CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HIỆP ĐỨC QUẢNG NAM TỪ 1996 ĐẾN 2005 - Pdf 63

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA
ĐẢNG BỘ HUYỆN HIỆP ĐỨC QUẢNG NAM TỪ 1996 ĐẾN
2005
1.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Hiệp Đức về xoá đói giảm
nghèo từ 1996 đến 2005
1.1.1. Điều kiện tự nhiên xã hội và thực trạng đói nghèo ở huyện Hiệp
Đức
- Về điều kiện tự nhiên
Huyện Hiệp Đức nằm trên trục toạ độ địa lý từ15
o
22

12
’’
đến
15
o
38

44
’’
vĩ độ Bắc, từ 107
o
84’40
’’
đến 108
0
00’08” kinh độ Đông; là một
huyện miền núi. Diện tích tự nhiên là 49.177 ha, gồm có 11 xã, thị trấn,
trong đó có 2 xã miền núi cao là Phước Gia, Phước Trà.
Địa hình chung toàn huyện có dạng chuyển tiếp giữa trung du và

còn có các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã. Giao thông đường
thuỷ ở Hiệp Đức cũng khá thuận lợi với tuyến sông Tranh nối liền với
sông Thu Bồn và xuôi về Hội An.
Trên địa bàn huyện Hiệp Đức có 8 loại đất, trong đó, đất đỏ vàng trên
đá sét và biến chất (F3 chiếm 47% diện tích) rất thích hợp cho cây trồng
lâu năm, cây ăn quả và cây công nghiệp nhưng dễ bị xói mòn, rửa trôi.
Đất đỏ vàng trên đá Macma acid chiếm 30% tổng diện tích, thích hợp cho
việc phát triển, tái sinh rừng. Đất phù sa được bồi (F6) và đất phù sa
ngoài suối (F9) chiếm 5% diện tích, phù hợp với trồng các loại hoa màu
và lúa nước.
Thảm thực vật ở Hiệp Đức khá phong phú. Trong rừng có nhiều loại
gỗ quý như: gỗ sến, lim…(trữ lượng gỗ là 1.108.118 m
3
) và nhiều loại
lâm dược quý như trầm hương,sa nhân, đỗ trọng ...
Trong lòng đất Hiệp Đức có các loại khoáng sản như: than đá ở Hiệp
Hoà, đá vôi ở Bà Huỳnh , đất cao lanh ở Quế Thọ, vàng sa khoáng rải rác
ở ven sông suối.
Nhìn chung, với địa hình phức tạp, thổ nhưỡng nghèo nàn, diện tích
chủ yếu là rừng và đất trống đồi trọc, khí hậu tương đối khắc nghiệt cùng
với các điều kiện phục vụ sản xuất của nhân dân còn hạn chế nên có tác
động rất lớn đến quá trình phát triển của huyện Hiệp Đức. Nhưng với lợi
thế khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp, kết hợp với lợi thế về
lâm nghiệp và vị trí chiến lược quan trọng của huyện, Hiệp Đức có đủ
điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, phát triển mọi mặt về kinh tế xã hội.
- Về điều kiện xã hội:
Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 Hiệp Đức là phần đất thuộc
phủ Thăng Bình và huyện Quế Sơn. Từ sau Cách mạng Tháng 8 năm
1945 đến trước năm 1985 Hiệp Đức đã trải qua nhiều lần sát nhập vào các
huyện khác nhau như: Thăng Bình, Tiên Phước, Quế Sơn, Phước Sơn.

Về tình hình xã hội: trong những năm qua, Hiệp Đức đã chú trọng
thực hiện hiệu quả nhiều chính sách xã hội như xây dựng nhà tình nghĩa,
tặng sổ vàng tiết kiệm cho các gia đình chính sách, chi nhiều tỷ đồng cho
chương trình XĐQN... Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực trạng gia tăng các tệ
nạn xã hội, phân hoá giàu nghèo... đang tồn tại và là vấn đề bức xúc, cần
tập trung giải quyết hiện nay.
Về văn hoá: Hiệp Đức là vùng đất hiếu học, trong thời phong kiến đã
có nhiều người đỗ đạt cao. Hiện nay, nhiều con em của huyện đã và đang
học tại nhiều trường đại học lớn trên cả nước. Đây là nguồn nhân lực quan
trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển của Huyện trong giai đoạn hiện nay. Mặt
khác, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và lịch sử đấu tranh gian khổ đã hình
thành con người Hiệp Đức với nét tính cách: kiên trì, bền bỉ, chịu thương,
chịu khó, dám đương đầu với mọi thử thách. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của
nền sản xuất nông nghiệp, con người nơi đây cũng ít nhiều mang tư tưởng
tiểu nông, kém năng động, quen thụ động, trông chờ, ỷ lại... Điều này cản
trở không nhỏ đến quá trình phát triển sản xuất ở Huyện, đặc biệt là trong
thực hiện các mô hình kinh tế mới.
Mặc dù điều kiện tự nhiên, xã hội có nhiều khó khăn nhưng thuận lợi
vẫn là cơ bản. Đây chính là tiền đề quan trọng để Hiệp Đức nỗ lực phấn
đấu xây dựng thành một huyện: “vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh
về quốc phòng, có đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân phát triển”
[8,49].
- Thực trạng đói nghèo ở huyện Hiệp Đức:
+ Một số tiêu chí đánh giá đói nghèo
Căn cứ vào mức sống thực tế của các địa phương, Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội đã công bố chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005
như sau: những người có thu nhập dưới mức quy định như sau được xếp
vào nhóm hộ nghèo:
Vùng đô thị là 150.000VNĐ/người/tháng (1,8 triệu/người/năm)
tương đương với khoảng 0,33USD/người /ngày.

bàn Tỉnh giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1995 là: hộ nghèo là hộ có mức
thu nhập bình quân dưới mức quy định như sau:
Đối với khu vực thành thị là 70.000VNĐ/người/tháng (0.84
triệu/người/năm).
Đối với khu vực nông thôn đồng bằng là 50.000 VNĐ /người/tháng
(0,6 triệu/người/năm).
Đối với khu vực nông thôn miền núi là 40.000VNĐ/người/tháng
(0,48 triệu/người/ năm).
Theo chuẩn nghèo đã được xác định ở trên, năm 1993 trên toàn
huyện có 5052 hộ với 23.659 khẩu thuộc diện đói nghèo chiếm tỷ lệ
66,67% dân số toàn huyện, trong đó có 1859 hộ với 8516 khẩu thuộc diện
đói, chiếm 23,97% [17, 1]. Năm 1995 toàn huyện có 4320 hộ thuộc diện
đói nghèo (chiếm 45,64% tổng số hộ) với số khẩu thuộc diện nghèo đói là
18.556 khẩu (chiếm 46,26% tổng số dân toàn huyện), trong đó có: 2869
hộ nghèo (chiếm 30,57%) và 1451 hộ đói (chiếm 15,69%), 11.725 khẩu
nghèo (chiếm 29,61%) và 6831 khẩu đói (chiếm 16,65 %). Hai xã có tỷ lệ
hộ đói nghèo cao nhất là xã Bình Lâm (889 hộ với 3645 khẩu) và xã Quế
Thọ (774 hộ với 3019 khẩu) [19, 15].
Về tiêu thức khả năng tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội của
người nghèo. Qua con số thống kê hàng năm của phòng Lao động,
Thương binh và Xã hội cho thấy tình trạng thiếu thốn khá toàn diện về
khả năng tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội của người dân Hiệp
Đức. Năm 1991, toàn Huyện có trên 80% các hộ gia đình ở nhà tranh
vách đất, tỉ lệ hộ có nhà ngói chỉ đạt 17% [11, 180]. Chỉ có 50% số xã có
đường dây truyền thanh của huyện vươn tới, người dân chưa được tiếp
cận với thông tin truyền hình [11, 180], mạng điện lưới quốc gia chưa
được hạ thế, toàn huyện phải sử dụng đèn dầu. Cả huyện với diện tích
49177 ha và dân số hơn 37000 người nhưng chỉ có 2 chợ hoạt động,
không đáp ứng được yêu cầu trao đổi, mua bán của người dân. Về giáo
dục, vẫn còn 6,2% phòng học phổ thông và 26,6% phòng học mẫu giáo ở

do điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra hạn hán,
lũ lụt.
Bên cạnh đó, môi trường kinh tế thiếu thốn về giao thông, điện,
nước… một mặt làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, mặt khác làm cho
người dân không có điều kiện tham gia nền kinh tế hàng hoá, đặc biệt là
đối với 2 xã vùng sâu là Phước Gia và Phước Trà. Ở đây vẫn đang tồn tại
kiểu kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất lạc hậu: chọc lỗ, tỉa hạt…
Môi trường xã hội vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục như ma chay, cưới
xin, cúng bái tốn kém; các vấn đề y tế, giáo dục, văn hoá chưa đáp ứng đủ
yêu cầu, làm cho người dân không tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ, học tập, đào tạo nghề…
Hai là, nhóm nguyên nhân thuộc về chủ quan người nghèo. Đây là
nhóm nguyên nhân cơ bản nhất, quyết định chủ yếu đến tình trạng nghèo
đói ở huyện Hiệp Đức, biểu hiện:
Thứ nhất, nghèo đói do không có kinh nghiệm làm ăn, không biết
cách sản xuất kinh doanh. Do vậy, hiệu quả lao động sản xuất thấp, kinh
tế luôn ở tình trạng bấp bênh. Qua điều tra trong tổng số 2517 hộ đói
nghèo năm 2001 có đến 693 hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn, chiếm 27,53%
[18, 1].
Thứ hai, nghèo đói do thiếu hoặc không có vốn. Đây là nguyên nhân
rất quan trọng, vì thiếu vốn, người lao động không có điều kiện tham gia
vào kinh tế. Qua điều tra như trên, có 280 hộ thiếu vốn, chiếm 11,12%.
Thứ ba, nghèo đói do thiếu lao động, đông người ăn theo. Nguyên
nhân này rơi vào những gia đình đông con, nhưng con còn nhỏ, do đó,
người làm thì ít, người ăn thì nhiều, thu nhập không đủ đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng. Vì vậy họ rơi vào đói nghèo. Thiếu lao động còn rơi vào
những gia đình già cả, neo đơn, không nơi nương tựa. Đối với những gia
đình này, Huyện phải thường xuyên dùng chính sách trợ cấp để bảo đảm
cuộc sống cho họ. Qua điều tra, có tổng số 180/2517 hộ thuộc diện thiếu
lao động, chiếm 7,15%, 567/2517 hộ đông người ăn theo, chiếm 22,52%.

nghèo nhất thế giới. Các chỉ tiêu kinh tế bình quân đầu người rất thấp, tỉ
lệ hộ đói, nghèo cao, tập trung ở nông thôn với sản xuất thuần nông, quy
mô nhỏ và lạc hậu. Do vậy, XĐGN là một yêu cầu cấp bách đặt ra, đòi
hỏi phải có sự lãnh đạo đúng đắn và kịp thời của Đảng ta.
Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã khẳng định: “Cùng với quá trình
đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác xoá đói giảm nghèo,
thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hoá giàu nghèo quá giới hạn
cho phép” [2, 73]. Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2000,
Đảng cũng nêu rõ: “Lấy phân phối theo lao động làm hình thức chính,
khuyến khích làm giàu đi đôi với giảm số người nghèo, nâng cao phúc lợi
xã hội, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế” [1, 9]. Đến Nghị quyết
Trung ương 5 khoá VII, chủ trương XĐGN được cụ thể hoá thêm: “Phải
trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn,
hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo ở địa phương trên cơ sở giúp dân,
Nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn tài chính quốc tế, phấn đấu
tăng hộ giàu, đi đôi với xoá đói giảm nghèo” [5, 52].
Như vậy, quan điểm chỉ đạo XĐGN nhất quán của Đảng ta là:
Một là, cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải tiến hành
công cuộc XĐGN, thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng giới, giảm sự
phân hoá giàu nghèo.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status