NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - Pdf 69

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế là một
phương thức chủ yếu và là xu thế phát triển không thể đảo ngược của nền kinh
tế thế giới hiện nay. Trong xu thế này, sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa
các nền kinh tế trên thế giới nói chung và các thành phần trong nền kinh tế của
mỗi quốc gia nói riêng đang ngày một gia tăng, được thể hiện ở xu hướng tăng
cường các hoạt động hợp tác song phương, đa phương và các cấp độ liên kết
khu vực. Bởi vậy xu thế này đang chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia và quan hệ quốc tế bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản
xuất và sự phân công lao động quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện ở các biện pháp mở cửa thị trường, tự
do hoá nền kinh tế của một quốc gia hoặc việc tham gia của quốc gia này vào
các cam kết thoả thuận hợp tác kinh tế thương mại song phương (giữa hai nước
với nhau), khu vực (tham gia vào một tổ chức hợp tác giữa các nước trong cùng
một khu vực địa lý như khu vực Đông Nam á – ASEAN…), đa phương ở phạm
vi toàn cầu như tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới - WTO. Mục tiêu bao
trùm, lớn nhất và nhất quán của việc hội nhập kinh tế quốc tế, dù ở cấp độ đơn
phương của một quốc gia hay tham gia các định chế khu vực và toàn cầu đều
hướng tới việc tự do hoá thương mại, đầu tư ở tầm quốc gia, khu vực và thế
giới.
Nắm bắt được xu thế khách quan của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế trên thế giới, Việt Nam đã tiến hành các chính sách đổi mới kinh
tế, mở cửa và cải cách nền kinh tế. Đối với nước ta, Đảng đã khẳng định: "Việt
Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc
tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Điều này chứng tỏ rằng, hội
nhập kinh tế quốc tế là một trong những quan điểm chiến lược, là con đường tất
yếu đất nước phải trải qua để tiến nhanh trở thành nước công nghiệp hoá hiện
đại, là con đường cả nước ta phải chủ động bước vào với quyết tâm chính trị cao
nhất. Bởi hội nhập kinh tế đặt các quốc gia, các nền kinh tế vào tình huống phải
vận động, phải năng động, đây vừa thách thức và cũng là thời cơ lớn, nếu không
tận dụng được thì đất nước tiếp tục lạc hậu, đói nghèo. Do vậy, tất yếu đòi hỏi

tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực
hiện thắng lợi mục tiêu chung là: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”.
I. Những vấn đề chung của hội nhập kinh tế quốc tế
Tiến trình hội nhập của nước ta vào kinh tế khu vực và thế giới đang đi
vào chiều sâu với việc thực hiện trên diện rộng các cam kết quốc tế mà nước ta
phải thực hiện. Xét trên bình diện kinh tế quốc tế, hội nhập là thước đo hiệu quả
của mọi nền kinh tế, nó đặt ra những chuẩn mực thương mại ngày càng cao hơn
và tác động mạnh mẽ tới diện mạo thương mại thế giới nói chung và bức tranh
kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Những diện mạo đó biểu hiện ở cả trạng thái
“động” lẫn trạng thái “tĩnh” và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh của
mỗi nền kinh tế và cách tham gia của các chủ thể. Có thể thấy rằng việc đổi mới
chủ trương, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước là một
trong nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công trong phát triển kinh tế - xã
hội ở nước ta, nhưng đồng thời thực tiễn những năm vừa qua cũng đã bộc lộ
nhiều vấn đề cần phân tích lý giải. Dưới đây là một số vấn đề cơ bản của hội
nhập kinh tế đang đặt ra cho nước ta đòi hỏi sự đồng lòng, quyết tâm cao của
Nhà nước nói chung, của doanh nghiệp nói riêng,…để giải quyết tốt những vấn
đề đang đặt ra và có thể nảy sinh nhằm góp phần thành công vào tiến trình hội
nhập kinh tế:
1. Vấn đề hoàn thiện thế chế thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải chấp nhận "luật chơi" và "cách
chơi" của các sân chơi khác nhau như: WTO, ASEAN, APEC..., song cho tới
nay cơ chế, hệ thống chính sách kinh tế, thương mại của nước ta vẫn còn nhiều
bất cập mặc dù đã có những điều chỉnh bổ sung tích cực. Bởi hiện nay, cơ chế,
hệ thống pháp luật chúng ta đang áp dụng vẫn còn có những yếu tố, những điều
khoản chưa phù hợp với "luật chơi" của WTO, ASEAN, APEC (chẳng hạn như
chính sách thuế của nước ta chưa thể hiện được như một công cụ kích thích và
điều tiết sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế)

tiếp quy định những vấn đề đó với các doanh nghiệp. Theo nhà kinh tế học
Alan V. Deardorff, khái niệm “năng lực cạnh tranh” thường dùng để nói đến
các đặc tính cho phép một hãng cạnh tranh một cách có hiệu quả với các hãng
khác nhờ có chi phí thấp hoặc sự vượt trội về công nghệ trong so sánh quốc tế.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, tính đến
thời điểm hiện tại, nền sản xuất hàng hoá của Việt Nam mới ở giai đoạn đầu,
trình độ phát triển chung còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các
doanh nghiệp còn yếu, sản phẩm của các doanh nghiệp làm ra mẫu mã nghèo
nàn, bao bì, nhãn mác xấu, thiếu các kênh phân phối, tiếp thị chưa bài bản, chi
phí đầu vào cao, nguyên liệu cho sản xuất có đến 80% phải nhập khẩu vừa làm
giảm lợi nhuận vừa dễ xảy ra rủi ro do giao hàng chậm vì không chủ động
nguyên liệu, trong khi đó hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi tính cạnh tranh ngày
càng cao, ngày càng hốc liệt. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế nói chung, của doanh nghiệp nói riêng trong tiến trình hội nhập là yêu
cầu sống còn đối với nước ta nếu không muốn bị thua ngay trên "sân nhà" nói
riêng, trên thương trường quốc tế nói chung. Do đó, đây vừa là một vấn đề, vừa
là một nội dung quan trọng trong bối cảnh mở cửa toàn diện nền kinh tế và hội
nhập kinh tế quốc tế hiệu quả.
2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (gồm năng lực cạnh tranh
quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của hàng
hoá, dịch vụ) là nhiệm vụ trọng tâm và cơ bản để phát triển nền kinh tế thị
trường hiện đại trong hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Bởi xây dựng một
nền kinh tế thị trường năng động thì cạnh tranh được coi là công cụ hữu hiệu để
thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả và chất lượng, tạo dựng nên
những doanh nghiệp thành đạt, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và
quốc tế. Nói cách khác một nền kinh tế thị trường hiện đại là một nền kinh tế có
sức cạnh tranh cao của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế đó. Điều này có
nghĩa là để sức cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng cao, chúng ta phải có một
cơ cấu kinh tế hiện đại và thích ứng với cơ cấu kinh tế thế giới hôm nay. Thực

hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về thuế,
quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hoá và sở hữu công nghiệp.
Tình trạng các doanh nghiệp bị các cơ quan chức năng phàn nàn, thậm chí “thổi
còi” vì vi phạm các chế độ về thuế, tài chính còn khá phổ biến. Một trong những
nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng là do
việc nhận thức, hiểu biết của doanh nghiệp về luật pháp còn nhiều hạn chế.
Để vượt qua những hạn chế nêu trên, con đường phát triển duy nhất là nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, hàng hoá và dịch vụ của nước ta. Vì
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, hàng hoá và dịch vụ chính là
nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành. Tuy nhiên vấn đề này
cũng còn phụ thuộc vào cả chính sách quốc gia.
3. Vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu trong bối cảnh hội nhập
Trong thời đại mở cửa, hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, rõ ràng không
ai là không biết đến các giá trị của thương hiệu. Cụm từ "thương hiệu" được
nói đến đầu tiên khi lý giải về sự thành công của một sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ hoặc một doanh nghiệp nào đó. Thậm chí, một ca sĩ tên tuổi được mời biểu
diễn liên tục nhiều nơi, một diễn viên được mời đóng nhiều phim người ta cũng
cho là do...."có thương hiệu".
Ngày nay, một quốc gia mạnh về kinh tế là quốc gia sở hữu những
doanh nghiệp mạnh và năng động. Một doanh nghiệp mạnh là doanh nghiệp sở
hữu những thương hiệu mạnh phục vụ cho mục tiêu quốc gia. Một thương hiệu
tầm cỡ quốc tế không chỉ đơn thuần là tài sản của bản thân doanh nghiệp mà
chính là niềm kiêu hãnh của cả một quốc gia, là niềm cảm hứng cho các
thương hiệu khác vươn lên mạnh mẽ.
Tầm quan trọng của thương hiệu hầu như không còn được bàn cãi nữa.
Nhưng trên thực tế, thực trạng xây dựng và quảng bá thương hiệu ở các doanh
nghiệp Việt Nam còn yếu và chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế và đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho việc xây dựng và quản bá
thương hiệu Việt Nam. Do đó mà yêu cầu cấp thiết đang đặt ra cho Việt Nam là
làm gì để khẳng định và quảng bá thương hiệu trong bối cảnh hội nhập sâu vào

phải có hiệu lực và hiệu quả trong việc ngăn chặn không cho phép bên thứ 3
sử dụng hàng hoá trùng sản phẩm cùng loại với nhãn hiệu đã được đăng ký,
mà còn ngăn chặn cả việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tương tự cho các sản
phẩm tương tự, nếu việc sử dụng này gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về
nguồn gốc hàng hoá.
II. Một số vấn đề cơ bản của hội nhập khu vực và gia nhập WTO
1. Khu vực ASEAN
Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần
giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả lĩnh
vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị
trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối
với trao đổi thương mại. Các tranh chấp thương mại quốc tế dưới nhiều hình
thức sẽ ngày càng phổ biến. Đối với ASEAN,việc thực hiện trên diện rộng các
cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ ASEAN (AFTA) vào năm nay(2006),
Việt Nam sẽ đưa 96% số dòng của biểu thuế với khoảng trên 10.000 mặt hàng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status