CHƯƠNG III HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH CỦA VIỆT NAM - Pdf 64

CHƯƠNG III HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH CỦA VIỆT NAM
3.1. Tham gia các Tổ chức - Hội nghị về Du lịch.
Thực hiện hợp tác đa phương, đa chiều. Đó là việc thành lập lên các tổ
chức quốc tế ở khu vực và trên thế giới để giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các tổ
chức như Liên Hợp Quốc (UN) với mục đích duy trì nền hoà bình, an ninh trên
thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên nguyên
tắc bình đẳng, tự chủ, hợp tác trên mọi lĩnh vực. Ở Châu Âu có Cộng đồng Kinh
tế chung Châu Âu EEC,với các quy định riêng về đồng tiền, chiến lược đường
lối phát triển chung của các nước trong khối và các nước trong khối giúp đỡ
nhau cùng phát triển. Ở Đông Nam Á có tổ chức ASEAN, bao gồm 11 nước
thành viên trong khu vực Đông Nam Á, nhằm liên kết hợp tác để phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội của các nước trong khu vực. Với mục đích giúp đỡ phát triển
Du lịch trên phạm vi toàn thế giới, tổ chức Du lịch thế giới (WTO) được thành
lập ngày 2/1975. Ở Đông Nam Á để phục vụ cho sự phát triển Du lịch, năm
1971 ASEAN thành lập Hiệp hội Du lịch của các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN - TA) và một loạt các tổ chức quốc tế được thành lập như Tổ chức các
nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, tổ chức APEC....
Mặt khác, việc ký kết các hiệp định song phương giữa các nước với
nhau cũng đựơc tăng cường. Các hiệp định được kí kết giữa Việt Nam với các
bên đối tác như kí Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam -
Lào, Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Nhật Bản....
Ngoài việc tăng cường các hoạt động hợp tác song phương và đa
phương, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế còn có nhiều hình thức khác
nữa như việc mở rộng hợp tác tiểu vùng. Việc các nước tăng cường mở rộng
các hội nghị, hội thảo về các vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế đất nước,
một nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất cho các vấn đề được đề cập tới,
mặt khác thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo này mà các hoạt động của
hợp tác quốc tế đựơc gắn kết hơn, được nâng lên một tầm cao mới.
Trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế góp phần đẩy mạnh thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển
kinh tế nội địa. Thúc đẩy việc đặt các mối quan hệ với các nhà đầu tư nước

Trong xu thế chung hoà nhịp với hội nhập các ngành kinh tế, Du lịch
Việt Nam được Đảng và Nhà nước ta xác định là ngành kinh tế sẽ trở thành
mũi nhọn. Thực hiện phát triển ngành Du lịch theo xu hướng hội nhập khu
vực và thế giới, Du lịch Việt Nam đã có những thành công đáng tự hào, bên
cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại và xuất hiện những thách thức.
3.2. Ký kết các Điều ước quốc tế đa phương và song phương giữa Việt
Nam và các nước về Du Lịch
Ngành Du lịch Việt Nam chủ trương đẩy mạnh hợp tác với bên ngoài,
tạo ra sự liên tiếp cũng như điều kiện hội nhập với khu vực và trên thế giới.
Hợp tác, ký kết đa phương được đẩy mạnh và chủ trương hơn những
năm trước đây, Du lịch Việt Nam xuất hiện trong các diễn đàn, các sự kiện
quốc tế với vị thế mới, cao hơn. Tại diễn đàn Du lịch ASEAN - AFT 2001, ở
Brunây, Du lịch Việt Nam tranh thủ tuyên truyền quảng bá chương trình
hành động quốc gia về Du lịch, đồng thời đưa ra sáng kiến thúc đẩy hợp tác
Du lịch ASEAN +3 (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản). Tranh
thủ sự tài trợ của Hàn Quốc, Du lịch (KOTFA) tháng 5/2001, trong khuôn
khổ hợp tác ASEAN và Hàn Quốc vào Việt Nam Du lịch.
Tiến đến quá trình hợp tác, ký kết Du lịch đa phương trong tiểu vùng
được tiếp tục đẩy mạnh trong các nội dung hợp tác, ký kết Du lịch tiểu vùng
Mê Kông mở rộng, hợp tác, ký kết phát triển khu vực hành lang Đông - Tây,
bước đầu chuẩn bị cho hợp tác, ký kết Du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia,
xây dựng nội dung dự thảo chương trình hành động hợp tác sông Mê Kông -
Sông Hồng.
Du lịch Việt Nam chú trọng và bắt đầu thực sự tham gia hợp tác Du
lịch APEC, xây dựng kế hoạch riêng lẻ (IAP), tham gia nhằm công tác Du
lịch APEC lần 18 và diễn đàn Du lịch APEC lần thứ 2. Tổng cục Du lịch đã
chuẩn bị phương án cam kết lĩnh vực Du lịch, phục vụ Việt Nam đàm phán ra
nhập tổ chức thương mại thế giới.
Thực hiện chủ trương phát triển Du lịch gắn với lễ hội và sự kiện
ngành Du lịch đã chủ động và phối hợp với các ban, ngành và địa phương

đều đặn hơn, tuyên truyền nhiều cho Du lịch Việt Nam, góp phần đáp ứng
yêu cầu quảng bá xúc tiến Du lịch trong tình hình mới.
3.3. Vấn đề Du lịch trong giai đoạn phát triển mới của đất nước ta.
Với nền kinh tế thị trường, việc hội nhập với nền kinh tế thế giới và
khu vực là một tất yếu khách quan không chỉ đối với lĩnh vực Du lịch mà cả
các lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân. Theo chủ trương của Chính
phủ, cuối năm 2005, Việt Nam sẽ phấn đấu trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Cùng với sự kiện nàylà việc thực hiện các cam
kết của Chính phủ với các Hiệp định Thương mại song phương, đặc biệt là
Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ.
Các doanh nghiệp sẽ bước vào một thị trường mới rộng lớn hơn và có
những cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn
lực được đào tạo, rèn luyện ngang tầm với thời cuộc và có tầm với dân tộc.
Theo thoả thuận trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, đến năm
2008, các hãng lữ hành của Mỹ sẽ được quyền trực tiếp đưa khách vào Việt
Nam. Như vậy, trong lĩnh vực Du lịch, khách Du lịch nước ngoài sẽ đi theo
các chương trình Du lịch của các hãng nước ngoài, sẽ ở và ăn tại các khách


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status