Đề và đáp án môn Ngữ văn 9 năm học 2010-2011 - Pdf 71


PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
HUYỆN TRỰC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (4 điểm).
1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
(Quê hương - Tế Hanh)
2. Phân biệt nghĩa của các từ trong mỗi cặp từ sau:
a. Tay trắng b. Điểm yếu
Trắng tay Yếu điểm
Câu 2 (5 điểm).
Trình bày cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du trong câu
thơ sau:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
(Truyện Kiều)
Câu 3 (11 điểm).
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”
của nhà văn Kim Lân để thấy rõ tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời
kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

-----------Hết----------
Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chữ kí của giám thị số 1: . . . . . . . . . .
Số báo danh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chữ kí của giám thị số 2: . . . . . . . . . .
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHềNG GIO DC- O TO

- Đề yêu cầu phân tích: Những chuyển biến mới trong tình cảm của ngời nông
dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Tình cảm có tính chất chung đ-
ợc nhà văn biểu hiện rất sinh động cụ thể trong nhân vật ông Hai. Vì thế cần phân
tích tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nớc và tinh thần kháng chiến ở
nhân vật ông Hai.
- Truyện thuộc loại truyện có cốt truyện tâm lí, nhân vật ít hành động, chủ yếu
biểu hiện nhân vật qua các tình huống bên trong nội tâm nhân vật. Do đó phải phân
tích kĩ diễn biến tâm trạng ông Hai trong tình huống nghe tin làng theo giặc. Từ đó
làm nổi rõ đặc điểm tính cách yêu làng, yêu nớc của nhân vật.
- Do yêu cầu của đề, cách viết nên có sự phân tích chung, rồi đi sâu vào nhân
vật ông Hai, sau đó nhấn mạnh và khẳng định sự gắn bó giữa tình yêu làng có tính
truyền thống với những chuyển biến mới trong tình cảm của ngời nông dân Việt Nam
trong sự giác ngộ cách mạng.
- Bài viết mạch lạc, chặt chẽ, ngôn ngữ giàu tính thuyết phục.
2
* Yêu cầu cụ thể:
A- Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề
B. Thân bài (9 điểm)
1. Khái quát: 1 điểm
- Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trớc Cách mạng Tháng 8 -
1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó
với thôn quê, từ lâu đã am hiểu ngời nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn
thể hiện tinh thần kháng chiến của ngời nông dân.
- Truyện ngắn Làng đợc viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí
Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn
dân tộc, tình cảm quê hơng đất nớc vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp. Với ngời nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm
quê hơng đã hoà nhập trong tình yêu nớc, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có
tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
- Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể

tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế
3
tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp ngời làng chợ Dầu. Nhng tình yêu nớc, lòng
trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: Làng
thì yêu thật nhng làng theo Tây thì phải thù. Nói cứng nh vậy nhng thực lòng đau
nh cắt.
- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ đợc bộc lộ một cách cảm động
nhất khi ông trút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời
thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử
thách căng thẳng này:
+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn
năm! nữa là ông, bố của nó.
+ Ông mong Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ
xét soi cho bố con ông.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng
đổ đốn theo giặc).
Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tợng
của kháng chiến là cụ Hồ đợc biểu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu
nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng: có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao
giờ dám đơn sai.
d. Khi cái tin kia đợc cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục đợc trút bỏ, ông
Hai tột cùng vui sớng và càng tự hào về làng chợ Dầu. (2 điểm)
- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí:
Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nớc của ngời nông dân lao động bình thờng.
(1 điểm)
- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần
kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông. (1 điểm)
3. Đánh giá: (1,5 điểm)
- Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status