Luận văn: "Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại" - Pdf 76



TRƯỜNG..........................
KHOA…………………… BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

Thực trạng và giải pháp thúc
đẩy xuất khẩu lao động sang
Đài Loan của Công ty cổ
phần Đầu tư và Thương mại
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Diễm Ngọc – K37F3

1

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt
Nam đang trên đà đẩy mạnh các hoạt động kinh tế - chính trị nhằm tìm kiếm cho
mình một chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế.
Hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay đang được đặc biệt chú trọng bởi nó
mang lại cho nền kinh tế - xã hội nước ta những bước chuyển mới với hiệu qủa
rõ rệt. Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như: gạo, cà
phê, giày dép, thuỷ sản, may mặc... thì hoạt động xuất khẩu lao động lại đặc biệt

tế chưa nhiều, em mong có sự góp ý của các thầy cô giáo về những thiếu sót em
mắc phải.
Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2005
Sinh viên thực hiện
Phạm Diễm Ngọc

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Diễm Ngọc – K37F3

3

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
I. NỘI DUNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG:

được xác định giá cả. Hàng hoá sức lao động cũng tuân theo quy luật cung – cầu
của thị trường. Mức cung cao sẽ dẫn tới dư thừa lao động, giá cả sức lao động
(tiền công) thấp, ngược lại khi mức cung thấp sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lao
động, giá cả sức lao động sữ trở nên cao hơn.
- Thị trường lao động: Trong mỗi xã hội, nơi nào xuất hiện nhu cầu sử
dụng lao động và có nguồn lao động cung cấp, ở đó sẽ hình thành nên thị trường
lao đông. Trong nền kinh tế thị trường, người lao đông muốn tìm việc phải
thông qua thị trường lao động. Về mặt thuật ngữ, "Thị trưòng lao đông" thực
chất phải được hiểu là "Thị trường sức lao động" để phù hợp với khái niệm của
tổ chức lao động quốc tế: Thị trường lao động là một lĩnh vực của nền kinh tế,
nó bao gồm toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực mua bán,
trao đổi và thuê mướn sức lao động. Trên thị trường lao động, mối quan hệ được
thiết lập giữa một bên là người lao động và một bên là người sử dụng lao động.
Qua đó, cung-cầu về lao đọng ảnh hưởng tới tiền công lao động và mức tiền
công lao động cũng ảnh hưởng tới cung- cầu lao động.
+ Cầu lao động: là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức
giá có thể chấp nhận được. Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua
được hàng hoá sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt
ra.
Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động, khi giá
cả tăng hoặc giảm sẽ làm cho cầu về lao động giảm hoặc tăng.
+ Cung lao động: là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận
được ở mỗi mức giá nhất định. Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao
động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận ở các mức giá
đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả tăng thì lượng
cung lao động tăng và ngược lại.
Xuất khẩu lao động trên thị trường lao động quốc tế được thực hiện chủ
yếu dựa vào quan hệ cung - cầu lao động. Nó chịu sự tác động, điều tiết của các
quy luật kinh tế thị trường. Bên cầu phải tính toán kỹ hiệu quả của việc nhập
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Diễm Ngọc – K37F3

Căn cứ vào cơ cấu người lao động đưa đi:

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Diễm Ngọc – K37F3

6

Lao động có nghề: là loại lao động trước khi ra nước ngoài làm việc đã
được đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động này ra nước
ngoài làm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải bỏ ra thời gian
và chi phí để tiến hành đào tạo nữa.
Lao động không có nghề: là loại lao động mà khi ra nước ngoài làm việc
chưa được đào tạo một loại nghề nào cả. Loại lao động này thích hợp với những
công việc đơn giản, không cần trình độ chuyên môn hoặc phía nước ngoài cần
phải tiến hành đào tạo cho mục đích của mình trước khi đưa vào sử dụng.
Căn cứ vào nước xuất khẩu lao động:

Nhóm các nước phát triển: Có xu hướng gửi lao động kỹ thuật cao sang
các nước đang phát triển để thu ngoại tệ. Trường hợp này không phải là chảy
máu chất xám mà là đầu tư chất xám có mục đích. Việc đầu tư nhằm một phần
thu lại kinh phí đào tạo cho đội ngũ chuyên gia trong nhiều năm, một phần khác
lớn hơn là phát huy năng lực trình độ đội ngũ chuyên gia, công nhân kỹ thuật
bậc cao ở nước ngoài .v.v... để thu ngoại tệ.
Nhóm các nước đang phát triển: có xu hướng gửi lao động bậc trung hoặc
bậc thấp sang các nước có nhu cầu để lấy tiền công và tích luỹ ngoại tệ, giảm
bớt khó khăn kinh tế và sức ép việc làm trong nước.
2. Các hình thức xuất khẩu lao động:
Xuất khẩu lao động thực tế đem lại lợi ích thiết thực cho cả người lao
động và phía Nhà nước. Nhận thức rõ điều đó Đảng và Nhà nước ta đã không
ngừng đưa ra những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho người lao động có
cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Ngày 17 tháng 7 năm 2003 Chính phủ đã ban

động có trình độ giản đơn.
Ngoài những hình thức đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài, hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ cũng đã trở nên phổ biến hơn ở Việt
Nam. Thông qua các tổ chức kinh tế của ta, người lao động được cung ứng cho
các tổ chức kinh tế nước ngoài dưới những hình thức:
- Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Các khu chế xuất, khu công nghiệp.
- Các tổ chức, cơ quan ngoại giao tại Việt Nam.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động:
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Diễm Ngọc – K37F3

8

Hiệu quả là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt
được hiệu quả đó ( Hiệu quả = kết quả - chi phí ). Có hai loại hiệu quả là hiệu
quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế là hiệu quả đạt được về mặt
kinh tế, còn hiệu quả xã hội là hiệu quả đạt được về mặt xã hội. Đây là khái
niệm chung để đánh giá hiệu quả, tuy nhiên khi đi vào từng lĩnh vực cụ thể thì
việc đánh giá hiệu quả không đơn giản chút nào, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất
khẩu lao động này. Bởi vì để có thể đánh giá chính xác, đầy đủ và đúng hiệu quả
kinh tế xã hội ở từng thị trường cụ thể thì chúng ta cần phải đánh giá toàn bộ,
toàn diện một cách tổng hợp những kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong quá
trình hoạt động đó, đồng thời, phải xem xét hiệu quả của nó trên cơ sở lợi ích
chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân của nước ta. Qua đó một lần nữa thấy rõ
hơn việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong mối liên hệ chung của nền
kinh tế đất nước quan trọng như thế nào bởi lẽ kết quả cuối cùng của lĩnh vực
này được chuyển từ chu trình này sang một chu trình khác, từ ngành này sang
ngành khác, từ nước này sang nước khác...Với quan điểm như vậy, đánh giá
hiệu quả của lĩnh vực này không thể giống như việc đánh giá hiệu quả của một
quá trình kinh doanh cụ thể trong nước mà không có phần phức tạp hơn nhiều.


Yj ( j = 1 đến n )
Yj = Xij . Kj

Trong đó:
P : Mức thu của nhà nước
Y: Mức thu của nhà nước ở mỗi thị trường
n : Số thị trường đưa lao động sang
j : Nước đưa lao động sang
K : Tỷ số hối đoái quy đổi ra ngoại tệ quy ước
X : Thuế thu nhập mỗi người phải đóng
Ý nghĩa chỉ tiêu:

Chỉ tiêu này cho biết số tiền nhà nước thu được thông qua xuất khẩu lao
động. Vấn đề ngoại tệ (nhất là ngoại tệ mạnh) đối với Việt Nam có ý nghĩa to
lớn. Tất cả các hoạt động có thể đem về ngoại tệ cho đất nước cần được khuyến
khích. “ Cùng với việc xuất khẩu hàng hoá cần hết sức coi trọng, tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động thu ngoại tệ như phát triển du lịch, cung ứng tàu
biển, dịch vụ hàng không, tổ chức gia công hàng xuất khẩu và đưa lao động đi
làm việc ở nước ngoài là những hình thức thích hợp với hàng triệu người lao
động dư thừa hiện nay. Khả năng hợp tác lao động với nước ngoài của nước ta là
rất lớn, nếu chúng ta biết tổ chức và khai thác hết những tiềm năng đó trong
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Diễm Ngọc – K37F3

10
quan hệ kinh tế đối ngoại thì sẽ thu đựơc nguồn ngoại tệ đáng kể thúc đẩy sản
xuất phát triển.”
c. Mức tiết kiệm đầu tư vào việc làm của chính phủ:
Công thức tính:


Trong đó:
G : Giá trị hàng hoá do người lao động đem về
H : Giá trị hàng hoá do người lao động ở mỗi thị trường đem về
h : Giá trị hàng hoá trung bình của một người lao động đem về
N : Số người gửi hàng hoá về trong năm
i : Biến số người
j : Biến số thị trường
Ý nghĩa chỉ tiêu:

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Diễm Ngọc – K37F3

11
Cho biết lượng hàng hoá do người lao động đem về góp phần vào việc
cân đối quỹ hàng hoá trong nước và cải thiện đời sống gia đình, tăng thêm máy
móc thiết bị làm tư liệu sản xuất.
g: Thu nhập do lao động đi làm việc ở nước ngoài bổ sung vào thu nhập quốc
dân: Công thức tính:Q =

(Pj + Vij) . k
j
( j = 1 đến
n)

Trong đó:

Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia,
đặc biệt đối với các nước kinh tế kém phát triển. Hoạt động này đem lại lợi ích
cho tất cả các bên tham gia: bên xuất khẩu lao động, bên nhập khẩu lao động và
bản thân người lao động.
1. Xét trên góc độ vĩ mô:
1.1. Với nước xuất khẩu lao động:
Nước xuất khẩu lao động có lợi về nhiều mặt trong đó đặc biệt là các lĩnh
vực: Kinh tế, xã hội, quan hệ đối ngoại.
- Về kinh tế: Xuất khẩu lao động có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh
tế. Trước hết, nó góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao
động. Có thẻ nói, xuất khẩu lao động giữ một vị trí rất quan trọng trong chương
trình việc làm quốc gia, nếu không nói là chủ yếu trong chiến lược giải quyết
việc làm, đây là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà
nước ta đặt ra tới năm 2010 sẽ xoá hết đói nghèo. Kinh nghiệm từ một số nước
cho thấy, xuất khẩu lao động là một giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp
có hiệu quả cao. Theo ILO, tính đến năm 1999 có 920 triệu người trên thế giới
thất nghiệp và thiếu việc lam. Trong đó, các nước thuộc khối G7 có khoảng 45
triệu lao động thất nghiệp. Điều đó đã gây nên tình trạng giảm sút tăng trưởng
kinh tế cao.Để khắc phục tình trạng này, các nước đã thành công bằng sử dụng
giải pháp xuất khẩu lao động.
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Diễm Ngọc – K37F3

13
Bên cạnh những đóng góp trên, xuất khẩu lao động còn đem lại nguồn thu
ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế do
vậy rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo giữa nước phát triển và nước đang phát
triển.
Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quan
trọng cho đất nước. Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2004 đã gửi về
cho gia đình khoảng 1,5 tỷ USD, bình quân mỗi lao động khoảng 3.750 USD

trọng về những vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống nhất quan điểm hai bên
cùng có lợi. Sự đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng thông
qua hợp tác về lao động sẽ tạo điêù kiện mở rộng hơn nữa các quan hệ hợp tác
khác.
1.2. Với nước nhập khẩu lao động:
Nước nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như: cung cấp
đủ số lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt, khai thác có hiệu qủa tiềm năng
của đất nước. Đồng thời, mở rộng quan hệ và uy tín với nước có lao động, khai
thác kinh nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cung ccáh quản lý của nước
khác, mở rộng nhu cầu thị trường trong nước...
Ngoài ra xuất khẩu lao động cũng góp phần giả quyết nhu cầu lao động
đặc biệt là trong các lĩnh vực mà lao động địa phương ít tham gia tại nước tiếp
nhận lao động.
2. Xét trên góc độ vi mô:
2.1. Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động:
- Xuất khẩu lao động là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanh
nghiệp tham gia trong lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ về nền văn hoá, phong tục
tập quán của nước nhập khẩu, đây là tiền đề tốt trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động là đã tham gia hiệu quả vào
chương trình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời thực hiện một phần thoả
thuận hợp tác giữa hai chính phủ.
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Diễm Ngọc – K37F3

15
- Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện nghĩa
vụ với ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là
tình trạng ngày càng có nhiều lao động không thực hiện hợp đồng đã ký.Việc
này có thể gây ảnh hưởng lớn đối với uy tín của doanh nghiệp cũng như sự ổn
định trên thị trường hiện tại và tiềm năng.

vào thị trường này.
Chính phủ Philippine thực hiện một chính sách rất nghiêm khắc trong việc
quy định số vốn ban đầu và số lượng lao động mà doanh nghiệp xuất khẩu trong
năm đầu tiên hoạt động,dựa vào đó Chính phủ có thể cấp giấy phép cho họ với
các thờ hạn khác nhau. Bên cạnh đó Chính phủ cũng quản lý khoản tiền ký quỹ
khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cho các mục đích: nếu doanh nghiệp
không đảm bảo đưa lao động đi hoặc đưa lao động đi nhưng không đảm bảo
điều kiện cho họ hoặc thu phí của người lao động quá cao hoặc khi Chính phủ
phát hiện doanh nghiệp đã thu lợi quá mức so với mức trung bình làm cho người
lao động không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng khi chưa hết thời hạn thì không
cần phải chờ đợi gì, Chính phủ sẽ điều tiết khoản tiền này để trả lại cho người
lao động.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy cả Chính phủ, chủ sử dụng lao động và
người lao động đều có "danh sách đen". Tức là danh sách liệt kê những doanh
nghiệp hoạt động có vấn đề, không theo đúng các quy định qua đó họ sẽ biết và
cố gắng tránh những khó khăn, phiền toái xảy ra khi thực hiện hợp đồng.
3. Hệ thống thưởng phạt:
Chính phủ rất quan tâm các hoạt động khen thưởng và đưa ra các mức
thưởng cho các doanh nghiệp làm tốt. Khi làm các thủ tục khen thưởng, các
doanh nghiệp không cần phải xuất trình hợp đồng vì họ đã được xác nhận và đã
có kết quả thanhf công của người lao động. Điều quan trọng là nếu doanh nghiệp
nào thành công sẽ được Chính phủ đưa vào danh sách khen thưởng. Điều này rất
có ích cho doanh nghiệp vì nếu như một công ty hoặc một quốc gia nào cần tìm
hiểu các doanh nghiệp tốt thì Chính phủ giới thiệu với họ danh sách các doanh
nghiệp có uy tín. Như vậy doanh nghiệp sẽ có điều kiện kinh doanh tốt hơn,
cũng như doanh nghiệp sẽ có điều kiện để gia hạn giấy phép dễ dàng hơn. Danh
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Diễm Ngọc – K37F3

17
sách các doanh nghiệp hoạt động tốt và có uy tín cũng được đưa lên các báo cáo

trò mang tính quản lý Nhà nước, đòi hỏi các bộ có liên quan, đặc biệt là Bộ Lao
động cần tham gi avào hoạt động này.
- Để thu hút người lao động trở về đất nước, Chính phủ đã tạo điều kiện
cho họ thông qua chương trình đào tạo lại, chương trình nhà ở, chương trình học
bổng cho con em họ.
- Có chính sách ưu tiên những người lao động ra nước ngoài làm việc hơn
là những người đi du lịch như miễn thuế sân bay, thuế du lịch...cho họ.
5. Vấn đề tạo uy tín cho chất lượng giáo dục:
Kinh nghiệm 30 năm cho thấy ngày càng có nhiều khó khăn trong lĩnh
vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đó là vấn đề cạnh tranh. Chính vì
vậy vấn đề đặt ra là cần xây dựng và quảng bá về chất lượng người lao động của
chúng ta. Muốn vậy trước tiên phải xác định người lao động ở nước mình có thể
làm được những việc gì. Sau đó tăng cường đào tạo để nâng cao chất lượng và
tăng tính cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng cần trang bị ngoại ngữ cho người lao
động. Cho đến nay tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ cần đầu tư. Một số đối tác ở các
nước, họ yêu cầu phải có xác nhận về tay nghề mà người lao động cần phải đáp
ứng.
6. Hiệp hội các doanh nghiệp và phương thức hoạt động:
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân có tiếng nói cũng như
cùng phối hợp với Chính phủ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, họ
thành lập các hiệp hội của các doanh nghiệp tư nhân. Hiệp hội này có hệ thống
thống nhất từ trên xuống dưới. Tất cả các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc
ở nước ngoài đều gia nhập hiệp hội lao động ngoài nước Philippine. Bên cạnh
các hiệp hội chung còn có các hiệp hội chuyên môn như Hiệp hội lao động làm
việc ngoài khơi, Hiệp hội xuất khẩu lao động vui chơi giải trí..., hoặc có những
hiệp hội theo vùng, khu vực. Ví dụ như Hiệp hội xuất khẩu lao động Nhật Bản,
Hiệp hội xuất khẩu lao động Hồng Kông...Hiện nay, ở Philippine có khoảng 30-
40 hiệp hội lớn, nhỏ.

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Diễm Ngọc – K37F3

(chưa kể vùng đất khai hoang
lấn biển).
Khí hậu Đài Loan là khí hậu cận nhiệt đới ở phía Bắc và nhiệt đới ở phía
Nam.Thời tiết nóng nhất là từ tháng 6 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Diễm Ngọc – K37F3

20
khoảng 25-28 C. Lượng mưa rất dồi dào. Nửa phía Bắc của đảo mưa lớn kéo dài
từ đầu tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Trong khi đó khu vực phía Nam đảo lại
ấm áp về mùa đông. Tình hình thời tiết sẽ ngược lại, vào mùa hè khi gió mùa
Tây - Nam đem mưa đến phía Nam thì thời tiết lại nóng, khô đều ở phía Bắc.
Dân số Đài Loan có trên 23 triệu người. Thủ phủ là Đài Bắc, nơi có mật
độ dân số cao nhất, tiếp sau đó là thành phố Cao Hùng ở phía Nam. Gần 60%
dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn: Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và
Đài Nam.
Đài Loan sử dụng tiếng phổ thông (tiếng Hoa) trong ngôn ngữ hành
chính. Tuy nhiên tiếng Phúc Kiến và tiếng Hẹ được sử dụng khá phổ biến trong
giao tiếp hàng ngày.
Tôn giáo thịnh hành ở Đài Loan là Phạt giáo với khoảng 4,9 triệu phật tử.
Bên cạnh đó Thiên Chúa giáo cũng có ảnh hưởng rất lớn với gần 30 vạn tín đồ,
và hơn 40 vạn tín đồ đạo Tin lành. Đạo Hồi cũng đã xuất hiện ở Đài Loan.
Đài Loan có vị trí địa lý khá gần Việt Nam. Từ Hà Nội hoặc Thành phố
Hồ Chí Minh đi Đài Loan chỉ mất khoảng 3-4h Bay. Do đó thời tiết, khí hậu
cũng khá gần với thời tiết, khí hậu của miền Bắc Việt Nam. Về phong tục, tập
quán, sinh hoạt của người Đài Loan cũng có những nét tương đồng với nước ta,
cũng mang sắc thái của nền văn hoá Á Đông.
2. Thực trạng lao động nước ngoài tại Đài Loan:
Để giảm bớt tình trạng thiếu nhân lực, từ năm 1989, Đài Loan chính thức
nhận lao động nước ngoài vào làm việc. Nền kinh tế tăng trưởng ở mức trên 6%
và tỷ lệ thất nghiệp dao động ở mức 3% trong hàng chục năm (riêng năm 2001

cộng
1994 6.020 2.344 38.473 105.152 0 151.985
1995 5.430 2.071 54.647 126.903 0 189.051
1996 10.206 1.489 83.630 141.230 0 236.555
1997 14.648 736 100.295 132.717 0 248.396
1998 22.058 940 114.255 133.367 0 270.620
1999 41.224 158 113.928 139.526 131 294.967
2000 77.830 113 98.161 142.665 7.746 326.515
7/2001 89.608 73 85.787 139.924 10.869 326.261
27,47% 0,02% 26,30% 42,88% 3,33% 100%

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Diễm Ngọc – K37F3

22
Nguồn: Văn phòng Kinh tế – Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc
Bảng 2:
Cơ cấu ngành nghề ( năm 2001)

Tháng 7 Tháng 6 Tăng, giảm Tỷ lệ
Tổng cộng
326.261 100.00 329.612 100.00 -3351 -1,02 %
Sản xuất chế
tạo
173.230 53.09 176.976 53.69 -3746 -0,60%
Xây dựng 37.289 11.44 37.328 11.32 -39 +0,12%
GVGĐ & KHC 114.562 35.11 114.140 34.63 +422 +0,48%
Thuyền viên 1180 0,36 1168 0,36 +12 +0,48%

Nguồn: Văn phòng Kinh tế – Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc
Khởi đầu, chỉ các công ty hoạt động trong các dự án công cộng được

3.4. Bảo hiểm:
Người lao động tham gia bảo hiểm lao động và bảo hiểm y tế trong đó:
- Bảo hiểm lao động: Chủ chịu 70%, người lao động chịu 20% và chính
quyền trợ cấp 10%.
- Bảo hiểm y tế: Chủ sử dụng chiu 60%, người lao động trả 30% và chính
quyền trợ cấp 10%.
3.5. Thuế thu nhập:
Thuế thu nhập áp dụng đối với người lao động nước ngoài được xác định
theo thời gian làm việc trong năm.
Những người sống ở Đài Loan dưới 183 ngày trong quy định mức thuế
mỗi năm (thuế niên, tính từ ngày 1-1 đến ngày 31-12) thì nộp 20% thu nhập.
Những người sống ở Đài Loan đủ hoặc trên 183 ngày trong thuế iên thì
nộp 6% thu nhập như người bản địa.
3.6. Giờ làm việc:
Giờ làm việc được quyết định giữa chủ và người lao động theo quy định
cụ thể trong hợp đồng lao động.
Theo luật về tiêu chuẩn lao động quy định thì giờ làm việc trong ngành
công nghiệp là 8h/ngày và 48h/tuần. Hiện nay là 84h/2 tuần.
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm Diễm Ngọc – K37F3

24
Luật cũng quy định về chế độ làm thêm giờ, giữa buổi làm việc sau 4
tiếng được nghỉ giải lao 30 phút. Tuỳ theo tính liên tục và khẩn trương trong sản
xuất mà cống việc được bố trí theo ca, trách nhiệm của chủ là phải sắp xếp ngày
nghỉ bù cho người lao động.
3.7. Quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động:
Lao động nước ngoài được phép tham gia công đoàn, nhưng không được
bầu là cán bộ công đoàn.
Người lao động nước ngoài làm việc ở các doanh nghiệp có thể bị huỷ bỏ
hợp đồng lao động trong những trường hợp sau:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status