Nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí thất bại với quyết định tái khởi nghiệp của doanh nhân Việt Nam - Pdf 57

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
==================

NGUYỄN ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHI PHÍ THẤT BẠI VỚI QUYẾT ĐỊNH TÁI KHỞI NGHIỆP
CỦA DOANH NHÂN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 9 34 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội, 2018


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mỗi quốc gia, tiềm năng phát triển phụ thuộc vào hệ thống doanh
nghiệp hiện tại, đồng thời phụ thuộc vào hoạt động khởi nghiệp. Các doanh
nghiệp khởi nghiệp mới tạo ra những động lực mới cho nền kinh tế với những
hướng đi mới và cách làm sáng tạo. Vì vậy, khởi nghiệp và tái khởi nghiệp đã
trở thành khẩu hiệu phát triển của mỗi quốc gia trong cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, nơi mà tri thức và sự sáng tạo mới là sức mạnh cạnh tranh
quyết định.
Với mục tiêu trở thành quốc gia khởi nghiệp, đến năm 2020, Việt Nam
phải có 1 triệu doanh nghiệp, việc thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp đã được
đặc biệt chú ý trong những năm gần đây. Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động
khởi nghiệp đều thành công ngay từ ban đầu hoặc thành công lâu dài. Những

các doanh nhân Việt Nam né tránh và ít được đề cập đến. Chúng ta thường chỉ
nghe những câu chuyện về thành công chứ ít được nghe những câu chuyện về
thất bại, nếu có thất bại thì là thất bại của một người thành công. Chính vì thế,
khi quyết định khởi nghiệp và tái khởi nghiệp, cần phải xác định tâm thế là mình
có thể thất bại và thất bại nhiều lần, sẵn sàng chấp nhận thất bại và coi đó như là
một thử thách mà mình cần vượt qua, hoặc như là một trải nghiệm giúp mình có
thêm tự tin và kinh nghiệm để có thể quyết định tái khởi nghiệp thành công. Với
các doanh nhân đã thất bại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tái khởi
nghiệp của họ, trong đó có chi phí thất bại. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của
chi phí thất bại đến quyết định tái khởi nghiệp của doanh nhân, cùng với các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tái khởi nghiệp của doanh nhân, giúp có cái
nhìn tổng quan và trực diện về ảnh hưởng của nó, cũng như xác định các nhân tố
ảnh hưởng và quyết định nhiều hơn đến quyết định tái khởi nghiệp của doanh
nhân. Trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực, đồng thời cảnh báo và đề xuất các giải pháp hữu hiệu để các
doanh nhân thất bại quyết định tái khởi nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
mối quan hệ giữa chi phí thất bại với quyết định tái khởi nghiệp của doanh nhân
Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn và vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu
2


2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ kiểm tra và khám phá mối quan hệ giữa chi phí thất bại
kinh doanh bao gồm chi phí xã hội, chi phí về tâm lý với quyết định tái khởi
nghiệp của doanh nhân Việt Nam.
Cụ thể như sau:
(1) Khám phá các yếu tố (thành phần) khác nhau của chi phí thất bại ảnh
hưởng đến quyết định tái khởi nghiệp của doanh nhân sau thất bại.
(2) Khám phá các yếu tố (thành phần) khác nhau của động cơ ảnh hưởng

hội và chi phí tâm lý) với động cơ, nhận thức và quyết định tái khởi nghiệp của
họ mà không nghiên cứu tác động của chi phí thất bại về mặt tài chính. Tác giả
dựa trên lý thuyết hành vi và mô hình MOA (động lực – cơ hội – năng lực) để
nghiên cứu khám phá ảnh hưởng của chi phí thất bại đến quyết định tái khởi
nghiệp của doanh nhân sau thất bại. Thêm vào đó, khái niệm tái khởi nghiệp là
một khái niệm mới và đa chiều, do đó trong nghiên cứu này tác giả dựa trên
nghiên cứu của ; và về chủ ý tái thành lập công việc kinh doanh để tiếp cận
các khái niệm nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu của luận án.
Chính vì lẽ đó, luận án sẽ tập trung khám phá và chỉ rõ tác động của
những tổn thất mà doanh nhân phải chịu đựng sau thất bại ảnh hưởng như thế
nào đến động cơ, cùng với nhận thức của họ tiếp thu sau thất bại sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến quyết định tái khởi nghiệp của họ. Bên cạnh đó, xem xét ảnh
hưởng của nhóm nhân tố năng lực (hay vốn con người) ảnh hưởng tiết chế như
thế nào đến tác động của chi phí thất bại đến quyết định tái khởi nghiệp của
doanh nhân.
3.2. Phạm vi về không gian:
Nghiên cứu tại 3 thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Đà Nẵng,
Hồ Chí Minh là những thành phố có hoạt động khởi nghiệp phát triển nhất trong
cả nước.
3.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận kể từ những năm 1990 tới nay.
Đối tượng nghiên cứu và bối cảnh lịch sử nghiên cứu của đề tài chỉ ra sự thay
đổi và đòi hỏi nhanh chóng với cơ sở lý luận liên quan tới đề tài. Do vậy, tác giả
4


tập trung làm rõ cơ sở lý luận trong khoảng thời gian gần 30 năm trở lại đây
nhằm cung cấp những cơ sở lý luận hiện đại, đã và đang được sử dụng có giá trị
nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu kinh nghiệm Việt Nam từ giai đoạn những

6.1. Về mặt lý luận
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án hệ thống hóa được cơ sở lý luận
về doanh nhân, chi phí thất bại, quyết định tái khởi nghiệp, động cơ tái khởi
nghiệp, nhận thức khởi nghiệp, mối quan hệ giữa chi phí thất bại, động cơ, nhận
thức khởi nghiệp và quyết định tái khởi nghiệp của doanh nhân Việt Nam.
Thứ hai, với chủ đề nghiên cứu về tái khởi nghiệp, đây là một chủ đề
nghiên cứu còn mới mẻ với các học giả (trong nước và quốc tế), việc nghiên cứu
về thực trạng tái khởi nghiệp của doanh nhân Việt Nam giúp tổng quát được bức
tranh chung về thực trạng quá trình tái khởi nghiệp của doanh nhân Việt Nam,
những thách thức và khó khăn đối với các doanh nhân muốn tái khởi nghiệp.
Thứ ba, luận án xây dựng được mô hình và các thang đo chi phí thất bại,
động cơ, nhận thức sau thất bại ảnh hưởng tới quyết định tái khởi nghiệp của
doanh nhân Việt Nam, và các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ đó. Kết quả
nghiên cứu của luận án chỉ rõ ảnh hưởng tác động của từng nhân tố chi phí thất
bại, động cơ tái khởi nghiệp, nhận thức sau thất bại đến quyết định tái khởi
nghiệp của doanh nhân.
6.2. Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, cung cấp một danh mục tài liệu hay về các doanh nhân thất bại
để những người có ý định trở thành doanh nhân chuẩn bị tâm thế sẵn sàng khi
bắt tay vào khởi nghiệp.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kinh doanh thất bại có thể được
xem như là nguồn kinh nghiệm quý giá cho các doanh nhân. Do đó, nghiên cứu
có hàm ý thực tế trong việc tạo động lực cho các doanh nhân.
Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số gợi ý với các
tổ chức có thẩm quyền (các cơ quan chức năng của Nhà nước) tạo ra môi trường
và cải thiện một số nhân tố bên ngoài để hỗ trợ cho quyết định tái khởi nghiệp
với doanh nhân sau thất bại, gợi ý các giải pháp đối với các doanh nhân đã thất
bại, tạo động lực và khuyến khích họ tái khởi nghiệp.
7. Bố cục của Luận án
6

(entrepreneur) bỏ vốn cho một hoạt động chịu rủi ro để kiếm lợi nhuận. Cơ sở
kinh doanh được gọi là doanh nghiệp, quy mô của nó từ hộ kinh doanh của chủ
sở hữu cá thể đến công ty, tập đoàn quốc tế có vốn hàng tỉ USD và sử dụng hàng
nghìn lao động. Doanh nhân là: (i) Người hoạt động kinh doanh, đặc biệt là
người chủ, giám đốc hoặc quản lý cao cấp của một công ty; (ii) Người có tố chất
cần thiết để kinh doanh thành công”.
Doanh nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các thực thể
kinh tế mới là trung tâm của cuộc cách mạng của các tổ chức và các nền kinh tế .
Để góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia, hoạt động của các
doanh nghiệp có nhiệm vụ quan trọng trong việc khuyến khích sáng tạo, điều
này cũng góp phần cải thiện khả năng cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế .
Trên thế giới nghiên cứu về doanh nhân là một lĩnh vực được nhiều học giả khai
thác nghiên cứu. Một số các hướng nghiên cứu về doanh nhân tập trung vào
nghiên cứu các động cơ thôi thúc trở thành doanh nhân. Trở thành một doanh
8


nhân hay làm việc như một công nhân bình thường là câu hỏi khó mà không ít
người phải đối mặt khi lựa chọn sự nghiệp cho bản thân. Trở thành một doanh
nhân, người sáng lập, tổ chức, điều hành và chịu trách nhiệm cho công việc kinh
doanh mới, có thể mang lại cho bản thân nhiều cơ hội đương đầu với những khó
khăn là điều mà rất nhiều người mong muốn hơn là trở thành một công nhân làm
thuê cho chủ . Có rất nhiều lý do để một người lựa chọn trở thành một doanh
nhân. đề cập hai loại nguyên nhân liên quan mật thiết đến động cơ thúc đẩy trở
thành nhà doanh nghiệp, bao gồm lý thuyết “kéo” và “đẩy”. Những yếu tố tiêu
cực từ bên ngoài có thể xem như những nguyên nhân “đẩy” một người trở thành
một nhà doanh nghiệp, như: mất việc, các vấn đề trong công việc, sự không
thoải mái với môi trường làm việc, thời gian biểu thiếu linh hoạt, hay thậm chí
mức thu nhập không đủ, trong khi đó lý thuyết “kéo” đề cập đến những yếu tố
bên trong mỗi cá nhân bao gồm mong muốn làm việc độc lập, tự hoàn thiện bản

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, thất bại trong kinh doanh sẽ
dẫn tới rất nhiều chi phí cho doanh nhân, chẳng hạn như những chi phí tài chính
được đề cập bởi , , , những chi phí xã hội được nhắc đến bởi . Các chi phí khác
từ hậu quả của sự thất bại trong kinh doanh cũng thu hút sự chú ý của nhiều nhà
nghiên cứu . Thời gian gần đây, một số nhà khoa học không chỉ tập trung vào
phân tích một chi phí thất bại đơn lẻ mà còn quan tâm đến tổng thể những chi
phí thất bại và sư ảnh hưởng của những chi phí đó đến cuộc sống của doanh
nhân sau thất bại .
Bên cạnh đó, một số học giả lại tập trung nghiên cứu cơ hội học hỏi cho
doanh nhân . Các nghiên cứu trước đây cũng cho rằng, việc thất bại trong kinh
doanh dẫn đến việc cải thiện những kỹ năng kinh doanh mà có thể áp dụng cho
các công việc kinh doanh tiếp theo( . Hơn nữa, những kĩ năng này theo cách nào
đó cũng có thể ảnh hưởng đến động lực và việc ra quyết định của nhà doanh
nghiệp, chẳng hạn: một doanh nhân thất bại có thể trì hoãn việc bắt đầu lại một
công việc kinh doanh hoặc ngược lại quyết đoán hơn để dành được một công
việc kinh doanh mạo hiểm.
Tiếp cận từ hoạt động kinh doanh, theo định nghĩa thông dụng, kinh doanh
là hoạt động mưu cầu lợi nhuận (nói “mưu cầu” bao quát hơn “làm ra” vì có khi
kinh doanh bị lỗ). Theo Hoàng Phê (Hoàng Phê, 1997), “Kinh doanh là tổ chức
việc sản xuất, buôn bán sao cho sinh lợi”.
10


Tiếp cận theo quan điểm của Luật doanh nghiệp: “Kinh doanh là việc thực
hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh
lợi” (Luật Doanh nghiệp, 2005).
Trong nghiên cứu của mình và cộng sự, Hoàng Văn Hoa (Hoàng Văn Hoa
và cộng sự, 2010) cho rằng có sự khác biệt giữa thuật ngữ người kinh doanh,
nhà quản lý và doanh nhân. Doanh nhân là người tham gia vào hoạt động

Chính những nhận thức tích cực này sẽ góp phần thúc đẩy việc khởi sự kinh
doanh và giúp các doanh nhân Việt Nam có điều kiện để phát triển tốt hơn.
1.1.2. Quan điểm về thất bại
Từ quan điểm học thuật, rất nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu
về chủ đề doanh nghiệp thất bại và họ đều có những ý kiến riêng về nghĩa của từ
thất bại trong nghiên cứu của mình (Shepherd, 2003b; Zacharakis et al., 1999).
Tuy nhiên không phải mọi nhà nghiên cứu đều có một định nghĩa rõ ràng về sự
thất bại (Ahmad & Seet, 2009; Swierez & Lydon, 2002). Chẳng hạn, theo Carter
và Auken (2006), để định nghĩa về thất bại, có ít nhất 4 loại định nghĩa được sử
dụng, bao gồm: phá sản, thanh lý để tránh thua lỗ nặng hơn, gián đoạn và “thất
bại trong việc tạo ra một nỗ lực”. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều định nghĩa về
sự thất bại được nêu ra bởi các nhà nghiên cứu khác nhau. Từ quan điểm về tài
chính, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa thất bại trong đó tập trung
vào các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được xem là
thất bại khi tuyên bố phá sản (Carter & Auken; Zacharakis et al., 1999).
Theo nghiên cứu của (Lee, Peng, & Barney, 2007), về khía cạnh kinh tế,
thất bại luôn gắn với sự ảnh hưởng về kinh tế. Đối với doanh nhân, sự thất bại
trong kinh doanh gắn với sự ảnh hưởng về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp mà
họ sáng lập hoặc quản lý. Trong đó, ở mức độ cao nhất là sự phá sản với các
doanh nghiệp do doanh nhân sáng lập, sở hữu và quản lý.
Đối với các quốc gia khác nhau quan điểm về phá sản có sự khác biệt nhất
định, ngay đối với một quốc gia phát triển như Mỹ, thuật ngữ phá sản doanh
nghiệp cũng được coi như một từ ngữ không tốt đẹp. Nghiên cứu của (Barr,
1992; Lee et al., 2007) đưa ra ví dụ với hãng hàng không American West khi
hãng hàng không này công bố phá sản, chủ doanh nghiệp (doanh nhân) đã mất
rất nhiều thời gian để động viên, khuyến khích nhân viên của mình không bị xấu
12


hổ. Một quốc gia khác ở châu Á là Nhật Bản, thuật ngữ phá sản cũng không



rất nhiều nhà quản trị hàng đầu phải tự sát (Peng & Barney). Những bằng chứng
trên chứng minh những quan điểm khác nhau về thất bại, những quan điểm tích
cực có thể xem đó như một cơ hội để phát triển, tuy nhiên thực tế không phải lúc
nào cũng đơn giản, sự thất bại cần được nhìn nhận từ khía cạnh thực hành của
các nhà doanh nghiệp và cả khía cạnh học thuật từ các nhà nghiên cứu.
Mặt khác, sự thất bại có thể xảy ra khi một công ty rơi vào tình trạng
không có lợi nhuận, Lussier và Halabi (2010) và Coelho và McClure (2005) có
cùng quan điểm trong việc định nghĩa sự thất bại, họ định nghĩa một doanh
nghiệp thất bại là khi khả năng của doanh nghiệp đó không thể vượt qua để tồn
tại trên thị trường đồng thời phần chi phí đã vượt xa phần doanh thu. Kết quả là
doanh nghiệp sẽ không thể thu hút các nhà đầu tư để tiếp tục duy trì hoạt động.
Hai định nghĩa trên có thể rộng hơn tương đối so với định nghĩa xem sự thất bại
như sự phá sản (Carter & Auken, 2006). Hơn nữa, trong nghiên cứu về cấp độ
nhóm về sự thất bại và mối quan hệ giữa thất bại và hiệu suất nhóm, các tác giả
còn định nghĩa sự thất bại là khoảng cách giữa mong muốn và kết quả đạt được
(Cannon & Edmondson, 2001), định nghĩa này bao hàm những khía cạnh khác
về sự thất bại. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào định nghĩa này có thể dẫn đến một số
hiểu lầm nhỏ về xung đột cá nhân, điều mà sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bởi kinh
nghiệm hoặc một số rủi ro. Mặt khác, dựa vào nghiên cứu của McGrath (1999),
sự thất bại được xem như “sự chấm dứt các ý tưởng để đạt được mục đích”
(McGrath, 1999). Khi chúng ta so sánh với định nghĩa về thất bại trong nghiên
cứu của Cannon và Edmondson, định nghĩa đầu tiên có cách hiểu hẹp hơn,
nhưng cả hai đều có điểm chung là tập trung vào ý tưởng và sự thất bại trong
việc đạt được những kết quả kì vọng.
Một vài nghiên cứu khác lại cho rằng, mặc dù thất bại gây ra tổn thất
nhưng nó cũng được xem là một trong những bước tiền đề thường thấy cho
thành công. Thất bại có thể được cảm nhận một cách khác biệt phụ thuộc quan
điểm của sự đánh giá. Một người chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng của một

xấu hổ, sỉ nhục, tức giận và sợ hãi (Harris & Sutton, 1986, Shepherd, 2003).
Shepherd (2003) nhấn mạnh rằng sự thất bại trong kinh doanh giống như mất đi
một người mà họ yêu, gây cảm xúc đau buồn.
Mặt khác, sự thất bại trong kinh doanh có thể dẫn đến chi phí thất bại xã
hội như sự thất bại ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp
15


của một doanh nhân. Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, doanh nhân thất bại
không chỉ mất đi các mối quan hệ làm ăn mà còn mất đi các mối quan hệ cá
nhân như sự đổ vỡ của hôn nhân và các mối quan hệ thân thiết (Cope, 2011,
Singh, Corner, & Pavlovich, 2007). Đồng thời, sự thất bại trong kinh doanh có
thể gây hại cho chất lượng của các mối quan hệ chuyên nghiệp trong đó một
doanh nghiệp thất bại của các bên liên quan bao gồm cả các nhà đầu tư, các nhà
cung cấp, nhân viên và các bên liên quan khác đã từ bỏ những hỗ trợ từ các
doanh nhân bị thất bại (Singh, Góc, & Pavlovich, năm 2015; Sutton & Callahan,
1987).
Một số nhà nghiên cứu tranh luận và cho rằng niềm tin cá nhân vào sự tồn
tại của một xã hội kì thị về sự thất bại sẽ cản trở việc quay trở lại gia nhập kinh
doanh (Gerosa & Tirapani, 2013; Vaillant & Lafuente, 2007). Ngoài ra, một số
học giả đã phát hiện ra rằng quyết định đầu tư vào doanh nghiệp có ý nghĩa tiêu
cực liên quan đến yếu tố văn hóa của sự xấu hổ từ thất bại kinh doanh và hội
chứng Poppy cao (Begley & Tan, 2001; Kirkwood, 2007). Bên cạnh đó, một vài
nghiên cứu cho rằng chi phí thất bại có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định kinh
doanh và hành vi của doanh nhân (Shepherd & Patzelt, 2017).
Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, chi phí thất bại được
đề cập đến như một biến độc lập tác động vào ý định tái khởi nghiệp của doanh
nhân sau thất bại. Do vậy, tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu về chi phí
thất bại của doanh nhân dưới góc độ phương pháp nghiên cứu và các kết quả
nghiên cứu chính mà các học giả đã khám phá và kết luận. Tổng quan các

cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội thị trường
nhưng lại không trực tiếp quản trị doanh nghiệp mà thuê người khác nên vẫn có
thể đi làm tại các doanh nghiệp khác (Smallbone và Welter, 2006).
Gartner (1988) cho rằng khởi nghiệp kinh doanh là quá trình tạo ra
doanh nghiệp mới và khởi nghiệp kinh doanh là quá trình nhận dạng, đánh giá
và khai thác cơ hội kinh doanh (Shane và Venkataraman, 2000). Hai cách tiếp
cận này xem xét đến những bước ban đầu của quy trình khởi nghiệp chứ
chưa nhìn toàn diện đời sống của doanh nghiệp sau khi khởi sự. Khi bắt đầu
khởi nghiệp, các cá nhân dành nhiều thời gian và nỗ lực để lập kế hoạch, đo
lường và giả định các rủi ro tài chính, tâm lý và xã hội. Điều gì thúc đẩy các
doanh nhân đầu tư nhiều công sức cho một hành trình dài tìm đến thành công?
17


Mặc dù, nhiều người thích kinh doanh, hay có sự hỗ trợ, tài trợ, nhưng chỉ có
một số người bắt tay vào khởi nghiệp thực sự. Các đặc tính cá nhân, hành vi
của cá nhân, bản chất, loại hình kinh doanh mới thành lập và đặc điểm của môi
trường kinh doanh là những yếu tố quyết định đối với hoạt động của doanh
nghiệp (Gartner, 1988).
Ở Việt Nam, vấn đề khởi nghiệp đã và đang là câu chuyện thời sự kinh tế
của đất nước và nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ trong
những năm gần đây. Việt Nam đã chứng kiến những làn sóng khởi nghiệp đầu
tiên vào những năm đầu thập kỷ 90, mạnh mẽ hơn vào những năm đầu của thế
kỷ XXI, và sẽ đóng vai trò động lực phát triển kinh tế trong những năm sắp tới.
Đặc biệt, hai từ “khởi nghiệp” lần đầu tiên được nêu trong dự thảo văn kiện của
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 (tháng 02/2016), Đảng và Nhà nước ta luôn
đề cao vai trò của khởi nghiệp và được nhấn mạnh là một quốc gia khởi nghiệp,
một Việt Nam khởi nghiệp. Hơn bao giờ hết, tinh thần khởi nghiệp đã được kêu
gọi thúc đẩy mạnh mẽ với sự hỗ trợ từ phía Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
Tại Đại hội Đảng lần thứ 12, vấn đề khởi nghiệp đã được nhấn mạnh:

hơn nhiều so với mức bình quân 12,4% của các nước phát triển dựa trên nguồn
lực, trong đó có Việt Nam.
Số liệu thống kê cho thấy, 90% doanh nhân khởi nghiệp sẽ thất bại.
Nhưng nếu chỉ vì tiếc vốn đầu tư đã bỏ ra và sợ mang tiếng thất bại mà họ cố
gắng cứu giữ những dự án không thành công của mình thì điều đó là hoàn toàn
sai lầm. Có doanh nghiệp bỏ hàng đống tiền để duy trì hoạt động của nhà máy
khi đầu ra cho sản phẩm không có, và hàng tồn đọng chất đầy trong kho. Hay có
doanh nghiệp chấp nhận bỏ tiền tỉ để duy trì quảng cáo và hệ thống phân phối
nhằm cứu một sản phẩm mà hầu như không còn đường cứu vãn. Họ đâu biết
rằng làm như thế không chỉ làm giảm trầm trọng hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp mà còn làm mất thời gian, công sức, chất xám rất lớn cho những dự án
được “cứu” này. Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, lớn mạnh hơn, khi
đối điện với những dự án đã “lỡ” đầu tư nhưng dự đoán sẽ thất bại, thiết nghĩ
doanh nhân phải dám chấp nhận bỏ đi chi phí đã đầu tư, chấp nhận xem đây là
một thất bại của mình và đúc rút ra những bài học từ thất bại và tập trung nguồn
19


lực để tự tin thực hiện những quyết định tái khởi nghiệp mới một cách sáng suốt.
Đó chính là cách hành xử của một doanh nhân có bản lĩnh.
1.1.5. Quyết định khởi nghiệp
Quyết định khởi nghiệp là một hành vi được quyết định sau quá trình xác
định ý định, phân tích cơ hội và năng lực. Theo quan điểm tâm lý, quyết định
khởi nghiệp là trạng thái hành động của doanh nhân mong muốn thiết lập một
doanh nghiệp mới hoặc một quá trình điều khiển mới nhằm gia tăng giá trị của
tổ chức hiện có (Bird, 1988, Wu & Wu, 2008). Quyết định khởi nghiệp được bắt
đầu từ ý định khởi nghiệp với các động cơ kinh doanh được xem xét về lý do tại
sao một số người quyết định tự làm chủ hoặc thành lập kinh doanh, trong khi
những người khác chỉ đơn giản chọn công việc dựa trên tiền lương truyền thống
(Wu & Wu, 2008).

và phát triển; (iii) pháp lý; (iv) văn hóa (Lê Trần Phương Uyên et al, 2015).
Quyết định khởi nghiệp của sinh viên còn chịu sự tác động của các yếu tố như:
giáo dục tại trường Đại học; kinh nghiệm và trải nghiệm; gia đình và bạn bè;
tính cách cá nhân, nguồn vốn (Đỗ Thị Hoa Liên, 2016).
Một vài các nghiên cứu khác khai thác yếu tố tác động đến quyết định khởi
nghiệp của sinh viên bao gồm các nhóm như chương trình giáo dục khởi nghiệp,
môi trường tác động, động cơ, tính cách, tư duy, thái độ, giới tính (Ngô Thị
Thanh Tiên et al, 2016).
1.1.6. Nhận thức sau thất bại (Học tập sau thất bại)
Thất bại mang lại nhiều kinh nghiệm đau đớn và gây tổn hại cho doanh
nhân (Whyley, 1998). Cuộc đời của doanh nhân thất bại đã chứng kiến một số
thay đổi lớn với những kinh nghiệm đó, nhưng họ cũng có một kiến thức tiềm
năng rất lớn và các bài học (Cardon & McGrath, 1999, Cope, 2011) cho doanh
nhân thất bại học để có được thành công hơn trong tương lai nghề nghiệp của
họ. Cuộc sống của doanh nhân được định nghĩa là việc họ kết hợp các nguồn lực
theo những cách thức mới và nguy hiểm (Peng & amp; Barney, 2007,
Schumpeter, 2008, Sehumpeter, 1942) và những người có tiềm năng để tăng
thêm giá trị cho xã hội thông qua những nỗ lực này (Peng & amp; Barney,
2007). Kinh nghiệm của thất bại có thể được xem như là nguồn cho doanh nhân
thất bại để phát triển kỹ năng và kiến thức của họ có thể hữu ích trong các hoạt
21


động kinh doanh (McGrath, 1999, Minniti & Bygrave, 2001; Politis & amp;
Gabrielsson, 2009). Nhưng khi công việc kinh doanh xảy ra, Sitkin (1992) lập
luận rằng đó là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho doanh nhân thất bại để tìm
hiểu một số bài học hữu ích mà các doanh nhân thành công đã không có cho đến
khi họ thất bại.
Sự kết nối giữa thất bại kinh doanh và học tập kinh doanh đã thu hút được
sự quan tâm học thuật quan trọng từ quản lý (Brunstein et Gollwitzer (1996),

không còn khiến họ có những cảm xúc tiêu cực nữa. Bên cạnh mối quan hệ này,
một nghiên cứu tiến hành bởi đã kết luận rằng việc phục hồi bao gồm ba giai
đoạn liên quan mật thiết với nhau. Các nghiên cứu trước đây chỉ đề cập đến mối
quan hệ giữa thất bại trong kinh doanh và sự phục hồi, mà chưa xem xét mối
quan hệ trực tiếp giữa những chi phí thất bại, bao gồm chi phí xã hội và chi phí
tâm lý với quyết định tái khởi nghiệp của doanh nhân.
Trong nghiên cứu về đề tài doanh nhân, đề tài khởi nghiệp với doanh
nhân, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam thường tập trung nghiên cứu đơn lẻ trên
một khía cạnh nào đó về doanh nhân, các yếu tố quyết định thành công của
doanh nhân hoặc các bài học kinh nghiệm của doanh nhân thành công. Số lượng
các nghiên cứu về sự thất bại của doanh nhân, chi phí thất bại và các yếu tố ảnh
hưởng tới sự thất bại của doanh nhân còn hạn chế. Đặc biệt là chưa có một
nghiên cứu nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi phí thất bại với quyết định
tái khởi nghiệp của doanh nhân sau thất bại.
Với môi trường Việt Nam, hàng năm số lượng mới thành lập theo thống
kê là rất lớn, bên cạnh đó số doanh nghiệp đóng cửa cũng là một con số phải
nhìn lại. Nguyên nhân thất bại thì có nhiều, song số doanh nhân thất bại và quyết
định khởi nghiệp lại trong những năm gần đây là khá lớn. Thực tế cho thấy
nhiều doanh nhân thành đạt hiện nay tại Việt Nam và thế giới đều bắt đầu tái
khởi nghiệp lại sau quá trình kinh doanh thất bại như Bill Gates, Harland David
Sanders, Nguyễn Mạnh Hà, Lê Hồng Minh, Trần Ngọc Thái Sơn, Nguyễn Đức
Tài… Trong các bài phỏng vấn, họ đều có quan điểm cho rằng thất bại tạo động
lực để họ bắt đầu lại. Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí thất bại
với quyết định tái khởi nghiệp của doanh nhân Việt Nam là một vấn đề mới
chưa được nghiên cứu một cách khoa học ở Việt Nam.

23


Tổng hợp từ tình hình nghiên cứu và thực tiễn trên thế giới và Việt Nam,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status