Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp tại thành phố hải phòng - Pdf 30


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


ĐỖ THỊ MINH HƯƠNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG
ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MỘT CẤP
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ


LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học :
TS. HOÀNG XUÂN PHƯƠNG
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60.85.01.03 HÀ NỘI – 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví
dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Tác giả luận văn Đỗ Thị Minh Hương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Cơ sở khoa học của đăng ký đất đai 3

1.1.1. Đất đai, bất động sản, hàng hóa bất động sản, thị trường bất động sản 3

1.1.2. Đăng ký đất đai/bất động sản 6

1.2. Đăng ký đất đai ở một số nước trên thế giới 10

1.2.1. Đăng ký văn tự giao dịch 10

1.2.2 Đăng ký chủ quyền 13

1.3. Hệ thống đăng ký đất đai ở Việt Nam 18

1.3.1. Cơ sở pháp lý về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất 18



Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng 33

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 33

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 34

3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của thành phố Hải Phòng 40

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 40

3.2.2. Tình hình quản lý đất đai 40

3.3. Tình hình hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp 49

3.3.1. Cơ sở pháp lý 49

3.3.2. Mô hình hoạt động Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành một cấp 51

3.3.3. Kết quả hoạt động của VPĐKQSDĐ một cấp 63

3.3.4. Đánh giá kết quả hoạt động 73

3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSDĐ tại
thành phố Hải Phòng 76

3.4.1. Về tên gọi 76


3 GCN
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4 HSĐC Hồ sơ địa chính.
5 STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường.
6 VPĐKĐĐ Văn phòng đăng ký đất đai.
7 VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
8 CN VPĐKQSDĐ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất

9 UBND Ủy ban nhân dân. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình thành lập VPĐKQSDĐ các cấp cả nước 23

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính thành phố Hải Phòng 34

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Tài nguyên và Môi trường nhằm khắc phục hạn chế của hệ thống Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất ở hai cấp hiện nay và tiến tới chuẩn hoá hệ thống Văn phòng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

đăng ký quyền sử dụng đất theo mô hình của các nước trên thế giới, phù hợp với
điều kiện công nghệ hiện đại.
Hải Phòng là một trong bốn tỉnh, thành phố (Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nam,
Đồng Nai) được chọn là nơi triển khai thí điểm đề án kiện toàn Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất theo quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 17/4/2012 của Thủ tướng
Chính phủ. Qua hơn một năm triển khai thí điểm, mô hình Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất một cấp bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực trong việc
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng, cập nhật hồ sơ địa chính và
cung cấp thông tin đất đai. Tuy nhiên, việc xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa
chính còn chậm, trang thiết bị kỹ thuật đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng yêu
cầu.
Xuất phát từ những thực tiến trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp tại thành phố Hải
Phòng”.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
- Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất một cấp.
2.2. Yêu cầu
- Các số liệu điều tra, thu thập phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy;
- Đề xuất các giải pháp khoa học, sát thực và có khả năng thực thi, phù
hợp với điều kiện hiện nay và đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai hiệu quả, bền
vững.

sử dụng tư nhiên ngay sau khi nhân loại xuất hiện. Trong quá trình phát triển của xã
hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn
minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều được xây dựng
trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai (Nguyễn Hữu Ngữ, 2010).
1.1.1.2. Bất động sản
a. Khái niệm
Việc phân loại tài sản thành “bất động sản” và “động sản” có nguồn gốc từ
Luật La Mã cổ, theo đó bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà
còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất. Bất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

động sản (BĐS) bao gồm các công trình xây dựng, mùa màng, cây trồng… và tất cả
những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng
với những bộ phận cấu thành lãnh thổ.
Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thống nhất ở chỗ coi BĐS gồm
đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai.
Điều 174, Bộ luật Dân sự năm 2005 của nước ta quy định: “Bất động sản là
các tài sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các
tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất
đai; các tài sản khác do pháp luật quy định”.
b. Đặc điểm
- Tính cá biệt và khan hiếm;
- Tính bền lâu;
- Tính chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau;
- Các tính chất khác: tính thích ứng; tính phụ thuộc vào năng lực quản lý;
mang nặng yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội (Cục Quản lý nhà, Bộ Xây
dựng, 2008).
1.1.1.3. Hàng hóa bất động sản
a. Khái niệm

có liên quan đến giao dịch BĐS như: mua, bán, cho thuê, thừa kế, thế chấp BĐS.
TTBĐS theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm các hoạt động liên quan đến giao dịch
BĐS mà bao gồm cả các lĩnh vực liên quan đến việc tạo lập BĐS với những đặc
điểm cơ bản sau:
- TTBĐS chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế hàng hóa: quy luật giá trị,
quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranhl;
- TTBĐS theo mô hình chung của thị trường hàng hóa với 3 yếu tố xác định:
sản phẩm, số lượng, giá cả;
- Phạm vi hoạt động của TTBĐS do pháp luật của mỗi nước quy định nên
cũng không đồng nhất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

1.1.2. Đăng ký đất đai/bất động sản
1.1.2.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của UN-ECE (United Nations Economic Comission for
Europe - Ủy ban Kinh tế về Châu Âu của Liên Hiệp Quốc): “đăng ký đất đai” là
một quá trình xác lập và lưu trữ một cách chính thức các quyền lợi đối với đất đai
dưới hình thức hoặc là đăng ký văn tự giao dịch hay đăng ký các loại văn kiện nào
đó có liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu, hoặc là dưới hình thức đăng ký
chủ quyền đất. Kết quả của quá trình đăng ký được thể hiện trong một sổ đăng ký
(có thể là hồ sơ giấy tờ hoặc được kỹ thuật số hóa thành hồ sơ điện tử) với những
thông tin về chủ sở hữu/sử dụng và chủ quyền, hoặc những thay đổi về chủ quyền
đối với những đơn vị đất đai được xác định (Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên Hiệp
Quốc, 2004).
Khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối
với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
Điều 22 Luật Đất đai 2013 quy định đăng ký đất đai là một trong những nội

đầu tư, khai thác đất đai; đồng thời, tôn trọng quyền của các chủ thể khác và lợi ích
chung của cộng đồng.
Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý
nhằm đảm bảo việc sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.
Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Người
sử dụng đất được hưởng quyền lợi và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ sử dụng đất
theo quy định của pháp luật.
b. Đối với Nhà nước
- Quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ để đất đai được sử
dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất;
- Hỗ trợ và đảm bảo hiệu quả hoạt động cho thị trường đất đai và bất động sản;
- Thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Hồ sơ địa chính cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác thực trạng, tình
hình sử dụng đất làm căn cứ đánh giá và đề xuất, bổ sung hoặc điều chỉnh các chủ
trương, chính sách, chiến lược quản lý và sử dụng đất; phân hạng và định giá đất;
giải quyết các tranh chấp đất đai.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Thông qua đăng ký đất đai, chất lượng tài liệu đo đạc sẽ được nâng cao do
những sai sót tồn tại được người sử dụng phát hiện và được chỉnh lý hoàn thiện. Kết
quả đo đạc và thống kê đất đai được pháp lý hóa gắn với quyền của người sử dụng
đất.
Như vậy, hiệu quả của hệ thống đăng ký đất đai sẽ đảm bảo cho hiệu quả
quản lý đất đai của Nhà nước, bởi đăng ký đất đai là một trong những hoạt động
quan trọng của nội dung quản lý Nhà nước đối với đất đai. Vì vậy, lợi ích mà Nhà
nước nhận được từ hệ thống đăng ký đất đai thể hiện trên nhiều lĩnh vực quản lý
khác nhau, từ việc hỗ trợ và thực hiện các chính sách đất đai, quy hoạch sử dụng
đất; hỗ trợ hệ thống thuế đất và bất động sản đến việc hỗ trợ hoạt động quản lý các
nguồn tài nguyên và môi trường

Hồ sơ đăng ký đất đai được công khai cho mọi người có thể tra cứu, kiểm
tra. Các thông tin đăng ký phải chính xác và tính pháp lý của thông tin phải được
pháp luật bảo vệ.
d. Nguyên tắc chuyên biệt hoá
Trong đăng ký đất đai, chủ thể (người có quyền được đăng ký) và đối tượng
(đất đai, bất động sản) phải được xác định một cách rõ ràng, đơn nghĩa, bất biến về
pháp lý.
1.1.2.4. Cơ sở đăng ký đất đai/bất động sản
a. Hồ sơ đăng ký đất đai/bất động sản
- Khái niệm: hồ sơ đăng ký đất đai/bất động sản là tài liệu chứa dữ liệu thuộc
tính về chủ quyền và chủ thể có chủ quyền đối với đất đai/bất động sản.
- Vai trò: hồ sơ đăng ký đất đai/bất động sản được lập để phục vụ cho lợi ích
của nhà nước (quản lý, giám sát, sử dụng và phát triển đất bền vững ) và phục vụ
quyền lợi của công dân (đảm bảo các quyền được pháp luật công nhận để công dân
tham gia các giao dịch đất đai, bất động sản thuận lợi, an toàn và hợp pháp )
b. Đơn vị đăng ký
Thửa đất được hiểu là một phần bề mặt trái đất, có thể liền mảnh hoặc không
liền mảnh, được coi là một thực thể đơn nhất và độc lập để đăng ký vào hệ thống hồ
sơ với tư cách là một đối tượng đăng ký có một số hiệu nhận biết duy nhất. Việc
định nghĩa một cách rõ ràng đơn vị đăng ký là vấn đề quan trọng cốt lõi trong thực
hiện đăng ký đất đai (Nguyễn Thanh Trà và Nguyễn Đình Bồng, 2005).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

1.2. Đăng ký đất đai ở một số nước trên thế giới
Việc xây dựng hệ thống đăng ký đất đai ở mỗi quốc gia không hoàn toàn
giống nhau do phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử và cả mối
quan tâm của con người ở mỗi quốc gia đó nhưng đều có chung mục đích đem lai
những lợi ích thiết thực nhất cho Nhà nước, xã hội và công dân.
Dựa vào đối tượng được đăng ký, quản lý, có thể thấy tồn tại hai loại đăng

Thông tin từ đăng ký văn tự giao dịch không có sự đảm bảo chắc chắn về
quyền sở hữu, tính chính xác và rõ ràng nên có thể phát sinh chi phí để xác minh
nguồn gốc chủ quyền; không khuyến khích đầu tư vào đất đai và hạn chế sự phát
triển của thị trường vốn tín dụng; không hỗ trợ chính quyền trong việc giải quyết
tranh chấp đất đai, lập quy hoạch sử dụng đất và xác định thu thuế đất (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2012).
1.2.1.3. Phân loại các hệ thống đăng ký văn tự giao dịch
a. Hệ thống đăng ký văn tự giao dịch đơn giản
- Mảnh đất đem giao dịch thường được mô tả bằng lời, có thể kèm theo sơ
đồ đơn giản;
- Nhân viên đăng ký lập danh sách tra cứu theo tên các bên tham gia giao
dịch chứ không theo danh sách các thửa đất trên địa bàn;
- Hệ thống sổ đăng ký là loại thụ động, có nghĩa là chỉ thụ động nhập thông
tin theo các văn tự mà không tiến hành kiểm tra sự nhất quán với những thông tin
đã được đăng ký trong các vụ giao dịch trước đây đối với cùng một tài sản.
b. Hệ thống đăng ký văn tự giao dịch nâng cao
- Mảnh đất đưa ra giao dịch được xác định theo bản đồ hoặc bình đồ với chất
lượng được chuẩn hoá, được gán mã số nhận diện duy nhất;
- Nhân viên đăng ký phải kiểm tra mọi văn tự giao dịch khi đăng ký để đảm
bảo sự nhất quán với thông tin đã đăng ký trong các văn tự giao dịch trước đây;
- Hệ thống sổ đăng ký có hệ thống chỉ số theo tên các bên giao dịch và theo
mã số nhận biết duy nhất của các thửa đất;
- Vãn tự giao dịch phải do luật sư hoặc công chứng viên lập và xác nhận;
- Địa vị pháp lý của việc đăng ký văn tự giao dị được bảo vệ bằng Luật Dân
sự hoặc Luật Đất đai. Các bên thứ ba khi tham khảo thông tin đăng ký để thực hiện
giao dịch sẽ được pháp luật bảo hộ một phần trong trường hợp thông tin đăng ký
không chính xác, không đầy đủ.
c. Hệ thống đăng ký nghĩa vụ
- Bổ sung thông tin cần thiết cho đăng ký văn tự giao dịch;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Như vậy một lượng lớn hô sơ và giấy tờ phải được lưu giữ lâu dài.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Văn tự giao dịch sau khi được đóng dấu đăng ký sẽ được đóng dấu chính
quyền (official stamp) trên từng trang và trao lại cho người nộp hồ sơ (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2012).
b. Đăng ký văn tự giao dịch ở Mỹ
Đăng ký văn tự giao dịch ở Mỹ được triển khai lần đầu tiên theo Luật Đăng
ký của Mỹ năm 1640 và đã được phát triển ra toàn Liên bang, có mục tiêu “tránh
những vụ chuyển nhượng có tính gian lận, để đảm bảo cho bất kỳ người nào muốn
thực hiện giao dịch cũng có thể biết có những quyền tài sản (estate) và lợi ích
(interest) nào thuộc về hoặc liên quan tới mảnh đất hoặc ngôi nhà cụ thể”.
Các điều luật về Đăng ký được phân loại theo cách thức mà nó giải quyết các
vấn đề về quyển ưu tiên (priority) và nguyên tắc nhận biết (notice). Các điều luật
được chia thành 3 loại: quy định quyền ưu tiên theo nguyên tắc trình tự (race
statutes), quy định về quyền ưu tiên theo nguyên tắc nhận biết (notice statutes) và
quy định hỗn hợp (race- notice statutes).
Điều luật theo nguyên tắc trình tự dành quyền ưu tiên cho giao dịch đăng ký
trước. Một giao dịch được đăng ký sẽ thắng một giao dịch chưa được đăng ký dù
cho giao dịch chưa đăng ký được thực hiện trước. Điều này dễ bị lợi dụng để thực
hiện các giao dịch có yếu tố gian lận (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
1.2.2 Đăng ký chủ quyền
1.2.2.1. Khái niệm
Đăng ký chủ quyền là hình thức đăng ký đất đai mà đối tượng đăng ký là
những thông tin về chủ sở hữu/sử dụng đất; các quyền, lợi ích và cả những hạn chế
về quyền của họ đối với đất; những thông tin về thửa đất, nghĩa là mối quan hệ pháp
lý giữa đất đối với người có chủ quyền đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

sản; sự hình thành tài sản chung; xác định và điều chỉnh ranh giới bất động sản; xác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

định những hạn chế về quyền với tổng số khoảng 860 nhân sự, được làm việc tại 80
văn phòng trên khắp Thụy Điển.
Bộ phận Đăng ký chủ quyền chịu trách nhiệm kiểm tra các đơn vị đăng ký
liên quan đến quyền sở hữu, thế chấp và những quyền khác, ghi nhận những thông
tin này vào phần đăng ký quyền trong Sổ Đăng ký bất động sản. Tổng số nhân sự
của bộ phận này khoảng 200 người.
Bộ phận thông tin địa lý và đất đai chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, phát
triển và cung cấp thông tin về địa lý và đất đai. Tổng số nhân sự của bộ phận này
khoảng 550 người.
Bộ phận thương mại và sản xuất bản đồ chịu trách nhiệm sản xuất bản đồ và
thực hiện các công tác đo vẽ bản đồ theo hợp đồng. Nhân sự cho bộ phận này là
khoảng 425 người, làm việc tại 40 văn phòng trên toàn Thụy Điển (Đặng Anh
Quân, 2011).
b. Đăng ký chủ quyền ở Malaysia
Tại Malaysia, cơ quan đăng ký đất đai được thành lập theo 1 cấp ở các bang
và có một số rất ít chi nhánh trực thuộc, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực
hiện tất cả các công việc của các thủ tục đăng ký đất đai và bất động sản, cấp giấy
chứng nhận cho mọi tổ chức và cá nhân.; quản lý, cập nhật dữ liệu đất đai; lưu trữ
toàn bộ hệ thống hồ sơ đăng ký đất đai; đồng thời thực hiện thu các khoản phí, lệ
phí liên quan đến thủ tục đăng ký, kể cả lệ phí trước bạ.
Hoạt động đăng ký đất đai có thể thực hiện đăng ký trực tiếp tại cơ quan
đăng ký hoặc đăng ký trên mạng (online), việc đăng ký trên mạng có ưu điểm rút
ngắn thời gian nộp và chuyển hồ sơ đến bộ phận xử lý (thời gian từ 8 ngày xuống
còn 1 ngày); thời gian chờ xử lý hồ sơ (đánh giá tài sản, chuyển thông tin nghĩa vụ
tài chính…) từ 8 ngày xuống còn 1 ngày.
Hoạt động đăng ký chuyển nhượng đất đai thông thường qua các bước:

cao cấp thực hiện; Tại một số nơi bộ phận đăng ký còn được tổ chức thành nhiều
nhóm: Nhóm đăng ký các giao dịch thông thường, nhóm đăng ký các giao dịch
phức tạp; nhóm đăng ký thế chấp, nhóm đăng ký các giao dịch cho thuê cửa hàng
trong các trung tâm thương mại.
c. Hệ thống đăng ký đất đai là hệ thống đăng ký quyền sở hữu, tương tự như hệ
thống đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam (kết quả đăng ký cấp Giấy chứng
nhận cho chủ sở hữu và có giá trị pháp lý bảo đảm quyền sở hữu tuyệt đối của
người được cấp giấy), song có nhiều điểm khác với quy định hiện hành ở Việt Nam
cần được tiếp tục nghiên cứu áp dụng:

Trích đoạn Kết quả hoạt động của VPĐKQSDĐ một cấp
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status