(Khóa luận tốt nghiệp) Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất mô hình chè hữu cơ tại xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên - Pdf 54

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NAM
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH
SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ CỦA CÔNG TY NTEA THUỘC XÃ
HÓA THƯỢNG - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Khuyến Nông

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014-2018

THÁI NGUYÊN – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Hữu Thọ

THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luân
văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng

năm 2018

Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Nam


ii

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
lý luận và tích luỹ kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức mà thầy
cô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt
quá trình thực hiện khóa luận này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với

SX

: Sản xuất

HTX

: Hợp tác xã

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm

UBND

: Uỷ ban nhân dân

HQKT

: Hiệu quả kinh tế


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới và một số nước
trồng chè chính năm 2014............................................................. 23
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn hàm lượng đồng và chì trong chè ............................... 26
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn hàm lượng kim loại nặng trong đất ............................ 26
Bảng 2.4: Hàm lượng tồn dư thuốc trong chè ............................................... 27
Bảng 4.1. Tình hình biến động dân số và lao động của xã năm 2015 - 2017 . 48

DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................... vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3.Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận về cây chè. ......................................................................... 5
2.1.1. Lịch sử phát triển cây chè tại Việt Nam ................................................ 5
2.1.2 Một số khái niệm liên quan.................................................................... 7
2.1.3. Doanh nghiệp nông nghiệp. .................................................................. 9
2.1.4.Hiệu quả kinh tế .................................................................................. 13
2.1.5. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế của cây chè hữu cơ. ..................... 21
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀPHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 40
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 40
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 40
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 40
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 40
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 41
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 41


vii

3.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ..................................... 42
3.4. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong khóa luận....................................... 42
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế hàng năm ............................... 42
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 44

5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chương trình Nông nghiệp, nông thôn, nhằm nâng cao đời sống của
nông dân là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định chính trị, xã hội,
phát triển hài hòa và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều chủ trường, chính sách lớn về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) ban hành nghị quyết “về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn” đã đưa ra những cơ sở khoa học và thực tiễn để phát triển
sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đáp
ứng nhu cầu thị trường . Nhờ vậy sau 7 năm thực hiện nghị quyết, cơ cấu kinh
tế của ngành nông nghiệp nước ta có sự thay đổi rõ nét, sản phẩm sản xuất ra
ngày càng nhiều và hoàn thiện hơn, đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng phục
vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Cây chè và trồng chè đã gắn bó với lịch sử lâu đời của người Việt
Nam. Ngày nay, người ta coi trà là một thức uống tao nhã và mang nét văn
hóa cộng đồng cao. Uống trà cũng là một một nhu cầu, đã trở thành thói quen
của nhiều người. Chè có tác dụng chữa lành bệnh, bảo vệ và tăng cường sức
khỏe, kéo dài tuổi thọ, tang hiệu quả lao động cho con người. Đặc biệt chè
còn là loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao.
Trong những năm qua, cây chè đã khẳng định vị trí quan trọng
trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Chè không những là mặt hàng xuất
khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước mà còn
là loại cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho người sản xuất chè.

trình xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho các hộ dân ở các xã đặc
biệt khó khăn của xã Hóa Thượng. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp nhiều khó
khăn, trong giai đoạn đầu do chưa nắm được quy trình kỹ thuật nên tỷ lệ


3

cây bị chết sau khi trồng còn cao, do đó người dân không mặn mà với việc
trồng chè. Sự hợp tác tổ chức sản xuất còn lỏng lẻo, công tác quảng bá thương
hiệu chưa được quan tâm thỏa đáng, người dân còn chưa thấy hết hiệu quả
kinh tế của cây chè. Xuất phát từ thực tiễn nói trên tôi đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất mô hình chè hữu cơ tại xã Hóa
Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên" để nghiên cứu với hy vọng góp
phần vào việc thực hiện thành công đề án Tái cơ cấu nông nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chè hữu cơ tại xã
Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên nhằm hướng tới một nền
nông nghiệp an toàn và bảo vệ môi trường
* Mục tiêu cụ thể
- Luận giải được những vấn đề hiệu quả kinh tế và phương diện lý luận
và thực tiễn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất chè
hữu cơ tại xã Hóa Thượng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè hữu cơ
và phát triển bền vững.
1.3.Ý nghĩa của đề tài
*Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học và học tập
- Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm hiệu quả thu được từ trồng chè
trên địa bàn.

ngoài ra đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững tại địa phương .


5

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về cây chè.
2.1.1. Lịch sử phát triển cây chè tại Việt Nam
2.1.1.1. Về nguồn gốc cây Chè Việt Nam
Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng: cây
chè vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi
phía bắc. Cây chè Suối Giàng trong sách "Vân Đài loại ngữ" có ghi trong mục
IX, Phẩm vật như sau: "... Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới
và Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ
nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nước
uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị
chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên...". Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp
đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà và sông Mê Kông ở
miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngược lên cao nguyên Mộc Châu,
qua Lai Châu; đến tận Ipang, vùng Xípxoongpảnnả (Vân Nam), nơi có những
cây chè đại cổ thụ. “Hàng ngày, những đoàn thồ lớn 100-200 con lừa chất đầy
muối và gạo khi đi và nặng chĩu chè khi về. Ipang nổi tiếng về chất lượng chè
đạt mức ngự trà cống nộp cho Hoàng đế Trung Hoa. Loại chè cao cấp này
không bán ngoài thị trường và ai cũng cố giấu lại một phần nhỏ, mặc dù có
nguy cơ bị trừng trị nặng nề. Tôi đã trông thấy một nắm chè loại này màu
trắng ngà, bao gồm những cánh chè rất nhỏ và rất xoăn. Vùng đất đai của Đèo
Văn Trị ở Lai Châu, là hàng xóm láng giềng gần gũi của Ipang, vùng Xíp
xoongpảnnả". Sau những chuyến khảo sát rừng chè cổ ở tỉnh Hà Giang, Việt
Nam (1923) và Tây Nam Trung Quốc (1926), các nhà khoa học Pháp và Hà

bị công nghệ hiện đại. Người dân Việt Nam, sản xuất chè xanh tại hộ gia đình
và tiểu doanh điền. Chè đen xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, chè xanh sang


7

thị trường Bắc Phi là chủ yếu. Diện tích chè cả nước là 13305 ha, sản lượng
6.000 tấn chè khô/năm.
Thời kỳ độc lập (1945- nay): Sau năm 1954, Nhà nước xây dựng các
Nông trường quốc doanh và Hợp tác xã nông nghiệp trồng chè; chè đen OTD
xuất khẩu sang Liên Xô - Đông Âu, và chè xanh xuất khẩu sang Trung
Quốc.Đến hết năm 2015, tổng diện tích chè là 108.000 ha, trong đó có 87.000
ha chè kinh doanh. Tổng số lượng chè sản xuất 1924.5 nghìn tấn, trong đó
xuất khẩu 329.7 nghìn tấn.
2.1.1.3. Các vùng chè Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng gió mùa Đông Nam Á, cái nôi của cây chè.
Khí hậu đất đai rất thích hợp với sinh trưởng cây chè. Lượng nước mưa dồi
dào 1700-2000mm/năm, nhiệt độ 21-22,60C, ẩm độ không khí 80-85%. Đất
đai trồngchè gồm 2 loại phiến thạch sét và bazan màu mỡ. Chè trồng ở vĩ
tuyến B 11.5-22.50, chia thành 3 vùng: vùng thấp dưới 300m, vùng giữa 300600m, vùng cao 600 đến trên 1000m, nên chất lượng chè rất tốt.
Giống chè bản địa gồm 2 giống Trung du và Shan, làm được chè xanh
và chè đen; đặc biệt giống chè Shan miền núi có búp nhiều lông tuyết trắng,
được thị trường quốc tế rất ưa chuộng. Ngoài ra, còn những giống chè tốt làm
chè đen, chè xanh, chè ô long, nhập nội của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,
Ấn Độ và Srilanka, Inđônêxia.
2.1.2 Một số khái niệm liên quan
2.1.2.1. Khái niệm chè hữu cơ
Chè hữu cơ là loại chè đã được canh tác theo quy trình nông nghiệp hữu
cơ. Quy trình này không sử dụng các chất hóa học như phân hóa học, thuốc
trừ sâu hay thuốc trừ cỏ. Nông dân sử dụng các chất thải tự nhiên ví dụ như

sao sấy sau đó sẽ được tiếp tục nhằm tránh cho lá chè không bị lên men nữa.


9

*Sự khác nhau giữa chè hữu cơ và chè thông thường .
Người trồng chè hữu cơ không sử dụng bất kỳ một loại phân hóa học
hay thuốc trừ sâu nào cả. Thay vào đó họ dựa vào phân ủ và các loại phân hữu
cơ khác nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất vườn chè. Để kiểm soát sâu bệnh, họ
dùng các chất chiết xuất từ cây xanh hoặc dùng tay để bắt sâu hay cắt tỉa
những cành có sâu hại ăn. Ngược lại, người trồng chè thông thường sử dụng
rất nhiều phân hóa học ví dụ như phân đạm và các loại thuốc kích thích. Họ
có thể phun thuốc trừ sâu 10-15 lần/năm. Nếu nương chè hữu cơ giáp với
nương chè trồng thường thì người trồng chè hữu cơ phải tiến hành các biện
pháp để ngăn không cho các chất hóa học dính bám vào nương chè của họ.
Ngoài ra, nương chè hữu cơ phải trải qua quy trình kiểm định và chứng nhận
hữu cơ của một tổ chức cấp giấy chứng nhận độc lập. Chè chỉ được chứng
nhận là chè hữu cơ sau khi đã trồng theo quy trình hữu cơ ít nhất là 18 tháng.
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất nhằm duy trì độ phì nhiêu của
đất, hệ sinh thái, sức khoẻ con người. Tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện
phương án sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong đó tập trung vào cây chè là cây
trồng có thế mạnh của tỉnh.
2.1.3. Doanh nghiệp nông nghiệp.
2.1.3.1. Khái niệm
Doanh nghiệp nông nghiệp là tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, với các hoạt động khai thác vận
chuyển, chế biến các loại nông sản, xây dựng cơ bản và thực hiện dịch vụ
trong lĩnh vực nông nghiệp [4].
2.1.3.2 Vai trò doanh nghiệp nông nghiệp
Doanh nghiệp trong nông nghiệp có vai trò quan trọng và ngày càng tăng

bình quân kinh tế nông nghiệp đóng góp trên 20% cho GDP của cả nước.
Năm 2011, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,2% so với
năm 2010, trong đó nông nghiệp tăng 4,78%, lâm nghiệp tăng 5,74%, thuỷ


11

sản tăng 6,39%, tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt khoảng 3%. Tổng kim
ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ san năm 2011 đạt gần 25 tỷ USD, tăng 29%
so với năm 2010. Cũng trong năm 2011, đã có 4 mặt hàng đạt giá trị kim
ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là: Thuỷ sản 6,1 tỷ; đồ gỗ 4,1 tỷ; gạo 3,7 tỷ;
cao su 3,3 tỷ. Các mặt hàng khác như: Cafe có kim ngạch xuất khẩu 2,7 tỷ
USD và hạt điều có kim ngạch xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD. Thặng dư thương
mại toàn ngành đạt trên 9,2 tỷ USD, góp phần tích cực vào cán cân thương
mại của cả nước. Năm 2011 cũng là năm thắng lợi kép "được mùa, được giá"
của ngành do đó nông nghiệp nông thôn tiếp tục phát triển khá toàn diện, đời
sống của phần lớn dân cư nông thôn tiếp tục được cải thiện. Thành tích nêu
trên đã thể hiện sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp nông lâm
nghiệp, thuỷ lợi và thuỷ sản của cả nước [7].
2.1.3.3. Các doanh nghiệp nông nghiệp còn nhiều khó khăn
Tuy số lượng doanh nghiệp nông nghiệp là khá lớn, nhưng về thực chất,
thực hiện chính sách sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu doanh
nghiệp nông nghiệp giữa khu vực quốc doanh và dân doanh đang có sự thay
đổi. Số lượng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ngày càng giảm, số lượng
doanh nghiệp dân doanh ngày càng tăng. Trên 98% số doanh nghiệp nông
nghiệp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số lao động bình quân làm việc trong
một doanh nghiệp nông nghiệp là trên 40 người. Trên 90% số doanh nghiệp
nông nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, 6,5% số doanh nghiệp có vốn từ 10 đến
50 tỷ đồng và trên 1% số doanh nghiệp có mức vốn trên 200 tỷ đồng. Vốn sản
xuất kinh doanh tính bình quân cho 1 lao động trong các doanh nghiệp nông

thuê đất cao nên khó tìm được mặt bằng sản xuất, kinh doanh phù hợp [4]
2.1.3.4. Cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn
Theo ông Phạm Xuân Hoàn, Phó Trưởng Ban Đổi mới doanh nghiệp
Bộ NN &PTNT hiện nay, Bộ cũng đã có nhiều giải pháp đồng bộ để giúp các
doanh nghiệp nông nghiệp yên tâm sản xuất như: Tổ chức diễn đàn doanh


13

nghiệp nông nghiệp hàng năm nhằm tiếp thu ý kiến phản ánh của các doanh
nghiệp về khó khăn và vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải đồng thời
bàn các biện pháp tháo gỡ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Trợ giúp thông
tin cho doanh nghiệp thông qua đăng tải thông tin về chính sách của nhà nước
có liên quan đến doanh nghiệp qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tiến
hành các hoạt động đào tạo nhằm tăng cường trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cho lực lượng lao động của doanh nghiệp để tiến kịp xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế. Tiến hành khảo sát thực địa doanh nghiệp hàng năm để nắm bắt tình
hình thực tế và đề xuất kịp thời các chính sách, biện pháp trợ giúp doanh
nghiệp phát triển. Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quy định các chính sách trợ giúp
và khuyến khích doanh nghiệp phát triển như: Trợ giúp tài chính thông qua
việc khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, trợ giúp mặt bằng, trợ
giúp phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học kỹ thuật, chính sách miễn,
giảm tiền thuê đất, mặt nước cho các nhà đầu tư... Tuy nhiên, theo các đại
biểu tham dự diễn đàn, chủ trương, chính sách thì đã có, nhưng việc áp dụng
trong thực tế vẫn còn nhiều khâu vướng mắc cần được tháo gỡ để các doanh
nghiệp được thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh, ổn định sản xuất.
Được biết, sau diễn đàn này, Bộ NN &PTNT cũng sẽ tổ chức một diễn đàn
nữa tại khu vực phía Nam để tổng hợp các ý kiến và có những giải pháp cụ

không làm phương hại cho người khác".
Theo Phạm Ngọc Kiểm (2009) [7] “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là
một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu. Nó phản
ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ tiết kiệm chi phí các nguồn
lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh".
Quan điểm này ưu việt hơn trong đánh giá hiệu quả đầu tư theo chiều sâu,
hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.


15

Hiện nay, theo quan điểm mới, hiệu quả kinh tế (EE) gồm hai bộ phận
là hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE). Theo Colman và Young
(1994) [20], hiệu quả kỹ thuật được định nghĩa là khả năng của người sản
xuất có thể sản xuất mức đầu ra tối đa với một tập hợp các đầu vào và công
nghệ cho trước. Cần phân biệt hiệu quả kỹ thuật với thay đổi công nghệ. Sự
thay đổi công nghệ làm dịch chuyển hàm sản xuất (dịch chuyển lên trên) hay
dịch chuyển đường đồng lượng xuống phía dưới. Hiệu quả kỹ thuật được đo
bằng số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào hay nguồn lực
sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể áp dụng kỹ thuật hay công nghệ.
Hiệu quả kỹ thuật thường được phản ánh và biểu hiện trong mối quan hệ giữa
các yếu tố trong hàm sản xuất và liên quan đến phương diện sản xuất vật chất.
Nó phản ánh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa các yếu
tố đầu ra với nhau và giữa các sản phẩm khi nhà sản xuất quyết định sản xuất.
Vì thế, nó được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử
dụng các yếu tố đầu vào cụ thể. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị chi phí
nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ là thước đo phản ánh mức độ thành công của người
sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số giữa sản
phẩm biên của yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng. Hiệu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status