi nhuận cho phía nước ngoài.
Như vậy nhu cầu thuê mua của thị trường Miền Trung & Đà Nẵng là rất lớn
song còn ở dạng tiềm năng. Do đó, chi nhánh muốn khai thác tốt thị trường này, cần
phải đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để đánh thức thị trường còn rộng mở.
II. THỰC TRẠNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA ALCII-ĐN.
1. Quy trình cho thuê.
1.1. Cho thuê trực tiếp.
1- Nhận hồ sơ: Cán bộ cho thuê nhận hồ sơ đề nghị thuê tài chính của khách
hàng; kiểm tra danh mục hồ sơ, tính hợp lý, hợp pháp. Sau đó tiến hàng thẩm định.
2- Thẩm định:
Thẩm định là nội dung quan trọng nhất trong quy trình nghiệp vụ. Cán bộ cho
thuê phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định dự án. Báo cáo thẩm định phải nêu
rõ và chính xác một số nội dung cơ bản sau: Hồ sơ thuê tài chính, hồ sơ pháp lý và
hồ sơ kinh tế do bên thuê cung cấp. Các tài liệu này phải tuân thủ nguyên tắc "Đầy
đủ - hợp lệ - hợp pháp".
Thẩm định hồ sơ pháp lý nhằm xác định khách hàng có đầy đủ năng lực pháp
luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của
pháp luật để lập quan hệ giao dịch cho thuê hay không.
Thẩm định hồ sơ kinh tế nhằm đánh giá về năng lực tài chính, tình hình sản
xuất kinh doanh; công nợ của bên thuê. Phải tập trung phân tích về tình hình công
nợ, quan hệ với các tổ chức tín dụng. Đối với các khoản nợ vay đã quá hạn trả nợ
hoặc nợ nần dây dưa, phải xác định cho được nguyên nhân phát sinh, khả năng giải
quyết một cách cụ thể. Đối với các dự án cho thuê máy móc thiết bị để sản xuất hàng
hoá, phải chú trọng phân tích tính tiên tiến của thiết bị cho thuê, loại sản phẩm sẽ

8- Đăng ký tài sản thuê: Cán bộ cho thuê phối hợp với bên thuê và bên cung
ứng thực hiện các thủ tục đăng ký sở hữu tài sản theo quy định. Phòng cho thuê thực
hiện đăng ký tài sản cho thuê tại trung tâm đăng ký giao dịch có bảo đảm.
9- Kiểm tra sau khi cho thuê: Phòng cho thuê thực hiện kiểm tra sau khi cho
thuê, bao gồm kiểm tra sử dụng tài sản thuê và kiểm tra tình hình sản xuất kinh
doanh của bên thuê. Việc kiểm tra được thực hiện định kỳ (tối thiểu 1 lần/quý) hoặc
đột xuất do phòng cho thuê đề xuất, Giám đốc quyết định. Mỗi lần kiểm tra phải lập
biên bản, đề xuất các biện pháp xử lý (nếu có).
10- Thu thập thông tin, báo cáo của bên thuê: Phòng cho thuê có trách nhiệm
bổ sung hồ sơ cho thuê khi có thay đổi phát sinh.Yêu cầu bên thuê bổ sung báo cáo
tài chính theo định kỳ.
1.2. Cho thuê uỷ thác:
Công ty và các chi nhánh có thể thoả thuận uỷ thác từng phần hoặc toàn bộ
quy trình cho thuê như cho thuê trực tiếp đối với các chi nhánh NHNo trên cơ sở hợp
đồng uỷ thác cho thuê. Hợp đồng uỷ thác phải thể hiện rõ quyền hạn và trách nhiệm
của bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác về: Nội dung phần việc uỷ thác; trách nhiệm
mối quan hệ giữa bên nhận uỷ thác và bên uỷ thác; thoả thuận về hoa hồng uỷ thác.
Hiện tại chi nhánh thực hiện được nhiều hợp đồng uỷ thác cho thuê đối với
chi nhánh NHNo các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên. Tài sản
cho thuê uỷ thác chỉ là các phương tiện vận tải, không cho thuê uỷ thác các tài sản
khác, hình thức uỷ thác áp dụng theo loại từng phần. Chi nhánh chưa uỷ thác toàn bộ
quy trình nghiệp vụ cho đối tác NHNo, chỉ uỷ thác một số công việc chi nhánh
không trực tiếp làm được hoặc gây nhiều khó khăn như: Làm giấy tờ, đăng ký biển
số xe, ký kết hợp đồng bảo hiểm...Để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ uỷ thác từng phần, ta
xem xét ví dụ: Chi nhánh ký hợp đồng cho thuê uỷ thác từng phần cho chi nhánh
NHNo Bình Định về việc khách hàng A ở Bình Định thuê xe TOYOTA. Quy trình
nghiệp vụ diễn ra bình thường, chỉ có một số điểm khác sau:
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
1- Nhận hồ sơ: Chi nhánh NHNo Bình Định sẽ nhận hồ sơ của khách hàng,

2.1.2. Định thời hạn trả lãi.
Lãi tiền thuê được trả theo định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc theo kỳ hạn trả
nợ gốc do hai bên thoả thuận trong hợp đồng cho thuê.
2.2. Phương pháp tính trả nợ gốc, trả lãi tiền thuê. Có hai cách sau:
2.2.1. Tổng số tiền gốc được chia đều cho số kỳ hạn thanh toán
(áp dụng cho trường hợp trả nợ gốc đều đặn theo định kỳ).
* Số tiền gốc trả mỗi kỳ tính như sau:
M =
A
N
Trong đó:
M là số nợ gốc tiền thuê phải trả mỗi kỳ thanh toán
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
A là tổng số nợ tiền thuê
N số kỳ hạn thanh toán.
* Số tiền lãi mỗi kỳ tính như sau:
Lãi tiền thuê =
Dư nợ tiền thuê x số ngày dư nợ x lãi suất cho thuê tháng
30
Trường hợp doanh thu của dự án thuê tài sản không thường xuyên, phụ thuộc
vào mùa vụ hoặc phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất, Bên cho thuê và Bên thuê có thể
thoả thuận phân chia số tiền gốc trả từng kỳ cụ thể. Trong trường hợp này, lãi tiền
thuê vẫn được tính theo phương pháp nêu trên.
2.2.2. Xác định số tiền trả đều nhau (cả gốc lẫn lãi) cho mỗi kỳ thanh toán:
Mỗi kỳ thanh toán, Bên thuê trả cho Bên cho thuê một số tiền cụ thể được xác
định trước, Bên cho thuê sẽ tính toán cụ thể để thu gốc và lãi.
Tiền thuê trả mỗi kỳ tính theo công thức sau:
P =
A . r . (1+ r)

giảm
Tốc
độ
tăng
A/Nguồn
vốn hoạt
động và
quản lý
33.959 73.586 149.384 39.627 116,7 75.798 103
I. NV hoạt
động
31.385 65.606 133.328 34.221 109 67.722 103,2
1. Vốn tự có 0 0 0 0 0 0 0
2. Các quỹ 177 270 406 93 52,5 136 50,4
3. Chênh
lệch thu -
856 336 1097 -520 -60,7 761 226,5
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
chi (đã trừ
lương)
4. Vốn vay
NHNo
30.352 65.000 129.833 34.648 114,1 64.833 99,7
5. Vốn huy
động
0 0 2000 0 0 2000 -
II. NV quản

2.574 7.980 16.056 5.406 210 8076 101,2

của khách hàng giảm xuống còn 67 triệu đồng, chiếm 0,4%; trong khi đó tiền ký
cược đạt 10.018 triệu đồng. Do quy định tỷ lệ đặt cọc, chỉ quy định tỷ lệ ký cược là
5% giá trị hợp đồng nên khách hàng ngày càng giảm đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp
đồng mua tài sản. Ngoài ra, chi nhánh đã khôn khéo nên tận dụng được nguồn vốn
lớn của nhà cung cấp để sử dụng cho mục đích cửa mình. Các khoản phải trả luôn
chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn quản lý: năm 2001 chiếm tỷ trọng
23,5% đạt 604 triệu đồng; sang năm 2002 tăng lên 26,6% với 2.125 triệu đồng; năm
2003 chiếm tỷ trọng 37,2% đạt 5.971 triệu đồng. Tốc độ tăng trung bình qua 3 năm
trên 180%/năm.
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
Nhìn chung tình hình vốn của chi nhánh 3 năm qua rất tốt, chứng tỏ hoạt
động kinh doanh thuận lợi. Song điều đáng quan tâm nhất là quy mô vốn hoạt động
và quản lý còn thấp khoảng 150 tỷ đồng, điều này cho thấy sự nhỏ bé của chi nhánh
Đà Nẵng so với chi nhánh của các công ty Leasing khác trong nước và trên thế giới.
Vốn hoạt động chủ yếu vay từ NHNo với lãi suất cao, gây khó khăn cho chi nhánh
trong tìm kiếm khách hàng. Vốn huy động còn rất thấp, đây là vấn đề lớn cần được
quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới.
3.1.2. Tình hình tài chính
Bảng 2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính.
(Đvt: tr.đ)
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
So sánh 2002/01 So sánh 2003/02
Tăng,

2002 tổng thu tăng lên với tốc độ 269,2% đạt 5.498 triệu đồng, trong khi đó chi phí
chỉ tăng 195,8% đạt 5.162 triệu đồng, nên năm 2002 chi nhánh đã có lãi với mức lợi
nhuận trước thuế đạt được là 336 triệu đồng. Năm 2003 tình hình tăng trưởng tổng
thu, tổng chi có phần giảm xuống, nhưng nhịp độ vẫn còn cao, cụ thể: tổng thu tăng
với tốc độ 85,7% so với năm 2002 đạt 10.212 triệu đồng, trong khi đó tổng chi chỉ
tăng 76,6% đạt 9.115 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2003 đạt 1.097 triệu
đồng. Tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh luôn trên 220% (năm
2002/2001 là 231,2%; năm 2003/2002 là 226,5%). Trong năm đầu hoạt động số dự
án đầu tư chưa nhiều, tính an toàn cao, vả lại chi nhánh bị lỗ 256 triệu đồng nên
không trích quỹ dự phòng rủi ro. Năm 2002 chi nhánh trích được 395 triệu đồng và
sang năm 2003 trích thêm được 10 triệu đồng so với năm 2002.
Như vậy, sau 3 năm hoạt động với nổ lực cao của ban lãnh đạo cũng như đội
ngũ nhân viên, chi nhánh đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn. Năm đầukinh doanh bị
lỗ nhưng từ năm thứ hai trở đi đã có lãi và năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trên 220% mỗi năm. Tình hình tài chính ổn
định, có dấu hiệu đi lên.
3.2. Tình hình kinh doanh (tình hình CTTC) của ALCII-ĐN
3.2.1. Khái quát tình hình CTTC.
Bảng 3. Doanh số cho thuê, doanh số thu nợ, dư nợ
(Đvt: tr.đ)
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
So sánh 2002/01 So sánh 2003/02

tăng lên 140.834 triệu đồng.
Công tác cho thuê của chi nhánh ALCII-ĐN có chất lượng cao, cụ thể: Tỷ lệ
nợ quá hạn năm 2001 bằng 0; năm 2002 tăng lên ở mức 1,05%; đến năm 2003 tăng
lên một ít khoảng 1,73%. Tuy nhiên, mức nợ quá hạn như vậy là thấp và có thể chấp
nhận được, bởi vì NHNN quy định tỷ lệ nợ quá hạn vượt trên 3% mới bị xem là
nguy hiểm. Các khoản nợ quá hạn không tiềm ẩn rủi ro mất vốn, chưa gây khó khăn
cho chi nhánh mà phần lớn do nguyên nhân khách quan khiến khách hàng không trả
được nợ đến hạn, nhưng vấn đề này đã được chi nhánh cùng khách hàng thương
lượng tìm cách giải quyết.
Tóm lại, tình hình kinh doanh của chi nhánh rất khả quan. Các chỉ tiêu doanh
số cho thuê, doanh số thu nợ và dư nợ đều tăng trưởng khá, đạt được kết quả cao, tỷ
lệ nợ quá hạn thấp. Điều đáng quan tâm là tình trạng tăng trưởng dư nợ quá cao dễ
xảy ra những rủi ro khó lường trước cho chi nhánh trong thời gian tới. Tốc độ tăng
dư nợ cho thuê 3 năm qua luôn trên 100%, trong khi đó nhịp độ tăng trưởng được
coi là dễ chấp nhận và ổn định đối với các định chế tài chính thông thường khoảng
20%/ năm. Thực tế này cần được quan tâm kỹ hơn trước khi phát sinh tiêu cực, gây
khó khăn cho hoạt động của chi nhánh.
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
3.2.2. Hình thức cho thuê
Theo quy định, các công ty cho thuê tài chính được phép kinh doanh 6 loại
hình cho thuê như đã trình bày. Song thực tế hiện nay chi nhánh ALCII-ĐN chỉ mới
áp dụng hình thức cho thuê có sự tham gia của 3 bên (Chi nhánh Đà Nẵng, khách
hàng và nhà cung cấp). Doanh số cho thuê, doanh số thu nợ và dư nợ cho thuê tập
trung hoàn toàn vào loại hình này. Do chi nhánh Đà nẵng nhận vốn tài trợ của NHNo
để đầu tư mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... cho khách hàng thuê nên hiện
đang áp dụng hình thức thuê mua này.
Đặc điểm của cho thuê 2 bên là công ty sử dụng sản phẩm của mình để tài trợ
cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Vì thế, hình thức này không thể áp dụng tại chi
nhánh ALCII-ĐN được. Chi nhánh không phải là nhà sản xuất; các máy móc, thiết bị

vì đối tượng này đang có nhu cầu vốn trung dài hạn rất lớn để đổi mới máy móc,
công nghệ và còn là thị trường các ngân hàng ít quan tâm.
Bảng 4. Phân tích DSCT, DSTN, DN theo thành phần kinh tế.
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
(Đvt:tr.đ)
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
So sánh 2002/01 So sánh 2003/02
Tăng,
giảm
Tốc độ
tăng
Tăng,
giảm
Tốc
độ
tăng
1.DNNN
DSCT 5.173 2.725 2.538 -2.448 - 47 - 187 - 6,9
DSTN 1.109 3.646 3.342 2.537 228,7 -304 -8,3
DN 4.063 3.142 2.338 -921 -22,7 -804 -25,6
2.DNngQ
D
DSCT 37.592 65.224 112.450 27632 73,5 47.226 72,4

bình hàng năm vào khoảng 24,15%. Thời điểm 31/12/2001 dư nợ đối với khách hàng
này đạt 4.063 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 12,2%); sang năm 2002 chỉ còn 3.142 triệu
đồng (chiếm 4,5% tổng dư nợ); năm 2003 tiếp tục giảm xuống còn 2.338 triệu đồng
(chiếm tỷ trọng 3%). Đây là do sự yếu kém của chi nhánh trong cạnh tranh với các
ngân hàng để thu hút khách hàng DNNN, với lợi thế về vốn các ngân hàng đã cho
vay với lãi suất thấp hơn so với phí cho thuê của chi nhánh. Đồng thời, các ngân
hàng đưa ra nhiều ưu đãi và tiện ích hơn.
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
Những năm qua chi nhánh ALCII-ĐN chủ yếu tập trung cho thuê các
DNngQD thuộc đối tượng vừa và nhỏ nên các thị trường khác bị bỏ ngỏ. Thị trường
khách hàng hợp tác xã là một ví dụ. Tỷ trọng doanh số cho thuê năm 2001 là 6,2%
đạt 2.798 triệu đồng; đến năm 2002 chỉ còn 1,3% đạt 909 triệu đồng; năm 2003 tỷ
trọng tăng lên một chút khoảng 2,5% đạt 3.080 triệu đồng. Tỷ trọng doanh số thu nợ
cũng giảm qua các năm: Năm 2001 chiếm 12,5% đạt 1.530 triệu đồng; đến năm
2003 chỉ còn 4,5% đạt 2.386 triệu đồng. Tính đến ngày 31/12/2001 dư nợ cho thuê
đối với khách hàng này là 1.267 triệu đồng, chiếm 3,8% tổng dư nợ; năm 2002 là
1.274 triệu đồng (chiếm 1,8% tổng dư nợ); Năm 2003 chi nhánh đẩy mạnh hoạt động
tiếp thị, tìm nguồn khách hàng từ sự giới thiệu của các khách hàng cũ, của nhà cung
cấp nên dư nợ tăng lên đạt 1.968 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 1,4%). Tuy nhiên, mức
tăng trưởng doanh số cho thuê, doanh số thu nợ và dư nợ của khách hàng này cũng
có dấu hiệu đi lên sang năm 2003. Năm 2003/2002 tốc độ tăng doanh số cho thuê là
238,8%; tốc độ tăng doanh số thu nợ là 164,5%; dư nợ là 54,5%. Điều này chứng tỏ
chi nhánh bắt đầu chú ý đến đối tượng khách hàng này và đã quan tâm hơn đến công
tác tư vấn, tiếp thị tới những khách hàng này.
Thành công lớn của chi nhánh 3 năm qua phải kể đến những nổ lực của tập
thể nhân viên trong việc gia tăng doanh số cho thuê đối với khách hàng HGĐ. Trong
năm đầu hoạt động chi nhánh chưa tìm được khách hàng nào nhưng năm sau đã có
vài khách hàng đến giao dịch với doanh số cho thuê ban đầu là 148 triệu đồng
(chiếm tỷ trọng 0,3%); sang năm 2003 doanh số cho thuê tăng lên 5.148 triệu đồng

độ
tăng
Tăng,
giảm
Tốc
độ
tăng
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
1.Phương
tiện vận
tải
DSCT 29.501 34.513 89.660 5.012 17 55.147 159,8
DSTN 7.565 21.141 33.005 13.576 179,4 11.684 56,1
DN 21.936 35.308 91.963 13.372 60,9 56.655 160,5
2. Thiết bị
xây dựng
DSCT 13.517 21.599 21.748 8.082 59,8 149 0,7
DSTN 4.131 7.417 15.046 3.286 79,5 7.629 102,8
DN 9.386 23.568 30.270 14.182 151,1 6.702 28,4
3. Tài sản
khác
DSCT 2.545 12.914 11.808 10.369 407,4 -1.106 -8,5
DSTN 614 3.449 4.562 2.835 461,7 1.113 32,3
DN 1.931 11.396 18.601 9.465 490 7.205 63,2
Tổng cộng 45.563 69.026 123.216
Theo nghị định 16/2001/CP ngày 2/5/2001 của Chính Phủ, tài sản được phép
cho thuê là các động sản, không cho thuê các bất động sản. Chi nhánh đang tài trợ
cho các loại tài sản như: Các phương tiện vận tải, thiết bị xây dựng, thiết bị văn
phòng, máy hoặc dây chuyền sản xuất..., nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách

là 151,1%; năm 2003/2002 là 28,4%. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang hạn chế cho
SVTH: Trương Công Thịnh
Chuyên đề tốt nghiệp  GVHD: Hồ Hữu Tiến
thuê các thiết bị xây dựng, vì khả năng thu nợ đối với các khách hàng này rất khó
khăn, nguyên nhân chính không phải do ý muốn chủ quan của các công ty mà do tình
trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, gây nhiều khó khăn cho các công ty xây dựng nên đã
ảnh hưởng đến chi nhánh, chậm thu được nợ.
Các loại tài sản khác như thiết bị văn phòng, thiết bị công nghiệp... cũng được
chi nhánh đầu tư khi khách hàng có nhu cầu và đã đạt được sự phát triển vượt bậc.
Năm 2001 doanh số cho thuê đối với những loại tài sản này đạt 2.545 triệu đồng,
năm 2002 đã tăng lên đến 12.914 triệu đồng, năm 2003 giảm xuống còn 11.808 triệu
đồng. Mức độ tăng năm 2002/2001 là 407,4%; Năm 2003 chi nhánh đẩy mạnh cho
thuê phương tiện vận tải nên hoạt động cho thuê các tài sản khác bị lơ là, kết quả
doanh số cho thuê năm 2003/2002 giảm 8,5%. Trong tổng doanh số cho thuê, doanh
số cho thuê tài sản khác chiếm tỷ trọng không cao, trên 10%/năm. Hoạt động thu nợ
được đẩy mạnh, tốc độ tăng năm 2002/2001 là 461,7%; năm 2003/2002 là 32,3%.
Doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng trung bình trên 8%/năm. Về chỉ tiêu dư nợ: Thời
điểm 31/12/2001 dư nợ cho thuê là 1.931 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 5,8%); sang
năm 2002 dư nợ đạt 11.396 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 16,3%) với mức tăng 4,9 lần
so với năm 2001; Năm 2003 mức phát triển của hoạt động cho thuê những tài sản
này chậm lại, chỉ tăng 63,2% so với năm 2002 đạt 18.601 triệu đồng (chiếm 13,2%).
Nhìn chung, hoạt động cho thuê tài sản của chi nhánh đã phát triển theo
chiều hướng tốt, doanh số cho thuê, doanh số thu nợ và dư nợ năm sau tăng cao hơn
năm trước. Trong đó tài sản cho thuê chủ yếu của chi nhánh 3 năm qua vẫn là các
phương tiện vận tải, tiếp đó là các thiết bị xây dựng và cuối cùng là tài sản khác như
máy công nghiệp, thiết bị văn phòng... Chi nhánh đã đa dạng hóa các loại tài sản
cho thuê, nhưng vẫn chỉ cho thuê động sản, không cho thuê bất động sản vì Nghị
Định 16/CP chưa dự liệu vấn đề này.
3.2.4. Tình hình ký kết hợp đồng và những khách hàng của chi nhánh Đà Nẵng.
Bảng 6. Số lượng hợp đồng, số lượng khách hàng của chi nhánh.

1 khách hàng 615 790 819 +175 +29
Như trên đã phân tích, chi nhánh Đà Nẵng mới thành lập và đi vào hoạt động
từ ngày10/3/2001, còn rất non trẻ nhưng với nỗ lực không ngừng hoạt động kinh
doanh của chi nhánh ngày một khởi sắc. Doanh số cho thuê cũng như dư nợ cho thuê
tăng với tốc độ cao, khách hàng đến với chi nhánh ngày càng nhiều, số lượng và quy
mô hợp đồng chi nhánh thực hiện được năm sau cao hơn năm trước. Tính đến
31/12/2001 số hợp đồng chi nhánh thực hiện được là 100 hợp đồng với 54 khách
hàng có quan hệ. Năm 2002 số lượng hợp đồng đã là 170 hợp đồng với 89 khách
SVTH: Trương Công Thịnh

Trích đoạn Rủi ro, dấu hiệu rủi ro trong cho thuê tài chính. DỰ BÁO TRONG THỜI GIAN TỚI 1 Tình hình kinh tế xã hội. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH ALCII-ĐN NĂM 2004. Tăng cường tiếp thị, quảng cáo.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status