CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - Pdf 63

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Định hướng thu hút đầu tư của Hà Nội giai đoạn 2008-2015
Thành phố thực hiện phưong châm “Hãy làm hết sức mình để giành sự thuận lợi
cao nhất cho nhà đầu tư” và quán triệt các đặc điểm sau:
- Thực hiện nhất quán, ổn định, lâu dài các chính sách thu hút các nguồn lực bên
ngoài, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khi xây dựng và triển khai các kế
hoạch, quy hoạch, đề án phát triển kinh tế đất nước và địa phương, vĩ mô và vi mô,
ngắn trung và dài hạn cần coi nguồn vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hữu cơ cấu
thành, không thể tách rời của nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ, phát huy hiệu quả các
nguồn vốn đầu tư: Nhà nước- ngoài Nhà nước, trong nước – ngoài nước, đầu tư trực
tiếp – gián tiếp…
- Đồng bộ hóa các giải pháp thu hút đầu tư, tạo thuận lợi và bình đẳng tối đa, đồng
thời đáp ứng cao nhất các yêu cầu hội nhập đã cam kết, tạo những ưu đãi mọi mặt
không thua kém mức cao nhất của các nước trong khu vực về môi trường đầu tư.
Dành sự quan tâm và ưu tiên đối với các dự án lớn, nhà đầu tư lớn có tiềm lực về tài
chính, nắm công nghệ nguồn và phù hợp với định hướng phát triển.
- Cần kết hợp chặt chẽ, hiệu quả dòng đầu tư nước ngoài với các nguồn vốn đầu tư
phát triển khác, nhất là nguồn vốn trong nước. Để phát triển kinh tế xã hội, đất nước
cần nhiều vốn để hợp lưu từ các dòng chuyển khác nhau: nhà nước – ngoài nhà
nước, đầu tư gián tiếp – đầu tư trực tiếp… song không thể tách rời chức năng và
môi trường hoạt động của từng loại vốn mà cần hòa nhập chúng một cách hài hòa
đem lại hiệu quả cao.
Cần định hướng, khuyến khích và chủ động tổ chức gắn kết, hợp tác, hỗ trợ kinh tế
lẫn nhau giữa các loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế trong toàn bộ nền
kinh tế, trong từng ngành, từng địa phương, từng dự án đầu tư phát triển, cả đầu tư
trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
- Đề cao phát triển bền vững trong thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư nước
ngoài càng nhiều càng tốt nhưng không phải bằng mọi giá mà cần gắn với quy
hoạch, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế;

lâu dài cho các hoạt động đầu tư.
Thứ hai: Chúng ta đã có được những kế hoạch và chương trình chủ động, có hiệu quả. Xác
định được xúc tiến đầu tư cũng như xúc tiến thương mại là nhiệm vụ và trách nhiệm của
các cơ quan Nhà nước, các Bộ, ngành, các tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp, chúng ta
đã thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại các Bộ, ngành, Tổng công ty và đặt các cơ quan
đại diện nước ta tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động vận động thu hút
đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ ngoại giao, Bộ thương mại đã tổ chức phối hợp
nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước và các tập đoàn đa
quốc gia, các tập đoàn và công ty lớn và đề ra chính sách vận động thu hút đầu tư phù hợp
cho giai đoạn hiện tại và kịp thời điều chỉnh các đối sách trong quá trình nghiên cứu luật
pháp, chính sách và biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực.
Trên cơ sở quy hoạch ngành, sản phẩm, lãnh thổ và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư
được phê duyệt, các ngành, các địa phương đã chủ động tiến hành vận động, xúc tiến đầu
tư một cách cụ thể, trực tiếp đối với từng dự án, trực tiếp với từng tập đoàn, công ty, nhà
đầu tư có tiềm năng.
Các Bộ, ngành, cơ quan đã có sự tập trung chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời các nhà đầu tư hiện
đang có dự án hoạt động giúp họ giải quyết tốt các vấn đề phát sinh. Đây là việc làm có ý
nghĩa quan trọng để vận động có hiệu quả và có sức thuyết phục nhất đối với các nhà đầu
tư mới.
Các cơ quan xúc tiến cũng đã đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư, lập các Website,
tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ với các
nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba là với cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng đồng bộ, hiện đại, hạ tầng giao thông vận tải
khá phát triển, có mặt và có điều kiện phát triển đủ loại hình, phương thức giao thông đối
nội, đối ngoại ( đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không ) nối với các cửa
khẩu quốc tế, đã có sự phát triển bước đầu liên thông, hình thành các mạng lưới, tuyến giao
thông vận tải dọc ngang tren toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nối liền với các vùng
khác trong cả nước; với quy mô dân số tương đối lớn và thêm vai trò là đầu mối tiếp cận
thị trường các tỉnh miền Bắc Việt Nam, phía Tây – Nam Trung Quốc và nước láng giềng

trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư.
Hà Nội là nơi tập trung các trường đại học, dạy nghề, viện nghiên cứu và các cơ sở vật chất
khoa học – công nghệ lớn nhất cả nước; trên địa bàn Thành phố có 49 trường đại học, cao
đẳng chiếm 60% cả nước, 34 trường trung học chuyên nghiệp, 41 trường dạy nghề, 112
viện nghiên cứu, với khoảng 34% lao động được đào tạo có bằng cấp, so với mức 10-12%
của cả nước.
Ngoài ra, do các yếu tố lịch sử để lạivà sự phát triển phân công lao động xã hội, nên Hà
Nội và các địa phương lân cận còn là nơi tập trung mật độ cao nhièu trung tâm, doanh
nghiệp, công nghiệp đa dạng, quan trọng, hiện đại, cũng như nhỉều cơ sở làng nghề tiểu thủ
công nghiệp truyền thống có khả năng tiềm tàng mở rộng sự phát triển tren cơ sở tăng
cường sự đầu tư và hiện đại hóa trang thiết bị. Nhiều sản phẩm có bề dày lịch sử, đặc trưng
cho văn hóa và tài trí của nhân dân và các địa phương Bắc Bộ, có sức cạnh tranh trên thị
trường nội địa và có triển vọng trên thị trường nước ngoài. Chẳng hạn, sản phẩm dệt may
hiện là một trong năm sản phẩm chủ lực của công nghiệp Hà Nội, đồng thời cũng là một
trong 11 nhóm hàng Việt Nam có triển vọng lớn khi thâm nhập thị trường Mỹ.
Cũng cần thấy rằng, bản thân cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội với tỉ lệ dịch vụ và công
nghiệp chiếm hơn 98% GDP là cơ cấu tiến bộ, khá gần gũi với cơ cấu của nhiều nền kinh
tế phát triển trên thế giới. chính cơ cấu này cùng với những năng lực công nghiệp và cơ sở
vật chất kĩ thuật khác đã tích lũy được hoặc chưa được khai thác hết đang và sẽ tạo nền
tảng và để đẩy nhanh hơn công cuộc công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nói
chung, cả hiện tại và tương lai, cả ở cấp vĩ mô và vi mô. Ngay cả tỷ lệ nông nghiệp cuả Hà
Nội tuy chiếm 1,7 % GDP song đa số được sản xuất chuyên canh tập trung tại những vùng
hoặc trang trại truyền thống hoa màu, trồng cây công nghiệp, hoa, quả đặc sản, các loại gia
cầm, gia súc có sức tiêu thụ cao trên thị trường, tạo nguồn hàng tập trung cho công nghiệp
chế biến nông sản, thực phẩm, đáp ứng thị trường trong nước và có thể xuất khẩu nêu được
đầu tư quan tâm.
Thứ năm, với việc hình thành, từng bước hoàn thiện hệ thồng cơ chế, chính sách kinh tế thị
trường định hướng XHCN, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã có nhiều nỗ lực cải
thiện môi trường đầu tư, tích lũy được nhiều kinh nghiệm đắt giá trong thực tiễn thu hút
đầu tư nước ngoài, tạo được một môi trường đầu tư tương đối cạnh tranh so với nhiều

mút giao thông đối nội và đối ngoại trong vùng đều còn lạc hậu hoặc mới sửa chữa, nâng
cấp, song chưa dồng bộ và hiện đại hóa. Thành phố Hà Nội lại cách khá xa cảng biển, xe
chở hàng đi qua Thành phố bị hạn chế cả về thời gian và lưu lượng…) Bản thân tổng công
suất các nguồn điện, nước sạch hiện có cũng chưa đủ thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt và sản
xuất hiện nay trong địa phương… Ngoài ra, còn có thể kể thêm những bất lợi khác đang
gia tăng mà Hà Nội cần xử lý trong quá trình tăng cường thu hút đầu tư nnhư tình trạng
tăng sức ép thất nghiệp và căng thẳng xã hội. Các yếu tố đó dẫn đến môi trường đầu tư
nước ngoài tại Hà Nội có nguy cơ mất dần tính cạnh tranh so với cấc địa phương khác
trong cả nước cũng như các nước khác trong khu vực và quốc tế, đặc biệt đối với một số
ngành sản xuất công nghiệp. Như về nhân lực mặc dù Hà Nội được đánh giá là điạ phương
tập trung một tỉ lệ lao dộngđược đài tạo cao so với cả nước (trên 20% số người tốt nghiệp
đại học và cao đẳng, trên 70% thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư của cả nước) thì lực
lượng lao động Thủ Đô qua đào tạo cũng mới chỉ chiếm khoảng 46% số lao động đang làm
việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Trong đó số công nhân kĩ thuật và kĩ sư thực hành
cao còn thiếu nhiều, như trong công nghiệp, chỉ có chưa đến 7% tổng số lao động là bậc 7,
còn trên 20% là không có tay nghề.
Chất lượng đầu ra ở các bậc giáo dục phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học còn thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà tuyển dụng. Số
lao động có trình độ cao, có kỹ thuật chủ yếu tập trung trong khu vực hành chính, trong khi
số lao động có trình độ cao ở khu vực ngoài quốc doanh, khu vực dich vụ và nông nghiệp
còn thấp. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý kinh tế vừa yếu, vừa thiếu, không đáp ứng được nhu
cầu về số lượng, chất lượng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, các cơ chế chính sách, điều kiện cần thiết của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa đã được quan tâm xây dựng và hình thành bước đầu môi trường đầu tư
tương đối thuận lợi cho đàu tư trực tiếp nước ngoài, song chưa thật sự hoàn chỉnh, chưa
đồng bộ còn nhiều khiếm khuyết. Nhiều mặt trái, tiêu cực của nền kinh tế thị trường có thể
tác động tiêu cực đến thu hút đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết triệt để như nạn
buôn lậu, gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quyền sở hữu công
nghiệp, nạn hàng giả, hàng nhái và những gian lận trong chấp hành chế độ kế toán, thuế và
tín dụng khác… cho đến nay, trên phạm vi toàn quốc, cũng như phạm vi Thủ đô, cơ chế thị

Thứ ba, là nhứng bất cập về thủ tục hành chính, cơ chế quản lý điều hành kinh tế vĩ mô:
trước hết việc phân định nghĩa vụ và trách nhiệm giữa các phòng ban liên quan trong các
cơ quan xúc tiến đầu tư còn chưa rõ ràng nên hiệu quả hoạt động còn chưa đựợc phát huy
tối đa. Sự chồng chéo trong hoạt động và lãng phí cùng xuất phát từ cơ cấu tổ chức này.
Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư còn lỏng
lẻo. Các địa phương chủ yếu vẫn tự đặt ra các chiến lược của riêng mình dựa trên cơ sở
những yêu cầu đầu tư cũng như tiềm năng của mỗi địa phương mà không có sự giúp đỡ,
chỉ đạo cụ thể từ cơ quan Trung ương.
Chính sách thuế nhập khẩu và thủ tục hải quan Việt Nam thường lạc hậu, chậm thay đổi,
không phù hợp với thông lệ quốc tế, không khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp
tăng tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm nhập khẩu (ví dụ: thuế nhập khẩu hàng nguuyên chiếc
một số sản phẩm cơ khí và điện tử thấp hơn cả thuê mua nhập khẩu linh kiện, bán thành
phẩm…)
Thứ tư, các doanh nghiệp trong nước nhìn chung có quy mô, nguồn vốn kinh doanh bé,
năng lực công nghệ và sản xuất các sản phẩm chuyên sâu rất thấp so với nước ngoàii nên
không có nhiều khả năng hợp tác, phân công, liên kết, liên doanh sản xuất với các doanh
nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam, nên các doanh nghiệp nước ngòai gặp nhiều khó
khăn khi triển khai dự án đầu tư sản xuất tại Việt Nam, bắt buộc phải nhập khẩu nguyên
liệu, linh kiện, bán thành phẩm hoặc đưa thêm các doanh nghiệp phụ trợ vào, chậm đạt
được mục tiêu tối đa hóa chi phí sản xuất. Có thể nói đa phần các nguyên liệu để sản xuất
những sản phẩm công nghiệp của Hà Nội đều phải nhập từ tỉnh xa hoặc từ nước ngoài
(Theo ước tính của Hiệp hội công thương Hà Nội thì khoảng 70-80% nguyên vật liệu làm
hàng xuất khẩu của Hà Nội là phải nhập từ nước ngoài hoặc địa phương khác…). Sự phụ
thuộc về nguyên liệu và bán thành phẩm, linh kiện, thiết bị cho phát triển các ngành công
nghiệp hiện đại là rất nặng nề, vừa gây bị động cho sản xuất, vừa không đem lại hiệu quả
cao, như trong ngành may mặc, việc thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng dệt may theo
phương thức giá FOB đang làm yếu sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam (trong đó
có Hà Nội ) so với các đối thủ khác (Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kì…)
Những hiểu biết của doanh nghiệp về thị trường thế giới, về yêu cầu và thách thức tự hội
nhập kinh tế quốc tế đến bản thân doanh nghiệp còn hạn chế. Sự gắn kết giữa doanh

nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về tốc độ cải tổ nền kinh tế và rất nhiều người trong
số họ đã rất thất vọng khi đầu tư vào Hà Nội.
Nếu Hà Nội muốn thu hút được nguồn FDI thì nhất thiết phải tiến hành cải thiện
môi trường đầu tư của mình. Đã có rất nhiều báo cáo và nghiên cứu về vấn đề này
và cũng đã có nhiều đề xuất được đưa ra nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt
Nam . Trong ngắn hạn, mục tiêu chính của trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội
là phải lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư thông qua các biện pháp như:
Trước tiên, rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước, cơ chế xã hội hóa đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ đô thị, dịch vụ y tế, thể
thao, giáo dục đào tạo.. Xây dựng kế hoạch và có cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển
các ngành công nghiệp phụ trợ; Xây dựng đề án giảm chi phí trung gian cho các doanh
nghiệp.
Thứ hai, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến 2030, tầm
nhìn đến 2050; Rà sóat, điều chỉnh và xây dựng các quy hoach phát triển kinh tế - xã hội và
quy hoạch phát triển ngành phù hợp với yêu cầu thực tế từng giai đoạn phát triển; Xây
dựng chiến lược, kế hoạch xúc tiến đầu tư giai đoạn 5 năm và hàng năm làm định hướng
cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư. Nâng cao sức
hấp dẫn của môi trường đầu tư; đẩy mạnh xây dựng các khu, cụm công nghiệp, tạo mặt
bằng cho các nhà đầu tư. Từng bước đầu tư cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng ngoại
thành nhằm chuyển hướng thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội các khu vực này. Đẩy
nhanh quá trình nghiên cứu cải thiện hệ thống xử lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt của
Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu về môi trường cuả doanh nghiệp.
Thứ tư, có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tròn việc xây dựng thương hiệu, hội nhập
kinh tế quốc tế hiệu quả. Tăng cường đối thoại nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn,
vướng mắc của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn.
Thứ năm, các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới cơ chế tổ chức, quản lý, tiết kiệm
chi phí, đầu tư nâng cấp công nghệ, lựa chọn sản phẩm để mở rộng sản xuất và thị trường,
nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu; thực hiện liên doanh, liên kết giữa
các loại hình doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status