SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng luyện nói cho học sinh lớp 1 - Pdf 48

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
--------***-------Mã SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LUYỆN NÓI
CHO HỌC SINH LỚP MỘT

Lĩnh vực: Tiếng Việt
Cấp học : Tiểu học

NĂM HỌC: 2016 -2017

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Môn tiếng Việt ở nhà trường phổ thông nói chung ở nhà trường Tiểu học
nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng. Môn học này là cơ sở là nền tảng
giúp học sinh học tốt các môn học khác. Tiếng Việt vừa là khoa học vừa là công
cụ, phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo và phát
triển tư duy. Việc dạy học môn tiếng Việt ở trường Tiểu học với tư cách là dạy
tiếng mẹ đẻ luôn là vấn đề được quan tâm chú ý. Chương trình tiếng Việt Tiểu
học mới chủ trương: “Hình thành và phát triển học sinh các kỹ năng sử dụng
tiếng Việt nghe, nói, đọc, viết” để học tập và giao tiếp trong môi trường của lứa
tuổi". Đây cũng chính là mục tiêu cơ bản của môn tiếng Việt mục tiêu đó coi
trọng tính thực hành các kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong những môi trường
giao tiếp cụ thể. Điều này góp phần chỉ đạo việc biên soạn nội dung chương
trình sách giáo khoa và chi phối các nguyên tắc, phương pháp dạy học môn tiếng
Việt nói chung và môn tiếng Việt lớp 1 nói riêng.

nói đúng cấu trúc ngữ pháp, mở rộng thêm vốn từ, làm cơ sở cho việc tiếp thu tri
thức sau này. Cũng nhằm hình thành thói quen, ý thực giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam. Vì
ngoài việc cung cấp cho học sinh hệ thống câu từ, lời nói còn rèn luyện cho các
em tính cẩn thận, sự tự tin trước đám đông, trách nhiệm với bản thân và tôn
trọng người tham gia giao tiếp.
Chính vì sự quan trọng của lời nói như vậy mà ngay từ khi học sinh bắt
đầu học lớp 1, bộ môn tiếng Việt đã chú trọng mục tiêu rèn kỹ năng nói cho học
sinh qua các bài học. Cụ thể từ bài học âm, vần đến bài tập đọc, hầu hết bài nào
cũng có phần luyện nói theo chủ đề. Thông qua hoạt động này giúp học sinh mở
rộng vốn từ, vốn hiểu biết và khả năng diễn đạt, mạnh dạn trước đám đông.
Để sự rèn luyện nói của học sinh có tiến bộ, đạt kết quả tốt, tôi đã mạnh
dạn áp dụng một số biện pháp nhằm rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 ở tiết 2
môn học vần.
2. Mục đích nghiên cứu
- Củng cố kiến thức của bản thân. Qua đó thấy được những tồn tại trong giảng
dạy phân môn học vần ở trường học hiện nay về việc luyện nói cho học sinh.
- Nâng cao cao chất lượng rèn kỹ năng nói cho học sinh.
- Đưa ra một số biện pháp giúp học sinh luyện nói được tốt hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học là rất cần thiết bởi vì
nó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Song đề tài này chỉ thực hiện nghiên cứu
trong phạm vi rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 qua phân môn học vần.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân loại
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê.
5. Đối tượng – Thời gian nghiên cứu
- Học sinh lớp 1 do tôi giảng dạy năm học 2016-2017.

những hạn chế trên.
+ “Học thầy không tày học bạn”. Trong khi luyện nói học sinh có thể học hỏi
lẫn nhau, sửa lỗi cho nhau, tự do nói theo ý của mình mà không ngại thầy cô giáo.
Thông qua hoạt động nói học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động,
khắc phục được sự ức chế khi trong lớp chỉ có một số học sinh có năng lực tham
gia phát biểu, do vậy sẽ lôi cuốn được toàn thể học sinh trong lớp tham gia hoạt
động kể cả các em có năng lực học còn hạn chế.
+Tăng cường khả năng ứng xử của học sinh trong các tình huống khác
nhau, gây hứng thú,tự tin mạnh dạn cho học sinh khi thực hành giao tiếp, giờ
học sẽ trở nên vui vẻ, sôi nổi và đạt hiệu quả cao.
2.Thực trạng.
2.1. Thuận lợi
4


- Học sinh lớp 1 có khả năng tự trả lời các câu hỏi đơn giản và phát triển
lời nói thành một câu, một đoạn văn theo cảm xúc, suy nghĩ của mình.
- Đa số học sinh đã học qua lớp mẫu giáo nên ít nhiều đã được rèn luyện
các kỹ năng nói, trả lời câu hỏi.
- Nhiều học sinh trong lớp mạnh dạn, tự tin nói trước lớp.
- Đa số học sinh là con em cán bộ công nhân viên nên cũng được bố mẹ
quan tâm đến việc học của con nói chung và rèn nói cho con nói riêng.
- Các em sống ở thành phố được tiếp cận với nhiều phương tiện truyền
thông nên vốn hiểu biết khá phong phú, giúp nhiều đến hoạt động luyện nói của
một số chủ đề.
- Đồ dùng dạy học đầy đủ, có tranh ảnh đẹp, máy chiếu, máy tính thuận
lợi cho việc dạy học và kích thích học sinh luyện nói, ham học, ham tìm hiểu.
- GV được dự giờ, tập huấn riêng cho phần luyện nói, từ đó giúp giáo viên nắm
được các mục tiêu chính trong phần luyện nói cho học sinh trong tiết học vần.
- Đa số chủ đề luyện nói gần gũi với thực tế sống của học sinh như: chủ

* Bờ hồ ( bài 9)….
Yêu cầu luyện nói trong ba dạng bài cơ bản của phần học âm, vần mới
chủ yếu được thực hiện dưới hình thức nói dựa theo tranh và nói dựa theo câu
chuyện được nghe kể ( dạng bài ôn ).
- Ở dạng bài Làm quen với âm và chữ “ phần luyện nói theo tranh tương
đối tự do, theo chủ đề tranh, không gò bó trong các âm và thanh vừ học”. Mục
tiêu của phần luyện nói trong giai đoạn này là giúp học sinh làm quen với không
khí học tập mới, không rụt rè, nhút nhát, dám mạnh dạn nói cho các bạn nghe và
nghe các bạn nói theo hướng dẫn của thầy cô trong môi trường giao tiếp mới –
giao tiếp văn hóa , giao tiếp học đường.
- Ở dạng bài Học vần, vần mới , yêu cầu luyện nói được xác định là “ nói
về chủ đề trong sách giáo khoa, chú ý đến các từ ngữ có âm vần mới học, từ đó
mở rộng sử dụng cả những từ ngữ có âm vần chưa học.
Tóm lại, ở cả hai dạng bài học âm, vần mới này, luyện nói chủ yếu là nói
theo tranh, và tranh có in trong sách học.
- Ở dạng bài Ôn tập âm vần, luyện nói dưới hình thứ Kể chuyện, kể lại
chuyện đã được nghe kể. Kể chuyện có tranh minh họa.
b. Về cấu trúc:
Chương 1: Dạy Luyện nói theo tranh.
Chương 2: Dạy Luyện nói theo câu chuyện được nghe kể
4. Biện pháp hướng dẫn học sinh luyện nói
4.1. Luyện nói theo tranh
Nói theo tranh tức là nói về nội dung bức tranh. Cho nên có người đã gọi
đó là đọc tranh, cũng giống như ta đọc chữ.
Đọc được chữ thì phải nắm được kí hiệu ghi âm, hiểu được cách tạo vần,
tạo tiếng, đọc trơn được tiếng, hiểu được các kiểu câu…Đọc được tranh thì cũng
6


cần nắm được ý nghĩa đường nét ghi lại hình dáng của sự vật, ý nghĩa sắc màu


* Con gà ri trong tranh vẽ là gà trống hay gà mái? Tại sao em biết?
* Trong tranh vẽ những con vật nào?
Cần tránh việc coi bức vẽ chỉ là một đề tài để nói về những vấn đề ít hoặc
không lien quan đến nội dung bức vẽ. Chẳng hạn:
* Gà thường ăn gì?
* Em có thể kể tên một số loại gà mà em biết?
* Gà nhà em thuộc loại gà gì?
4.2. Luyện nói theo câu chuyện được nghe kể:
Luyện nói theo câu chuyện được nghe kể tức là luyện kể chuyện. Kể
chuyện là phần luyện nói có yêu cầu cao hơn. Cụ thể là:
- Học sinh phải nói được nhiều câu, nói được thành nhiều đoạn.
- Các câu trong một đoạn và các đoạn trong một bài nói phải cso nội dung
gắn bó với nhau, hình thành một câu chuyện.
- Câu chuyện trình bày trong bài nói phải có một ý nghĩa nhất định.
- Câu chuyện kể phải có nhân vật. Nhân vật trong câu chuyện phải hành
động. Nhân vật hành động tạo nên sự việc. Những sự việc này lien kết với nhau,
8


phát triển theo một chiều hướng chặt chẽ để đem đến cho người nghe một ý
nghĩa xã hội nhất định.
* Mục tiêu của luyện kể chuyện theo tranh là:
- Học sinh nghe và hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện giáo viên
kể trước lớp.
- Học sinh nghe và nhớ được các chi tiết chính của từng đoạn dựa vào
tranh minh họa.
- Học sinh kể lại được từng đoạn và toàn câu chuyện đầy đủ nội dung
chính.
- Học sinh nói được thành một câu chuyện, một bài.

học sinh trong lớp.
d,Tổ chức đàm thoại. Khi tổ chức đàm thoại ở lớp trước tiên là giáo viên
nên yêu cầu một cách rõ ràng cho mọi đối tượng đều hiểu được vấn đề mà giáo
viên đặt ra. Khi nêu câu hỏi thì phải chọn học sinh có trình độ phù hợp để trả lời,
không chỉ tập trung vào những học sinh nói tốt mà phải tạo điều kiện cho mọi
đối tượng (nói chưa tốt) trả lời.
đ, Xác định mục tiêu chính của chủ đề luyện nói. Để giúp học sinh rèn
luyện kỹ năng nói và phát triển khả năng diễn đạt ý phong phú giáo viên phải
xác định rõ mục tiêu chính của chủ đề cần luyện nói là gì? Chính chủ đề là điểm
tựa, gợi ý cho phần luyện nói, gợi ý sao cho tất cả học sinh được nói không đi
quá xa với chủ đề.
Chẳng hạn như: Chủ đề “Nói lời cảm ơn”, “Giúp đỡ cha mẹ”, “Con ngoan
trò Giỏi”… Nếu đi quá sâu vào chủ đề sẽ dễ lẫn sang dạy Đạo đức.Vì thế để
khắc phục điều này, tôi chỉ định hướng cho các em câu hỏi gợi ý xoay quanh
vấn đề trọng tâm cần luyện nói:
+ Em chỉ kể cho cô và các bạn nghe về những lần mình đã cảm ơn ai đó
về điều gì?
+ Hoặc kể những việc em đã làm để giúp đỡ cha mẹ mình.

10


+ Kể những việc đã làm thể hiện em đã cố gắng để trở thành con ngoan
trong gia đình, một người trò giỏi trong trường học. Hoặc những chủ đề về
“Biển cả”, “Thung lũng, suối , đèo”, “Gió, mây, mưa, bão,l ũ”… lẫn sang việc
dạy Tự nhiên và xã hội. Do đó tôi cũng giúp học sinh bằng cách gợi ý những câu
hỏi sát với chủ đề không sa đà vào tìm hiểu kĩ các hiện tượng xảy ra trong thiên
nhiên. Chẳng hạn những chủ đề về các sự vật, hiện tượng xảy ra trong thiên
nhiên cho học sinh xem một số tranh ảnh hoặc video, clip về các hiện tượng đó .
HS sẽ nêu được tên các sự vật, hiện tượng. Sau đó, tôi chỉ cần nêu câu hỏi gợi


Sau khi cho học sinh quan sát tranh xong, tôi giới thiệu trực tiếp luôn.
Tranh vẽ cảnh ở Ba Vì. Gợi ý cho các em nêu lên những cảnh vật có trong bức
tranh đó. “Cảm nhận về cảnh vật ở đó như nào? Thích hay không thích? Tại sao
thích?”.
Phương tiện dạy học tranh ảnh trong sách giáo khoa là chính. Sưu tầm thêm
một số tranh ảnh.

12


g, Phương pháp và hình thức dạy: Do học sinh lớp 1 rất thụ động, ít giơ
tay phát biểu. Học sinh phát biểu chỉ dừng lại ở trả lời những câu hỏi giáo viên
nêu. Do vậy để giúp các em làm quen và phát triển khả năng nói tôi đã gợi ý
bằng hệ thống câu hỏi qua phương pháp đàm thoại. Bước đầu chỉ dừng lại ở
việc “Thầy hỏi, trò đáp”. Dựa trên lời nói của học sinh, tôi sẽ chỉnh sửa sao cho
rõ gọn, đủ ý, diễn đạt ý theo nội dung câu hỏi xoay quanh chủ đề.
Ví dụ:
- Khi dạy hoạt động nói theo chủ đề “bê, nghe, bé” ở bài 25: u – ư giáo
viên xây dựng hệ thống câu hỏi như sau:
+ Tranh vẽ là gì? (Tranh vẽ bê, nghe, bé)
+ Bê và nghé ăn gì? (bê và nghé ăn cỏ)
+ Bê là con của con gì? (Bê là con của con bò)
+ Nghé là con của con gì? (Nghé là con của con trâu)
+ Ba nhân vật trong tranh có gì chúng? (Ba nhân vật đều nhỏ)
- Nếu các em trả lời đúng nhưng chưa thành câu, tôi chú ý uốn nắn sửa
chữa ngay và cho học sinh nói lại để các em nhớ.
Ví dụ:
Khi giáo viên hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì?

câu hỏi mở để từng cá nhân có thể trả lời dễ dàng như:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Trong tranh con thấy có ai và có những gì?
+ Họ đang làm gì?
+ Con đã đi chợ Tết bao giờ chưa?
Một số câu hỏi khác khái quát hơn để các nhóm cùng thảo luận , diễn đạt
ý , hoàn chỉnh thành một đoạn văn.
+ Mọi người khi đi chợ Tết thế nào?
+ Ba mẹ con đi chợ Tết thường mua những gì?
+ Con đã đi chợ Tết bao giờ chưa?
- Tổ chức các hoạt động trò chơi tạo hứng thú giúp các em mạnh dạn, tự
tin, tích cực tham gia quá trình luyện nói. Chẳng hạn như chủ đề Nặn đồ chơi,
Áo choàng, áo len, áo sơ mi, Ghế tựa, ghế xoay, ghế đẩu. Học sinh được tham
gia chơi nặn hình bằng đất màu, hay chọn áo phù hợp với thời tiết…
- Tổ chức luyện nói theo hình thức cá nhân, nhóm đôi, nhóm ba, nhóm
bốn. Học sinh tự nói cho nhau nghe cùng trao đổi những nhận biết và bày tỏ
những cảm xúc của mình về nội dung chủ đề luyện nói.
- Cần lưu ý để tạo ấn tượng tốt cho các em khi giảng dạy nói chung và khi
đàm thoại nói riêng, giáo viên phải thực sự gương mẫu trong việc nói năng, nói đủ
ý, diễn đạt gãy gọn và trong quá trình rèn luyện cho học sinh qua từng câu, từng bài
nên kiên trì, không nóng vội mà quát nạt, giận dỗi hay trách móc học sinh. Phải hết
sức cởi mở, nhã nhặn với các đối tượng trong lớp tạo không khí vui vẻ, phấn chấn,
động viên, khen thưởng kịp thời giúp các em có cảm giác thoải mái, hứng thú thì
hoạt động nói mới diễn ra một cách thuận lợi, đạt hiệu quả.
- Nên chú trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, những khó khăn của học
sinh trong lớp để có sự chia sẻ, thông cảm động viên các em nói nhiều và mạnh
dạn hơn bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, dần dần tăng mức độ khó lên theo
thời gian.
i, Công tác chuẩn bị. Với một số chủ đề khó giáo viên phải nhắc học sinh
chuẩn bị trước, để đến lớp có cơ sở tự tin nói.

các em nói trống không, không đủ ý, xưng hô không phù hợp, ngôn ngữ diễn đạt
còn lộn xộn. Trường hợp các em nhút nhát không muốn nói thì giáo viên gần
gũi, động viên đặt câu hỏi và gợi ý để các em trả lời từ những điều đơn giản nhất
trong cuộc sống.
Ví dụ:
+ Hôm nay ai đưa em đi học? (Hôm nay bố đưa em đi học)
+ Em thích học nhất là môn nào? ( Môn Toán là môn em thích học nhất.
- Trong thời gian ( khoảng 2 tuần) đầu năm học, tôi hướng dẫn rõ ràng
quy trình của một giờ học tiếng Việt gồm những hoạt động nào, yêu cầu của
từng hoạt động này ra sao rồi cho các em thực hiện, đến đâu tôi nhắc nhở, uốn
nắn đến đó dần các em đã quen với nề nếp, cách thức học trong các hoạt động
này và chất lượng học tập ngày càng tiến bộ. Riêng ở hoạt động luyện nói, tôi
hướng dẫn rất cụ thể các bước tiến hành như sau: Nhắc học sinh lắng nghe cô
nêu yêu cầu, nêu xong yêu cầu học sinh nhắc lại xem các em có nắm được nội
16


dung cô yêu cầu chưa, nếu chưa thì giáo viên giải thích thêm cho các em hiều.
Khi đã hiểu ra vấn đề giáo viên tiến hành cho các em tập nói theo nhóm nhỏ
(nhóm đôi) trong lúc các em nói, cô đến các nhóm lắng nghe để giúp đỡ, uốn
nắn cách nói cho các em. Khi trình bày trước lớp nên cho các em nhận xét, tham
gia sửa chữa để rút kinh nghiệm lẫn nhau.
- Khi yêu cầu các em cùng nói về một vấn đề nào đó thì có những em chỉ
đưa ra câu trả lời giống y như bạn chứ chưa sáng tạo nói theo suy nghĩ của mình
để tranh luận về vấn đề đó thì giáo viên nên động viên, gợi ý để các em nói khác
đi để nội dung bài nói được mở rộng, sâu sắc và sinh động hơn.
- Đối với những học sinh thiếu tự tin, rụt rè, ít nói thì giáo viên chia nhỏ
câu hỏi và hỏi nhiều lần, động viên, ghi nhận những đóng góp dù nhỏ của các
em; với những trường hợp các em mói quá nhỏ cả lớp đều không nghe thấy thì
giáo viên sắp xếp cho các em ngồi ở khoảng giữa lớp và giải thích cho các em

đúng chủ đề nhưng nếu con nói to hơn nữa thì sẽ rất hay”. Hoạc những em khá
giỏi , tự tin khi nói , có thể khen “ Cô khen con nói đúng chủ đề, rõ ý và rõ ràng,
nhưng nếu con biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ trong khi nói thì thật là tuyệt vời”…
6. Kết thúc vấn đề
- Thế giới ngôn từ không có điểm tận cùng, việc nói để ứng xử giao tiếp
trong xã hội bằng tiếng Việt phải học tập suốt đời. Vì vậy để giúp học sinh nói
tốt ngay từ lớp 1 là điều rất cần thiết, đáp ứng được mục tiêu của môn tiếng Việt,
tạo điều kiện cho các em học tốt các môn khác và ở bậc cao hơn. Nó còn phù
hợp với việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.
- Bằng tâm huyết của mình, tôi đã thực hiện tốt các biện pháp đã đề ra,
qua thời gian thực hiện kết quả đạt được rất khả quan. Học sinh hứng thú học
môn Học vần nhất là trong hoạt động luyện nói. Lớp học sinh động. Học sinh
tích cực tự giác giơ tay để phát biểu ý kiến. Các em biết diễn đạt ý nghĩ, vấn đề,
cảm xúc của mình một cách tự nhiên, nói đủ nghe, khá gãy gọn. Khoảng 70%
học sinh nói thành một đoạn văn 3-4 câu đúng với nội dung cần luyện nói.
Những em rụt rè, nhút nhát đã nhanh nhẹn, tích cực hơn, cũng đã nói được thành
câu đơn giản và giải thích sự việc theo ý hiểu của mình. Đó là điều làm cho tôi
cảm thấy rất vui vì đã uốn nắn được các em phát huy theo hướng tích cực.
- Kết quả cụ thể như sau:
Thời gian

HS nói tốt

Tỷ lệ (%)

HS nói chưa
tốt

Tỷ lệ (%)


III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
18


Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Yêu cầu
luyện nói cũng nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do vậy tôi đã bước
đầu nghiên cứu và áp dụng mọi hình thức nhằm giúp việc giảng dạy đạt hiệu
quả. Tôi thiết nghĩ mỗi người giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh một
cách nhẹ nhàng , biết cách khơi gợi, kích thích, động viên và tổ chức cho học
sinh tích cực học tập, nói năng hứng thú, bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình một
cách hồn nhiên độc đáo là điều mà giáo viên cần làm.
Mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, gương mẫu, luôn
đổi mới phương pháp dạy học, luôn thay đổi hình thức dạy học, luôn trau dồi
nghiệp vụ, kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao chất
lượng dạy luyện nói.
2. Khuyến nghị
Để khả năng nói của học sinh tiếp tục được nâng cao, tôi mạn phép đưa ra
một vài ý kiến đề xuất với các cấp chỉ đạo như sau:
- Cần trang bị thêm tranh ảnh, video, clip có nội dung liên quan đến chủ đề
luyện nói để giúp giáo viên trong công tác giảng dạy.
- Tăng thời gian cho phần luyện nói ở tiết 2 môn Học vần.
- Hàng tháng tổ chức sân chơi học tập giữa các lớp để học sinh mạnh dạn giao
tiếp với bạn khác lớp về kiến thức đã học.
Trên đây là một số ý kiến và việc làm của riêng tôi về rèn kỹ năng nói
cho học sinh lớp 1. Tất cả những việc làm đó đều hướng tới một mục đích là cải
thiện nâng cao chất lượng nói cho học sinh và hình thành cơ sở ban đầu cho sự
phát triển ngôn ngữ và trí tuệ lâu dài cho học sinh. Làm được như thế chúng ta
đã góp phần nho nhỏ thực hiện thành công trong việc đổi mới chương trình sách
giáo khoa mới của Bộ Giáo dục.

2

5. Đối tượng - Thời gian nghiên cứu

2

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3

1. Cơ sở lý luận

3

2. Thực trạng

4

2.1. Thuận lợi

4

2.2. Khó khăn

4

3. Những vấn đề chung về yêu cầu luyện nói ở lớp 1

5


18

20




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status