skkn một số BIỆN PHÁP rèn nề nếp THÓI QUEN CHO TRẺ 24 36 THÁNG - Pdf 59

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỈ THUẬT
ĐỀ TÀI:

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN NỀ NẾP THÓI QUEN
CHO TRẺ 24-36 THÁNG”

Lệ Thuỷ, tháng 9 năm 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỈ THUẬT
ĐỀ TÀI:

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN NỀ NẾP THÓI QUEN
CHO TRẺ 24-36 THÁNG”

Họ và tên: Nguyễn Thanh Thuỷ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường mầm non Công ty cổ phần Lệ Ninh

Lệ Thuỷ, tháng 9 năm 2018


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân giàu

vòng tay yêu thương của bố mẹ đến với cô giáo và các bạn. Theo tôi nghĩ, đây
không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp nói
chung.
Từ các cơ sở nêu trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn
luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 24-36 tháng” làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm
học 2018-2019.
Điểm mới của đề tài sáng kiến cải tiến kỉ thuật:
Có thể thấy đây là đề tài được nhiều người quan tâm nên đã có nhiều đồng
nghiệp nghiên cứu về lĩnh vực này, song mỗi đề tài đề cập đến những khía cạnh
khác nhau của việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ nhà trẻ để phù hợp với tình hình
thực tế ở đơn vị. Đối với sáng kiến cải tiến kỉ thuật của tôi, bản thân tôi đã suy nghĩ
tìm hiểu về thực trạng của từng trẻ. Từ đó nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp
giúp trẻ có được những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể
lực và kiến thức. Đồng thời, hình thành và phát triển nhân cách tốt nhất cho trẻ, tạo
tiền đề cho trẻ vững vàng, tự tin hơn.
Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp, thói quen
cho trẻ nhà trẻ phải được chú trọng thường xuyên, liên tục và không ngừng được
đổi mới. Trước hết phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích
hợp. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nắm bắt về
việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ. Động viên khuyến khích trẻ và nêu gương
tốt thông qua các hoạt động trong ngày. Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên
trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi. Rèn luyện bằng tình cảm giữa cô và trẻ.
Tăng cường làm thêm nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp, tạo môi trường học tập cho trẻ.
Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với gia đình.
Vì vậy, cô giáo phải thường xuyên bồi dưỡng, thường xuyên được tiếp thu đầy
đủ các chuyên đề, tiếp cận với cái mới một cách kịp thời để thực hiện việc chăm
sóc- giáo dục trẻ


1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến cải tiến kỉ thuật:

quen cất
đồ dùng
đồ chơi

12

6/12

4/12

5/12

Thói
Thói
quen nề
quen nề
nếp nếp - giờ
giờ ngủ
ăn
5/12

4/12

Thói
quen nề
nếp giờ vui
chơi

Thói
quen nề

Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều, cho rằng lứa tuổi này việc rèn
luyện nề nếp, thói quen chưa quan trọng đối với trẻ.
2.2. Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 24-36 tháng
2.2.1. Biện pháp thứ nhất: Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có
biện pháp thích hợp.
Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ là vấn đề trọng
tâm thì cô giáo cần tiến hành tổ chức để đưa các cháu đi vào nề nếp thói quen ở
mọi lúc, mọi nơi. Vì thế, mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải nghiên cứu,
lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp xếp
chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý:
- Trẻ hiếu động cá biệt ngồi cạnh cô giáo để dễ quan sát.
- Trẻ nhút nhát, chậm chạp ngồi cạnh trẻ mạnh dạn và nhanh nhẹn.
- Trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình.
- Trẻ hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan.


Cô động viên khích lệ kịp thời sự tiến bộ đối với những trẻ hiếu động, cá biệt
khi thấy trẻ ngoan hơn.
2.2.2. Biện pháp thứ hai: Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn và khả năng nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ
Luôn học tập và nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết và “Quy chế
nuôi dạy trẻ” của cấp trên đề ra để có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn.
Tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do Phòng, Cụm liên trường và nhà
trường tổ chức.
Thường xuyên tìm tòi sách báo, nghiên cứu và tìm hiểu thêm về tầm quan
trọng của việc đưa trẻ vào nề nếp, thói quen trong học tập, trong sinh hoạt hàng
ngày của trẻ.
Tham gia tốt các đợt thao giảng, dự giờ bạn đồng nghiệp để học hỏi thêm kinh
nghiệm về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho bản thân.
Thường xuyên rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ phù hợp, đúng quy trình của

một số nề nếp chưa tốt hay trong lớp còn một vài cháu hay nhõng nhẽo, không
nghe lời cô giáo do sự nuông chiều của ông bà, bố mẹ ... tôi dựa vào lúc có điều
kiện để giúp trẻ có thể học tập, bắt chước gương tốt. Tôi đã tranh thủ cơ hội đó để
thay đổi trẻ bằng mọi hình thức. Từ sự giúp đỡ của cô giáo mà tính nhõng nhẽo của
trẻ mất dần. Được cô tạo điều kiện giúp đỡ, được rèn luyện mà trẻ đã thực sự hoà
nhập vào nề nếp, khuôn khổ của tập thể lớp một cách thoải mái, dễ dàng và tự tin.
2.2.4. Biện pháp thứ tư: Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong
mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi.
Hàng ngày, các cháu đến lớp với các nội dung hoạt động: Giờ ăn, giờ ngủ, vệ
sinh, học tập vui chơi, giờ đón - trả trẻ...mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ
được rèn luyện. Đối với độ tuổi này, để đưa các cháu vào nề nếp thói quen đâu phải
là chuyện dễ và đơn giản, không chỉ là ngày một ngày hai mà cả một thời gian dài
và liên tục. Thực tế các cháu còn rất bé chưa có ý thức được như các anh chị lớn
tuổi, điều này cũng là thử thách cho cô giáo. Muốn tạo cho trẻ có được thói quen
thường xuyên, cô giáo phải thực sự là người mẹ hiền thứ hai của con trẻ, phải luôn


nhẹ nhàng, gần gũi, yêu thương trẻ, coi trẻ như con của mình để uốn nắn trẻ. Ngoài
ra, thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện...trò chơi có nội dung nói về nề nếp
thói quen, tôi cũng có thể lồng ghép đưa vào mọi lúc, mọi nơi phần nào giúp trẻ
liên hệ tới bản thân mà ngoan hơn, biết vâng lời cô giáo hơn, từ đó có thói quen nề
nếp tốt hơn..
Ví dụ:
- Rèn cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua các bài hát như: Bé ngoan, Lời
chào buổi sáng, Mẹ yêu không nào, Nu na nu nống; Thông qua bài thơ: Miệng
xinh, Chào; Hoặc thông qua câu chuyện: Cháu chào ông ạ!
- Thông qua bài thơ, bài hát giúp trẻ hình thành thói quen thu dọn đồ chơi sau
khi chơi xong như: “ Bạn ơi hết giờ rồi.
Nhanh tay cất đồ chơi.
Nhẹ tay thôi bạn nhé!

Đa số trẻ ở độ tuổi này chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ, yêu thương của bố mẹ, gia
đình và những người thân yêu quanh bé nên khi mới nhập lớp các cháu còn mang
một tâm trạng lưu luyến nhớ bố mẹ và những người thân. Khi đến lớp quanh bé đều
lạ lẫm, lúc này bé rất cần tình cảm sự âu yếm, nhẹ nhàng.
Ví dụ: Những ngày đầu trẻ mới đến lớp còn bỡ ngỡ có khi trẻ còn khóc, tôi bế
trẻ âu yếm vỗ về trò chuyện, hát đọc thơ cho trẻ nghe và cho trẻ xem tranh, kể
chuyện qua tranh cho trẻ nghe. Thông qua nội dung các bức tranh với lời kể nhẹ
nhàng đầy tình cảm cuốn hút trẻ vào câu chuyện để trẻ quên đi nỗi nhớ nhà, gây
cho trẻ lòng ham muốn đến lớp được múa hát, vui chơi và được nghe cô kể chuyện
Hay những buổi đầu trẻ ăn cơm tại trường, ngủ tại trường trẻ còn bướng bĩnh,
uốn vặn. Tôi phải ân cần, dỗ dành bón từng thìa cơm, thìa cháo, ẵm và ru trẻ vào
giấc ngủ. Ngày qua ngày, trẻ đã quen với giờ ăn thì tôi hướng dẫn, khuyến khích trẻ
ngồi vào bàn tự cầm thìa xúc cơm ăn và giờ ngủ thì nằm vào đúng gối của mình để
ngủ, khi ngủ dậy biết tự mình xếp gối vào tủ gọn gàng.
2.2.6. Biện pháp thứ sáu: Tăng cường làm thêm nhiều đồ dùng đồ chơi
đẹp, tạo môi trường học tập cho trẻ.


Trẻ mầm non nói chung và trẻ 24 -36 tháng tuổi nói riêng đến lớp trẻ được
hoạt động dưới nhiều hình thức: “Học mà chơi, chơi mà học”, học ở mọi lúc mọi
nơi. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ
thì bản thân tôi không ngừng sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có để làm Đồ
dùng, Đồ chơi đảm bảo tính thẩm mĩ, sáng tạo hấp dẫn, đảm bảo tính an toàn cho
trẻ sử dụng hợp lý, phù hợp với nội dung, với độ tuổi. Đồ dùng, đồ chơi sắp xếp
gọn gàng, vừa tầm với trẻ dễ thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái và vui
vẽ.
Ví dụ: Cháu mới nhập lớp đang còn khóc vì nhớ Bố, Mẹ, nhớ người thân...tôi
có thể bế cháu đến các góc chơi cho trẻ xem tranh vẽ cảnh: Cô và các bạn đang xếp
nhà cho Búp Bê. Để trẻ tập trung vào xem tranh mà quên đi nỗi nhớ nhà thì tôi có
thể đàm thoại với trẻ, chỉ vào hình ảnh và hỏi trẻ: “Tranh vẽ về ai đây? Còn đây là

các giáo viên trong trường, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà
trường, sự phối hợp của các bậc phụ huynh, gia đình cũng như các Ban - Ngành.
Tôi đã sử dụng các biện pháp nói trên một cách hợp lý nên đến nay trẻ đã thực sự
thích được đến lớp, có nề nếp tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn và tự tin, biết
làm một số việc đơn giản phục vụ bản thân, có thói quen chào hỏi, vâng lời bố mẹ
và cô giáo...cụ thể:
TT
Nội dung
1 Trẻ có thói quen nề nếp đi học chuyên cần
2 Trẻ có thói quen chào hỏi, lễ phép và vâng lời
3 Trẻ có thói quen nề nếp vệ sinh sạch sẽ, đúng nơi quy

Số lượng
12/12
12/12
12/12

Tỷ lệ
100
100
100

4

định
Trẻ có thói quen nề nếp biết ăn uống, sạch sẽ, tự phục

11/12

91,7

tham gia vào hoạt động
Trẻ có thói quen nề nếp giờ chơi không tranh giành

11/12

91,7


đồ chơi, không đánh bạn, đoàn kết với các bạn khi
chơi
Những kết quả đạt được ở trên không phải làm tôi mãn nguyện mà tôi sẽ lấy
đó làm động lực thôi thúc mình cố gắng hơn nữa để rèn luyện nề nếp, thói quen cho
con trẻ trong những năm học tiếp theo.
* Bài học kinh nghiệm:
Từ việc thực hiện áp dụng các biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ ở
nhóm 24-36 tháng, tôi đã thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Qua đây, bản
thân tôi cũng đã rút ra một số kinh nghiệm giúp rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu
cho trẻ đạt kết quả tốt như sau:
1. Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp. Đặc biệt
quan tâm đến trẻ cá biệt không kỳ thị giữa trẻ này với trẻ khác.
2. Muốn rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ được tốt thì trước hết cô giáo phải
không ngừng tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, thao giảng, dự giờ để đúc rút kinh
nghiệm cho bản thân. Tìm tòi sách báo nghiên cứu và tìm hiểu thêm về tầm quan
trọng của việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ nhà trẻ.
3. Động viên khuyến khích trẻ và nêu gương tốt thông qua các hoạt động
trong ngày. Bản thân giáo viên luôn là tấm gương tốt, lời ăn tiếng nói phải mẫu
mực, hành vi văn hoá. Khen chê đúng mực và biết tôn trọng trẻ.
4. Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi
nơi. Cô tạo mọi cơ hội cho trẻ được tự làm một số việc phù hợp với khả năng của

* Đối với nhà trường
- Tham mưu với lãnh đạo các cấp có sự hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết
bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các cháu.
- Tổ chức một số chuyên đề trọng tâm về bồi dưỡng đội ngũ, đổi mới phương
pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
*Đối với giáo viên:


- Xây dựng kế hoạch học tập nghiên cứu tài liệu để bồi dưỡng nâng cao trình
độ cho bản thân.
- Luôn rèn luyện trau dồi đạo đức tác phong nhà giáo, tâm huyết trách nhiệm
cao với nghề.
- Có ý thức học tập vươn lên, đổi mới hình thức học để đưa lại hiệu quả
trong quá trình đào tạo bồi dưỡng.
- Tranh thủ mọi thời gian để tham khảo nghiên cứu tài liệu vận dụng vào
thực tiễn trong công tác.
Trên đây là một số biện pháp của bản thân tôi trong quá trình thực hiện công
tác giáo dục rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ nhà trẻ tại trường mầm non. Từ kết
quả của việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ nhà trẻ trong năm học 2018-2019
bước đầu có những hiệu quả tích cực đối với giáo viên. Bản thân thấy vẫn còn
nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm biện pháp, đúc rút kinh nghiệm ở các
bạn đồng nghiệp, để tổ chức giảng dạy cho trẻ có kết quả tốt hơn, rất mong sự giúp
đỡ của đồng nghiệp, hội đồng khoa học các cấp bổ sung để bản sáng kiến hoàn
thiện hơn nhằm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG MẦM NON CÔNG TY CỔ PHẦN LỆ NINH



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status