NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CƠ BẢN - Pdf 63

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CƠ BẢN.
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÂY LẮP.
1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán.
XDCB là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra
cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Thông thường, công tác XDCB do các đơn vị xây
lắp nhận thầu tiến hành. Ngành sản xuất này có các đặc điểm đó là:
- Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp,
mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài. Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất
thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công.
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ
trước, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm thể hiện không rõ ràng.
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển
theo địa điểm đặt sản phẩm.
- Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ biến theo
phương thức “khoán gọn” các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc
cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội, xí nghiệp…). Trong giá khoán gọn, không
chỉ có tiền lương mà còn có các chi phí về vật liệu, công cụ- dụng cụ thi công, chi phí
chung của các bộ phận nhận khoán.
1.1.2. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây
lắp.
Kế toán chi phí sản xuất nhất thiết được phân theo từng khoản mục chi phí từng
hạng mục công trình cụ thể. Qua đó thường xuyên so sánh, kiểm tra thực hiện dự toán chi
phí, xem xét nguyên nhân vượt hụt dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh.
- Việc lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm phải theo
từng khoản mục hay giai đoạn của hạng mục.
- Giá thành công trình lắp đặt không bao gồm giá trị bản thân thiết bị do chủ đầu tư
đưa vào lắp đặt mà chỉ bao gồm những khoản chi phí do doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên
quan đến xây lắp công trình. Vì vậy khi nhận thiết bị được chủ đầu tư bàn giao để lắp đặt

1.2.2.2. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Toàn bộ chi phí NVL chính, phụ, nhiên liệu…
tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất thi công, xây lắp chế tạo sản phẩm hay thực hiện
lao vụ dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các tiền lương, phụ cấp theo lương, các
khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
- Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí vật liệu, tiền lương và các khoản phụ cấp
theo lương, tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa
chữa máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
1.2.2.3. Phân loại theo cách thức kết chuyển của chi phí
- Chi phí sản phẩm: là chi phí gắn với sản phẩm được sản xuất ra hay sản phẩm
được mua về
- Chi phí thời kì: là chi phí làm giảm lợi tức của một kì nào đó
1.2.2.4. Phân loại theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng công việc hoàn thành,
sản phẩm hoàn thành.
- Biến phí: là chi phí thay đổi về tổng số khi khối lượng sản phẩm, công việc hoàn
thành thay đổi.
- Định phí: là chi phí không đổi về tổng số khi khối lượng sản phẩm hoặc công việc
hoàn thành thay đổi.
- Chi phí hỗn hợp: là những chi phí bao gồm các yếu tố biến phí lẫn định phí như:
chi phí điện nước ở mức độ hoạt động căn bản.
1.3. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÂY LẮP.
1.3.1. Khái niệm
Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động
vật hóa và chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn
thành khối lượng xây lắp, công trình, hạng mục công trình hoàn thành toàn bộ, giá thành
xây lắp mang tính chất cá biệt, mỗi công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp
khi đã hoàn thành đều có giá thành riêng.
1.3.2. Phân loại

phép tính vào giá thành. Nó được xác định vào cuối kỳ kinh doanh. Việc so sánh giá thành
thực tế với giá thành dự toán cho phép đánh giá trình độ quản lý và sử dụng chi phí của
doanh nghiệp xây lắp này với doanh nghiệp xây lắp khác. Nếu so sánh giá thành kế hoạch
với giá thành thực tế, ta có thể đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất và trình độ quản lý. Từ đó
đưa ra những ý kiến đóng góp cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra sản phẩm xây lắp còn có các loại giá thành sau:
+ Giá đấu thầu xây lắp: Là một loại giá thành dự toán mà chủ đầu tư đưa ra để các đơn
vị xây lắp làm căn cứ xác định giá đấu thầu của mình với nguyên tắc giá đấu thầu công tác
xây lắp nhỏ hơn hoặc bằng giá dự toán, đáp ứng tiết kiệm nguồn vốn đầu tư.
+ Giá hợp đồng xây lắp: là loại giá thành dự toán xây lắp ghi trong hợp đồng kinh tế
được ký kết giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư sau khi thỏa thuận giao nhận thầu. Về
nguyên tắc giá hợp đồng xây lắp phải nhỏ hơn hoặc bằng giá đấu thầu công trình xây lắp.
1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
SẢN PHẨM XÂY LẮP
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm xây lắp. Chúng là hai mặt khác nhau của quá
trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí của quá trình sản xuất còn giá thành
sản xuất sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất và giá thành sản xuất
sản phẩm đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp
bỏ ra trong quá trình sản xuất. Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kì và cuối kì bằng nhau thì
tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Tổng giá thành sản
xuất sản phẩm
=
Chi phí sản
xuất dở
dang đầu kỳ
+

nhiều giai đoạn nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định là
từng công trình, hạng mục công trình hay theo từng đơn đặt hàng.
1.5.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Vì đối tượng hạch toán chi phí nhiều và khác nhau do đó có nhiều phương pháp hạch
toán chi phí sản xuất khác nhau. Thông thường kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các
doanh nghiệp thực hiện theo hai phương pháp chủ yếu sau:
 Phương pháp trực tiếp
Được áp dụng với những chi phí trực tiếp, là những chi phí chỉ liên quan đến một đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất. Khi có chi phí phát sinh thì căn cứ vào các chứng từ gốc ta
tập hợp từng chi phí sản xuất cho từng đối tượng sản xuất.
Trường hợp doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình hay
hạng mục công trình thì hàng tháng căn cứ vào các chi phí phát sinh có liên quan đến công
trình hay hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình đó.
Phương pháp này đảm bảo tập hợp chi phí sản xuất cho đối tượng một cách chính xác,
cung cấp số liệu chính xác cho việc tính giá thành của từng công trình, hạng mục công
trình và có tác dụng tăng cường kiểm tra giám sát chi phí sản xuất theo các đối tượng áp
dụng phương pháp này với công tác hạch toán ban đầu phải thực hiện chặt chẽ, phản ánh
ghi chép cụ thể rõ ràng chi phí sản xuất theo từng đối tượng chịu chi phí.
 Phương pháp phân bổ gián tiếp
Theo phương pháp này chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất, hạch toán ban đầu không thể ghi chép riêng cho từng đối tượng phải lựa chọn
phương pháp phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, áp
dụng phương pháp phân bổ gián tiếp được tiến hành theo các bước sau:
- Tập hợp chi phí liên quan đến nhiều đối tượng
- Xác định hệ số phân bổ trên cơ sở tiêu chuẩn phân bổ hợp lý theo công thức:
H =
C
T
Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí
C: Tổng chi phí cần phân bổ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status