XÂY DỰNG hệ THỐNG câu hỏi TRẮC NGHIỆM ở PHẦN CỦNG cố bài học NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học môn LỊCH sử lớp 11 - Pdf 57

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Ở
PHẦN CỦNG CỐ BÀI HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
DẠY - HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 11

Người thực hiện: Trần Thị Thu Hiền
Chức vụ:

Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử

THANH HÓA NĂM 2018


MỤC LỤC
TT
I

Mục

Trang

MỞ ĐẦU

1


2.1

Cơ sở lí luận

3

2..2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm

3

2.3

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

5

2.3.1

Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

5

2.3.2

Điều kiện thực hiện


17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

18


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
“Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định giáo dục có vai trò hết sức to
lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới, Người rất chú
trọng việc đổi mới giáo dục nâng cao trình độ. Ngày nay, đổi mới giáo dục được
các cấp, các ngành triển khai đồng bộ và toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực, trong
đó có sự đóng góp không nhỏ của môn Lịch sử. Thực chất đổi mới dạy học môn
Lịch sử cũng giống như các môn học khác, đó là tạo ra một sự chuyển biến trong
cách dạy và học của thầy và trò, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của
người học.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết
Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,
giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các
yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá
chất lượng giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học
sinh theo tinh thần Công văn 3535/BGDĐT – GDTrH ngày 27/5/2013 về áp
dụng phương pháp dạy học tích cực. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết
vấn đề, các phương pháp thực hành, tích cực ứng dụng thông tin vào nội dung

1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Trãi năm học 2017-2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong phần củng cố bài giúp học
sinh nắm vững kiến thức, tạo hứng thú trong tiết học và tiếp cận cách kiểm tra,
đánh giá mới.

2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
Qua phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt” Bác Hồ đã căn dặn: trong dạy
học “ phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do về tư tưởng…”
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng đề cập dặn: “Phương pháp dạy học
mới, lấy người học làm trung tâm”.
Trong khoản 2, Điều 28, Luật Giáo dục ghi “ Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tính cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Thực hiện công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ
GDĐT; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp
thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ
thông tin phù hợp với nội dung bài học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo
đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và định hướng thái độ,
hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hóa phù hợp các đối
tượng học sinh khác nhau.
Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể nhận biết được tính tích cực của
học sinh qua các mặt sau:

- Về phía giáo viên
+ Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong phần củng cố bài học đòi hỏi giáo
viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi dưới nhiều dạng khác nhau vừa kiểm tra kiến
thức bài học, vừa tạo không khí học tập thoải mái cho học sinh tránh khô khan,
nhàm chán.
+ Muốn đạt kết quả cao trong quá trình sử dụng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm ở phần củng cố bài đòi hỏi giáo viên sử dụng máy chiếu hoặc bài tập
được giáo viên in sẵn.
+ Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo bốn mức độ, phát huy tính tích cực của
học sinh.
- Về phía học sinh
+ Học sinh chưa thực sự độc lập về tư duy, một số học sinh còn thụ động
khi trả lời câu hỏi.
+ Một số học sinh không tập trung nghe giảng, còn lười học khi được gọi
trả lời câu hỏi, không xác định được đáp án.
+ Những câu hỏi vận dụng cấp độ cao chỉ số ít học sinh trả lời đúng.

4


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Trong dạy học lịch sử muốn đạt kết quả cao giáo viên cần xây dựng hệ
thống câu hỏi ở phần củng cố bài, song hệ thống câu hỏi phải đáp ứng với yêu
cầu của đổi mới trong kiểm tra, đánh giá vừa tạo được hứng thú cho người học.
Muốn đạt được những yêu cầu như mong muốn đòi hỏi giáo viên phải lồng ghép
nhiều dạng câu hỏi khác nhau: tìm ô chữ, câu điền thế, câu hỏi tại sao, vì sao?...
- Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá được thực hiện theo lộ
trình hàng năm của Bộ giáo dục. Đặc biệt, đó là sự đổi mới về hình thức kiểm
tra đánh giá, đối với sự thay đổi chung của các môn học thì kiểm tra trắc nghiệm

Bộ Giáo dục và Đào tạo, xuất phát từ vai trò, đặc điểm tình hình đổi mới
phương pháp dạy học ở trường THPT Nguyễn Trãi, thực trạng việc đổi mới dạy
học, nhất là từ những khó khăn, bất cập trong việc tổ chức, triển khai đổi mới
dạy học, việc phân tích nguyên nhân của những khó khăn bất cập, tôi xin đề xuất
kinh nghiệm của bản thân nhằm giúp đổi mới dạy học môn lịch sử ở trường
THPT Nguyễn Trãi.
Trong quá trình đổi mới dạy học, việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quyết
định đối với hiệu quả của việc đổi mới dạy học, vì chính trong quá trình xây
dựng kế hoạch đổi mới, giáo viên đã xác định yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đổi
mới phương pháp, đó là những tiền đề, những cơ sở chủ yếu để hoàn thành các
mục tiêu đổi mới dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Kế hoạch đổi mới gắn liền kế hoạch năm học của nhà trường nhằm thu nhận
thông tin phản hồi về tình hình thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch năm
học. Từ đó, mỗi giáo viên xác định được mức độ, hiệu quả của đổi mới dạy học
để có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Đây cũng chính là mục đích của công tác đổi
mới dạy học ở trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi.
Hơn nữa kế hoạch đổi mới dạy học giúp giáo viên xác định các chỉ tiêu,
biện pháp thực hiện, xác định được mức độ yêu cầu để cụ thể hóa được thành kế
hoạch phấn đấu nâng cao trình độ của chính bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới
dạy học đã đề ra.
Trong các biện pháp nhằm giúp đổi mới dạy học của giáo viên thì biện
pháp xây dựng kế hoạch và thống nhất đánh giá đổi mới phương pháp của giáo
viên theo hướng tích cực là biện pháp chủ yếu để công tác đổi mới đạt hiệu qủa
cao hơn. Như vậy chất lượng dạy học của nhà trường sẽ được được nâng cao.
Khi học môn lịch sử các em học sinh cho rằng đây là môn học khô khan,
nặng nề, không tạo hứng thú cho người học vì vậy đổi mới để làm mới tiết học
là điều cần thiết. Dạy lịch sử càng không phải là cách đọc – chép vô hồn giữa
thầy và trò, mà cần được tăng cường thêm sức lôi cuốn trong phong cách dạy và
học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập.
Tóm lại, việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm ở phần củng cố bài nhằm giúp

B. Lật đổ Mạc phủ, thiết lập chế độ phong kiến tiến bộ hơn.
C. Thực hiện một loạt cải cách tiến bộ theo kiểu phương Tây.
D. Lật đổ Mạc phủ, tiếp tục các chính sách kinh tế - xã hội trước đó.
Câu hỏi: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản
đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
A. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mít- xưi và Mít-su-bi-si, chi
phối đời sống kinh tế - chính trị của nước Nhật.
_______________________________________

- Mục 2.3.3, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 4, 5, 6 và 7.

7


B. Sự phát triển về kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị và thi
hành chính sách xâm lược hiếu chiến.
C. Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn và chủ trương xây dựng
đất nước bằng sức mạnh quân sự.
D. Tất cả đáp án trên.
Qua phần câu hỏi củng cố bài học sinh hiểu rõ: Những cải cách Thiên
hoàng Minh Trị 1868, đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành
một nước có nền công nghiệp phát triển và hiện đại, phát triển nhanh chóng
trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Nhờ đó mà Nhật Bản giữ vững được độc lập
dân tộc, trong khi đó hầu hết các nước châu Á là thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc.
Bài 3: TRUNG QUỐC
Câu hỏi: Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu quá trình biến Trung
Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành một nước nửa thuộc địa, nửa
phong kiến?
A. Cuộc tấn công vào Thiên An Môn.

nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á( cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
Câu hỏi: Nước nào ở Đông Nam Á là thuộc địa của thực dân phương
Tây sớm nhất?
A. Cam pu chia.
B. Việt Nam.
C. Lào.
D. In đô nê xi a.
Câu hỏi: Biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước
Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm
lược thể hiện qua cuộc khởi nghĩa nào?
A. Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm –bô.
B. Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-lô-ven, do Ong Kẹo, Com –mađam chỉ huy.
B. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân A-chê.
D. Cuộc khởi nghĩa của nông dân năm 1890 do Sa-min lãnh đạo.
Câu hỏi: Những nước nào sau đây là thuộc địa của Pháp?
A. Việt Nam, Cam –pu-chia.

9


B. In –đô-nê-xi-a, Mã Lai, Phi-líp-pin.
C. Việt Nam, Lào, Căm –pu –chia.
D. Miến Điện, Việt Nam, Lào.
Qua phần củng cố bài các em nắm được các nước ở Đông Nam Á hầu
hết bị thực dân phương Tây xâm lược từ nửa đầu thế kỉ XIX. Phong trào đấu
tranh của nhân dân Đông Nam Á rất sôi nổi và quyết liệt còn thể hiện tinh thần
đoàn kết của các nước.
BÀI 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918)
Câu hỏi: Duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

C. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.
D. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
Câu hỏi: Vì sao năm 1917 nước Nga tiến hành hai cuộc cách mạng?
A. Mâu thuẫn với các nước đế quốc.
B. Nước Nga có hơn 100 dân tộc.
C. Sau cách mạng tháng Hai có hai chính quyền song song tồn tại.
D. Nga là nước Quân chủ chủ chuyên chế, với sự thống trị của Nga hoàng.
Câu hỏi: Trước việc hai chính quyền song song tồn tại, Đảng
Bônsêvích và Lê-nin đã có chủ trương gì?
A. Đàm phán với chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
B. Chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ chính phủ tư sản lâm
thời.
C. Kêu gọi nhân dân sản xuất với phương châm lâu dài.
A. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc bên ngoài.
Câu hỏi: Nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết là gì?
A. Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, xây dựng
nhà nước mới.
B. Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.
C. Duy trì bộ máy chính quyền cũ.
D. Xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh.
Giúp học sinh hiểu được vì sao nước Nga trong năm 1917 phải tiến hành
hai cuộc cách mạng. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
thành lập Chính quyền Xô viết. Qua đó, học sinh thấy được vai trò của Lênin
đối với nước Nga.

11


BÀI 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC ( từ
năm 1858 đến trước năm 1873)( Tiết 1)

12


Câu hỏi: Hiệp ước Hácmăng và Hiệp ước Patơnốt đã
A. Thừa nhận cho Pháp chiếm đóng Nam Kì.
B. Thừa nhận cho Pháp chiếm đóng Bắc Kì.
C. Thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ nước Việt Nam.
D. Thừa nhận cho Pháp chiếm đóng Trung Kì.
Âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp. Nguyên nhân và trách
nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân
Pháp. Giáo dục học sinh lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nước và tay sai
bán nước.
BÀI 21 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN
DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI TKXIX
Câu hỏi: Phong trào Cần vương do lực lượng nào lãnh đạo?
A. Giai cấp nông dân.
B. Quan lại triều đình.
C. Các sĩ phu, văn thân yêu nước.
D. Các thủ lĩnh địa phương.
Câu hỏi: Tại sao thực dân Pháp lại chủ trương tiêu diệt phe chủ
chiến?
A. Để nhân dân không còn người lãnh đạo.
B. Dễ dàng điều khiển bọn tay sai phong kiến và thiết lập nền thống trị.
C. Chấm dứt phong trào đấu tranh của nhân dân.
D. Dễ dàng đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Câu hỏi: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại của
phong trào Cần vương là
A. Triều đình hèn nhát đã đầu hàng và không cùng nhân dân chống Pháp.
B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ.
C. Thiếu đường lối lãnh đạo và sự chỉ huy thống nhất để tạo nên sức mạnh

Câu hỏi: Tính chất nền kinh tế Việt Nam do tác động cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là gì?
A. Kinh tế phong kiến.
B. Kinh tế hàng hóa.
C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D. Kinh tế thực dân, nửa phong kiến.
Học xong bài này, học sinh nắm được những điểm mới trong nền kinh tếxã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Những chuyển biến đó có những tác động đến
Việt Nam như thế nào. Giúp học sinh thấy được bản chất bóc lột của thực dân
Pháp.

14


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục đích của đề tài là củng cố bài giúp học sinh nắm vững kiến thức sau
mỗi bài học ở môn Lịch sử. Từ cách làm trên tôi thấy rằng mình đã thành công
bước đầu, phần nào đã khắc phục được sự uể oải, nhàm chán trong giờ học Lịch
sử đối với học sinh và ngay cả bản thân giáo viên.
2.4.1. Đối với giáo viên và học sinh
a. Đối với bản thân.
- Khi vận dụng phương pháp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm ở phần củng cố
bài, bản thân cảm thấy giờ dạy trôi đi rất thoải mái, rất nhẹ nhàng và thực hiện
giờ dạy bảo đảm sự tương tác.
- Định hướng để nắm rõ kiến thức bài học.
b. Đối với học sinh
- Phát huy được tính tự chủ trong cách tiệp nhận và khai thác bài học. Tạo
sự lôi cuốn trong học sinh, các em rất hào hứng, tập trung, tinh thần xây dựng
bài cao.
- Học sinh đã tránh được thói ỷ lại và phần nào đã khẳng định được cái
tôi trong quá trình học tập.

8

8 trở lên

11B3
(45)

4
(8.89)

29
(64.44)

12
(26.67)

- Qua thực tế cho thấy, tỉ lệ bài xếp loại khá, giỏi của lớp thực nghiệm cao
hơn lớp đối chứng, số bài bị điểm thấp không nhiều. Điều đó cho thấy ở lớp thực
nghiệm, khả năng tổng hợp, ghi nhớ kiến thức tốt hơn so với lớp đối chứng. Các
em có khả năng nhớ được những kiến thức lí thuyết một cách hệ thống, đây

15

Ghi
chú


chính là hiệu quả từ việc trong quá trình dạy – học các em đã ôn tập củng cố bài


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày
2018

tháng 4 năm

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác

Trần Thị Thu Hiền

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh - Tuyển tập, tập II, NXB Sự thật, Hà Nội - 1980
2. Ý chí tự do – Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh qua Nhật ký trong tù Tạo chí quê hương.online.vn
3. Luật Giáo dục năm 2015
4. Sách giáo khoa lịch sử 11, 12.
5. Sách giáo viên lịch sử 11,12.
6. Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử - NXBĐHSP.
7. Phương pháp dạy học lịch sử - Khoa sử, Đại học Vinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
3

Sách giáo khoa lịch sử 11, 12.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status