ODA nguồn vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp - Pdf 81



Lời mở đầu
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu phấn đấu đến
năm2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi được một chặng đường
khá dài. Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh
tế và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi: Nền
kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 7,5%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên
50% vào đầu những năm 90 xuống còn trên 10% vào năm 2008, hội nhập quốc tế sâu rộng
và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo
an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, APEC, và nhiều Diễn
đàn, tổ chức quốc tế khác,... Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua
có phần đóng góp quan trọng của viện trợ phát triển như một phần trong sự nghiệp phát
triển của Việt Nam. Trong thời gian qua, ODA thực sự là một nguồn vốn quan trọng đối
với phát triển đất nước, ODA đã giúp chúng ta tiếp cận, tiếp thu những thành tựu khoa học
công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo ra hệ thống
cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội tương đối hiên đại. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu trở thành
nước công nghiệp vào năm 2020 chúng ta cần phải huy động và sử dụng hiệu quả hơn nữa
các nguồn lực cho phát triển, trong đó ODA có một vai trò quan trọng. Do đó, một câu hỏi
được đạt ra là liệu chúng ta có thẻ huy động được nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn
nguồn vốn ODA không? Có thể khẳng định ngay điều đó là là hoàn toàn có thể. Vậy những
giải pháp nào cần được xúc tiến thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA?.
Với mong muốn giải đáp được câu hỏi trên và có một cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về
ODA. Vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài : “ODA nguồn vốn cho đầu tư phát
triển ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp” để thực hiện đề án môn học của mình.
Phạm Thùy Dung_TCDN 48B Page 1MỤC LỤC
Trang

1. Hình 1: Biểu đồ tình hình cam kết, ký kết và giải ngân ODA thời kỳ 1993 - 2008……9
2. Hình 2: Biểu đồ cơ cấu ODA theo ngành và theo lĩnh vực
thời kỳ năm 1993 – 2008………………………………………………12
3. Bảng 1: Tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Việt Nam và một số
nước ASEAN giai đoạn2004-2008…………………………………...10
Phạm Thùy Dung_TCDN 48B Page 3Phạm Thùy Dung_TCDN 48B Page 4CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ODA
I. NGUỒN VỐN ODA
1. Khái niệm ODA
ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính
phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống
Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho cá nước đang và chậm phát triển.
Các đồng vốn bên ngoài chủ yếu chảy vào các nước đang phát triển và chậm phát
triển gồm có : ODA, tín dụng thương mại từ các ngân hàng, đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ(NGO) và tín dụng tư nhân.
Các dòng vốn quốc tế này có những mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Nếu một nước kém
phát triển không nhận được vốn ODA đủ mức cần thiết để cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh
tế - xã hội thì cũng khó có thể thu hút được các nguồn FDI cũng như vay vốn tín dụng để
mở rộng kinh doanh nhưng nếu chỉ tìm kiếm các nguồn ODA mà không tìm cách thu hút
các nguồn vốn FDI và các nguồn tín dụng khác thì không có điều kiện tăng trưởng nhanh
sản xuất, dịch vụ và sẽ không có đủ thu nhập để trả nợ vốn vay ODA.
2. Đặc điểm của ODA
Như đã nêu trong khái niệm ODA là các khoản viên trợ không hoàn lại, viên trợ có
hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi. Do vậy, ODA có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, vốn ODA mang tính ưu đãi. Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn

định vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng đồng Yên Nhật.
Vốn ODA mang yếu tố chính trị: Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành
được lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ. Chẳng hạn, Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu
khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa dịch vụ của nước mình. Canada yêu cầu tới 65%.
Nhìn chung 22% viện trợ của DAC phải được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ của các
quốc gia viện trợ.
Kể từ khi ra đời cho tới nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tại song
song. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng cường bền vững và giảm nghèo ở các nước đang
phát triển. Động cơ nào đã thúc đẩy các nhà tài trợ đề ra mục tiêu này? Bản thân các nước
phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để
mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Viện trợ thường gắn với các
điều kiện kinh tế xét về lâu về dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh tế, chính trị
kinh tế các nước nghèo tăng trưởng. Mục tiêu mang tính cá nhân này được kết hợp với tinh
thần nhân đạo, tính cộng đồng. Vì một số vấn đề mang tính toàn cầu như sự bùng nổ dân
số thế giới, bảo vệ môi trường sống, bình đẳng giới, phòng chống dịch bệnh, giải quyết các
xung đột sắc tộc, tôn giáo v.v…đòi hỏi sự hợp tác, nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế không
phân biệt nước giàu, nước nghèo. Mục tiêu thứ hai là tăng cường vị thế chính trị của các
nước tài trợ. Các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị: xác định vị thế
Phạm Thùy Dung_TCDN 48B Page 6và ảnh hưởng của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA. Ví dụ, Nhật Bản hiện là
nhà tài trợ hàng đầu thế giới và cũng là nhà tài trợ đã sử dụng ODA như một công cụ đa
năng về chính trị và kinh tế. ODA của Nhật không chỉ đưa lại lợi ích cho nước nhận mà
còn mang lại lợi ích cho chính họ. Trong những năm cuối thập kỷ 90, khi phải đối phó với
những suy thoái nặng nề trong khu vực, Nhật Bản đã quyết định trợ giúp tài chính rất lớn
cho các nước Đông Nam Á là nơi chiếm tỷ trọng tương đối lớn về mậu dịch và đầu tư của
Nhật Bản, Nhật đã dành 15 tỷ USD tiền mặt cho các nhu cầu vốn ngắn hạn chủ yếu là lãi
suất thấp và tính bằng đồng Yên và dành 15 tỷ USD cho mậu dịch và đầu tư có nhân

Trải qua hai cuộc kháng chiến, những cơ sở hạng tầng đã không còn gì, nhưng cho đến nay
hệ thống hạ tầng, bưu chính viễn thông, điện đường trường trạm , y tế đã được nâng cao rất
nhiều. Các khu công nghiệp chế xuất, khu công nghệ cao đã tạo ra môi trường hết sức
thuận lợi cho sự hoạt động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thứ hai, ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại
và phát triển nguồn nhân lực.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình CNH,HĐH đất
nước đó là yếu tố khoa học công nghệ và khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học tiên
tiến của đội ngũ lao động. Thông qua các dự án ODA các nhà tài trợ có những hoạt động
nhằm giúp Việt Nam nâng cao trình độ khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực
như: cung cấp các tài liệu kỹ thuật, tổ chức các buổi hội thảo với sự tham gia của những
chuyên gia nước ngoài, cử các cán bộ Việt Nam đi học ở nước ngoài, tổ chức các chương
trình tham quan học tập kinh nghiệm ở những nước phát triển, cử trực tiếp chuyên gia sang
Việt Nam hỗ trợ dự án và trực tiếp cung cấp những thiết bị kỹ thuật, dây chuyền công nghệ
hiện đại cho các chương trình, dự án. Thông qua những hoạt động này các nhà tài trợ sẽ
góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân
lực của Việt Nam và đây mới chính là lợi ích căn bản, lâu dài đối với chúng ta.
Thứ ba, ODA giúp cho việc điều chính cơ cấu kinh tế.
Các dự án ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thường ưu tiên vào phát triển
cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước. Bên cạnh đó còn có
một số dự án giúp Việt Nam thực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu quả hoạt động
của các cơ quan quản lý nhà nước. Tất cả những điều đó góp phần vào việc điều chính cơ
cấu kinh tế ở Việt Nam.
Thứ tư, ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu
tư phát triển.
Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước, trước hết họ
quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó. Do đó, một cơ sở hạ tầng yếu
kém như hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh, phương tiện thông tin liên lạc thiếu thốn và
lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng không đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng các nhà đầu

phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân tại các vùng nông thôn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Thông qua 15 Hội nghị CG thường niên, tổng vốn ODA đã được các nhà tài trợ cam
kết đạt 42,438 tỷ USD với mức cam kết năm sau cao hơn năm trước, kể cả những năm
kinh tế thế giới gặp khó khăn như khủng hoảng tài chính khu vực châu Á vào năm 1997.
Số vốn ODA cam kết nói trên được giải ngân dựa trên tình hình thực hiện các
chương trình và dự án được ký kết giữa Chính phủ và các nhà tài trợ. Từ năm 1993 đến
Phạm Thùy Dung_TCDN 48B Page 9nay (tính đến hết tháng 10 năm 2008), Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đã ký các
điều ước quốc tế cụ thể về ODA với tổng số vốn đạt 35,217 tỷ USD, chiếm 82,98% tổng
vốn ODA cam kết trong thời kỳ này, trong đó vốn ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 80%,
vốn ODA không hoàn lại chiếm khoảng 20%.
1. Tình hình giải ngân ODA
Việt Nam nhận thức rằng cam kết vốn ODA mới chỉ là sự ủng hộ về chính trị của
cộng đồng tài trợ quốc tế, việc giải ngân nguồn vốn này nhằm tạo ra các công trình, sản
phẩm kinh tế - xã hội cụ thể để đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước mới là quan
trọng. Trong thời kỳ 1993-2008 (tính đến hết tháng 10 năm 2008), tổng vốn ODA giải
ngân đạt 22,065 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA ký
kết.
Có thể nhận thấy trong thời kỳ này tình hình giải ngân vốn ODA có những cải thiện
nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm. Tuy nhiên, mức giải ngân này vẫn chưa
đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và tỷ lệ giải ngân
vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực đối với một số nhà tài trợ cụ thể.
0
1000
2000
3000

ngân vốn có tiến bộ song chưa đủ. Vốn ODA giải ngân đã tăng hơn 4 lần trong thời gian từ
1993 đến 2008, tốc độ giải ngân bình quân đạt 52,3% . Hầu hết sự gia tăng dài hạn của vốn
giải ngân là ở vốn vay hơn là vốn không hoàn lại. Gần một nửa (49%) nguồn vốn vay có
lãi suất thấp hơn 1%/năm và thời gian trả nợ ít nhất là 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn.
Một phần ba nguồn vốn vay là với lãi suất hàng năm từ 1% đến 2,5% (MPI, 2007). Hơn
nữa, phần lớn khoản vay ODA sẽ được xem xét trong điều kiện hạn chế khả năng trả nợ
bên ngoài của Việt Nam. Tổng nợ quy đổi của Việt Nam khoảng 37%GDP năm 2007
(MPI, 2007), điều này cho thấy không có dấu hiệu nguy hiểm của khủng hoảng nợ ở Việt
Nam. Theo dự đoán của các chuyên gia Ngân hàng Phát triển Châu Á, nếu Việt Nam cải
thiện được tỷ lệ giải ngân ODA, tốc độ tăng trưởng GDP có thể tăng từ mức 8 – 8,4% như
hiện tại lên tới 9% và Việt Nam có thể trở thành nước có mức thu nhập trung bình vào năm
2009, sớm hơn mục tiêu là năm 2010.
Nguồn MPI
Bảng 1: Tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Việt Nam và một số nước ASEAN giai đoạn
2004-2008
Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư và định hướng phát triển theo ngành, lĩnh vực và
vùng lãnh thổ đề ra trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ
Việt Nam đã đưa ra định hướng chiến lược, chính sách và những lĩnh vực ưu tiên sử dụng
vốn ODA cho từng thời kỳ. Gần đây nhất, trên cơ sở tham vấn rộng rãi các nhà tài trợ,
ngày 29 tháng 12 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 290/2006/QĐ-
TTg phê duyệt Đề án thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ
2006-2010. 5 lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời kỳ 5 năm 2006-2010 bao
gồm:
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp,
thuỷ sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo).
- Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại.
Phạm Thùy Dung_TCDN 48B Page 11
Nhà tài trợ Tỷ lệ giải ngân bình quân
của một số nước ASEAN
(%)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status