ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SAU KHỦNG HOẢNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOD - Pdf 68

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU LAO ĐỘNG SAU KHỦNG HOẢNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOD
3.1. Phân tích tình hình trong nước, cơ hội và thách thức đối với công ty
sau khủng hoảng
3.1.1. Tình hình trong nước
Hiện nay, hệ thống chính trị ở nước ta nhìn chung là ổn định, hòa bình, hợp tác
với tất cả các nước trên thế giới. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Thực
hiện mục tiêu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế đóng
vai trò chủ đạo, hình thành thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp dịch
vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. Xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu
quả và nâng cao sức cạnh tranh. Củng cố thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường
mới.Tạo mọi điều kiện tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài. Chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phương và đa
phương.
Mặt khác theo quan điểm của Đảng và nhà nước: “Việc đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi đó là một bộ phận cấu thành
trong chiến lược quốc gia về giải quyết việc làm”.
3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với công ty cổ phần phát triển nguồn nhân
lực Việt Nam
3.1.2.1. Cơ hội
Những thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội trong nước đã tạo mọi điều kiện
nhằm thúc đẩy các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển. Trong
điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cơ hội tốt đối với doanh nghiệp là một trong
những lý do thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.Trước bối cảnh đó doanh nghiệp
sẽ tận dụng mọi cơ hội để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.
Thứ nhất: Môi trường kinh tế chính trị trong nước ổn định, có điều kiện giao lưu
hợp tác với tất cả các nước, tạo điều kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối
ngoại.
Thứ hai: XKLĐ là một trong những ngành công nghiệp được Đảng và Nhà nước

nhập WTO, việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan, sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Những
đối thủ cạnh tranh không những chỉ có ở trong nước mà đến từ các quốc gia khác cũng
nhiều hơn. Thị trường lao động sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước: Việt Nam,
Trung Quốc, Indonesia, Malaysia… Bên cạnh đó là hiện tượng canh tranh không lành
mạnh gây tổn thất nhiều cho doanh nghiệp mà đặc biệt là người lao động.
Thứ ba: Nhiều chính sách ưu đãi chưa đồng bộ, nhiều văn bản pháp luật còn
chưa ổn định, liên tục có sự điều chỉnh làm cho doanh nghiệp hoang mang, bị động
trong các vấn đề về điều tiết, điều kiện xuất khẩu, gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất
khẩu của doanh nghiệp cũng như quyền lợi của người lao động.
Thứ tư: Đợt khủng hoảng vừa qua, nhiều lao động bị về nước trước hạn (khó
khăn lại thêm chồng chất) gây giảm sút niềm tin cho người lao động. Thực tế này dẫn
tới một số thị trường cầu nhiều nhưng cung lại hạn chế vì công tác tạo nguồn gặp khó
khăn.
3.2. Phân tích môi trường ngành tác động tới việc phát triển thị trường của công
ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD
Môi trường ngành có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty Cổ phần phát triển nguồn nhân lực Lod trên các mặt như: khách hàng của doanh
nghiệp, đối thủ cạnh tranh, sức lao động thay thế, nhà cung cấp, đặc biệt là những yêu
cầu của khách hàng về sản phẩm của công ty.
3.2.1. Áp lực từ phía khách hàng
Do thị trường lao động là một thị trường hàng hóa đặc biệt mà chúng ta có thể
nhận thấy khách hàng chủ yếu của công ty là những thị trường lao động quốc tế. Do đó
việc tìm hiểu những thông tin về đối tác như: phong tục, tập quán, luật pháp… là quan
trọng. Ngoài ra đối với những bạn hàng khó tính như: Nhật Bản, thị trường châu Âu thì
trình độ chuyên môn, kỷ luật lao động là áp lực không nhỏ đối với doanh nghiệp.
Thị trường thế giới vẫn rộng mở, sự hỗ trợ của những chính sách của Nhà nước,
khoa học công nghệ hiện đại đặc biệt là công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, giao
thông… đã thu hẹp khoảng cách về địa lý đối với các nước, ranh giới về kinh tế, giữa
các nước được xóa bỏ đó là một cơ hội tốt cho công ty điều này sẽ giảm áp lực từ phía
khách hàng đến công ty.

Hiện, theo số liệu thống kê, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị khoảng 7,28%, vùng nông thôn
khoảng 10,98%. Số người chưa có công ăn việc làm còn khoảng 3,2 triệu người. Hàng
năm, có khoảng 1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động nhưng chỉ có khoảng 35
vạn người hết tuổi lao động (trong khi mỗi năm chỉ giải quyết được việc làm cho trên 1
triệu lao động). So với nguồn lao động dồi dào của Việt Nam hiện nay, thì việc hoàn
thành chỉ tiêu trên không phải là khó. Nếu như trong thời gian qua, các hoạt động liên
quan tới việc XKLĐ được thực hiện nghiêm túc, có sự quản lý tốt, thì chắc chắn con số
đi lao động ở nước ngoài còn lớn hơn nhiều, so với kết quả đã đạt được.
Một thực tế đáng buồn hiện nay là nguồn lao động của Việt Nam đang bị lãng phí rất
lớn. Có rất nhiều người lao động đang phải chờ được đi XKLĐ ở các Trung tâm hay
Công ty XKLĐ không có đủ chức năng và cả ở những Trung tâm, Công ty XKLĐ
“ma”. Nguồn lao động này chủ yếu là những người nông dân đang chờ mong một cơ
hội để thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, niềm hy vọng đó của nhiều người đang ngày
càng bị mai một bởi những chiêu thức lừa đảo quá tinh vi và bởi cả những khoản nợ
chồng chất do đi vay để nộp tiền đặt cọc. Và thêm vào đó là hàng loạt các rủi ro khác
như: không XKLĐ được sau một thời gian dài chờ đợi và cũng không thể lấy lại được
số tiền đã đặt cọc, hoặc nếu có thì chỉ là một phần nhỏ.
Năm 2010, một số thị trường lao động cầu lớn nhưng cung còn chưa đáp ứng đủ. Nhiều
doanh nghiệp về tận các địa phương tuyển mộ nhưng lâm vào tình thế “khát” lao động.
Giờ đây, người lao động cũng không còn hào hứng với kế hoạch đi XKLĐ nữa. Cơ hội
việc làm trong nước mở ra nhiều hơn để họ lựa chọn. Mùa cao điểm, DN trong nước
còn không kiếm nổi lao động. Để giảm bớt áp lực này: trước mắt doanh nghiệp nên
thúc đẩy nhưng chương trình, chính sách hỗ trợ cho người lao động về chi phí xuất
cảnh, đào tạo. Lâu dài, doanh nghiệp nên có những chính sách hỗ trợ và chứng minh
với người lao động bằng những thành tựu đạt được.
3.2.5. Áp lực từ phía đối thủ tiềm ẩn
Xuất khẩu lao động đã từng có những thời kỳ “hoàng kim”, khi mà người người
chen nhau đăng ký xuất khẩu lao động (XKLĐ), lượng doanh nghiệp cũng mọc lên như
nấm. Thế nhưng bước vào cuối năm 2008 và suốt cả năm 2009, khi nền kinh tế thế giới
lâm vào khủng hoảng, thị trường XKLĐ gặp khó khăn thì đã xảy ra hiện tượng hàng

động Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngày nay, lao động rẻ, dồi dào không còn là ưu thế như hồi xưa. Giá cả không
còn là yếu tố quan trọng hàng đầu mà khách hàng quan tâm. Do đó trong giai đoạn 2010
- 2020 thì thị trường sẽ cạnh tranh chủ yếu là về chất lượng người lao động và sau đó
khi giá cả và chất lượng đã ngang nhau thì sự cạnh tranh diễn ra bằng việc thực hiện các
dịch vụ sau cung cấp. Công ty nào có dịch vụ sau cung cấp hoàn hảo và chu đáo
(nghiên cứu, phục vụ, chăm sóc tốt khách hàng) thì công ty đó sẽ chiến thắng.
Do vậy phương pháp cạnh tranh chủ yếu của công ty trong giai đoạn này là phải
đào tạo được đội ngũ lao động có chất lượng tốt (trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kỷ
luật lao động) đồng thời phải phát triển và hoàn thiện dịch vụ sau khi cung cấp để thỏa
mãn một cách tốt nhất yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Tạo niềm tin và thế
vững vàng cho bên tiếp nhận lao động.
3.3.2. Tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Ban quản lý, ban lãnh đạo cấp cao của công ty là đội ngũ đi đầu và có những
quyết định về chiến lược và chính sách để tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Tiếp đó là sự đồng lòng và phấn đấu hết mình cho mục tiêu của công ty của tập thể
CBCNV trong công ty.
Lợi thế cạnh tranh của công ty được tạo ra từ những điểm mạnh mà công ty có
so với đối thủ cạnh tranh như: nguồn nhân lực, vốn, công nghệ… Vì vậy để tạo được
lợi thế cạnh tranh cho công ty thì việc đầu tiên là khắc phục những điểm yếu của công
ty, nâng cao điểm mạnh. Uy tín và thương hiệu của công ty đã được xác định trên thị
trường đó cũng là một lợi thế.
Công ty phải đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo.
Xu hướng trong giai đoạn này là cung cấp lao động có chất lượng sang các thị trường
truyển thống, khai phá những thị trường mới, thị trường chất lượng cao…để công ty có
được lợi thế là phải nhanh chân bước đi trước một bước.
- Nguồn lực con người hết sức quan trọng đầu tư cần tập trung vào ngay từ khâu
tuyển dụng được những nhân tài, đào tạo và phát triển năng lực chuyên môn, tay nghề
cho đội ngũ lao động của công ty. Công tác quản lý phải rất chặt chẽ vì có như vậy mới
hạn chế được những rủi ro trên thị trường.

- Phát triển và kết hợp hài hòa giữa các ngành nghề kinh doanh của công ty, đặc biệt chú
trọng đến việc chuyên doanh XKLĐ và đào tạo lao động xuất khẩu.
- Tiếp tục đổi mới và sắp xếp lại bộ máy tổ chức của các đơn vị trực thuộc công ty, nhất
là đối với các đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động và đào tạo lao động xuất khẩu để
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong và ngoài nước.
- Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty để đáp
ứng yêu cầu của thị trường.
- Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài, mở rộng thị trường XKLĐ sang các
khu vực châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông. Tăng thị phần ở các thị trường châu Á như:
Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia…
- Tăng cường sự hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp XKLĐ trong cả nước
và đối với các đơn vị cung ứng lao động cho Công ty, với các địa phương, các khu công
nghiệp, các sàn giao dịch việc làm…hình thành mạng lưới quốc gia về cung ứng và
phát triển nguồn nhân lực.
3.4.1.2. Phương hướng thực hiện chiến lược phát triển của công ty CP phát triển
nguồn nhân lực LOD
- Chỉ đạo việc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ
bản với hiệu quả cao nhất, đồng thời nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch
năm 2010.
- Ban giám đốc công ty xây dựng kế hoạch, cùng song hành với các đơn vị,
giải quyết kịp thời mọi vấn đề phát sinh, chia sẻ khó khăn cùng các đơn vị, có kế
hoạch đào tạo, thường xuyên đào tạo lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công
ty.
- Triển khai có hiệu quả các phương thức nâng cao chất lượng quản lý. Triển
khai áp dụng ISO đáp ứng yêu cầu thực tế; áp dụng phần mềm tin học vào công tác
quản lý xuất khẩu lao động, tài liệu, tài chính, nhân sự, quản lý hành chính, chăm sóc
khách hàng; văn hóa doanh nghiệp.
- Tập trung nỗ lực điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010.
Về xuất khẩu lao động: Dự kiến số lao động đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
năm 2010 như sau:

Bảng 6: Bảng dự kiến một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh năm 2010
Đơn vị tính: VNĐ
ST
T
Nội dung Mức tăng trưởng
1 Vốn điều lệ sau khi phát
hành
31,491 tỷ đồng
1 Tổng doanh thu 5% so với năm 2009
2 Lợi nhuận trước thuế Khoảng 25 tỷ đồng
3 Nộp Ngân sách Theo quy định của nhà nước
4 Cổ tức /vốn điều lệ 15%-20%
5 Thu nhập bình quân tăng 5% - 10%
( Nguồn: từ phòng tài chính kế toán)
Về công tác XKLĐ :
Xác định rõ thị trường trọng điểm cho công tác XKLĐ đối với toàn Công ty,
từng đơn vị chuyên quản trên cơ sở đó có những chính sách, cơ chế linh hoạt với từng
thị trường.
- Tiếp tục giữ vững và cung ứng lao động cho các thị trường truyền thống của
Công ty và tập trung thực hiện và phát triển các hợp đồng đi Trung Đông, Đông Âu,
Úc, Macao... Tìm hiểu thông tin, khai thác thị trường các nước Châu Mỹ, New Zealand,
đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
- Tập trung vào công tác tạo nguồn LĐXK dự trữ nhằm đáp ứng một cách ổn
định nhu cầu cung ứng lao động cho các thị trường trên. Triển khai thực hiện mô hình
liên kết giữa các đơn vị với nhau, giữa doanh nghiệp và các đối tác đào tạo, các địa
phương để tạo nguồn cung ứng lao động ổn định và tin cậy.
- Đầu tư tập trung công tác đào tạo và tập huấn cho người lao động xuất khẩu;
kiên quyết không chạy theo số lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng lao động và uy tín
của doanh nghiệp. Giữ mối quan hệ thường xuyên và mật thiết với các cơ quan quản lý
Nhà nước về Xuất khẩu lao động cả trong và ngoài nước, các phương tiện thông tin đại

phí, tăng nguồn thu cho Công ty, an toàn về vốn và trả cổ tức cho cổ đông.
Tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý, triển khai đồng bộ các việc liên quan đến
trường Cao đẳng nghề kỹ thuật- công nghệ LOD và phân hiệu Hà nội như xây dựng quy
chế tổ chức hoạt động, phương án tổ chức nhân sự, giáo viên, tuyển sinh đào tạo hệ cao
đẳng, trung cấp, đào tạo nghề ... Có giải pháp để thu hút mạnh đầu tư hoặc liên doanh liên
kết tạo sức mạnh tổng hợp triển khai sớm nhất họat động của Trường.
3.4.2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường sau khủng hoảng
3.4.2.1. Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ SWOT
Bảng: Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường
Điểm mạnh (S)
1. Chất lượng nguồn lao
động được đào tạo tốt
2. Cơ sở vật chất, trang
thiết bị hiện đại.
Điểm yếu (W)
1. Trình độ lao động chưa
đồng đều
2. Công tác quản lý người lao
động ở nước ngoài còn nhiều


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status