NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANHXUẤT NHẬP KHẨU - Pdf 75

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
KINH DOANHXUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Nhập khẩu hàng hoá và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh ở các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như trong toàn bộ nền kinh tế
Quốc dân
Sự phân công lao động Quốc tế ngày càng rõ nét khiến các Quốc gia xích lại
gần nhau hơn. Mỗi quốc gia được tự nhiên ban tặng những lợi thế nhất định tạo
thành thế mạnh kinh tế của mỗi quốc gia đó. Nhưng nếu chỉ dựa vào sản xuất trong
nước thì không thể cung cấp đầy đủ hàng hoá, dịch vụ đáp ứng như cầu sản xuất
tiêu dùng. Vì vậy để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế thì ngoài những hàng
hoá là thế mạnh, mỗi quốc gia cần nhập khẩu những hàng hoá thiết yếu khác phục
vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Ngược lại trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế vốn
có sản xuất những mặt hàng thế mạnh, một mặt phục vụ nhu cầu trong nước, mặt
khác xuất khẩu phần thặng dư ra nước ngoài thu ngoài tệ để nhập khẩu những thứ
trong nước có nhu cầu nhưng không thể đáp ứng. Từ nhu cầu phát triển của nền
kinh tế mà nảy sinh ra nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia với nhau do đó
hoạt động nhập khẩu là yêu cầu khách quan của tất cả các nền kinh tế.
Là một mặt của hoạt động ngoại thương, nhập khẩu là việc quốc gia này
mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác đây chính là việc nhà
sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa , dịch vụ cho người cư trú trong nước. Một
số quan điểm kinh tế cho rằng nhập khẩu ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của
nền kinh tế, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp vì tiêu dùng nhiều hàng ngoại nhập sẽ làm
giảm mức cầu về hàng hoá nôị địa dẫn tới ảnh hưởng không tốt tới sản xuất trong
nước. Tuy nhiên xét trên tầm vĩ mô thì nhập khẩu lại khuyến khích sản xuất hiệu
quả, giá thành thấp, là 1 trong những yếu tố đầu vào của sản xuất hàng hoá xuất
khẩu . Trong xu hướng toàn cầu hoá, các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau,
hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng càng
ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì hoạt động xuất nhập
khẩu có một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

phải có hiểu biết sâu sắc về thị trường quốc tế, những hiểu biết này chỉ có được
thông qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, từ đó phát hiện ra những cơ hội kinh
doanh. Những cơ hội này chính là sự chênh lệch giá cả giữa hai thị trường, nếu giá
cả trong nước thấp hơn ta có hoạt động xuất khẩu và ngược lại ta có hoạt động
nhập khẩu.
Nhận thức được những vai trò to lớn của nhập khẩu không chỉ đối với các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này mà còn đối với cả nền kinh tế quốc dân
mà hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng đến hoạt động xuất nhập
khẩu.
1.2 Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu
1.2.1 Các điều kiện giao dịch cơ bản trong buôn bán quốc tế
Hoạt động nhập khẩu diễn ra giữa hai quốc gia, vì có sự xa cách về mặt địa
lý dẫn đến những phát sinh ảnh hưởng tới việc giao nhận hàng hoá theo hợp động
đã kí. Để đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia hợp đồng xuất nhập khẩu, hạn chế
những rủi ro, thiệt hại cho các chủ thể nói trên trong qúa trình đàm phán ký kết hợp
đồng nhập khẩu các bên cần quan tâm đến hàng loạt các vấn đề như: đồng tiền
thanh toán, địa điểm thanh toán, thời gian thanh toán, phương thức thanh toán…
Những vấn đề này thường được gọi chung là các điều kiện cơ sở giao hàng.
Các điều kiện cơ sở giao hàng do phòng thương mại quốc tế soạn thảo ra
nhằm giải thích một cách thống nhất các tập quán thông lệ quốc tế khi giao hàng,
nó là cơ sở cho các bên ký kết cũng như thực hiện các hợp động ngoại thương.
Hiện nay, điều kiện cơ sở cho giao hàng được thực hiện theo INCOTERMS 2000
gồm 13 điều kiện chia thành 4 nhóm khác nhau:
Nhóm ‘E’: người bán phải đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua
trong thời hạn và ở địa điểm hợp đồng quy định. Bên mua nhận hàng tại địa điểm
này và chịu mọi phí tổn để lo liệu việc chuyên chở về địa điểm đích, nhóm này chỉ
có một điều kiện là EXW.
Nhóm ‘F’: người bán được yêu cầu giao hàng hoá cho người chuyên chở do
người mua chỉ định, rủi ro và phí tổn sau đó do người mua chịu , nhóm này gồm 3

các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam thường sử dụng khi xuất khẩu hàng hóa.
Giá CIF: bao gồm giá FOB + chi phí bảo hiểm + cước phí vận tải. Theo điều
kiện này bên bán phải thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hóa ở mức tối thiểu, chịu
mọi rủi ro về hàng hóa đến biên giới hải quan của nước nhập khẩu trước khi đóng
bất kì loại thuế nhập khẩu hay thuế khác đánh vào hàng nhập khẩu. Rủi ro về hàng
hóa chuyển ngay cho người mua sau khi hàng đã vượt qua lan can tàu ở cảng bốc
hàng
Giá CFR: bao gồm tiền hàng và cước phí vận chuyển. Giá CFR khác giá CIF
là người bán không phải chịu chi phí bảo hiểm cho hàng hóa
Giá DAF: giá hàng giao tại biên giới đối với mọi loại hình vận tải. Điều kiện
DAF thường áp dụng trong buôn bán mậu dịch giữa các nước có chung đường biên
giới
Hiện nay ở Việt Nam thường áp dụng xuất FOB, nhập CIF. Đây là những
điều kiện không tạo điều kiện cho ngành vận tải biển và ngành bảo hiểm của chúng
ta phát triển.
1.2.2 Các phương thức kinh doanh nhập khẩu
Hiện nay đối với hoạt động nhập khẩu có hai phương thức cơ bản đó là nhập
khẩu theo nghị định thư và nhập khẩu ngoài nghị định thư.
* Nhập khẩu theo nghị định thư : là phương thức mà các doanh nghiệp phải
tuân theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước thực hiện các hợp đồng kinh tế bằng văn
bản. Chính phủ Việt Nam sau khi ký nghị định thư hay hiệp định thư với các nước
khác để nhập khẩu hàng hoá sẽ giao cho các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp thực
hiện. Việc thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu theo phương thức này do Nhà nước
đứng ra trả tiền hoặc cam kết trả tiền hoặc uỷ nhiệm cho doanh nghiệp thanh toán .
Đối với ngoại tệ thu được khi tiêu thụ hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải nộp
vào quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước thông qua tài khoản của Bộ Thương Mại
và được thanh toán bằng VNĐ tương ứng với tỷ giá do Nhà nước quy định. Trong
điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, đa số các đơn vị kinh doanh nhập khẩu
được chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình nên số lượng các đơn vị kinh
doanh theo phương thức này rất ít chỉ trừ các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đặc

hàng nhập khẩu và có trách nhiệm thanh toán chi phi nhập khẩu cho bên nhận ủy
thác. Còn bên nhận ủy thác đóng vai trò là đại lý mua hưởng hoa hồng theo thỏa
thuận trong hợp đồng ủy thác mà hai bên đã kí kết. Đơn vị nhận ủy thác có trách
nhiệm nhập hàng về theo đúng số lượng , chất lượng, mẫu mã được yêu cầu.
Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể
của từng doanh nghiệp. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp áp dụng cả hai hình
thức nhập khẩu trên nhằm tối đa hóa hiệu quả trong kinh doanh. Thông thường tổ
chức hoạt động nhập khẩu theo hình thức trực tiếp có lợi hơn vì doanh nghiệp có
thể chủ động nắm bắt thông tin, tìm hiểu thị trường một cách sâu sắc và toàn diện,
có điều kiện mở rộng quan hệ, uy tín với bạn hàng nước ngoài.
1.2.4. Các phương thức thanh toán Quốc tế chủ yếu dùng trong hoạt động
nhập khẩu
Phương thức thanh toán là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện hợp
đồng và nó cũng ảnh hưởng tới công tác kế toán. Hiện nay trong quan hệ ngoại
thương có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau, tùy theo mức độ tín nhiệm
và giá trị hợp đồng mà người nhập khẩu phảichấp nhận hình thức thanh toán do
người xuất khẩu yêu cầu hoặc theo điều kiện thanh toán ttong hợp đồng ngoại
thương đã kí.
1.2.4.1. Phương thức ghi sổ
Là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu hàng hóa cung ứng dịch
vụ ghi nợ cho người nhập khẩu, theo dõi vào một cuốn sổ riêng và việc thực hiện
thanh toán các khoản nợ này sẽ được thực hiện sau một thời kì nhất định.
1.2.4.2. Phương thức chuyển tiền
Sơ đồ phương thức thanh toán chuyển tiền ( sơ đồ 1.1 ) :
(4) (2) (3) (5)

(1)

ng i xu t kh uườ ấ ẩ
Ngân h ng phà ục vụ
người nhập khẩu
Ng i xu t kh u ườ ấ ẩNg i nh p kh uườ ậ ẩ
(2) Người xuất khẩu chuyển hối phiếu cùng với bộ chứng từ cho ngân hàng phục
vụ mình uỷ thác thu.
(3) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển hối phiếu kèm chứng từ cho ngân
hàng phục vụ người nhập khẩu để nhờ thu.
(4) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển hối phiếu và bộ chứng từ cho
người nhập khẩu đổi lấy tiền.
(5) Người nhập khẩu chuyển trả tiền cho ngân hàng phục vụ mình.
(6) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ người
xuất khẩu.
(7) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu gửi giấy báo cho người xuất khẩu.
1.2.4.4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ (thanh toán bằng cách mở thư tín dụng L/C) là
một sự thỏa thuận trong đó ngân hàng (ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách
hàng (người xin mở L/C) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người
hưởng lợi số tiền trên của L/C) hoặc chấp nhận hối phiếu do người hưởng lợi thứ
nhất ký phát (trong phạm vi số tiền nhất định đó), khi người hưởng lợi xuất trình
cho một số ngân hàng, một số bộ chứng từ hàng hóa phù hợp đề ra trong L/C.
Sơ đồ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (sơ đồ 1.3)
(2)
(5)
(6) (1) (7) (8) (6) (5) (3)
(4)


Tính chặt chẽ trong quy trình thanh toán khiến phương thức thanh toán bằng
L/C có độ tin cậy rất cao. Tuy nhiên phương thức này cũng có một số hạn chế đó là
sự phức tạp và độ chi phí cao phải trả cho ngân hàng phục vụ. Mặt khác khi mở
L/C người nhập khẩu phải kí một khoản tiền tương ứng 10 - 100% giá trị hợp
đồng tùy mức độ tín nhiệm của ngân hàng với người xin mở L/C. Đây chính là
khoản vốn mà người nhập khẩu phải ứ đọng tại ngân hàng trong quá trình thực
hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
1.2.5. Các phương tiện thanh toán chủ yếu dùng trong hoạt động nhập khẩu
1.2.5.1. Sec
Là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng kí phát ra lệnh cho
ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trên sec hoặc trả theo
lệnh của người đó hoặc trả cho người cầm sec một số tiền nhất định.
1.2.5.2. Kỳ phiếu
Kỳ phiếu do người nhập khẩu lập ra trong đó cam kết sau một thời gian sẽ
thanh toán toàn bộ số tiền hàng nhập khẩu cho người xuất khẩu.
1.2.5.3. Hối phiếu
Là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người
khác, yêu cầu người này khi nhận được nó phải trả ngay hoặc phải trả vào một thời
gian xác định trong tương lai một số tiền nhất định cho một người nào đó có tên
trên hối phiếu hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho
người cầm hối phiếu.
1.3 Những quy định đối với hàng nhập khẩu
1.3.1 Yêu cầu quản lý đối với hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động tương đối phức tạp. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp có
một tiềm lực kinh tế đủ mạnh, có trình độ hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, tập
quán kinh doanh quốc tế, luật pháp quốc tế ở một mức độ nhất định. Trong điều
kiện hiện nay, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status