Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4 - Pdf 55

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

MỤC LỤC
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề...................................................................................................2
II. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………….…2
I. Cơ sở lí luận của vấn đề……………………………………………….…2
II. Thực trạng vấn đề……………………………………………………….3
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề……………………..…4
IV. Tính mới của giải pháp………………………………………………..12
V. Hiệu quả SKKN………………………………………………………..13
Phần thứ 3: KẾT LUẬN. KIẾN NGHỊ………………………………..…..13
I. Kết luận………………………………………………………………....13
II. Kiến nghị…………………………………………………………….…14

Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

1
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phát
triển kinh tế, văn hoá - xã hội cho đồng bào dân tộc ít người. Chất lượng giáo
dục ở vùng đồng bào dân tộc nói chung, dân tộc Ê-đê ở ĐắkLắk nói riêng đã có
nhiều tiến bộ, góp phần tích cực vào sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế địa
phương. Tuy vậy, trình độ dân trí của đồng bào còn thấp, cộng với đời sống kinh

thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ dạng chữ viết thành các đơn vị
nghĩa không có âm thanh (đọc thầm). Như vậy cả hai hình thức đọc thành tiếng
và đọc thầm không thể tách rời với việc hiểu những gì được đọc.
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

2
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

Dạy cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm là giúp các em phát triển tư duy
ngôn ngữ, tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người; đây cũng chính là một
phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho các em. Vì thế, cần thiết phải nâng
cao chất lượng đọc cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh dân tộc nói
riêng.
Vậy ở tiết Tập đọc, học sinh học những gì và học như thế nào? Giáo viên có
tác động gì đến quá trình đọc của các em trong giờ Tập đọc và trong các hoạt
động khác?
Việc đọc đúng sẽ giúp các em nghe và cảm nhận văn bản tốt, viết đúng
chính tả. Ở mỗi tiết học, không chỉ là tiết tập đọc, người giáo viên phải chú ý
hơn việc rèn cho các em kĩ năng nói, kĩ năng đọc, kĩ năng dùng từ, đặt câu. Đọc
cho rõ ràng, rành mạch, đọc có ngữ điệu là kĩ năng chính cần hình thành và rèn
luyện cho các em qua phân môn này. Học sinh học tốt phân môn Tập đọc sẽ có
lợi cho việc học tốt các phân môn khác. Chính vì vậy, khi dạyTập đọc cho các
em người giáo viên phải tạo ra những hoạt động mang tính tự giác cao và khơi
dậy được niềm ham thích đọc sách; giúp các em biết tự đánh giá năng lực của
bản thân. Làm được như thế, trước hết giáo viên thực sự phải có kĩ năng đọc,
năng lực dạy Tập đọc tốt.
II. Thực trạng vấn đề

Một số giáo viên còn coi nhẹ việc rèn các kĩ năng đọc cho các em, chỉ dừng
lại ở yêu cầu học sinh đọc thành tiếng to là được, không sữa lỗi cho học sinh kịp
thời….
Một số giáo viên chưa đánh giá đúng mức vai trò, vị trí và tầm quan trọng
của việc dạy – học phân môntập đọc; chưa sâu sát việc nắm bắt tâm lí của học
sinh và phụ huynh trong đối tượng học sinh mình giảng dạy; công tác dân vận
chưa được chú trọng.
Ở một số tiết dạy, giáo viên chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đến đối
tượng học sinh chưa hoàn thành; đặt yêu cầu chưa cao vào việc luyện phát âm
đúng đối với học sinh mà chỉ chú trọng vào việc đọc to, đọc đúng tốc độ.
Qua thực tế dự giờ thăm lớp, tìm hiểu đối tượng, thông qua các buổi sinh
hoạt chuyên môn, chuyên đề và các tiết dự giờ cũng như các chuyên đề ở tổ
khối; trong quy mô toàn cấp trường, tôi luôn coi trọng và chú ý lắng nghe, đề
xuất ý kiến về các giải pháp nâng cao chất lượng đọc cho các em học sinh dân
tộc nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho các em. Đồng thời, tôi luôn
tìm tòi sáng kiến để cải tiến phương pháp dạy học làm sao cho các em đọc đạt
hiệu quả cao hơn.
Để đánh giá một cách khách quan nhất về thực trạng đọc đúng của học sinh
lớp 4A1 trường Tiểu học Tình Thương. Tôi đã tiến hành khảo sát thực tế thông
qua tiết Tập đọc của học sinh vào ngày 4/3/2017, bài “Dù sao trái đất vẫn
quay”. Kết quả như sau:
Tổng số
HS
20

Đọc đúng toàn bài

Đọc sai ít lỗi

Đọc sai nhiều lỗi

cuối năm học 2016 – 2017; năm học 2017- 2018 và năm học 2018- 2019.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh
1.1. Rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc
Thường xuyên tăng cường khả năng nghe và nói Tiếng Việt cho học sinh
thông qua dạy Tập đọc.
Nghe và nói tiếng Việt có liên quan mật thiết với nhau. Có nghe được mới
nói được, nghe đúng mới nói đúng. Do vậy, trong các tiết dạy tôi luôn luôn phải
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

4
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

nói rõ ràng, nói đúng, đồng thời phải nói chậm rãi để học sinh dễ tiếp thu và
hướng dẫn cách phát âm, cách nói để học sinh nói theo.Khả năng nói tiếng Việt
của học sinh được xác định là khả năng phát âm đúng, khả năng sử dụng tiếng từ
đúng và phong phú trong khi nói, khi tham gia giao tiếp với người khác. Khả
năng nói tiếng Việt là nền tảng ban đầu quan trọng nhất để hình thành các kỹ
năng khác của môn Tiếng Việt. Đặc biệt đối với học sinh dân tộc Ê - đê các em
nói thế nào viết thế ấy thì việc tập cho các em nói đúng lại càng có ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Thực tế trong giảng dạy tôi thấy khả năng nói tiếng Việt của
các em là rất yếu, nói lẫn lộn giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Đó là do vốn từ về
tiếng Việt của các em còn quá ít, các em không diễn đạt được khi nói, khi giao
tiếp. Học sinh phát âm không chuẩn, phát âm không đúng; còn rụt rè trong giao
tiếp... Để giúp cho học sinh hạn chế những tồn tại này, tôi thường xuyên tăng
cường khả năng nói tiếng Việt cho các em bằng cách cung cấp thêm từ ngữ mới,
thông qua việc luyện nói câu hỏi, luyện nói câu trả lời, luyện đối thoại. Thông

5
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

- Tạo tình huống cho học sinh đối thoại, được giao tiếp trong đó chú ý tạo
môi trường giao tiếp học sinh với học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
1.2. Bồi dưỡng kĩ năng đọc và kĩ năng dạy Tập đọc
Bác Hồ đã từng nói “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm
gương sáng”. Nói cho hay như thế nào đi chăng nữa mà thực hành dở cũng
không mang lại kết quả gì. Việc cần thiết đầu tiên là tôi cố gắng đọc đúng, đọc
diễn cảm để khi nghe tôi đọc, các em cảm thụ tốt nội dung bài học và mong
muốn đọc được như tôi.
Tôi luôn luôn quan sát cách đọc của học sinh, nghe học sinh đọc nghĩa là
tôiđã nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh đọc đúng mẫu đồng thời
nhanh chóng nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em và bài đọc mẫu
của cô giáo. Tôi phải tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một
cách khách quan.
Tôi luôn phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu.Nghĩa là có
sự hài hoà giữa những lời yêu cầu, chỉ dẫn về cách phát âm, cách đọc và khả
năng biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của cô.
Ví dụ: Sai phụ âm đầu p và b. Tôi hướng dẫn các em phát âm từ: “Phò tá”
(SGK TV4 T1). Phần lớn các em đều phát âm “bò tá”. Tôi hướng dẫn như sau:
âm /p/ pờ thành /b/ bờ .( p và b) đều là hai phụ âm đồng vị về mặt cấu âm. môi môi nhưng khác nhau về mặt thanh tính ,/p/ là phụ âm vô thanh ,/b/ là phụ âm
hữu thanh. Để luyện đọc đúng /p/ , tôi đã hướng dẫn học sinh đặt lòng bàn tay
trước miệng,một tay đặt lên thanh quản. Khi phát âm /b/ là âm vốn có sẽ cảm
nhận được độ rung nhẹ của thanh quản và không thấy luồng hơi phát ra.
Cho học sinh bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm /p/
câm. Cho các em làm lại như trên nhưng phát thành các tiếng khác, từ khác như:

đọc đúng chính âm (không đọc theo cách phát âm của địa phương, mà cách phát
âm có sự sai lệch so với âm chuẩn). Phát âm đúng tiếng Việt là yêu cầu cần thiết.
Đọc đúng đòi hỏi thể hiện chính xác âm vị. Để học sinh đọc đúng trong quá
trình giảng dạy tôi đã cho các em phát hiện, so sánh, phân biệt để từ đó các em
phát âm đúng hay đọc đúng các âm đầu trong các bài đọc và trong giao tiếp.
* Đọc đúng các vần:
Không những yêu cầu học sinh đọc đúng phụ âm đầu mà cần rèn cho các
em đọc đúng cả những vần khó, tiếng khó, vần có nguyên âm đôi mà các em hay
phát âm sai, tôi đã hướng dẫn cụ thể như sau:
+ Ví dụ:
- Cho các em đọc bài giáo viên cùng học sinh theo dõi, nếu học sinh đọc
sai ghi lên bảng và sửa cho học sinh: “con hươu” vần “ươi” không đọc là con
“hiêu” vần iêu, “về hưu” không đọc là “về hiu” vần “iu”, “uống rượu” vần
“ươu” không đọc là “uống riệu” vần “iêu” hoặc cho học sinh phát hiện các tiếng
có vần khó như “tuyết, khuyết, khúc khuỷu, đêm khuya, ngoằn ngoèo...”
- Gọi học sinh đọc lại những từ, tiếng có vần khó.
- Giáo viên uốn nắn sửa luôn cho học sinh.
Bên cạnh hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần như trên tôi còn luyện
đúng dấu thanh. Đây là lỗi cơ bản nhất của học sinh đan tộc thiểu số.
+ Đọc đúng dấu thanh.
Học sinh tiểu học vẫn còn có em chưa phát âm đúng, đọc đúng dấu thanh
do nhiều yếu tố mang lại. Trong đó có yếu tố do đặc điểm khu vực vùng miền
mà các em sinh sống. Các em còn phát âm sai ở dấu thanh như thanh ngã (~)
phát thành thanh sắc (') như tiếng “mỡ” thành “mớ”... là sai nghĩa của câu. Đặc
biệt các em học sinh dân tộc thiểu số thì thường đọc không dấu. Chính vì thế
chúng ta cần rèn cho các em đọc đúng dấu thanh trong các bài tập đọc như:
+ Ví dụ: Khi dạy bài “Chị em tôi” - Tiếng Việt lớp 4 - phần I.
- Giáo viên đưa ra các tiếng mà có dấu thanh hay lẫn.
- Giáo viên gọi một số học sinh đọc.
- Học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng dấu thanh chưa.

thường xuyên gọi các em đọc yêu cầu bài học, bài giải và sửa sai kịp thời. Bên
cạnh đó, khi các em trả lời câu hỏi, tôi hướng dẫn và làm mẫu nhiều lần, giúp
các em rèn kỹ năng nói. Còn học sinh có khả năng hoàn thành tốt thì tôi gợi ý để
các em có nhiều cách trả lời khác nhau nhưng vẫn đúng nội dung yêu cầu của
bài.
2. Luôn đổi mới phương pháp dạy học.
2.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Để góp phần giúp đỡ người học thành công, người giáo viên phải không
ngừng học hỏi, tìm tòi, đổi mới các phương pháp, nhạy bén và sáng tạo sử dụng
linh hoạt các hình thức dạy học: nhóm, đọc phân vai, tổ chức trò chơi,… sao cho
phù hợp với đối tượng học sinh, với nội dung bài dạy, với điều kiện thực tế của
lớp. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, tiết Tập đọc cần tạo điều kiện
để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan sát - nhận xét - ghi nhớ), tự
giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện đọc dưới sự hướng dẫn
của giáo viên.
Ví dụ dạy bài Tập đọc: Kéo co (Tuần 16, SGK TV4 Tập 1). Khi dạy đến
phần đọc nối tiếp đoạn để rút ra từ khó đọc tôi tiến hành như sau:
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

8
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1
- Yêu cầu nhận xét bạn đọc
- Học sinh nhận xét bạn đọc sai từ: thượng võ, đấu sức
- Yêu cầu 1 em nhận xét xem là bạn nhận xét như vậy đã đúng chưa? Và
một bạn khác nhận xét bằng cách nhắc lại.


Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

9
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

- Nhóm nào bốc trúng thăm đọc trước sẽ cử một bạn đọc thuộc lòng câu
thơ đầu tiên.
- Sau khi đọc xong thì bạn của nhóm đó có quyền chỉ một bạn bất kì của
nhóm kia đọc câu tiếp theo. Tiến hành tương tự để đọc hết bài thơ.
- Nếu thành viên của nhóm nào được chỉ định mà không đọc được hoặc
đọc chậm thì nhóm đó thua cuộc.
Hoặc khi dạy bài ôn tập cuối học kì II, nhằm rèn kỹ năng đọc đúng, rõ
ràng một đoạn văn trong bài đã học ( Tiếng việt 4, tập 2). Luyện kỹ năng nghe
hiểu và nhớ tên các bài tập đọc đã học. Tôi sẽ tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
“ Nghe đọc đoạn, đoán tên bài”
Ôn tập cuối kì II có các bài tập đọc: Đường đi Sa Pa, Trăng ơi…từ đâu
đến?, Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất, Dòng sông mặc áo, Ăng – co
Vát, Con chuồn chuồn nước, Vương quốc vắng nụ cười, Ngắm trăng – Không
đề, Vương quốc vắng nụ cười ( tiếp theo), Con chim chiền chiện, Tiếng cười là
liều thuốc bổ, Ăn “ mầm đá”.
Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và nêu yêu cầu chơi: Hai nhóm tham
gia chơi ngồi đối diện nhau, cử nhóm trưởng điều hành và bốc thăm để chọn
nhóm đọc trước.
- Nhóm bốc được thăm đọc trước mở sách chọn đoạn đọc ( trong số các
bài đã nêu trên). Nhóm còn lại nghe để đoán bài tập đọc đã học. Mỗi nhóm được

Để việc thực hiện có hiệu quả, tôi đã chủ động xếp học sinh ngồi gần
nhau để học sinh tự sửa khi nói và cả khi trò chuyện cùng nhau hay lúc ra chơi.
Xưa có câu: “Học thầy không tày học bạn”. Chính vì vậy, khi giáo viên giúp học
sinh hiểu rõ điều này trong học tập thì việc tổ chức cho học sinh cùng nhau học
hỏi, cùng nhau thi đua, rèn luyện đó là việc tốt nên làm. Sau từng tuần, từng
tháng,tôi tiến hành tổng kết, tuyên dương từng em, từng “Đôi bạn”. Nhận xét
mang tính khuyến khích, động viên các em là chính.
Khác với học sinh bình thường, học sinh dân tộc thiểu số thường không
sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giờ ra chơi, nếu chơi
tự do, các em sẽ chơi thành từng nhóm dân tộc và giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ.
Cho nên trong giờ ra chơi tôi hướng dẫn các em chơi các trò chơi sân trường và
yêu cầu các em nói với nhau bằng tiếng Việt. Trong môi trường giao tiếp tự
nhiên, không bị cưỡng bức bởi nội dung bài học, các em sử dụng tiếng Việt sẽ
dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thay đổi được thói quen hành vi này thường gặp khó
khăn ở thời gian đầu.
Những nội dung như:
- Thi đố vui để học, thi đọc đúng, đọc hay.
- Sinh hoạt ca múa hát tập thể, trò chơi dân gian trong giờ chào cờ, giờ
sinh hoạt tập thể. Các trò chơi như kéo co, ai nhanh hơn, bác giao thông thông
thái….thật sự làm cho các em thích thú.
- Tham gia biểu diễn văn nghệ, thi kể chuyện, hoạt động thể dục thể thao.
Vào những phút đầu giờ cho các em thi văn nghệ hát múa với nhau theo tổ và
gọi một số em nhận xét và chỉnh sửa lẫn nhau.
- Các hoạt động cải tạo môi trường sống như trồng hoa, trồng và chăm
sóc cây, dọn dẹp vệ sinh môi trường trong trường,…
- Các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề, chủ điểm.
Thông qua các hoạt động trên mà tạo ra các tình huống thực cho học sinh
được giao tiếp bằng Tiếng Việt với nhiều người, học sinh với học sinh, của
nhóm này với nhóm khác hoặc tập thể của lớp này với lớp khác dưới sự hướng
dẫn tích cực của giáo viên phụ trách và chị Tổng phụ trách Đội. Từ các hoạt

và lớp tuyên dương khuyến khích.
Qua việc tổ chức như vậy, giáo viên thấy được khả năng của từng em để
có biện pháp rèn luyện phù hợp, còn học sinh thì phấn khởi, quyết tâm đọc tốt.
3.5. Tạo môi trường liên kết giữa nhà trường – giáo viên chủ nhiệm,
các tổ chức đoàn thể và cha mẹ học sinh
Nắm được tầm quan trọng mối liên kết này, ngay từ khi họp phụ huynh
đầu năm học, giữa kì…. Tôi luôn luôn khuyên phụ huynh là khi về nhà, nói
chuyện với con em mình, nên sử dụng tiếng Việt hoặc một phần tiếng Việt. Tôi
cũng đi gặp những người có vốn hiểu biết nhất định, các Đoàn viên và già làng
tuyên truyền sâu rộng đến từng gia đình. Nếu làm được điều này, sẽ hỗ trợ được
rất nhiều cho các em trong việc tăng cường khả năng sử dụng Tiếng việt trong
giao tiếp và học tập. Thông qua giao tiếp giúp các em thông thạo hơn về tiếng
việt làm cho quá trình phát hiện lỗi phát âm và giáo viên chỉnh sữa lỗi dễ dàng
hơn.
IV. Tính mới của giải pháp:
Đề tài đưa ra các giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 4
trường Tiểu học Tình Thương. Các giải pháp này có thể nhiều đơn vị đã áp
dụng. Nhưng đối với học sinh trường Tình Thương có những tính mới trong áp
dụng phương pháp. Đó là: Luôn đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm
trung tâm chính là đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học, tạo cơ hội
tới mức tối đa để học sinh tham gia tích cực vào quá trình dạy học thông qua các
hoạt động. Các em có cơ hội hợp tác nhóm và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của
mình, tự khám phá kiến thức, tự khai thác nội dung bài học, các kỹ năng giao
tiếp và kỹ năng sống được phát triển. Giáo viên hỗ trợ cho các đối tượng học
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

12
Trường Tiểu học Tình Thương




10

50

8

40

2

10

Với mục đích của đề tài là Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu
số ở lớp 4, tôi đã theo dõi chất lượng đọc ở hai khối lớp 4 qua hai năm học, tập
trung chủ yếu vào lớp 4A1năm học 2016– 2017 và lớp 4A1 năm học 2017 2018 Tôi nhận thấy, đa số các em học sinh dân tộc đã biết đọc to, đọc tương đối
đúng tốc độ, biết ngắt nghỉ ở các dấu câu và ở các cụm từ được. Đặc biệt, khi
đọc, các em ít sai ở âm đầu hay vần và ở dấu thanh.
Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dạy đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số ở bậc Tiểu học là một vấn đề
hết sức cần thiết. Các em có hứng thú học tập hơn, tích cực, chủ động mở rộng
vốn hiểu biết, không còn rụt rè, e thẹn mà rất linh hoạt trong việc thực hiện
nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
Vậy để nâng cao hiệu quả dạy đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp
4 đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải nỗ lực hết mình, tích cực đổi mới phương
pháp dạy học, đầu tư suy nghĩ sáng tạo làm cho các em say mê, hứng thú hoạt
động học tập.
Giáo viên cần phải thương yêu, gần gũi giúp đỡ học sinh, luôn quan tâm
tìm hiểu xem các em vấp phải khó khăn gì trong cách đọc, cách phát âm và cách

trình dạy học . Thiết nghĩ đó chưa phải là những cách sử dụng có hiệu quả nhất
tuy nhiên cũng mong đóng góp một phần kinh nghiệm của mình vào kho tàng
kinh nghiệm chung. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô đồng
nghiệp để tôi có thể học hỏi thêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Dray Sáp, tháng 3 năm 2019
Người viết

Lê Thị Hồng Thắm
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
( Kí tên và đóng dấu)

Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

14
Trường Tiểu học Tình Thương


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4

Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thắm

15


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status