skkn một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn cho học sinh lớp 5 - Pdf 35

Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

MỤC LỤC

TT

PHẦN

NỘI DUNG

TRANG

1

Phần thứ nhất

Lí do chọn đề tài

1

2

Phần thứ hai

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

3

3

Cơ sở lí luận


8

Phần thứ ba

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa.


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

PHẦN THỨ NHẤT

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong chương trình Tiểu học hiện hành, môn Tiếng Việt được chia
thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn cho học sinh một số kĩ
năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao
nhất. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng (Nghe – Nói –
Đọc – Viết).
Chương trình Tập làm văn ở lớp Năm có những yêu cầu về kiến thức
và kĩ năng cao hơn hẳn so với các lớp dưới; cụ thể là trang bị kiến thức và rèn
luyện các kĩ năng làm văn cơ bản: Nói – Viết, học sinh có được khả năng xây
dựng một văn bản hoàn chỉnh (gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài).
Bên cạnh đó phân môn Tập làm văn còn góp phần cùng các môn học khác mở
rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gích, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm
hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Phổ Hòa đã 05 năm liền dạy
lớp Năm, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các
phân môn của môn Tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn
Tập làm văn là xây dựng các văn bản (nói và viết), học sinh cần phải nắm


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN

Căn cứ vào mục tiêu của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập
làm văn nói riêng. Muốn học tốt Tiếng Việt phải biết viết văn.
Tôi chọn học sinh lớp Năm để làm đối tượng nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu là trường Tiểu học Phổ Hòa.
- Khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này thì tôi đã nắm chắc được thực
trạng và nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết văn còn nhiều hạn chế.
- Phối hợp với phân môn: Tập đọc; Luyện từ và câu; Kể chuyện tiếp tục củng
cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về cách viết văn cho học sinh.
- Trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học tập và giao tiếp.
- Phát triển ngôn ngữ nói – viết và phát triển tư duy khoa học cho học sinh.
Trong quá trình dạy học tôi đã biết được những thực trạng và nguyên
nhân mà học sinh viết văn còn hạn chế nên nhiều năm qua tôi đã nghiên cứu
và áp dụng những biện pháp này vào việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh đã
đem lại kết quả cao.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa.
3


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG – NGUYÊN NHÂN


- Một số học sinh khá giỏi thì gắng đọc thật nhiều bài văn mẫu, xào xáo
lại thành một bài văn, thậm chí bê y nguyên bài làm của người khác hay cả
một câu chuyện quá chi tiết tỉ mỉ, chưa biết mượn lời nhân vật khi kể,….

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa.
5


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN

3.1. Đối với thể loại văn miêu tả:
Khi giảng dạy thể loại văn miêu tả với những kiểu bài cụ thể, giáo viên
cần phải hướng dẫn học sinh nắm được những yêu cầu chung (tuân thủ ở tất
cả các bài dạy) vừa phải giúp học sinh thấy rõ những đặc điểm riêng (căn cứ
vào kiểu bài – đối tượng miêu tả) nhằm từng bước hình thành kiến thức và
trau dồi kĩ năng nói – viết đúng thể loại. Các yêu cầu chung cụ thể như sau:
3.1.1. Bài văn miêu tả phải chân thực:
Giáo viên cần cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với đối tượng và hướng
dẫn chu đáo về cách quan sát, quan sát bằng nhiều giác quan, chọn được từ
ngữ thích hợp, diễn tả đúng được đối tượng, không làm cho người đọc hiểu
sai hoặc không hình dung được nó. Từ đó học sinh mới có thể làm bài văn
miêu tả đúng thực tế và ngày càng chân thực. Khi hướng dẫn học sinh quan
sát cần dẫn dắt gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi gợi suy nghĩ cho các em.
* Cụ thể như khi dạy kiểu bài văn tả đồ vật: Giáo viên cho học sinh quan sát
cần phải xem xét kĩ ở nhiều góc độ, với từng bộ phận cụ thể (dù là đồ vật đơn

biểu.
Học sinh phải biết trọng tâm miêu tả phụ thuộc vào yêu cầu của đề bài.
* Ví dụ: Tả vườn rau (vườn hoa) thì trọng tâm phải là các luống rau –
cây rau (hoặc luống hoa – cây hoa) với những nét nổi bật, tiêu biểu của nó;
cảnh xung quanh có liên quan (cây cối, chim chóc, người…) chỉ là phụ,
không cần tả kĩ…
Tả có trọng tâm và chọn được những nét tiêu biểu sẽ làm cho đối tượng

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa.
7


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

được miêu tả hiện ra sinh động, có những nét riêng độc đáo, gây ấn tượng sâu
sắc cho người đọc.
3.1.4. Bài văn miêu tả phải bộc lộ được cảm xúc chân thành của
người viết.
Ngoài việc giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kĩ đối tượng, học sinh
còn cần phải suy nghĩ, phát hiện ra những nét đẹp, nét đáng yêu của đối
tượng; cần có sự liên tưởng, tưởng tượng để bộc lộ cảm xúc của mình, thể
hiện rõ mối quan hệ giữa người tả và đối tượng được miêu tả.
* Ví dụ: Tả hàng cây quen thuộc bên con đường đi học, học sinh cần nêu
được những nét đáng yêu thân thiết với mình ra sao; sự thay đổi của nó so với
hôm qua như thế nào… và tương lai, hàng cây ấy sẽ có gì đẹp đẽ hơn, ý nghĩa
hơn với bản thân và với mọi người…
Giáo viên biết tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc của học sinh và nâng
những cảm xúc đó lên một chất lượng cao hơn.
3.1.5. Bài văn miêu tả phải diễn đạt bằng lời văn sinh động, gợi tả gợi cảm.
Giáo viên cần cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ phong phú, rèn luyện

3.2.1. Kể chuyện dựa vào truyện đã nghe, đã đọc:
Kể lại truyện đã nghe, đã đọc là dựa vào nội dung truyện có sẵn, dùng lời
của mình để trình bày lại từ đầu đến cuối đầy đủ những sự việc chính, có nhấn
mạnh ở những đoạn, những chi tiết hấp dẫn nhằm làm cho người đọc, người
nghe nhận ra ý nghĩa câu chuyện và cảm thấy thích thú. Muốn đạt kết quả tốt,
học sinh cần thực hiện một số yêu cầu sau:
3.2.1.1. Phải trung thành với ý nghĩa của truyện gốc:
Sau khi nhớ lại cho đầy đủ nội dung truyện (hoặc đọc kĩ nhiều lượt nếu
có điều kiện), học sinh phải nắm vững ý nghĩa của truyện để khi kể lại không
bị sai lạc. Cần tìm hiểu để thấy rõ: truyện ca ngợi, phê phán hay muốn nêu lên
bài học gì.
* Ví dụ: Truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” cho thấy ý nghĩa: người chăm

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa.
9


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

chỉ, hiền lành và trung thực sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ giàu có nhưng sống
giả dối sẽ bị trừng trị. Từ đó, khi kể lại truyện, học sinh cần tập trung vào
nhân vật “anh trai cày” và “tên nhà giàu” để làm rõ tính cách và nổi bật ý
nghĩa của truyện gốc.
3.2.1.2. Phải đảm bảo kể đúng và đủ những sự việc chính, những chi tiết
quan trọng:
Truyện được kể lại phải đúng và đủ những sự việc chính mới giúp cho
người đọc hình dung rõ cốt truyện và nội dunh truyện gốc. Các chi tiết quan
trọng của truyện được kể lại đầy đủ và chính xác sẽ góp phần làm cho câu
chuyện sinh động, hấp dẫn.
* Ví dụ: Truyện “Sơn Tinh - Thủy Tinh” có những sự việc chính như:

rồi sao chép lại cho đúng. Kiểu bài Tập làm văn kể chuyện này đòi hỏi học
sinh phải thể hiện tính sáng tạo trong lời kể (ngôn ngữ diễn đạt trong bài văn
kể chuyện). Do vậy, cần khuyến khích học sinh đọc kĩ truyện – nhớ và hiểu
truyện – có rung cảm với truyện gốc, để từ đó kể lại bằng lời của mình. Có
như vậy, qua cách kể của học sinh (dùng từ, đặt câu, tái tạo hình ảnh, chi
tiết…), ta mới thấy rõ năng lực cảm thụ truyện và trình độ kể chuyện của mỗi
em. Nhìn chung, bài văn kể chuyện cần cố gắng không bị lệ thuộc bởi các từ
ngữ, câu văn trong truyện gốc, trừ khi nhằm thể hiện màu sắc đặc biệt hoặc
nêu bật ý nghĩa của truyện.
* Ví dụ: các từ ngữ gợi màu sắc cổ xưa trong truyện “Sơn Tinh – Thủy
Tinh” như: vua, cầu hôn, tuấn tú, …
3.2.1.5. Có thể sáng tạo thêm một số chi tiết phụ, một vài nét tả hay thêm
lời của nhân vật xen kẽ trong câu chuyện nhưng phải phù hợp ý nghĩa và tính
chất của truyện.
Câu chuyện được kể lại không chỉ làm cho người đọc hiểu đúng nội dung
mà còn cho thấy năng lực cảm thụ truyện của người kể. Vì thế, trong bài văn
kể chuyện, học sinh có thể bộc lộ trí tưởng tượng thông qua sự “thêm thắt”
một vài chi tiết phụ, xen kẽ một vài nét tả (về nhân vật hay khung cảnh…),
phát triển thêm lời nói của nhân vật… miễn sao hợp lí và đúng ý nghĩa của

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa.
11


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

truyện, làm cho câu chuyện kể lại sinh động và hấp dẫn.
3.2.2. Kể chuyện dựa theo đề tài cho trước:
Học sinh tập kể một câu chuyện (dựa vào thực tế cuộc sống) theo một đề
tài cho trước (nêu ở đề bài).

người dẫn truyện).
Nhân vật, sự việc hay chi tiết trong truyện cần được xác định rõ là
“chính” hay “phụ” để “nhấn”, “lướt” trong câu chuyện, làm nổi bật chủ đề và
ý nghĩa của truyện. Có những chi tiết liên quan đến sự việc chính cần kể kĩ và
xen tả cho sinh động.
3.2.2.5. Tìm cách kể, lời kể, giọng kể sao cho thích hợp với nội dung kể.
+ Nếu là người trong cuộc trực tiếp kể lại câu chuyện xảy ra, cách kể
dùng đại từ xưng hô: em, tôi,… lời kể thường thân mật, gần gũi, giọng kể dễ
bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ trực tiếp.
+ Nếu là người đứng ngoài cuộc gián tiếp kể lại thì thường để cho các
nhân vật trong truyện nói năng, hoạt động một cách tự nhiên (có thể tưởng
tượng, suy luận về ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật để diễn tả trong truyện).
 Ngoài những yêu cầu trên giáo viên cần thực hiện tốt các việc
sau:
- Chấm bài nhận xét thường xuyên; đồng thời với việc chấm bài nhận xét
là phải hướng dẫn học sinh sửa bài để giúp học sinh phát hiện ra những điểm
hay, những điểm chưa đạt trong bài văn của mình. Trên cơ sở đó, học sinh
phải biết sửa lại bài làm của mình cho đúng hơn.
- Giáo viên cần tránh việc chê bai học sinh nhưng cũng không được lợi
dụng lời khen, tạo sự thờ ơ của học sinh đối với lời khen do được khen quá
nhiều, khen không đúng lúc.
- Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn kiến thức văn học: Tích lũy văn học là
điều kiện tối thiểu để có thể học tốt môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Tập
làm văn. Giáo viên phải cho học sinh sử dụng sổ tay chính tả để ghi chép
những tiếng khó, ghi những trường hợp mắc lỗi chính tả đã được sửa chữa,

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa.
13





Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

- Quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình, yếu đồng thời vẫn đảm
bảo phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh khá, giỏi. Tuyệt đối
không được hướng dẫn học sinh một cách đồng loạt để các em có những câu
văn chung chung, vô cảm.
- Cần phải chú trọng đến việc dạy phân môn Kể chuyện, rèn cho học sinh
kĩ năng kể chuyện trước lớp và biết lựa chọn chi tiết quan trọng, mấu chốt của
câu chuyện để vận dụng vào làm văn kể chuyện.
 Đối với học sinh:
- Học sinh cần phải đọc nhiều sách vở để tăng khả năng tiếp nhận của
bản thân lên nhiều lần. Đọc còn làm rung động tình cảm, nảy nở những ước
mơ tốt đẹp và khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo của mình, đọc
để ghi nhớ câu chuyện, biết lựa chọn chi tiết để viết văn.
- Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, lời văn. Như vậy viết văn, làm văn
phải bắt đầu bằng đặt câu (viết câu). Viết văn kém hoặc viết văn không hay
chủ yếu là do không biết đặt câu, viết đoạn hoặc viết câu kém. Vì vậy học
sinh phải tập trung vào việc rèn luyện viết câu. Câu viết phải có quan hệ ngữ,
nghĩa phù hợp với tư duy tức là sự sắp xếp các thành phần câu phải hợp lôgich, ý trước không được mâu thuẫn với ý sau.
- Học sinh phải rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề. Xác định yêu cầu, giới
hạn đề bài.
- Có kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý ở mỗi dạng văn miêu tả (miêu tả
đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật, miêu tả cảnh, miêu tả người) để biết
triển khai các ý cụ thể một cách lô-gich và sinh động.
- Biết cách quan sát, cách suy nghĩ tìm ý: Quan sát bằng nhiều giác quan,
quan sát phải gắn với tìm ý.
- Phải rèn kĩ năng diễn đạt, viết đoạn, viết bài theo đúng phong cách viết


Năm nói riêng, tôi đã khảo sát thực tế ở học sinh lớp Năm, thấy có nhiều học
sinh viết văn rất kém nên tôi đã nghiên cứu, tìm ra “Một số biện pháp rèn kĩ
năng viết văn cho học sinh lớp Năm” và đã áp dụng vào quá trình dạy Tập
làm văn cho học sinh đạt hiệu quả. Kết quả cụ thể như sau:
Năm học

Lớp chủ

Số HS yếu về viết

Số HS tiến bộ cuối năm học

nhiệm

văn ở đầu năm

Số lượng

Tỉ lệ

2010-2011

5A

03

03

100%


Năm học này 2014-2015 điểm khảo sát chất lượng đầu năm của lớp tôi
có 03 em phân môn Tập làm văn dưới 5 điểm. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng những
biện pháp đã nghiên cứu ở trên và tôi nghĩ rằng cuối năm học này lớp tôi
không có em nào viết văn dưới 5 điểm.
 Sau đây là một số ví dụ điển hình:
* Năm học 2010-2011:
- Em Huỳnh Quang Thuần học hết học kì 1 nhưng chưa viết được câu,
đoạn văn nhất là văn miêu tả nên không bao giờ được điểm 5 môn làm văn.
Tôi đã giành thời gian rảnh, nhất là giờ ra chơi hoặc 15 phút đầu giờ tôi rèn
cho em hiểu rõ nghĩa của một số từ như: từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa… mà

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa.
17


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

em hay nhầm lẫn, tôi hướng dẫn cho em cách quan sát đối tượng miêu tả một
cách cụ thể là cho em tiếp xúc trực tiếp với đối tượng và đặt câu hỏi gợi mở
để em trả lời tìm ý:
Ví dụ: Khi dạy bài tả quang cảnh trường em, tôi đã cùng em Thuần
đứng trên hành lang trước lớp học, cho em quan sát khuôn viên trường và hỏi:
+ Em thấy trường ta có mấy dãy phòng ?
+ Các dãy phòng đó được sắp xếp như thế nào ?
+ Cây cối trên sân trường được trồng ra sao ?
…….
Tôi từng bước cùng với một vài học sinh giỏi luyện cho em cách đặt
câu đúng cấu trúc câu, rồi đến viết đoạn văn, bài văn. Kết quả cuối năm em có
nhiều tiến bộ trong làm văn nhất là văn miêu tả.
- Trong năm học này tôi được nhà trường phân công dạy bồi dưỡng học

- Ở năm học này tôi tiếp tục được ban giám hiệu phân công dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi lớp Năm, trong quá trình dạy tôi lại cố gắng học hỏi tài
liệu trên mạng, đồng nghiệp,… để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để luyện
cho các em cách viết văn hay và kết quả đạt được tham gia dự thi cấp huyện
05 em (đạt 03 giải: 1 giải Ba và 02 giải Khuyến khích).
* Năm học 2013-2014:
- Lớp tôi dạy có em Lê Hồng Phong là một học sinh khuyết tật, ngay từ
đầu năm học em không biết viết văn. Những câu văn em viết đều vô nghĩa.
Tôi thật sự chán nản nhưng vì lương tâm của một người thầy giáo tôi cố gắng
tìm nhiều biện pháp tối ưu nhất rồi dạy học theo đối tượng học sinh, tôi
thường xuyên yêu cầu em đặt câu ngắn gọn dễ hiểu rồi từ từ ghép thành đoạn
văn, bài văn ngắn với những từ ngữ, hình ảnh gần gũi với cuộc sống. Tôi tìm
sách và cho em đọc những câu chuyện kể ngắn, ít chi tiết và hướng dẫn em
cách ghi nhớ ý chính của truyện sau đó kể lại cho tôi nghe và tập viết lại
những lời vừa kể. Kết quả đáng mừng, cuối năm em đã biết viết một bài văn
đúng yêu cầu của đề với những câu văn thật gần gũi với cuộc sống hằng ngày
của em.
- Tôi tiếp tục được dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp Năm và đạt được
kết quả đạt 03 giải: 01 giải ba; 02 giải Khuyến khích.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa.
19


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

CHƯƠNG 5

TIỂU KẾT
Tập làm văn là một trong những phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. Phân

đến đề bài.
Mỗi giáo viên phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức trách
nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng
những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy.
Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của người giáo viên Tiểu học là phải
nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở
thích của từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Phân loại được học
sinh thì người giáo viên mới có thể áp dụng những phương pháp dạy học phù
hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh.
Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự
đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn,… để nắm bắt những thông tin về nội
dung, phương pháp của chương trình môn Tiếng Việt. Từ đó, giáo viên mới
có thể lập kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học một cách khoa học, có sự
tích hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau.
Dạy Tập làm văn theo quan điểm tích hợp kiến thức, kĩ năng giữa bài
trước với bài sau, giữa các phân môn Tiếng Việt với nhau, giữa lớp dưới với

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa.
21


Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm

lớp trên.
Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã đúc kết trong quá
trình giảng dạy, chắc chắn sẽ có những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý tận
tình của các cấp quản lí, quý thầy cô giáo đồng nghiệp để kinh nghiệm trên
được hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đúng thực chất.
II. Kiến nghị:
Với những kết quả ban đầu thu được sau thời gian khá dài áp dụng sáng

Đại học Phạm Văn Đồng - Quảng Ngãi.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa.
23




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status