Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp 5 - Pdf 41

Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

MỤC LỤC
Contents
Contents..................................................................................................................................1
PHẦN THỨ NHẤT................................................................................................................1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................................................1
PHẦN THỨ HAI....................................................................................................................3
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..........................................................................3
CHƯƠNG 1...........................................................................................................................3
CƠ SỞ LÍ LUẬN...................................................................................................................3
CHƯƠNG 2............................................................................................................................4
THỰC TRẠNG – NGUYÊN NHÂN.....................................................................................4
CHƯƠNG 3............................................................................................................................6
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT ..........................................................6
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN...............................................................................................6
3.1. Đối với thể loại văn miêu tả:.......................................................................................6
3.2. Đối với thể loại văn kể chuyện:..................................................................................9
CHƯƠNG 4..........................................................................................................................16
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.......................................................................................................17
CHƯƠNG 5..........................................................................................................................19
TIỂU KẾT............................................................................................................................19
PHẦN THỨ BA...................................................................................................................20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................20
I. Kết luận:........................................................................................................................20
II. Kiến nghị:....................................................................................................................21
SÁCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................22

PHẦN THỨ NHẤT

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

và học lên lớp trên.
Trước tình trạng đó, tôi luôn trăn trở muốn tìm giải pháp để giúp các
em có hứng thú học và học tốt phân môn Tập làm văn nên tôi chọn đề tài:
“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm.”

2


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

PHẦN THỨ HAI

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN
Căn cứ vào mục tiêu của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập
làm văn nói riêng. Muốn học tốt Tiếng Việt phải biết viết văn.

3


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

Tôi chọn học sinh lớp Năm để làm đối tượng nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu là trường Tiểu học Phổ Hòa.
- Khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này thì tôi đã nắm chắc được thực
trạng và nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết văn còn nhiều hạn chế.
- Phối hợp với phân môn: Tập đọc; Luyện từ và câu; Kể chuyện tiếp tục củng

Tiếng Việt ở Tiểu học. Nhưng vốn liếng từ vựng và trình độ dùng từ trong khi
tạo lập ngôn bản (ở cả hai hình thức nói, viết) của học sinh nói chung vẫn còn
yếu, còn nghèo.
- Trong các lớp vẫn còn một số học sinh học yếu, cá biệt có học sinh
đọc chưa thông, viết chưa thạo, đặt câu văn chưa đúng cấu trúc câu, đặt từng
câu văn rời rạc còn khó, nói gì đến việc hướng dẫn các em viết một đoạn văn,
bài văn hay kể lại một câu chuyện đã học, đã đọc theo yêu cầu.
- Học sinh thiếu vốn sống thực tế nên thường viết những đoạn văn, bài
văn mang tính liệt kê, văn kể chuyện không đầy đủ các chuỗi sự việc làm cho
bài văn khô cứng, không cảm xúc.
- Một số học sinh khá giỏi thì gắng đọc thật nhiều bài văn mẫu, xào xáo
lại thành một bài văn, thậm chí bê y nguyên bài làm của người khác hay cả
một câu chuyện quá chi tiết tỉ mỉ, chưa biết mượn lời nhân vật khi kể,….

5


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN

3.1. Đối với thể loại văn miêu tả:
Khi giảng dạy thể loại văn miêu tả với những kiểu bài cụ thể, giáo viên
cần phải hướng dẫn học sinh nắm được những yêu cầu chung (tuân thủ ở tất
cả các bài dạy) vừa phải giúp học sinh thấy rõ những đặc điểm riêng (căn cứ
vào kiểu bài – đối tượng miêu tả) nhằm từng bước hình thành kiến thức và
trau dồi kĩ năng nói – viết đúng thể loại. Các yêu cầu chung cụ thể như sau:

mạnh) thì tả trước, điều gì ít gây chú ý, tả sau. Trình tự này thường được vận
dụng khi tả người, tả loài vật, đồ vật.
* Ví dụ: Tập trung tả mái tóc, tả giọng nói rồi mới đến ánh mắt…của
người bà – không nhất thiết phải tả đầy đủ, như nhau, tất cả các đặc điểm của
đối tượng.
Khi đã nắm được các trình tự trên, học sinh có thể vận dụng linh hoạt
trong việc trình bày bài viết (hoặc nói).
3.1.3. Bài văn miêu tả phải có trọng tâm và chọn được những nét tiêu
biểu.
7


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

Học sinh phải biết trọng tâm miêu tả phụ thuộc vào yêu cầu của đề bài.
* Ví dụ: Tả vườn rau (vườn hoa) thì trọng tâm phải là các luống rau –
cây rau (hoặc luống hoa – cây hoa) với những nét nổi bật, tiêu biểu của nó;
cảnh xung quanh có liên quan (cây cối, chim chóc, người…) chỉ là phụ,
không cần tả kĩ…
Tả có trọng tâm và chọn được những nét tiêu biểu sẽ làm cho đối tượng
được miêu tả hiện ra sinh động, có những nét riêng độc đáo, gây ấn tượng sâu
sắc cho người đọc.
3.1.4. Bài văn miêu tả phải bộc lộ được cảm xúc chân thành của
người viết.
Ngoài việc giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kĩ đối tượng, học sinh
còn cần phải suy nghĩ, phát hiện ra những nét đẹp, nét đáng yêu của đối
tượng; cần có sự liên tưởng, tưởng tượng để bộc lộ cảm xúc của mình, thể
hiện rõ mối quan hệ giữa người tả và đối tượng được miêu tả.
* Ví dụ: Tả hàng cây quen thuộc bên con đường đi học, học sinh cần nêu
được những nét đáng yêu thân thiết với mình ra sao; sự thay đổi của nó so với

3.2. Đối với thể loại văn kể chuyện:
Thể loại văn kể chuyên được dạy ở lớp năm rất ít tiết, với những yêu cầu
cụ thể khác nhau. Học sinh kể một câu chuyện theo đề tài cho trước (nêu
trong đề bài).
3.2.1. Kể chuyện dựa vào truyện đã nghe, đã đọc:
Kể lại truyện đã nghe, đã đọc là dựa vào nội dung truyện có sẵn, dùng lời
của mình để trình bày lại từ đầu đến cuối đầy đủ những sự việc chính, có nhấn
mạnh ở những đoạn, những chi tiết hấp dẫn nhằm làm cho người đọc, người
nghe nhận ra ý nghĩa câu chuyện và cảm thấy thích thú. Muốn đạt kết quả tốt,
học sinh cần thực hiện một số yêu cầu sau:
3.2.1.1. Phải trung thành với ý nghĩa của truyện gốc:
Sau khi nhớ lại cho đầy đủ nội dung truyện (hoặc đọc kĩ nhiều lượt nếu
có điều kiện), học sinh phải nắm vững ý nghĩa của truyện để khi kể lại không

9


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

bị sai lạc. Cần tìm hiểu để thấy rõ: truyện ca ngợi, phê phán hay muốn nêu lên
bài học gì.
* Ví dụ: Truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” cho thấy ý nghĩa: người chăm
chỉ, hiền lành và trung thực sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ giàu có nhưng sống
giả dối sẽ bị trừng trị. Từ đó, khi kể lại truyện, học sinh cần tập trung vào
nhân vật “anh trai cày” và “tên nhà giàu” để làm rõ tính cách và nổi bật ý
nghĩa của truyện gốc.
3.2.1.2. Phải đảm bảo kể đúng và đủ những sự việc chính, những chi tiết
quan trọng:
Truyện được kể lại phải đúng và đủ những sự việc chính mới giúp cho
người đọc hình dung rõ cốt truyện và nội dunh truyện gốc. Các chi tiết quan

sách.
Kể lại truyện đã nghe, đã đọc không phải là nhớ nguyên văn truyện gốc
rồi sao chép lại cho đúng. Kiểu bài Tập làm văn kể chuyện này đòi hỏi học
sinh phải thể hiện tính sáng tạo trong lời kể (ngôn ngữ diễn đạt trong bài văn
kể chuyện). Do vậy, cần khuyến khích học sinh đọc kĩ truyện – nhớ và hiểu
truyện – có rung cảm với truyện gốc, để từ đó kể lại bằng lời của mình. Có
như vậy, qua cách kể của học sinh (dùng từ, đặt câu, tái tạo hình ảnh, chi
tiết…), ta mới thấy rõ năng lực cảm thụ truyện và trình độ kể chuyện của mỗi
em. Nhìn chung, bài văn kể chuyện cần cố gắng không bị lệ thuộc bởi các từ
ngữ, câu văn trong truyện gốc, trừ khi nhằm thể hiện màu sắc đặc biệt hoặc
nêu bật ý nghĩa của truyện.
* Ví dụ: các từ ngữ gợi màu sắc cổ xưa trong truyện “Sơn Tinh – Thủy
Tinh” như: vua, cầu hôn, tuấn tú, …
3.2.1.5. Có thể sáng tạo thêm một số chi tiết phụ, một vài nét tả hay thêm
lời của nhân vật xen kẽ trong câu chuyện nhưng phải phù hợp ý nghĩa và tính
chất của truyện.
Câu chuyện được kể lại không chỉ làm cho người đọc hiểu đúng nội dung
mà còn cho thấy năng lực cảm thụ truyện của người kể. Vì thế, trong bài văn
kể chuyện, học sinh có thể bộc lộ trí tưởng tượng thông qua sự “thêm thắt”
một vài chi tiết phụ, xen kẽ một vài nét tả (về nhân vật hay khung cảnh…),

11


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

phát triển thêm lời nói của nhân vật… miễn sao hợp lí và đúng ý nghĩa của
truyện, làm cho câu chuyện kể lại sinh động và hấp dẫn.
3.2.2. Kể chuyện dựa theo đề tài cho trước:
Học sinh tập kể một câu chuyện (dựa vào thực tế cuộc sống) theo một đề

người dẫn truyện).
Nhân vật, sự việc hay chi tiết trong truyện cần được xác định rõ là
“chính” hay “phụ” để “nhấn”, “lướt” trong câu chuyện, làm nổi bật chủ đề và
ý nghĩa của truyện. Có những chi tiết liên quan đến sự việc chính cần kể kĩ và
xen tả cho sinh động.
3.2.2.5. Tìm cách kể, lời kể, giọng kể sao cho thích hợp với nội dung kể.
+ Nếu là người trong cuộc trực tiếp kể lại câu chuyện xảy ra, cách kể
dùng đại từ xưng hô: em, tôi,… lời kể thường thân mật, gần gũi, giọng kể dễ
bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ trực tiếp.
+ Nếu là người đứng ngoài cuộc gián tiếp kể lại thì thường để cho các
nhân vật trong truyện nói năng, hoạt động một cách tự nhiên (có thể tưởng
tượng, suy luận về ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật để diễn tả trong truyện).
• Ngoài những yêu cầu trên giáo viên cần thực hiện tốt các việc
sau:
- Chấm bài nhận xét thường xuyên; đồng thời với việc chấm bài nhận xét
là phải hướng dẫn học sinh sửa bài để giúp học sinh phát hiện ra những điểm
hay, những điểm chưa đạt trong bài văn của mình. Trên cơ sở đó, học sinh
phải biết sửa lại bài làm của mình cho đúng hơn.
- Giáo viên cần tránh việc chê bai học sinh nhưng cũng không được lợi
dụng lời khen, tạo sự thờ ơ của học sinh đối với lời khen do được khen quá
nhiều, khen không đúng lúc.
- Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn kiến thức văn học: Tích lũy văn học là
điều kiện tối thiểu để có thể học tốt môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Tập
làm văn. Giáo viên phải cho học sinh sử dụng sổ tay chính tả để ghi chép
những tiếng khó, ghi những trường hợp mắc lỗi chính tả đã được sửa chữa,
đây cũng là một biện pháp tích cực để giúp học sinh trau dồi vốn kiến thức
13


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

không được hướng dẫn học sinh một cách đồng loạt để các em có những câu
văn chung chung, vô cảm.
- Cần phải chú trọng đến việc dạy phân môn Kể chuyện, rèn cho học sinh
kĩ năng kể chuyện trước lớp và biết lựa chọn chi tiết quan trọng, mấu chốt của
câu chuyện để vận dụng vào làm văn kể chuyện.
• Đối với học sinh:
- Học sinh cần phải đọc nhiều sách vở để tăng khả năng tiếp nhận của
bản thân lên nhiều lần. Đọc còn làm rung động tình cảm, nảy nở những ước
mơ tốt đẹp và khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo của mình, đọc
để ghi nhớ câu chuyện, biết lựa chọn chi tiết để viết văn.
- Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, lời văn. Như vậy viết văn, làm văn
phải bắt đầu bằng đặt câu (viết câu). Viết văn kém hoặc viết văn không hay
chủ yếu là do không biết đặt câu, viết đoạn hoặc viết câu kém. Vì vậy học
sinh phải tập trung vào việc rèn luyện viết câu. Câu viết phải có quan hệ ngữ,
nghĩa phù hợp với tư duy tức là sự sắp xếp các thành phần câu phải hợp lôgich, ý trước không được mâu thuẫn với ý sau.
- Học sinh phải rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề. Xác định yêu cầu, giới
hạn đề bài.
- Có kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý ở mỗi dạng văn miêu tả (miêu tả
đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật, miêu tả cảnh, miêu tả người) để biết
triển khai các ý cụ thể một cách lô-gich và sinh động.
- Biết cách quan sát, cách suy nghĩ tìm ý: Quan sát bằng nhiều giác quan,
quan sát phải gắn với tìm ý.
- Phải rèn kĩ năng diễn đạt, viết đoạn, viết bài theo đúng phong cách viết
văn miêu tả hay văn kể chuyện; dùng từ viết câu (không được hiểu từ một
cách mơ hồ, mang máng không thực sự chính xác), học sinh phải biết phân
tích, đánh giá từ và lựa chọn từ, thay thế từ ngữ; học sinh biết nguyên tắc



Lớp chủ

Số HS yếu về viết

2010-2011
2011-2012
2012-1013
2013-1014

nhiệm
5A
5B
5A
5B

văn ở đầu năm
03
06
04
07

Số HS tiến bộ cuối năm học
Số lượng
Tỉ lệ
03
100%
05
90%
04

nhiều tiến bộ trong làm văn nhất là văn miêu tả.
- Trong năm học này tôi được nhà trường phân công dạy bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp Năm, tôi đã áp dụng các biện pháp trên để bồi
dưỡng 5 em và đạt 1 giải khuyến khích cấp huyện.
* Năm học 2011-2012:
- Có em Huỳnh Minh Hữu đặt câu, viết đoạn rất có ý nhưng lại không
biết sắp xếp ý vì cách quan sát và miêu tả của em không theo trình tự hợp lí
nên không bao giờ được điểm cao. Tôi cũng đã sắp xếp thời gian hướng dẫn
cho em nắm vững kiến thức văn miêu tả cần tả theo trình tự hợp lí; đối với
dạng nào thì nên tả theo trình tự thời gian, dạng nào tả theo trình tự không
gian,… và em đã có nhiều tiến bộ vượt bậc đạt học sinh khá cuối năm học.
- Ở năm học này tôi lại được sự phân công của ban giám hiệu tiếp tục
dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp Năm, trong quá trình dạy tôi luôn luôn chịu
khó tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để luyện cho
các em cách viết văn hay và kết quả đạt được rất cao. Cụ thể tham gia dự thi
cấp huyện 5 em (đạt 4 giải: 1 giải Nhất; 1 giải Nhì; 1 giải Ba và 1 giải Khuyến
khích).
* Trong năm học 2012-2013:
- Lớp tôi có em Trương Văn Luận viết chính tả sai nhiều và cách diễn
đạt lời văn không trôi chảy, thường hay viết câu ngắn, văn kể chuyện thường
xuyên kể không đầy đủ các chi tiết làm cho người đọc không hiểu được câu
chuyện. Nhưng với sự quan tâm và thường xuyên nhắc nhở, chấm bài và sửa
bài cụ thể, tôi thường xuyên động viên khuyến khích em tập kể chuyện trước
lớp, hướng dẫn em xác định được ý chính của truyện để kể. Kết quả kiểm tra
định kì cuối năm học em được điểm trung bình môn làm văn.

18


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm



Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

định hướng trong các đề bài. Khi quan sát cảnh vật, đồ vật,…trong văn miêu
tả, học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa
người và vật. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên
nhiên, với người và việc xung quanh của học sinh nảy nở, tâm hồn, tình cảm
của học sinh thêm phong phú. Tư duy hình tượng của học sinh cũng được rèn
luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả cảnh và
người. Trong văn kể chuyện các em lại có cơ hội yêu thích hơn về kho tàng
văn học Việt Nam như: cổ tích, thần thoại, sự tích,… Biết đọc và ghi nhớ lại
những việc đã xảy ra, biết chọn lựa và diễn tả lại các sự việc một cách chi tiết
cụ thể. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt
đẹp cho học sinh.

PHẦN THỨ BA

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận:
Rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm là cả một quá trình lâu dài,
đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, chịu khó, không được nóng vội,
tận tình giảng dạy cho học sinh cách thức quan sát, làm bài theo từng thể loại,

20


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm




Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

lượng dạy học Tiếng Việt nói riêng, chất lượng dạy học cho học sinh lớp Năm
nói chung.
Phổ Hòa, ngày 20 tháng 10 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Người viết

Nguyễn Thị Thuý Hằng

o0o

SÁCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảng tổng kết của các năm học: 2010-2011; 2011-2012; 2012-2013;
2013-2014 của trường Tiểu học Phổ Hòa - Huyện Đức Phổ.
2. Trần Mạnh Hưởng, Trần Thị Minh Phương: Chuyên đề dạy Tập làm
văn Lớp 4 – 5. Tài liệu chỉ đạo chuyên môn (Lưu hành nội bộ) – Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội năm 1996.
3. Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Sách lưu hành nội bộ - Trường
Đại học Phạm Văn Đồng - Quảng Ngãi.

22





Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status