Một số biện pháp chỉ đạo công tác giữ vở sạch viết chữ đẹp ở trường tiểu học đông thọ thành phố thanh hóa - Pdf 53

MỤC LỤC
Trang

Đề
mục

Nội dung
2

1

Mở đầu

1.1

Lý do chọn đề tài

1.2

Mục đích nghiên cứu

1.3

Đối tượng nghiên cứu

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2


cao chất lượng chữ viết

2.3.4

Làm tốt công tác chỉ đạo của ban giám hiệu

2.3.5

Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, Đoàn đội

3

Kết luận,kiến nghị

4

Tài liệu tham khảo

2
3
3
3
4
3
4-7
7-8

9-15
15-17
17-19

học sinh viết chữ xấu, sai lỗi là một thực trạng đáng báo động. Có rất nhiều giáo
viên không chú trọng lắm vào công tác rèn chữ, giữ vở cho học sinh, thậm chí
chữ viết của nhiều giáo viên còn chưa đúng qui chuẩn . Thật vậy, trong quá trình
giảng dạy chúng ta đều nhận thấy chữ viết sẽ góp phần rèn luyện đạo đức, tính
cách con người. Ta dạy cho các em viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận, giữ vở

2


sạch, đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, thận trọng trong mọi
công việc, lòng tự tin của bản thân.
Là cán bộ quản lý của nhà trường, tôi nhận thức rõ được tầm quan trọng
của việc luyện chữ, giữ vở nếu học sinh đọc thông lại viết thạo sẽ có tác dụng
tốt tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng giáo dục toàn diện . Xuất phát từ
những lý do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo công tác giữ vở
sạch – viết chữ đẹp ở trường Tiểu học Đông Thọ.”
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Trong quá tình chỉ đạo chuyên môn nhà trường tôi nhận thấy giáo viên và
học sinh còn những hạn chế về việc thực hiện Chữ viết đúng mẫu theo QĐ 31
của BGD&ĐT (chữ đứng nét đều hoặc chữ sáng tạo).
Trên cơ sở đó xác định được nguyên nhân và tìm ra bịên pháp cho phù
hợp với điều kiện của nhà trường để thực hiện tốt việc giữ vở sạch – viết chữ
đẹp cho học sinh.
1.3. . Đối tượng nghiên cứu.
Cán bộ giáo viên và học sinh trường Tiểu học Đông Thọ - Thành phố Thanh
Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực hành.

xử lí các trường hợp học sinh cá biệt về học tập.
- Phần đông Phụ huynh cũng rất quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Ngành GD, Nhà trường, GVCN đều quan tâm đến chữ viết của HS: Nhà
trường tổ chức thi Viết chữ đẹp 2 lần/ năm học; GVCN tổ chức thi Viết chữ đẹp
vào cuối tháng.
4


- Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất: ánh sáng (số lượng bóng điện đủ để chiếu
sáng), bảng chữ mẫu (với nhiều kiểu chữ mẫu khác nhau), hệ thống bảng phụ,
máy chiếu (100% các lớp được trang bị máy chiếu) ...
- GV được tham dự chuyên đề Tập viết theo tổ, khối trong các buổi SHCM để
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và trau dồi kiến thức (Chuyên đề Tập viết được tổ
chức 2 lần/ năm)
b. Khó khăn
*.Về phía học sinh:
- Đa số học sinh không có thói quen rèn chữ viết, không có ý thức trong việc rèn
chữ viết, thậm chí không cần quan tâm đến chữ viết đẹp hay xấu.
- Ngoài ra còn có một số học sinh chưa ý thức được việc giữ gìn sách vở, đồ
dùng học tập, một số em hay ra mồ hôi tay.
- Còn nhiều học sinh chữ viết còn xấu, còn sai nhiều lỗi chính tả, kĩ năng viết
còn chậm chưa đúng kĩ thuật, việc giữ vở còn bẩn, nhầu nát. Nhìn chung các em
thường mắc một số lỗi cơ bản sau:
- Viết hoa tuỳ tiện, danh từ riêng không viết hoa.
- Viết thừa nét, viết thiếu nét, đặt nhầm vị trí các dấu thanh.
- Viết sai phụ âm đầu và vần, chữ viết không rõ ràng.
- Viết không đúng qui định, khoảng cách các con chữ, không đúng qui
trình, kĩ thuật.
- Tư thế ngồi, việc cầm bút, khoảng cách giữa mắt và vở chưa đúng.
*.Về giáo viên :

Số
lớp

lớp
đạt
loại
1

20152016
20162017

Số
lớp
đạt
loại 2

Số
lớp
đạt
loại
3

Số học

Số học

Số học

sinh


0

984

658 66,8 326 33,2

27

25

2

0

998

712 71,3 286 28,7

SL

%
0.3

0

0

Qua số liệu thống kê ta thấy trong các năm học gần đây học sinh của nhà
trường đã tiến bộ rất nhiều về chất lượng vở sạch, chữ đẹp. Có được kết quả như
vậy là do sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên của nhà trường

học sinh và của các đoàn thể xã hội. Có như vậy công tác tuyên truyền để nâng
cao hiểu biết về tầm quan trọng của việc rèn chữ viết, hiểu biết về cách viết chữ
trong nhà trường sẽ tạo nên sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp cho việc rèn
chữ, giữ vở. Đầu năm nhà trường học tổ chức một cuộc họp chuyên bàn về việc
7


nâng cao chất lượng chữ viết, chữ giữ vở trong nhà trường. Trước hết giáo viên
phải nắm vững các quy định về chữ viết theo tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục
và Đào tạo. Tạo nề nếp và từng bước hình thành thói quen về “Giữ vở sạch –
Viết chữ đẹp ”, làm cho tất cả các đối tượng học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở
sạch sẽ và viết chữ ngày càng rõ ràng, đẹp hơn.
Thực hiện phát động, theo dõi, chỉ đạo thường xuyên để kế hoạch “Giữ vở
sạch – Viết chữ đẹp ”,trở thành phong trào sâu rộng trong từng lớp, từng
khối lớp và từng Giáo viên và học sinh trong toàn trường.
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm chỉ đạo toàn thể giáo viên chủ nhiệm
tuyên truyền cho phụ huynh biết về vai trò quan trọng của Giữ vở sạch -Viết chữ
đẹp, hướng dẫn phụ huynh trong việc mua sắm đồ dùng sách vở, bút viết cũng
như cách bọc sách vở cho các em... và phổ biến cho phụ huynh biết các tiêu
chuẩn cụ thể khi xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng tháng, hàng kỳ nhà trường thông
báo tình hình học tập và rèn luyện chữ viết của học sinh qua sổ liên lạc để phụ
huynh có kế hoạch kèm cặp thêm ở nhà.
Vở luyện viết chữ đẹp của các em để tại trường, cuối mỗi tuần giáo viên
gửi về cho phụ huynh và có ý kiến để nghị với giáo viên về cách luyện chữ cho
học sinh.Như vậy việc tuyên truyền về phong trào viết chữ đẹp-giữ vở sạch cho
toàn thể giáo viên, phụ huynh và học sinh đã giúp cho công việc rèn chữ giữ vở
ở nhà trường có một sự đồng thuận cao.
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên xây dựng nề nếp phong trào “ Giữ vở sạch- Viết chữ
đẹp” ngay từ các lớp.
Đầu năm,giáo viên chủ nhiệm cùng học sinh ra quyết tâm thực hiện các

thế ấy. Đặc biệt là học sinh lớp 1. Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày
trên bảng là trang viết mẫu mực của mình để học sinh học tập.
- Giáo viên dạy cho học sinh biết đâu là dòng kẻ, đâu là đường kẻ ngang, đường kẻ
thẳng đứng. Dựa vào đây để rèn tính cẩn thận, kỷ luật và tính thẫm mỹ cho học sinh
- Cho học sinh xác định số đường kẻ từ đường kẻ ngang số 1 trở lên (có 6 đường
kẻ ngang), số dòng kẻ (5 dòng kẻ). Biết được đường kẻ thẳng đứng tạo thành
các ô vuông với đường kẻ ngang.
* Dạy học sinh viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản:
Việc nắm chắc cách viết, viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản học
sinh sẽ nắm được cấu tạo của từng chữ cái giúp cho việc nối các nét thành chữ
cái sẽ dễ dàng hơn. Để giúp cho học sinh viết đúng cỡ chữ, viết đẹp thì không
thể coi thường phần viết nét chữ cơ bản: [ 2,3]
nét ngang

nét cong hở phải
10


nét sổ

nét cong hở trái

nét xiên trái

nét cong kín

nét xiên phải

nét khuyết trên


Nhóm 3: Gồm các chữ: v,n,m : những chữ này bắt đầu từ nét móc xuôi, đặt bút
ở giữa dòng kẻ thứ 2, có độ cao 2 đơn vị, dừng bút ngay đường kẻ 2.

11


Nhóm 4: Gồm các chữ: i, u, ư (t): những chữ này bắt đầu là nét xiên trái. Đặt bút
ngay đường kẻ thứ 2, cao 2 đơn vị, dừng bút ngay đường kẻ thứ 2 ngang bằng
với chỗ đặt bút. (Riêng chữ t cao 3 đơn vị)
Nhóm 5: Gồm các chữ: r, s: bắt đầu bằng nét xiên trái, đặt bút ngay đường kẻ 1
nét thắt đầu trên đường kẻ 3, dừng bút ngay đường kẻ 2.
Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng
trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Ví dụ: Khi viết e, u, ư, n, m, nh, ph hoặc chữ đứng trước liền với các nét móc
xuôi, nét móc ngược, nét xiên, nét khuyết như: (en, ưu, in, nhện) ên, un, um, im,
inh, ênh, phim....
Lia bút: Là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác,
không chạm vào mặt giấy. Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa nhanh sang
điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh về quy trình viết một chữ cái, rèn kĩ thuật
nối chữ, viết liền mạch người giáo viên cần lưu ý sử dụng các thuật ngữ trên cho
chính xác.
Ví dụ: Khi viết chữ x, g, a, ă, â, d, đ, q, và các vần có nét cong đứng trước; on,
oc, an....
Rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết.
Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ điểm kết
thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau. (Từ rê được hiểu theo
nghĩa di chuyển chậm đều đều, liên tục trên bề mặt của giấy, do vậy giữa đầu bút
và mặt giấy không có khoảng cách)
Ví du: n, m, h, p, ph.

như thế nào để thống nhất trong cả lớp.
Trong quá trình dạy Chính tả ( những khi thu vở nhận xét bài viết của
HS) giáo viên phải thường xuyên thống kê các lỗi mà học sinh hay mắc phải để
tìm cách sửa. Các lỗi học sinh hay mắc phải như lỗi do không nắm được các đặc
điểm về nguyên tắc kết hợp các chữ cái, qui tắc viết hoa trong Tiếng Việt, lỗi do
viết sai với phát âm chuẩn, lỗi do trình bày chưa khoa học, chưa đúng qui
định...
- Cho học sinh học lại qui tắc đánh dấu thanh và thường xuyên kiểm tra
lại như trong lúc kiểm tra bài cũ, luyện viết chữ khó, chữa lỗi.
13


- Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài khoa học, sạch sẽ đúng mẫu cỡ
chữ. Ở mỗi kiểu bài, nhất là những bài đầu tiên của năm học, tôi hướng dẫn các
em rất cẩn thận.
- Luôn nhắc nhở học sinh giữ gìn vở viết sạch đẹp, không làm quăn mép, vẽ
bậy, giây mực vào vở, nhàu vở...Chú ý khi viết tay, chân, quần áo, mặt mũi phải
sạch sẽ,...
Trong khi dạy Tập đọc, giáo viên phải luyện cho học sinh phát âm đúng
các từ ngữ dễ lẫn.
Mỗi khi dự giờ ở các lớp tôi thường kiểm tra các loại vở ở của học sinh
Thông qua đó nhận xét đánh giá sự tiến bộ của lớp đó so với lần kiểm tra trước.
Chọn lớp viết chữ đẹp, có cách trình bày đẹp, giữ vở sạch nhất để cho các giáo
viên học tập, rút kinh nghiệm. Mỗi tuần 1 lần thông tin cho BGH biết về tình
hình rèn chữ viết cho học sinh đặc biệt là những khó khăn, tồn tại cần khắc phục
của lớp mình phụ trách và của các lớp khác trong trường.Như đối với lớp: Để
khắc phục lỗi chữ viết cho học sinh trong giờ luyện viết. Khi nhận xét điểm giáo
viên đến từng bàn chỉ lỗi sai cho từng em và yêu cầu em đó trực tiếp sửa sai cho
mình. Như có em (A) viết sai chữ "k" giáo viên đến tận nơi và yêu cầu viết lại
chữ "k" theo sự chỉ dẫn của giáo viên.

Phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm về rèn chữ giữ vở chịu trách
nhiệm về phong trào chung cho từng khối. Người chịu trách nhiệm về phong
trào có nhiệm vụ hỗ trợ khối trưởng trong việc kiểm tra việc rèn chữ giữ vở và
định hướng, tư vấn giáo viên hướng khắc phục .
Bên cạnh đó, phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn
giáo viên chưa có kinh nghiệm, ít kinh nghiệm.
*Chỉ đạo tổ chuyên môn:
Hưởng ứng phong trào thi đua của trường, tổ chuyên môn tiếp thu ý kiến chỉ
đạo, ngay buổi họp tổ đầu năm, tổ trưởng chuyên môn đưa ra và thống nhất một
số quy định, yêu cầu cho tổ:
Quy định về số lượng vở cho học sinh.
Thống nhất quy trình dạy, luyện chữ viết cho học sinh qua từng tiết học, môn
học.
Thống nhất cách trình bày vở học sinh.

15


Phát động thi đua học sinh viết chữ đẹp trong tổ qua các ngày lễ lớn trong
năm.
*.Chỉ đạo giáo viên
Có bảng mẫu chữ viết theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có bộ
chữ mẫu để giáo viên minh hoạ.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn ngoài các nội dung khác nhà
trường đã tổ chức cho giáo viên luyện viết theo từng nội dung:
Do chữ viết học sinh Tiểu học có thói quen bắt chước,vì vậy chữ viết
của giáo viên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng chữ viết của học sinh. Việc
rèn chữ của giáo viên đã được quy định cụ thể thông qua các công việc sau:
Các hồ sơ quy định phải viết thống nhất một màu mực, thống nhất cách
trình bày ,thống nhất một loại vở, trình bày khoa học, chữ viết đúng quy định

Phối hợp với Ban đại diện Hội cha, mẹ học sinh tạo kinh phí phát thưởng
cho giáo viên và học sinh có thành tích tốt trong phong trào " luyện chữ, giữ
vở".
Phối hợp với phụ huynh học sinh hưởng ứng và đôn đốc học sinh tích cực
rèn chữ ở nhà, vì đây là thời gian quan trọng nhất giúp các em cố gắng trong
việc rèn chữ.
Các buổi sinh hoạt dưới cờ Đoàn đội sẽ tổ chức kể cho học sinh nghe
những mẩu chuyện về tấm gương rèn chữ viết của anh Nguyễn Ngọc Ký,
Cao Bá Quát và gần hơn nữa là các bạn học sinh trong lớp, trong trường
mình.Cho học sinh đọc và xem những bài dự thi về“Văn hay- chữ tốt” trên báo
và tạp chí "Thế giới trong ta" mà giáo viên sưu tầm được để cho học sinh xem
để qua đó gợi lên ở các em lòng say mê, ham thích luyện viết chữ đẹp
2.4 . Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua hai năm thực hiện các giải pháp trên nay chất lượng chữ viết của học
sinh nhà trường nói chung được nâng lên rất nhiều, đa số các em có ý thức trong
việc luyện chữ ở lớp và ở nhà. Học sinh viết đúng mẫu, viết đảm bảo tốc độ, kỹ
thuật viết được các em vận dụng và nhiều em đã có nét chữ đẹp và sáng tạo. Các
bộ vở sạch sẽ, đẹp mắt và chuẩn mực được chọn để trưng bày ngày càng nhiều
hơn, chất lượng tốt hơn.

17


Với những gì đạt được qua phong trào rèn chữ, giữ vở của nhà trường,
trường Tiểu học Đông Thọ đã gặt hái được nhiều thành công. Đó là nhà trường
đã đào tạo được đội ngũ giáo viên viết chữ đẹp và các lớp tiêu biểu về chữ đẹp
là các giáo viên: Nguyễn Thị Phương , Lê Thị Hà , Lê Thị Lệ, Hoàng Thị Lan ,
Lê Thị Tiến ... và toàn thể học sinh của nhà trường đã có ý thức trong việc rèn
chữ, giữ vở

số

sinh

sinh

sinh

đạt

đạt

đạt

học

đạt loại A

đạt loại B

đạt loại C

loại

loại

loại

sinh


%

%

879 80,5 213 20,5

Như vậy xây dựng thành công phong trào“ Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp ” là
một việc làm hết sức cần thiết và không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt
động toàn diện trong nhà trường Tiểu học. Bởi vì phong trào“ Giữ vở sạch –
Viết chữ đẹp ” được coi trọng sẽ giúp học sinh biết giữ cẩn thận sách vở của
mình, có ý thức luyện viết chữ đẹp, giữ vở sạch đẹp làm cho việc học tập nói
chung và học môn Tiếng Việt nói riêng của các em được dễ dàng hơn, hiệu quả
hơn, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.
3. Kết luận, kiến nghị
1.Kết luận.
Qua hai năm chỉ đạo thực hiện các giải pháp"Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp "
cho học sinh Tiểu học, áp dụng tại trường Tiểu học Đông Thọ tôi đã rút ra bài
học là:

18


Muốn chỉ đạo phòng trào "Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp " có hiệu quả cần nắm
vững tình hình trường lớp (kể cả giáo viên và học sinh). Dựa vào từng đối
tượng để có biện pháp chỉ đạo phù hợp.
Biết vận dụng linh hoạt các hình thức học tập như: Sinh hoạt tổ chuyên
môn, chỉ đạo xây dựng điển hình và nhân rộng điển hình. Từ đó sẽ tạo thêm
nguồn lực giúp việc cho BGH.
Phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình là biện pháp truyền thống,
không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ giáo dục và đào tạo
20


2.Điều lệ nhà trường
3.Báo Giáo dục và thời đại
4.Dạy tập viết ở trường Tiểu học
5.Vở tập viết 1.2.3 ( 2 tập )
6.Vở Luyện viết chữ đẹp.
7.Giải đáp 88 câu hỏi về Giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học.
8.Nét chữ nét người.
9.QĐ 31 của BGD&ĐT (Chữ đứng nét đều hoặc chữ sáng tạo).
11. Vở luyện viết lớp 1,2,3,4-NXB giáo dục.
12. Nghiệp vụ quản lý - NXB giáo dục

21




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status