TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - Pdf 64

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP-
NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA.
I/. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP-NÔNG THÔN VÀ GIẢI QUYẾT
TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM.
1. Vai trò của nông nghiệp-nông thôn trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội ở nước ta.
Xét trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, nông nghiệp-nông thôn có vị
trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của mỗi nước. Hầu
hết các nước trên thế giới đều quan tâm đến phát triển nông nghiệp - nông
thôn vì đây là lĩnh vực rộng lớn, là nơi sản xuất lương thực thực phẩm và
nguyên liệu nông nghiệp gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Không những thế, nông nghiệp-nông thôn còn là một thị trường tiêu thụ rộng
lớn của công nghiệp và các ngành khác. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước
trên thế giới đã lấy nông nghiệp - nông thôn làm điểm xuất phát của quá trình
phát triển hay cải cách kinh tế.
Đối với nước ta, một nước có tỷ lệ nông nghiệp lớn lại chủ yếu là sản
xuất nhỏ, nông nghiệp-nông thôn lại càng có vị trí đặc biệt quan trọng. Vai trò
và vị trí quan trọng đó được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau đây:
Trước hết, nông nghiệp - nông thôn là khu vực duy nhất cung cấp lương
thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất cho tiêu dùng xã
hội. Nông nghiệp phát triển là điều kiện quan trọng để xây dựng quỹ tiêu dùng
ngày càng lớn cho xã hội và góp phần tích luỹ cho nền kinh tế. Hiện nay, nông
nghiệp-nông thôn nước ta sản xuất ra nông sản phẩm chiếm 37,4% giá trị tổng
sản phẩm xã hội, 45,4% giá trị thu nhập quốc dân, 34,5% GDP và 52,2% giá trị
kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy nông nghiệp-nông thôn có tác động mạnh mẽ đến
đời sống kinh tế - chính trị của đa phần dân cư.
Nông nghiệp phát triển sẽ tạo cơ sở thúc đẩy các ngành công nghiệp
phát triển. Vì một mặt nó là nguồn cung cấp các nguồn nguyên vật liệu chủ yếu
cho nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến nông-lâm- thuỷ sản,
công nghiệp dệt, tiểu thủ công nghiệp... Mặt khác, nó là một thị trường tiêu thụ

quá trình hình thành và phát triển của hộ nông dân gắn liền với quá trình tích
tụ và tập trung sản xuất.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ mô hình sở hữu tập thể, hiện nay
mỗi hộ nông dân được xem là một đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh
doanh. Điều này đã khích lệ người nông dân quan tâm đầu tư nhiều vốn, kỹ
thuật vào thửa ruộng, mặt nước ao hồ... của mình để nâng cao đời sống gia
đình, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn.
Trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, hộ nông dân đóng một vai
trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn
và góp phần to lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta.
Do tính chất là một đơn vị kinh tế tự chủ, cơ bản và ổn định nên hộ nông
dân là những đơn vị cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng nông, lâm, ngư nghiệp
không những cho thị trường trong nước mà cho cả thị trường quốc tế. Sản
phẩm nông nghiệp của hộ chiếm 48% giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, 95%
sản lượng chăn nuôi, 93% sản lượng rau quả. Tính tự chủ đã làm cho người
nông dân mạnh dạn và tận tâm đầu tư vào ngành nghề mà họ cho là có hiệu
quả từ đó nâng cao hiệu quả của việc sản xuất. Theo nhà bác học người Nga
A.V Trai Anop (1889-1959) thì: “ Hộ nông dân là phương tiện tuyệt vời để tăng
trưởng và phát triển nông nghiệp”.
Trải qua 15 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã có những tiến bộ
vượt bậc nhưng vẫn còn là một nền nông nghiệp lạc hậu. Để công nghiệp hoá
và hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn như chủ trương của Đảng và Nhà
nước trong một môi trường kinh tế như thế thì việc đa dạng hoá các ngành
nghề, chú trọng vào chuyên môn hoá và đặc biệt là hình thành lên nhiều loại
hình doanh nghiệp là cần thiết và hợp lý. Vì vậy hộ nông dân là những ứng cử
viên duy nhất cho việc thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này sẽ làm
thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn nước ta.
Khi hộ nông dân phát triển sản xuất, nhu cầu về vốn đầu tư sẽ nhiều và
sẽ dẫn đến việc hình thành nhiều ngành dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp. Điều
này sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động đồng thời tăng trưởng

tồn tại nhiều chế độ sở hữu về vốn khác nhau. Các nguồn vốn này thuộc các chủ
sở hữu khác nhau và độc lập nhưng chúng lại đòi hỏi phải có sự chuyển hóa
lẫn nhau giữa các hình thức sở hữu về vốn . Như vậy, để để điều hòa vốn giữa
các hình thức sở hữu khác nhau mà không xâm phạm đến quyền chủ sở hữu thì
phải thông qua quan hệ tín dụng cho vay có trả cả gốc và lãi.
Hơn nữa, do yêu cầu của chế độ hạch toán thì một đơn vị kinh doanh
phải tự chủ về vốn, chủ động xác định nhu cầu vốn của mình để có thể điều hòa
vốn một cách hợp lý. Do đó tất yếu đòi hỏi phải có nghiệp vụ huy động vốn, từ
đó cho vay đối với các đơn vị thiếu vốn
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tín dụng ngày càng
phát triển cả về nội dung lẫn hình thức, từ tín dụng nặng lãi đến tính dụng
thương mại và tín dụng ngân hàng. Quan hệ tín dụng ngày càng phát triển và
mở rộng thêm, từ quan hệ giữa cá nhân với nhau đến các quan hệ giữa các cá
nhân với tổ chức, quan hệ giữa các tổ chức với nhau, quan hệ giữa các tổ chức
với Nhà nước và đến cao nhất là tín dụng quốc tế.
2. Các hình thức tín dụng và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị
trường.
a. Các hình thức tín dụng
Quan hệ tín dụng đầu tiên trong lịch sử là tín dụng nặng lãi. Quan hệ tín
dụng này hình thành vào đầu chế độ nô lệ và tồn tại thậm chí đến tận ngày nay.
Cùng với sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy là sự ra đời của chế độ nô lệ
gắn liền với quá trình phân hoá giàu nghèo rất sâu sắc, các nhu cầu chi tiêu rất
lớn mâu thuẫn với lực lượng sản xuất còn kém phát triển. Các điều kiện kinh tế
xã hội đó đã làm nảy sinh một quan hệ vay mượn đặc biệt khác với quan hệ
vay mượn thông thường trong dân cư : đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả
vốn và lãi sau một thời gian nhất định. Lãi thường rất lớn do nhu cầu đi vay
mang tính cấp bách do khả năng đi vay còn ít ỏi và tính rủi ro cao trong khi sử
dụng vốn vay. Tín dụng nặng lãi với sản xuất hàng hoá nhỏ, phân tán và phục
vụ chủ yếu cho nhu cầu tín dụng tiêu dùng. Tín dụng nặng lãi được coi là
phương pháp tích luỹ nguyên thuỷ, là công cụ đẩy nhanh quá trình tích tụ và

mãn nhu cầu của người muốn vay dài hạn. Hàng hóa của người bán vẫn chưa
thoát khỏi chu kỳ sản xuất, do đó nó chưa phải là tiền. Còn người bán trong
thời gian ngắn cần phải thu tiền về để tiếp tục sản xuất và sử dụng một phần
lợi nhuận vào mục đích khác.
Thứ tư, là tín dụng thương mại không thể mở rộng đầu tư vào mọi
ngành trong nền kinh tế quốc dân bởi vì hàng hóa đơn vị bán chịu chỉ có thể là
nguyên liệu của đơn vị mua chịu nhưng đơn vị mua chịu không thể mua bất cứ
hàng hóa nào mà chỉ mua hàng hoá họ cần cho sản xuất kinh doanh của họ và
người bán cũng chỉ có thể đầu tư một chiều. Điều này cũng có nghĩa là có thể
không cần sản phẩm mà người mua chịu hàng hóa của mình có được.
Để khắc phục những khuyết tật trên của tín dụng thương mại, tín dụng
ngân hàng ra đời.
- Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng vô cùng
quan trọng. Có thể nói quan hệ tín dụng ngân hàng giữa doanh nghiệp với
ngân hàng là quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng
cho doanh nghiệp. Ngân hàng ở đây đóng vai trò là tổ chức kinh tế trung gian
đi vay để cho vay. Khi khối lượng hàng hoá sản xuất và lưu thông tăng lên thì
nhu cầu về vốn, trong đó có vốn tín dụng ngân hàng cũng tăng lên.
So với tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng có những ưu điểm hơn
hẳn. Trước hết tín dụng ngân hàng là tín dụng bằng tiền, không bị hạn chế về
không gian địa lý. Điều quan trọng hơn là người nhận được tín dụng thương
mại khi đến hạn trả nợ nếu vì lý do nào đó mà không có hoặc không có đủ tiền
trả thì tín dụng thương mại sẽ gặp bế tắc. Trong trường hợp này tín dụng
ngân hàng sẽ là cứu cánh cho người mua.
Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu
cầu về vốn trong nền kinh tế nếu người vay chấp hành đầy đủ các quy chế tín
dụng của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu của người
vay theo nhiều loại như: tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, tín dụng tiêu
dùng, tín dụng trả góp... Trong khi quy mô của tín dụng thương mại bị hạn chế
bởi khả năng của người cấp tín dụng thương mại.

người đi vay. Tín dụng ngân hàng được thực hiện để hỗ trợ chương trình cho
vay tạo việc làm, chương trình nhà ở ở đồng bằng Sông Cửu Long, chương
trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình cho vay để tái thiết các
công trình công cộng...
Khái quát các hình thức tín dụng và đặc trưng của nó, ta thấy mỗi hình
thức đều có cả mặt mạnh và cả những mặt hạn chế. Mỗi hình thức tín dụng
đều có những điều kiện kinh tế -xã hội cụ thể dẫn đến quá trình phủ nhận hoặc
bổ sung cho nhau giữa các hình thức tín dụng. Tín dụng nói chung là một thể
thống nhất của nhiều hình thức: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín
dụng Nhà nước và thậm chí cả tín dụng nặng lãi. Bất kỳ một sự loại bỏ nào về
các hình thức tín dụng sẽ dẫn đến phá vỡ tính thống nhất của hệ thống tín
dụng và làm giảm vai trò cực kỳ quan trọng của tín dụng như là một công cụ
có hiệu quả để phát triển kinh tế.
b.Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
Tín dụng nói chung, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã tập trung được
các khoản vốn nhỏ, lẻ tẻ thành các khoản vốn lớn, tạo khả năng đầu tư vào các
công trình lớn, hiệu quả cao. Tín dụng ngân hàng có vai trò tập trung và tích tụ
vốn từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Trong nền kinh tế thị trường
tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn.
Điều đó vừa làm tăng khả năng tích luỹ tư bản vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế nhờ vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nói cách khác, tín dụng ngân hàng
góp phần giảm hệ số nhàn rỗi trong lưu thông và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn. Nó cũng góp phần vào bình quân hoá lợi nhuận. Nhờ có tín dụng ngân
hàng mà các doanh nghiệp dễ dàng chuyển hướng kinh doanh. Tín dụng ngân
hàng trở thành công cụ làm cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp trở
nên năng động, mềm dẻo, linh hoạt hơn.
Tín dụng ngân hàng còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quá
trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế. Ngày nay quan hệ kinh tế


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status