Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4 - Pdf 56

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

MỤC LỤC
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề...................................................................................................2
II. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………….…2
I. Cơ sở lí luận của vấn đề……………………………………………….…2
II. Thực trạng vấn đề……………………………………………………….3
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề……………………..…4
IV. Tính mới của giải pháp………………………………………………..12
V. Hiệu quả SKKN………………………………………………………..13
Phần thứ 3: KẾT LUẬN. KIẾN NGHỊ………………………………..…..13
I. Kết luận………………………………………………………………....13
II. Kiến nghị…………………………………………………………….…14

Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

1
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phát
triển kinh tế, văn hoá - xã hội cho đồng bào dân tộc ít người. Chất lượng giáo
dục ở vùng đồng bào dân tộc nói chung, dân tộc Ê-đê ở ĐắkLắk nói riêng đã có
nhiều tiến bộ, góp phần tích cực vào sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế địa
phương. Tuy vậy, trình độ dân trí của đồng bào còn thấp, cộng với đời sống kinh

giúp học sinh hiểu đúng nội dung văn bản, giúp các em phát triển tư duy ngôn
ngữ một cách logic; kích thích hứng thú học tập, bồi dưỡng tâm hồn và thực
hiện mục đích giáo dục cho các em học sinh dân tộc lớp 4.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, đọc là hình thức biến chữ viết của văn bản thành
hình thức âm thanh để người nghe hiểu được điều mà tác giả nói qua chữ viết.
Đọc với tư cách là một phân môn của tiếng Việt ở bậc tiểu học, là một dạng hoạt
động lời nói. Đọc là hoạt động nhận tin và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc
thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ dạng chữ viết thành các đơn vị
nghĩa không có âm thanh (đọc thầm). Như vậy cả hai hình thức đọc thành tiếng
và đọc thầm không thể tách rời với việc hiểu những gì được đọc.

Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

3
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

Dạy cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm là giúp các em phát triển tư duy
ngôn ngữ, tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người; đây cũng chính là một
phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho các em. Vì thế, cần thiết phải nâng
cao chất lượng đọc cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh dân tộc nói
riêng.
Vậy ở tiết Tập đọc, học sinh học những gì và học như thế nào? Giáo viên có
tác động gì đến quá trình đọc của các em trong giờ Tập đọc và trong các hoạt
động khác?
Việc đọc đúng sẽ giúp các em nghe và cảm nhận văn bản tốt, viết đúng

chậm. Dẫn đến khả năng đọc của các em chậm, việc đọc liền mạch từ, câu gặp
rất nhiều khó khăn. Khả năng đọc biểu cảm còn hạn chế.
Khả năng tiếp nhận thông tin, tư duy để xử lý, tái tạo nội dung thông tin
của học sinh còn chậm.
2. Về phía giáo viên
Chưa mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học.
Việc sử dụng phương tiện dạy học và đồ dùng chưa phong phú, đa dạng nên
chưa hấp dẫn học sinh một cách tuyệt đối trong việc tập trung vào luyện đọc.
Một vài giáo viên vẫn còn hạn chế về kĩ năng đọc; còn ảnh hưởng cách phát
âm của địa phương.
Một số giáo viên còn coi nhẹ việc rèn các kĩ năng đọc cho các em, chỉ dừng
lại ở yêu cầu học sinh đọc thành tiếng to là được, không sữa lỗi cho học sinh kịp
thời….
Một số giáo viên chưa đánh giá đúng mức vai trò, vị trí và tầm quan trọng
của việc dạy – học phân môntập đọc; chưa sâu sát việc nắm bắt tâm lí của học
sinh và phụ huynh trong đối tượng học sinh mình giảng dạy; công tác dân vận
chưa được chú trọng.
Ở một số tiết dạy, giáo viên chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đến đối
tượng học sinh chưa hoàn thành; đặt yêu cầu chưa cao vào việc luyện phát âm
đúng đối với học sinh mà chỉ chú trọng vào việc đọc to, đọc đúng tốc độ.
Qua thực tế dự giờ thăm lớp, tìm hiểu đối tượng, thông qua các buổi sinh
hoạt chuyên môn, chuyên đề và các tiết dự giờ cũng như các chuyên đề ở tổ
khối; trong quy mô toàn cấp trường, tôi luôn coi trọng và chú ý lắng nghe, đề
xuất ý kiến về các giải pháp nâng cao chất lượng đọc cho các em học sinh dân
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

5
Trường Tiểu học Tình Thương




20

2

10

5

25

13

65

Tỉ lệ học sinh đọc đúng còn quá thấp (10%) , tỉ lệ học sinh phát âm chưa
đúng còn quá cao (65 %). Đây là thực trạng đáng buồn, tỷ lệ học sinh đọc chưa
đúng, sai ít lỗi về dấu thanh, vần và sai nhiều chiếm hơn 50% tổng số. Từ thực
trạng như thế, tôi đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho
học sinh dân tộc thiểu số lớp 4. Các giải pháp này tôi đã áp dụng tại đơn vị từ
cuối năm học 2016 – 2017; năm học 2017- 2018 và năm học 2018- 2019.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh
1.1. Rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc
Thường xuyên tăng cường khả năng nghe và nói Tiếng Việt cho học sinh
thông qua dạy Tập đọc.
Nghe và nói tiếng Việt có liên quan mật thiết với nhau. Có nghe được mới
nói được, nghe đúng mới nói đúng. Do vậy, trong các tiết dạy tôi luôn luôn phải
nói rõ ràng, nói đúng, đồng thời phải nói chậm rãi để học sinh dễ tiếp thu và
hướng dẫn cách phát âm, cách nói để học sinh nói theo.Khả năng nói tiếng Việt

lại cấu tạo các tiếng, từ rồi gọi nhiều em đọc, em nào đọc chưa chuẩn tôi cho các
em đọc lại từ đó nhiều lần,rồi tôi cùng sửa cho các em. Đối với em yếu, tôi
hướng dẫn các em đánh vần sau đó đọc trơn lại và nhiều em được luyện đọc từ
khó.
Trong giờ dạy, ngoài luyện đọc, tôi chú ý tạo điều kiện cho tất cả các em
đều được tham gia trả lời, giao tiếp tuỳ thuộc vào khả năng của từng đối tượng.
Và dành nhiều thời gian tập và hướng dẫn thật kĩ nên hiệu quả nâng cao. Việc
phối hợp hệ thống các phương pháp dạy tập nói tiếng Việt giúp các em dễ hiểu
dễ nhớ về nghĩa của từ thông qua các hình ảnh trực quan, nói đúng cấu trúc câu
theo mẫu. Tôi luôn luôn tập cho học sinh khả năng diễn đạt theo tình huống, tự
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

7
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

tin trong học tập, giao tiếp với bạn bè với thầy cô giáo bằng tiếng Việt. Tuy vậy,
cần phải có sự linh hoạt sáng tạo, không rập khuôn máy móc, mà phải tuỳ theo
từng mức độ của đối tượng để lựa chọn nội dung và phương pháp cho phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả theo các việc sau đây:
- Lựa chọn tiếng, từ để tập nói cho phù hợp.
- Luyện nói theo câu hỏi, câu trả lời có chứa các tiếng, từ mới cung cấp
cho học sinh.
- Tạo tình huống cho học sinh đối thoại, được giao tiếp trong đó chú ý tạo
môi trường giao tiếp học sinh với học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
1.2. Bồi dưỡng kĩ năng đọc và kĩ năng dạy Tập đọc
Bác Hồ đã từng nói “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm
gương sáng”. Nói cho hay như thế nào đi chăng nữa mà thực hành dở cũng

hơn.
Tùy theo từng bài mà tôi đọc cả bài hay từng đoạn. Đọc vào đầu tiết hay
cuối tiết,… tôi luôn có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ tôi đọc, nói đều phải
chuẩn mực.
Có nhiều cách đọc mẫu:
+ Đọc mẫu toàn bài: để giới thiệu, gây hứng thú cho học sinh
+ Đọc câu, đoạn: giúp học sinh nhận xét, giải thích và tìm ra cách đọc.
1.3. Tăng thời lượng cho những tiết luyện đọc
Thực hiện theo hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh
có hoàn cảnh khó khăn, tôi luôn căn cứ vào tình hình của lớp để lên kế hoạch
dạy học phù hợp. Tùy theo từng bài, tôi tăng thời gian các tiết Tập đọc để nhằm
mục đích rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh và tạo điều kiện cho tất cả các em,
em nào cũng có cơ hội được đọc.
Ví dụ: Số lượng câu trong mỗi tiết để học sinh tập đọc cũng như nội dung
cần thiết cho học sinh đọc do tôi lựa chọn sao cho phù hợp với đối tượng của
lớp.
1.4. Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh.
* Đọc đúng các âm dễ lẫn:
Đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là phải
đọc đúng chính âm (không đọc theo cách phát âm của địa phương, mà cách phát
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

9
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

âm có sự sai lệch so với âm chuẩn). Phát âm đúng tiếng Việt là yêu cầu cần thiết.
Đọc đúng đòi hỏi thể hiện chính xác âm vị. Để học sinh đọc đúng trong quá


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

- Giáo viên gọi một số học sinh đọc.
- Học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng dấu thanh chưa.
- Nếu vẫn còn học sinh đọc chưa đúng.
- Giáo viên đọc mẫu và phân tích cho học sinh.
Chẳng hạn như:
“Tặc lưỡi” thanh ngã không đọc là “Tặc lưới” thanh sắc.
“Giận dữ” thanh ngã không đọc là “Giận dứ” thanh sắc.
“Dũng cảm” thanh ngã không đọc là “Dúng cảm” thanh sắc....
Chú ý: Trong mỗi tiết tập đọc tôi dạy, việc phát hiện lỗi phát âm của bạn,
giáo viên cần hướng dẫn các em đưa ra lời nhận xét tế nhị làm sao cho các bạn
không mất đi sự tự tin. Sự tập trung học tập của học sinh dân tộc chưa cao nên
tôi thường tổ chức thi đua hái hoa điểm tốt bằng trả lời miệng những câu hỏi dễ
để học sinh yếu cũng tham gia trả lời tốt giúp các em tự tin vào bản thân để tiếp
tục có hứng thú học tập.
1.5. Rèn đọc cho học sinh trong các tiết học khác
Kĩ năng đọc – nói – viết luôn đi song hành với nhau trong suốt quá trình
học tập tiếng Việt. Bởi vì khi các em đọc đúng, nói đúng thì các em mới có thể
viết đúng được. Đặc biệt đọc đúng các dấu thanh cũng không kém phần quan
trọng nên khi hướng dẫn luyện tập nói, luyện đọc tôi chỉ rõ những sai sót khi các
em đọc sai dấu, thừa, thiếu các dấu thanh và yêu cầu đọc lại nhiều lần cho đúng
sau đó mới hướng dẫn cho các em cách viết bài.
Tôi luôn tăng cường tiếng Việt cho học sinh ở các môn học khác nhau
như: Toán, khoa học, Lịch sử, Địa lí,… Yêu cầu học sinh khi trả lời câu hỏi của
giáo viên phải nói đầy đủ thành phần câu. Nếu là học sinh đọc còn chậm, Tôi
thường xuyên gọi các em đọc yêu cầu bài học, bài giải và sửa sai kịp thời. Bên
cạnh đó, khi các em trả lời câu hỏi, tôi hướng dẫn và làm mẫu nhiều lần, giúp
các em rèn kỹ năng nói. Còn học sinh có khả năng hoàn thành tốt thì tôi gợi ý để

+ Kiểm tra bài cũ:
Tôi chia lớp thành 3 – 4 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra 2,3 học sinh
đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng đoạn, bài của bài tập đọc trước đó. Nhóm
trưởng đặt câu hỏi theo sách giáo khoa ứng với nội dung đoạn các bạn đọc.

Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

12
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

- Nhóm nhận xét
- Các nhóm trưởng báo cáo kết quả hoạt động bài cũ cho giáo viên.
- Giáo viên nhận xét.
+ Luyện đọc lần 1: Luyện phát âm đúng
- Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài dưới sự điều hành
của nhóm trưởng.
- Học sinh phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng.
- Học sinh báo cáo cho giáo viên những từ khó đọc mà các em đọc chưa
đúng.
- Qua báo cáo của các em, giáo viên ghi lại những từ học sinh phát âm sai
phổ biến lên bảng ở phần luyện đọc đúng, gạch dưới điểm sai trong các từ ngữ
đó và hướng dẫn cho lớp cách đọc.
*Tổ chức trò chơi
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập
của học sinh, gắn với nội dung bài học giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm
của bản thân để chơi và để học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện
trí tuệ, thể chất và các phẩm chất đạo đức.

Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và nêu yêu cầu chơi: Hai nhóm tham
gia chơi ngồi đối diện nhau, cử nhóm trưởng điều hành và bốc thăm để chọn
nhóm đọc trước.
- Nhóm bốc được thăm đọc trước mở sách chọn đoạn đọc ( trong số các
bài đã nêu trên). Nhóm còn lại nghe để đoán bài tập đọc đã học. Mỗi nhóm được
thực hiện 3 lần đoán tên bài và đọc.
- Hai nhóm tham gia chơi đều được tính điểm để so sánh khi kết thúc trò
chơi. Nhóm nào được nhiều điểm hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
- Lưu ý là khi nhóm kia đoán tên bài thì không được mở sách giáo khoa,
nhóm 1 có thể đọc lại bài của nhóm 2 đã đọc nhưng khác đoạn.
3. Rèn đọc đúng thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
3.1. Sửa lỗi trong giao tiếp thường ngày:

Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

14
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

Khi trò chuyện hay trao đổi vui vẻ với các em, tôi nhắc các em nhận ra lỗi
phát âm trong lúc nói rồi nói lại cho đúng. Tôitập thói quen giúp bạn sửa sai
trong khi giao tiếp: Phát hiện lỗi sai lẫn nhau, các em kịp thời sửa lỗi cho nhau
bằng cách nhắc bạn nói lại; hỗ trợ bạn nói đúng. Đối với những trường hợp bạn
mình nói lại mà vẫn chưa đúng, tôi chú ý khen ngợi những em giúp bạn được
nhiều trong giao tiếp thường ngày.
Ví dụ: chơi trò chơi nhảy dây. Một em học sinh bảo: “Nhay mêt qua” thì
tôi yêu cầu một học sinh phát âm chuẩn lại giúp bạn “nhảy mệt quá”…..và tôi

Những nội dung như:
- Thi đố vui để học, thi đọc đúng, đọc hay.
- Sinh hoạt ca múa hát tập thể, trò chơi dân gian trong giờ chào cờ, giờ
sinh hoạt tập thể. Các trò chơi như kéo co, ai nhanh hơn, bác giao thông thông
thái….thật sự làm cho các em thích thú.
- Tham gia biểu diễn văn nghệ, thi kể chuyện, hoạt động thể dục thể thao.
Vào những phút đầu giờ cho các em thi văn nghệ hát múa với nhau theo tổ và
gọi một số em nhận xét và chỉnh sửa lẫn nhau.
- Các hoạt động cải tạo môi trường sống như trồng hoa, trồng và chăm
sóc cây, dọn dẹp vệ sinh môi trường trong trường,…
- Các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề, chủ điểm.
Thông qua các hoạt động trên mà tạo ra các tình huống thực cho học sinh
được giao tiếp bằng Tiếng Việt với nhiều người, học sinh với học sinh, của
nhóm này với nhóm khác hoặc tập thể của lớp này với lớp khác dưới sự hướng
dẫn tích cực của giáo viên phụ trách và chị Tổng phụ trách Đội. Từ các hoạt
động này làm cho học sinh tự tin trong giao tiếp.
Đối với các em, bất kì học môn học nào, hoặc tham gia một phong trào gì
các em đều thích được bộc lộ, thích khen và luôn thi đua. Vì thế, giáo viên phải
công bằng và đánh giá khách quan, chú ý khích lệ theo sự tiến bộ của từng học
sinh để các em tự tin tham gia tiếp các hoạt động sau. Tâm lí các em trong đối
tượng này dễ nhàm chán nên tôi phải tìm tòi để thay đổi hình thức tổ chức hoạt
động một cách linh hoạt, phong phú hơn.
Rèn phát âm đúng là yếu tố cơ bản nhất có tính quyết định trong việc giúp
đọc đúng (đọc hiểu) và đọc diễn cảm cho các em.

Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

16
Trường Tiểu học Tình Thương


IV. Tính mới của giải pháp:
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

17
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

Đề tài đưa ra các giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 4
trường Tiểu học Tình Thương. Các giải pháp này có thể nhiều đơn vị đã áp
dụng. Nhưng đối với học sinh trường Tình Thương có những tính mới trong áp
dụng phương pháp. Đó là: Luôn đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm
trung tâm chính là đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học, tạo cơ hội
tới mức tối đa để học sinh tham gia tích cực vào quá trình dạy học thông qua các
hoạt động. Các em có cơ hội hợp tác nhóm và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của
mình, tự khám phá kiến thức, tự khai thác nội dung bài học, các kỹ năng giao
tiếp và kỹ năng sống được phát triển. Giáo viên hỗ trợ cho các đối tượng học
sinh theo nhu cầu khác nhau. Từ đó, các em tự tin, tích cực hoàn thành yêu cầu
của bài học. Giải pháp mới này tôi đã áp dụng tại đơn vị và kỹ năng đọc của học
sinh đã tiến bộ
V. Hiệu quả SKKN:
So với thời điểm khảo sát lần 1 thì kết quả kiểm tra đến tháng 3/2018 đã
phản ánh rõ những sự tiến bộ của các em học sinh. Tôi gọi học sinh lên bảng bắt
thăm những bài tập đọc đã được đọc và kết quả như sau:
Tổng số

Đọc đúng toàn bài

Đọc sai ít lỗi


Với mục đích của đề tài là Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu
số ở lớp 4, tôi đã theo dõi chất lượng đọc ở hai khối lớp 4 qua hai năm học, tập
trung chủ yếu vào lớp 4A1năm học 2016– 2017 và lớp 4A1 năm học 2017 2018 Tôi nhận thấy, đa số các em học sinh dân tộc đã biết đọc to, đọc tương đối
đúng tốc độ, biết ngắt nghỉ ở các dấu câu và ở các cụm từ được. Đặc biệt, khi
đọc, các em ít sai ở âm đầu hay vần và ở dấu thanh.
Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

18
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

Dạy đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số ở bậc Tiểu học là một vấn đề
hết sức cần thiết. Các em có hứng thú học tập hơn, tích cực, chủ động mở rộng
vốn hiểu biết, không còn rụt rè, e thẹn mà rất linh hoạt trong việc thực hiện
nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
Vậy để nâng cao hiệu quả dạy đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp
4 đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải nỗ lực hết mình, tích cực đổi mới phương
pháp dạy học, đầu tư suy nghĩ sáng tạo làm cho các em say mê, hứng thú hoạt
động học tập.
Giáo viên cần phải thương yêu, gần gũi giúp đỡ học sinh, luôn quan tâm
tìm hiểu xem các em vấp phải khó khăn gì trong cách đọc, cách phát âm và cách
đọc diễn cảm để từ đó khắc phục những khó khăn các em vướng mắc.
Cần phát huy luyện đọc diễn cảm theo cặp, theo nhóm để học sinh luyện
tập lẫn nhau.
Trong quá trình giảng dạy nên tổ chức trò chơi học tập để thay đổi không

nghiệp để tôi có thể học hỏi thêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Dray Sáp, tháng 3 năm 2019
Người viết

Lê Thị Hồng Thắm
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
( Kí tên và đóng dấu)

Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

20
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

21
Trường Tiểu học Tình Thương



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status