Đánh giá thị trường Chứng Khoán Việt Nam 2001 – 2010 - Pdf 67

Đánh giá thị trường Chứng Khoán Việt Nam
2001 – 2010

1. Chứng khoán và thị trường chứng khoán
1.1. Khái quát về chứng khoán
Trong đời sống kinh tế, thuật ngữ chứng khoán được tìm hiểu theo những
yêu cầu, mục đích khác nhau. Đây là khái niệm phức tạp vì bản thân nó đã hàm
chứa một loại quan hệ kinh tế phức tạp phát sinh giữa người cần vốn và người có
vốn. Chứng khoán rất đa dạng về chủng loại và phong phú về cách thức biểu hiện
do đó mà pháp luật nhiều quốc gia không đưa ra một định nghĩa cụ thể về chứng
khoán.
a) Theo quan điểm truyền thống :
Chứng khoán là phương tiện xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Hình thức tồn
tại của chứng khoán rất đa dạng, phụ thuộc vào thực tế phát triển của nền kinh tế.
Chứng khoán có thể có hình thức chứng chỉ, hình thức bút toán ghi sổ dần phát
triển do yêu cầu của nhà phát hành và sở hữu chứng khoán. Khi công nghệ phát
triển, hình thức điện tử cũng được nghi nhận như một dạng tồn tại của chứng
khoán.
b) Theo quan điểm hiện đại :
Chứng khoán là mọi sản phẩm tài chính có thể chuyển nhượng được.Với
cách hiểu này, đối tượng được coi là chứng khoán thực sự đa dạng: cổ phiếu, trái
phiếu, các công cụ tại thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng
và các loại thương phiếu. Chứng khoán xác nhận quyền, lợi ích của người sở hữu,
điều đó cũng có nghĩa là xác định quyền tài sản của một chủ thể nhất định xét theo
phương diện pháp lý.Nhưng cho dù chứng khoán có hình thức có hình thái biểu
hiện cụ thể như thế nào thì đều có chung đặc trưng là xác nhận quyền chủ nợ hoặc
quyền sở hữu đối với chủ thể phát hành ra nó.
c) Để nhận diện chứng khoán với các đối tượng khác, thường phải dựa trên
đặc điểm của chúng:
• Đặc điểm quan trọng đầu tiên của chứng khoán là tính sinh lời :

pháp luật. Đây là nơi chắp nối quan hệ cung – cầu vốn đầu tư trung, dài hạn của
nền kinh tế quốc dân và quốc tế; là nơi gặp gỡ, giao dịch giữa những người cần
huy động vốn đầu tư (người phát hành chứng khoán) với những người có vốn nhàn
rỗi muốn đầu tư (người mua chứng khoán) cũng như giữa các nhà kinh doanh
chứng khoán với nhau.
Thị trường chứng khoán là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường. Cũng như các thị trường khác, thị trường
chứng khoán cũng qua những bước phát triển sơ khai ban đầu, sau đó ngày càng đa
dạng, phức tạp dần theo sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội. Đây là thị
trường đặc biệt, lưu hành các loại hàng hoá đặc biệt là chứng khoán. Sự khác biệt
cơ bản đó làm cho nguyên tắc, tổ chức, quản lý thị trường chứng khoán cũng có sự
khác biệt so với các thị trường thông thường.Vậy thị trường chứng khoán có từ bao
giờ?
Thị trường chứng khoán được hình thành, phát triển trong những điều kiện
hoàn cảnh cụ thể. Đó là nền kinh tế thị trường với những quy luật vốn có của nó.
Tại đó cơ hội kinh doanh, khả năng chuyển đổi mới hình thành và tồn tại. Đối với
nền kinh tế tập trung không thực hiện được những hoạt động này. Trên thế giới,
thị trường chứng khoán ra đời cách đây hơn 400 năm. Hình thức và địa điểm ban
đầu rất thô sơ, bột phát, tản mạn, khó xác minh. Mốc thời gian đánh dấu thị trường
hoạt động đồng bộ, với đủ loại hình giao dịch như ngày nay được ghi vào đầu thế
kỷ 17 tại Amsterdam (Hà Lan). Công ty cổ phần đầu tiên thành lập, phát hành cổ
phiếu vào ngày 20 tháng 3 năm 1602. ít lâu sau người ra phát kiến ra trái phiếu
quốc gia và các loại trái khoán, giấy ghi nợ rất phong phú. Thị trường chứng khoán
Pari “ non trẻ ” hơn, ra đời năm 1801. Sau London, nó là “chợ” lớn nhất châu Âu,
một lục địa sang đầu thế kỷ 21 đã có hơn 30 thị trường quốc gia, 12 hệ thống buôn
bán và 20 hệ thống thi hành lệnh, triển khai quy trình thanh toán bù trừ. Theo thời
gian các thị trường biến hình liên tục.
Nếu trong thời kỳ đầu, thị trường chứng khoán chỉ xuất hiện ở các nước có
nền kinh tế tự do phát triển như Hà Lan, Anh, Đức, Hoa Kỳ … thì hiện nay mô
hình thị trường này đã lan rộng và trở thành hiện tượng phổ biến của các quốc gia

gồm thị trường tập trung và không tập trung.
Thị trường chứng khoán tập trung diễn ra các hoạt động mua hoặc bán chứng
khoán, hoặc tham khảo để thực hiện các giao dịch chứng khoán, được tồn tại dưới
hình thức phổ biến là Sở Giao dịch chứng khoán hạc các sàn giao dịch chứng
khoán.
Thị trường không tập trung diễn ra hoạt động giao dịch chứng khoán không có đủ
điều kiện giao dịch tại thị trường tập trung, có thể tiến hành thông qua những hình
thức đa dạng khác nhau như hệ thống giao dịch nối mạng hoặc là giao dịch chứng
khoán riêng lẻ.
Thị trường chứng khoán tập trung có giá trị như “bộ mặt” thị trường chứng khoán
quốc gia, các bộ phận thị trường khác thể hiện sự đa dạng của các giao dịch có thể
lựa chọn. Hàng hoá của thị trường tập trung cũng là những hàng hoá có thể đánh
giá có chất lượng hơn so với hàng hoá của thị trường khác, do tính có tổ chức của
nó; điều đó cũng có nghĩa sự an toàn hay rủi ro, cơ hội kiếm lời là khác nhau trong
các giao dịch trên thị trường.
1.3 Những điều kiện xã hội để hình thành thị trường chứng khoán và vai trò
của nó
a) Điều kiện xã hội
Nếu chỉ xem xét thị trường chứng khoán với những biểu hiện đơn giản nhất
là có giao dịch mua bán chứng khoán thì đó là cách nhìn không đầy đủ. Thực tế đã
chỉ ra rằng, thị trường chứng khoán bao giờ cũng có những biểu hiện bề nổi, mang
tính “bộ mặt”, đó là các giao dịch tại thị trường chứng khoán tập trung, các giao
dịch nội bộ chưa phản ánh đầy đủ tính chất của thị trường chứng khoán . Nhưng để
thị trường tập trung có thể vận hành ổn định và bình thường được, cần phải hội đủ
những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định.
Thứ nhất, nền kinh tế của quốc gia có thị trường phải phát triển đến mức độ
nhất định. Xuất phát từ nguồn gốc ra đời của chứng khoán, đó là nhu cầu về vốn
giữa người cần vốn và người có vốn. Mặc dù vậy, nguồn vốn có thể cung và nguồn
vốn cần thiết cho nền kinh tế phải đạt đến giới hạn nhất định. Nếu không đạt đến
các giới hạn đó, các nhà kinh doanh (và kể cả các nhà đầu tư) sẽ không lựa chọn

vai trò của người đứng đầu tổ chức bộ máy nhà nước đối với thị trường chứng
khoán. Sự ổn định không chỉ dừng lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn là
sự ổn định về chính trị của quốc gia đó trên trường quốc tế. Sự can thiệp của Tổng
Thống Bush và ngành thép Hoa Kỳ không chỉ gây ra mối quan ngại trong giao dịch
thương mại quốc tế với các quốc gia có xuất khẩu thép vào thị trường Mỹ mà còn
ảnh hưởng rõ nét tời giá chứng khoán ngành thép Hoa Kỳ. Thị trường chứng khoán
ở các quốc gia hình thành từ nhu cầu nội tại. Nếu dùng ngôn ngữ triết học, có thể
nói, nó hình thành theo con đường tiến hoá dần và có nhu cầu hợp lại với nhau, dần
hoàn thiện. Đối với Việt Nam, thị trường chứng khoán được hình thành phụ thuộc
rất nhiều yếu tố từ bên ngoài. Mặc dù có một số yết tố nội tại trong đó, song nó
không hoàn toàn mang yếu tố hình thành tự thân. Đây cũng là yếu tố chi phối tới
pháp luật thị trường chứng khoán Việt Nam và cũng phán ánh vai trò của pháp luật
đối với thị trường chứng khoán nước ta.
b) Vai trò của Thị Trường Chứng Khoán
Chứng khoán và thị trường chứng khoán tồn tại như một tất yếu khách quan
của nền kinh tế thị trường và giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế.
Thứ nhất, xuất phát từ nguồn gốc ra đời của chứng khoán và thị trường
chứng khoán, có thể khẳng định, thị trường chứng khoán là công cụ quan trọng
trong việc huy động vốn trung và dài hạn. Với chi phí thấp, khả năng chủ động
trong việc lựa chọn đối tượng, lượng vốn cần thiết cũng như hình thức huy động
vốn, thị trường chứng khoán có vai trò rất lớn trong việc trợ giúp cho các doanh
nghiệp thu hút, huy động vốn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh một cách dễ
dàng. Thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán các quốc gia đã chỉ ra rằng,
thị trường chứng khoán tạo ra sự cạnh tranh với các bộ phận thị trường truyền
thống mà đại diện là thị trường tín dụng. Nếu như trước đây các tổ chức tín dụng là
chỗ dựa tiềm tàng về vốn cho các doanh nghiệp, từ nguồn vốn nhỏ nhất trong thời
gian dài nhất theo nhu cầu, thì đến nay khi nền kinh tế phát triển, thị trường chứng
khoán đã mở ra cơ hội huy động vốn mới cho các doanh nghiệp. Nội dung, hình
thức huy động vốn của doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán rất đa
dạng, không đơn thuần là nguồn vốn vay; bản thân các nguồn vốn kèm theo cam

gia. Đối với các quốc gia nền kinh tế thì thị trường chứng khoán còn là nhân tố
thúc đẩy tiến trình đa hình thức sở hữu nền kinh tế. Quá trình cổ phần hoá các
doanh nghiêp nhà nước ở Trung Quốc trong giai đoạn 1993 đến nay đã chỉ ra rằng,
thị trường chứng khoán giúp Chính phủ thực hiện tốt công cuộc cải tổ nền kinh tế.
Thứ ba, thị trường chứng khoán đóng vai trò tạo khả năng thanh khoản cho
các chứng khoán. Nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán của họ thành tiền mặt
hoặc các loại chứng khoán mà họ mong muốn khác tại thị trường. Chính tính thanh
khoan của chứng khoán giúp cho thị trường sôi động, đồng thời cũng là một trong
những yếu tố quyết định mức hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Vì
vậy, bản thân tính thanh khoản và hoạt động của thị trường có mối quan hệ nội tại,
bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả.
Bất kỳ quốc gia nào có thị trường chứng khoán đều phải tính toán sự ảnh hưởng
của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế trong nước. Có thể nói, thị trường chứng
khoán thu hút đầu tư nước ngoài với độ nhậy lớn. Đối với những hình thức đầu tư
tài chính thông qua thị trường có vai trò quan trọng đối với quốc gia đang phát
triển. Vì vậy, nếu thị trường có tính ổn định, môi trường đầu tư thuận lợi, cơ hội
nhận vốn đầu tư nước ngoài sẽ lớn hơn. Điều này lại được phản ánh trong tính
thanh khoản của chứng khoán và những giới hạn đầu tư chứng khoán đối với nhà
đầu tư nước ngoài (kể car nhà đầu tư có tổ chức và đầu tư cá thể). Đối với việc thu
hút đầu tư trực tiếp cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa doanh
nghiệp chứng khoán trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh
nghiệm của nhà kinh doanh chứng khoán nước ngoài là những bài học không thể
định giá cho các nhà kinh doanh chứng khoán non trẻ của quốc gia mới có thị
trường. Tuy nhiên, đi đôi với việc xem xét những mặt tích cực của chính sách thu
hút đầu tư nước ngoài, bản thân nó cũng có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế trong
nước nếu có sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy, đối với những
thị trường mới mở, Chính phủ thường có những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài
(kể cả đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp).
Thứ tư, thị trường chứng khoán Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với quá
trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp

(chẳng hạn từ thị trường chưng skhoán chuyển sang thị trường ngoại hối, thị
trường bất động sản…). Những yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởn, chính sách
đầu tư của Nhà nước, thay đổi cơ cấu tổ chức hoặc người đứng đầu bộ máy nhà
nước, tác động của các tổ chức tiền tệ quốc tế đều có thể làm biến động thị trường
chứng khoán. Từ những phân tích trên, điều dễ nhận thấy là thị trường chứng
khoán rất nhạy cảm với các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội; việc ổn định và phát
triển các yếu tố đó chính là cơ sở quan trọng để thị trường chứng khoán ổn định và
phát triển. Vì thế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương: “Thúc đẩy sự hình thành, phát
triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện nay chưa có hoặc còn sơ
khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị
trường khoa học và công nghệ”; trong đó xây dựng và phát triển thị trường chứng
khoán – một hình thức chủ yếu trong việc huy động vốn trung, dài hạn nhằm phát
triển nhanh chóng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Do đó, thị trường chứng khoán, nói cách khác, là thị trường vốn trung, dài hạn trực
tiếp; nơi giao dịch, mua bán có tổ chức các chứng khoán trung, dài hạn, do các
công ty, doanh nghiệp và chính phủ phát hành để huy động vốn của công chúng,
phục vụ cho đầu tư phát triển nền kinh tế quốc dân.
1.4 Chủ thể của thị trường
Trong thị trường chứng khoán, dù ở giai đoạn phát triển nào và ở bộ phận
nào của thị trường thì cũng tồn tại hai loại chủ thể chủ yếu là nhà phát hành và nhà
đầu tư chứng khoán.
Nhà phát hành là tất cả chủ thể huy động vốn bằng cách bán chứng khoán
cho người đầu tư. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, pháp luật mỗi nước quy định rõ những
đối tượng nào là “nhà phát hành”. ở thị trường, thường là các doanh nghiệp (bao
hàm cả các tổ chức tín dụng) và Chính phủ (bao gồm cả chính quyền trung ương và
chính quyền địa phương).
Nhà đầu tư chứng khoán những chủ thể có nhu cầu đầu tư bằng cách mua
các loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Loại chủ thể đầu tư này rất đa
dạng và đông đảo, mục đích của các nhà đầu cũng không giống nhau. Thường thì,

Diệm nhằm hình thành thị trường chứng khoán, ngày 16 tháng 2 năm 1973, Thủ
tướng chính phủ của chính quyền Sài gòn đã ký sắc lệnh số 027 SL/ThT/PC2 về thị
trường chứng khoán và các quy định có liên quan đến ngành môi giới chứng
khoán. Theo sắc lệnh, một Uỷ ban chứng khoán quốc gia sẽ được thiết lập để “điều
chỉnh các thủ tục có liên quan đến hoạt động mua ban, phân phối và bao tiêu chứng
khoán, kiểm soát các hoạt động này trong khuôn khổ bảo vệ các khoản tiền tiết
kiệm của công chúng đầu tư ”. Cơ cấu của Uỷ ban chứng khoán quốc gia bao
gồm: Bộ trưởng Tài chính (Chủ tịch), Thống đốc ngân hàng quốc gia và bốn
chuyên gia kinh tế, tài chính, ngân hàng. Đến tháng 2 năm 1974, các ý tưởng về
vấn đề thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam của ngân hàng quốc gia Việt
Nam. Cũng trong năm này, một công trình nghiên cứu nghiêm túc và tương đối dài
hơi của Tiến sỹ Sidney N. Robbins, giáo sư tài chính học, Đại học Columbia với sự
cộng tác của ông Nguyễn Bích Huệ, trợ lý đặc biệt của Thống Đốc Ngân hàng
quốc gia Việt Nam và ông Charles C. Munroe III, cựu chuyên viên môi giới của
Công ty chứng khoán Sutro & Co đã được công bố. Công việc chuẩn bị triển khai
xây dựng thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang được tiến hành khoản trương
thì đến 30/4/1975, Chính quyền Sài gòn sụp đổ. Một lần nữa, đề án thành lập thị
trường chứng khoán phải bị khép lại vì đó là một định chế xa lạ với nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung thời bấy giờ của Việt Nam. Kể từ khi đoạn tuyệt với nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông
Âu, xuất phát từ tầm quan trọng nhiều mặt của thị trường chứng khoán đối với nền
kinh tế thị trường. Chính phủ đã bắt đầu hoạch định chiến lược thiết lập một thị
trường chứng khoán ở Việt Nam. Ngay từ đầu của những năm 1990, nhiều đoàn
công tác của Chính phủ đã được cử đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xây dựng
thị trường chứng khoán ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Cũng trong
thời gian này, cùng một lúc, chính phủ đã giao cho Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam nghiên cứu, xây dựng đề án hình thành thị trường chứng khoán và
trình chínhphủ xem xét. Trên cơ sở các khuyến nghị của hai đề án của hai ngành
này, vào năm 1994, chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo soạn thảo Pháp lệnh về thị
trường chứng khoán gồm đại diện cuả Bộ tài chính, Bộ tư pháp, Ngân hàng Nhà

300 điểm, mức thấp nhất xuống đến130 điểm. Lý do chính là ít hàng hoá, các
doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư trong
nước, trong khi "room"cũng hết.
Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN)
chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm 2005 khi tỷ
lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực
ngân hàng).
Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự
quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa
tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế
cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân.
Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005,
tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69%
tổng thu nhập quốc nội (GDP). Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 4.500 tỷ
đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu
chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28.300 tài khoản giao dịch.
Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán gấp đôi so
với năm 2004, huy động được 44,600 tỷ đồng, hiện giờ giá trị cổ phiếu so với GDP
của cả nước đạt gần 1%.
b) Giai đoạn 2006 : Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam
Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột
phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với
hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung
tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC
Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường
chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế
giới, chỉ sau Dim-ba-buê. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày
càng "hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Không thể phủ nhận năm 2006
vừa qua thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ này đã có “màn trình diễn” tuyệt
vời và có thể sẽ không bao giờ có lại được với khối lượng vốn hoá tăng gấp 15 lần

yết theo mệnh giá là trên 72 nghìn tỷ đồng. Còn tại Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội, số lượng chứng khoán tham gia đã lên đến 87 cổ phiếu và 91 trái
phiếu với tổng mức đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 29 nghìn tỷ đồng. Xét
riêng về mức vốn hoá cổ phiếu, toàn bộ thị trường chứng khoán chính thức Việt
Nam với 193 cổ phiếu vào phiên cuối năm, đã lên tới 220 nghìn tỷ đồng, tương
đương với 13,8 tỷ USD.
c) Giai đoạn 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ.
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị
trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế.
Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.
VNIndex đạt đỉnh 1.170,67 điểm
HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm
Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong các phiên
giao dịch có nhiều biến động, Index của cả 2 sàn giao dịch đều có biên độ giao
động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VNIndex đạt 927,02 điểm, Hastc-
Index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy sau 1 năm hoạt động VNIndex đạt được
mức tăng trưởng là 23,3%; Hastc-Index tăng 33,2% so với mức điểm thiết lập vào
cuối năm 2006.
Tính đến ngày 28/12/2007, SGDCK TP.HCM đã thực hiện được 248 phiên
giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoán tương đương
với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng
và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006. Bình quân mỗi phiên giao dịch có 9,2
triệu chứng khoán được chuyển nhượng tương đương với 980 tỷ đồng.
TTGDCK Hà Nội thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khối
lượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu chứng khoán tương đương với tổng
giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và
15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006. Quy mô giao dịch tăng trưởng mạnh
khi mức giao dịch bình quân năm 2007 đạt 255 tỷ đồng/phiên trong khi năm 2006
chỉ đạt 19 tỷ đồng/phiên.
Các giai đoạn phát triển của thị trường :

300 tỷ đồng.
• Giai đoạn thị trường điều chỉnh từ Tháng 4/2007 đến đầu Tháng 9/2007
Với nỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng”, các cơ quan quản lý nhà nước
cũng như Chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểm
soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quá
nóng của thị trường. Phản ứng trước điều này, TTCK đã có những đợt điều chỉnh
rõ rệt. Một đợt điều chỉnh giảm của thị trường đã diễn ra trong một khoảng thời
gian rất dài (từ cuối Tháng 3 đến đầu Tháng 9). Giai đoạn điều chỉnh này ghi nhận
sự trầm lắng của cả 2 sàn HOSE và HASTC, tất cả các yếu tố của thị trường đều
giảm sút nghiêm trọng. VNIndex chỉ trong vòng 1 tháng giao dịch đã rơi xuống
mức 905,53 điểm (24/04/2007), giảm tới 22,6% so với mức đỉnh vào tháng 3.
Hastc – Index trở về mốc 321,44 điểm (24/04/2007), giảm 30% so với mức đỉnh.
Thị trường đã mất điểm quá nhanh trong 1 thời gian ngắn khiến giá giao dịch của
các cổ phiếu đã trở về gần mức giá thiết lập vào đầu năm.
Trong giai đoạn này, thị trường cũng có một đợt hồi phục vào giai đoạn cuối
Tháng 5/2007 khi VNIndex quay trở về mốc 1.107,52 điểm (23/05/2007). Nhưng
do tác động tâm lý quá mạnh của các chính sách kiềm chế thị trường trước đó như
Chỉ thị 03, Luật thuế thu nhập cá nhân,…., thị trường nhanh chóng trở lại trạng
thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh khiến giai đoạn đầu Tháng 8, thị
trường xác lập mức đáy 883,9 điểm của VNIndex (6/8/2007) và 247,37 điểm của
Hastc - Index (23/08/2007).
Vào giai đoạn thị trường xuống sâu nhất (khoảng đầu Tháng 8), sàn HCM có
những phiên giao dịch chỉ có hơn 3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh (ngày
30/07/2007 chỉ có 3.296.340CP được giao dịch), sàn HN cũng chỉ có vẻn vẹn
600.000 CP được chuyển nhượng thành công (ngày 8/8/2007 khớp lệnh 603.100
CP).
Giai đoạn này, các NĐTNN cũng tỏ ra khá thờ ơ khi lượng giao dịch của
khối này trên cả 2 sàn giao dịch đều sụt giảm mạnh. Giá trị giao dịch bình quân của
khối NĐTNN trong giai đoạn này đạt khoảng 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới 52% so
với giai đoạn đầu năm.

thiệp của các c ơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT.Tính từ đầu
năm đến hết ngày 31/12/2008, TTCKVN trải qua 03 giai đoạn chính.
Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc
Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn, kinh
doanh hiệu quả và việc bán bớt CP Nhà nước trong các DN đã CPH, chưa kể hàng
loạt ngân hàng, Công ty chứng khoán, doanh nghiệp... phát hành trái phiếu, cổ
phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng thị trường CK có nguy cơ thừa
"hàng".
• Giai đoạn 1: Từ tháng 01 tới tháng 06 - Thị trường giảm mạnh do tác động
từ tác động của kinh tế vĩ mô
Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07, VNIndex đã mất đi gần 60% giá trị và
trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa
đầu năm 2008.
Các thông tin tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu
xuất phát từ nội tại nền kinh tế. Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính
sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp
từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK.
Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điều
hành bắt đầu đưa ra những chủ trương và biện pháp hỗ trợ:
(1) UBCKNN thu hẹp biên độ giao dịch;
(2) SCIC tham gia mua vào cổ phiếu;
(3) NHTM được vận động ngừng giải chấp;
(4) Tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ.
Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn
hạn, và thị trường tiếp tục sụt giảm, cơn bão giải chấp cổ phiếu không ngừng tác
động tới tâm lý các nhà đầu tư. Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có tới
71 phiên VNIndex giảm điểm. Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên VN Index giảm điểm
liên tiếp từ giữa tháng 04 đến đầu tháng 06/2008. Sau 103 phiên giao
dịch,VNIndex giảm mất 550,52 điểm- tương đương 59,77%. Bình quân trong mỗi
phiên, toàn thị trường có 8,02 triệu CP&CCQ được chuyển nhượng, tương đương

mại cao nhất vào trong năm tháng đầu năm với mức trung bình là khoảng 2,6 tỷ
USD/tháng.
Trước thực trạng này chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp vào tháng 3/2008
với mục tiêu kiềm chế lạm phát và thâm h ụt thương mại. Các chính sách chủ yếu
được thực hiện thông qua việc sử dụng công cụ điều hành lãi suất cơ bản và thắt
chặt đầu tư công để hạn chế nguồn cung tiền trên thị trường.
• Giai đoạn 2: Tháng 06 tới đầu tháng 09 - Phục hồi trong ngắn hạn
Nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue -chip như STB, FPT, DPM…
và đặc biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác n ước ngoài, cả hai sàn chứng khoán
đã có được những phi ên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này.
VNIndex và Hastc-Index liên ti ếp vượt qua các ngưỡng cản tâm lý quan
trọng và thường xuyên có đư ợc những chuỗi tăng điểm kéo dài. Đây cũng là giai
đoạn thị trư ờng hoạt động sôi động nhất. Sức cầu mạnh, kéo theo khối lượng giao
dịch và giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao. VNIndex tăng được 168,55
điểm, tương đương 45,52%. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 16,9 triệu
CP&CCQ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên.
Trong giai đoạn này, nhóm cổ phiếu được ưa thích nhất là nhóm cổ phiếu
dầu khí (tăng 80,33%), nguyên vật liệu v à công nghệ (tăng 89,78%). Các đại diện
tiêu biểu cho nhóm cổ phiếu n ày bao gồm: PVS, PVD, PTC, HPG, FPT…
• Giai đoạn 3: Từ tháng 09 tới tháng 12 - Thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm
do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Đây là thời kỳ VNIndex rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ đáy
thiết lập được trong giai đoạn đầu của năm 2008. Tổng kết cả giai đoạn này,
VNIndex m ất 223,48 điểm, tương đương 41,45%. Khối lượng giao dịch trung bình
đạt 15,82 triệu CP&CCQ, tương đương 497,58 tỷ đồng/phiên.
Nguyên nhân tác động lớn nhất tới TTCK trong giai đoạn này chính là sự lan
tỏa mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới. Hòa cùng xu thế giảm
điểm của TTCK các nước, 02 chỉ số chứng khoán tại sàn HoSE và HaSTC liên tiếp
giảm điểm. Trong 86 phiên giao dịch tại HoSE, 49 phiên VNIndex mất điểm.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status