(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ kiểm lâm địa bàn xã góp phần phát triển tài nguyên rừng tại tỉnh Thái Nguyên - Pdf 68

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI KHĂC THỊNH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ KIỂM
LÂM ĐỊA BÀN XÃ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TÀI
NGUYÊN RỪNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI KHẮC THỊNH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ KIỂM
LÂM ĐỊA BÀN XÃ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TÀI
NGUYÊN RỪNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Sỹ Trung


Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, công chức, viên chức Chi cục Kiểm
lâm Thái Nguyên, UBND 10 xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập và triển khai thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ đề tài luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ
của người thân trong gia đình và các bạn bè đồng nghiệp trong suốt thời gian học
tập và thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Bùi Khắc Thịnh


iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

+ BQLDA

: Ban quản lý dự án

+ BVR

: Bảo vệ rừng

+ HĐND

: Hội đồng nhân dân

+ NN&PTNT

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................3
1. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................3
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................4
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................4
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................4
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................6
1.1. Trên thế giới .........................................................................................................6
1.1.1. Thực trạng tài nguyên rừng trên Thế giới .........................................................6
1.1.2. Quản lý tài nguyên rừng của một số nước trên Thế giới ..................................8
1.2. Trong nước.........................................................................................................11
1.2.1. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng Việt Nam ..............................................11
1.2.2. Diễn biến tài nguyên rừng Việt Nam ..............................................................14
1.2.3. Chính sách trong quản lý phát triển tài nguyên rừng Việt Nam .....................17
1.2.3.1. Chính sách về tái tạo rừng ............................................................................17
1.2.3.2. Chính sách về bảo vệ rừng ...........................................................................20
1.2.3.3. Chính sách về sử dụng rừng .........................................................................23
1.2.4. Kết quả nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng .............................................24
1.3. Đánh giá chung về quản lý tài nguyên rừng trong và ngoài nước .....................25


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã góp phần
phát triển tài nguyên rừng tại tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát
tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Sỹ Trung. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn đều là trung thực.

Bảng 3.5 Tổng hợp số tang vật được phát hiện và xử lý giai đoạn (2010-2015)......47
Bảng 3.6 Theo dõi diễn biến rừng tại khu vực nghiên cứu. ......................................49
Bảng 3.7 Kết quả tham mưu xác định nguồn gốc lâm sản (2010 -2015). ................52
Bảng 3.8 Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về hoạt động của Kiểm lâm đến quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng......................................................................................54
Bảng 3.9. Phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên ........................................57


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Hệ thống tổ chức Kiểm lâm giai đoạn 1974-1979

…………………...33

Hình 3.2. Hệ thống tổ chức Kiểm lâm giai đoạn 1980-1994 ....................................34
Hình 3.3. Hệ thống tổ chức Kiểm lâm giai đoạn 1994-1997 ....................................36
Hình 3.4. Hệ thống tổ chức Kiểm lâm giai đoạn 1997-2006 ....................................37
Hình 3.5. Hệ thống tổ chức Kiểm lâm giai đoạn 2007 đến nay ................................39
Hình 3.6 Sơ đồ VENN vai trò của các đối tác trong QLBVR và PTR .....................58


ix

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TRONG LUẬN VĂN
PHỤ BIỂU 01: PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ ĐỊA PHƯƠNG ...........................72
PHỤ BIỂU 02: PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ KIỂM LÂM PHỤ TRÁCH ĐỊA
BÀN XÃ ....................................................................................................................75
PHỤ BIỂU 03: PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN THAM GIA VÀO CÔNG
TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG............................................................................80

- Góp phần cải tiến lề lối làm việc, nâng cao vai trò của cán bộ Kiểm lâm
trong việc quản lý bảo vệ rừng tận gốc.

3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn


5

Kết quả nghiên cứu là cơ sở đánh giá các hoạt động có hiệu quả của Kiểm
lâm địa bàn.
Góp phần bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng tại tỉnh Thái
Nguyên.


6

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Thực trạng tài nguyên rừng trên Thế giới
Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của hầu hết người dân
vùng núi. Ở đây, rừng mang lại cho họ nhiều loại sản phẩm khác nhau như: gỗ, củi,
lương thực, thực phẩm, dược liệu,... Quan trọng hơn nữa là rừng đảm bảo những điều
kiện sinh thái cần thiết để duy trì các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.
Trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, hệ thống quản lý tài nguyên rừng tập
trung đã thực hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển. Trong
giai đoạn này, vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng ít được quan tâm. Vì vậy,
họ chỉ biết khai thác tài nguyên rừng lấy lâm sản và đất đai để canh tác nông
nghiệp, nhu cầu lâm sản ngày càng tăng đã dẫn đến tình trạng khai thác quá mức tài
nguyên rừng và làm cho tài nguyên rừng ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng.

Trong thế kỷ XX, thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cách
mạng công nghiệp, dân số tăng… đã làm cho diện tích rừng ngày càng giảm nhanh.
+ Theo thống kê của FAO (1999), những năm cuối của thế kỷ XX, tình trạng
phá hủy rừng đã diễn ra liên tục, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, các nước
thuộc vùng nhiệt đới, chỉ riêng ở Châu Phi và Châu Á mỗi năm mất khoảng từ 3 đến
3,6 triệu ha rừng, vào khoảng 0,6 đến 0,7%, trong khi đó thì toàn thế giới mất
khoảng 3%.
+ Theo Hongton (1983) thì 15% rừng trên thế giới đã bị biến mất trong
khoảng thời gian từ 1850 đến 1980.
+ Theo FAO thì khoảng 50% rừng nhiệt đới bị phá hủy từ năm 1950, nhiều
nhất là ở Trung Mỹ (66%), tiếp theo là Trung Phi (52%), Nam Phi là 37% và Đông
Nam Á là 38%. Rừng trên thế giới đã giảm đi 70 triệu ha (gần 2%) trong khoảng
1980 đến 1990. Vào những năm đầu thập kỷ 80 (thế kỷ XX) tốc độ mất rừng nhiệt
đới là 11.4 triệu ha, trong đó khoảng 3/4 là rừng giàu và 17 đến 20 triệu ha vào cuối
thập kỷ 80. Tốc độ mất rừng trung bình của thế giới là 1%/năm. Riêng ở vùng Đông
Nam Á, trong thời gian 1980 đến 1990 thì diện tích rừng giảm đi khá nhanh. Như ở
Indonesia diện tích rừng giảm 1.212 nghìn ha, Thái Lan là 515 nghìn ha, Malaysia
là 396 nghìn ha, Philippine là 316 ha, Việt Nam là 139 nghìn ha và Lào là 129
nghìn ha.[30]


8

Tình trạng mất rừng trên thế giới ở nhiều quốc gia chính là việc quản lý bảo
vệ rừng từ trên xuống dưới, chưa đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người dân.
Trước sự nỗ lực của nhiều quốc gia, công tác quản lý bảo vệ rừng trên thế
giới đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Thế giới đã đình chỉ việc khai thác gỗ ở vùng đặc dụng, các khu bảo tồn
thiên nhiên, khu du lịch sinh thái, quan tâm đến lợi ích của rừng đối với đời sống
của con người. Chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực quản lý rừng từ cấp

nhân, tổ chức, cộng đồng địa phương được giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp,
người dân sử dụng đất và có kế hoạch trồng rừng.
Các nhà khoa học Philippin đã khẳng định chính sách quản lý lâm nghiệp đổi
mới trong những năm gần đây là yếu tố có tính quyết định đến phát triển lâm
nghiệp, trong đó có chính sách giao, khoán rừng cho hộ nông dân từ trước năm
1970. Chính sách lâm nghiệp hướng vào việc bảo vệ cho những người được hưởng
đặc ân có quyền sử dụng lâm sản cho mục đích thương mại, còn dân cư có cuộc
sống phụ thuộc vào rừng thì bỏ qua. Đứng trước thực trạng đó, năm 1970 đã có ba
chương trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được qui định:
- Chương trình hộ gia đình tham gia tạo rừng và bảo vệ rừng;
- Chương trình quản lý rừng đang bị người dân chiếm dụng;
- Chương trình trồng cây nhân dân;
Để quản lý rừng bền vững, các nhà khoa học đề xuất 3 chương trình:
- Chương trình lâm nghiệp xã hội
- Chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng quốc gia
- Chương trình lâm nghiệp cộng đồng.[28]
Từ kinh nghiệm quản lý rừng ở Philippin cho thấy cần kết hợp quản lý Nhà
nước với quản lý cộng đồng và hộ gia đình, tạo mọi điều kiện cho cộng đồng và hộ
gia đình để họ thực hiện chức năng quản lý tốt hơn. Nhưng nhà nước phải tổ chức
đào tạo kiến thức về quản lý, kỹ thuật, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các chủ thể, hỗ
trợ về vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất...vv
- Ở Nêpan: Chính phủ cho phép chuyển giao một số diện tích đáng kể khu
rừng cộng đồng thông qua sử dụng Panchagal (tổ chức chính quyền cấp sở) để quản
lý rừng.
- Ở Ấn Độ: Khi chính sách Lâm nghiệp được quốc gia thông qua năm 1998, là
việc coi trọng những nhu cầu cơ bản của người dân sống gần kề với rừng như chất
đốt, thức ăn gia súc, gỗ làm nhà… và vai trò của họ trong gìn giữ và bảo tồn tài


10


- Hỗ trợ phát triển kinh tế địa phượng, thông qua các dự án để cải thiện cuộc


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên theo
chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 22, từ năm 2014 - 2016.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, các
thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Lâm Nghiệp - trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin dành tình cảm chân thành của mình tới PGS.TS. Lê Sy
Trung - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến
thức quý báu, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, công chức, viên chức Chi cục Kiểm
lâm Thái Nguyên, UBND 10 xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập và triển khai thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ đề tài luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ
của người thân trong gia đình và các bạn bè đồng nghiệp trong suốt thời gian học
tập và thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Bùi Khắc Thịnh


12

động lâm nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu vẫn là khai thác và bảo vệ rừng tự nhiên.


13

Lượng gỗ khai thác thời kỳ này trung bình khoảng 1,5 triệu m3/năm. Nhiệm vụ
trồng rừng tuy có được chú ý nhưng qui mô nhỏ (50.000 ha/năm) và tỷ lệ thành
rừng rất thấp (khoảng 30%).
- Thời kỳ 1976 – 1990:
Giai đoạn 1976-1990 là những năm có nhiều thay đổi trong hệ thống tổ chức
và chính sách quản lý lâm nghiệp được đánh dấu bằng sự thành lập Bộ Lâm nghiệp
năm 1976.
Năm 1986 rừng được qui hoạch thành ba loại theo chức năng, đó là: Rừng
sản xuất; Rừng phòng hộ và Rừng đặc dụng. Rừng được giải thửa thành các tiểu
khu có diện tích bình quân khoảng 1.000 ha để làm đơn vị quản lý. Các hoạt động
quản lý và sản xuất lâm nghiệp của ba loại rừng nói trên được nghiên cứu phát triển
và có nhiều đổi mới trong giai đoạn này. Tổ chức của các hệ thống quản lý ba loại
rừng có thể được tóm lược như sau:
+ Đối với rừng sản xuất: được quản lý bởi các Liên hiệp lâm nông công
nghiệp và các lâm trường quốc doanh.
+ Đối với rừng phòng hộ: các vùng đầu nguồn trọng yếu như Sông Đà, Dầu
Tiếng, Trị An, Thạch Nham có các ban quản lý rừng phòng hộ trực thuộc Bộ Lâm
nghiệp, các khu rừng phòng hộ khác do các lâm trường quản lý hoặc các ban quản
lý rừng phòng hộ trực thuộc tỉnh, liên hiệp...
+ Đối với rừng đặc dụng: thành lập các vườn quốc gia và các khu bảo tồn
thiên nhiên có ban quản lý để bảo vệ nghiêm ngặt theo qui chế riêng.
- Thời kỳ từ 1991 đến nay:
Từ tháng 10/1995, Bộ Lâm nghiệp (cũ) cùng với Bộ Thủy lợi (cũ) sát nhập
vào với Bộ Nông nghiệp (cũ) để thành lập Bộ NN&PTNT. Bốn định hướng đổi mới
về chiến lược phát triển lâm nghiệp đã được vạch ra trên cơ sở của dự án “Nghiên

trọng, càng chú trọng hơn vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái nghĩa là sử dụng bền
vững đất đai và môi trường, điều này càng quan trọng hơn đối với các vùng núi ở
Việt Nam, nơi vốn có hệ sinh thái mỏng manh, đất đai kém phì nhiêu, thực bì bị tàn
phá nặng nề và đời sống kinh tế của người dân nghèo nhất trong cộng đồng nông
thôn ở nước ta.
Nước ta trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ tình trạng tài nguyên rừng
cùng với những nguyên nhân gây mất rừng như: Sức ép về dân số, lương thực, đất
canh tác… chiến tranh kéo dài là một trong những nguyên nhân gây suy giảm các


15

nguồn tài nguyên sinh học, tỉ lệ độ che phủ của rừng là 43,3% năm 1943 xuống
33,8% năm 1976 và 28,6% năm 1995. Sự suy giảm về tài nguyên rừng không chỉ
suy giảm về trữ lượng lâm sản mà kéo theo đó là sự suy giảm đa dạng sinh học.
Bảng 1.2. Biến động diện tích rừng qua các thời kỳ
Loại rừng

1999

2004

2007

2008 2009 2010

2011

2012


10,0

10,3

10,3

10,3

10,3

10,3

10,4

10,4

10.1

Rừng trồng

1,5

2,3

2,5

2,8

2,9


(Nguồn: Trang Webh https//www. Kiemlam.org.vn)
Qua bảng 1.2 cho ta thấy diện tích rừng thay đổi theo thời gian, các nguyên
nhân chính là: khai thác quá mức, canh tác nương rẫy, chuyển đổi mục đích sử
dụng, di dân tự do, chiến tranh, cháy rừng, đô thị hóa và các dạng sử dụng khác.
Tính đến ngày 31/12/2014 Việt Nam có 13.258.843 ha đất có rừng, nhiều
hơn 959.173ha so với năm 2007, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.100.186ha
và rừng trồng là 3.696.320ha.
Độ che phủ rừng toàn quốc năm 2014 là 40,43%, tăng 2,23% so với
năm 2007.
Theo tính toán sơ bộ của Bộ NN&PTNT, đến cuối năm 2010 cả nước sẽ có
13.390.000 ha rừng và còn 2.850.000 ha đất trống quy hoạch cho phát triển lâm
nghiệp và trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu nâng độ che phủ rừng lên 42% 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020.[7]
Theo Nghị quyết 17/2011/QH13 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) cấp quốc gia, tổng
diện tích đất quy hoạch cho ngành lâm nghiệp đến năm 2020 là 16,245 triệu ha.
Trong đó: Đất rừng đặc dụng là 2,271 triệu ha; Đất rừng phòng hộ là 5,842 triệu
ha; Đất rừng sản xuất là 8,132 triệu ha. Trong số diện tích 5,842 triệu ha quy
hoạch cho rừng phong hộ, có 4,564 triệu ha đất có rừng; rừng tự nhiên 3,938


iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

+ BQLDA

: Ban quản lý dự án

+ BVR


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status