Tài liệu Sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường (phần 3) - Pdf 85

VẤN ĐỀ THỨ 2: CƠ CHẾ VẬN ĐỘNG CỦA GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
I/ Cơ chế vận động của giá cả thị trường
Giá thị trường là hiện tượng kinh tế xuất hiện trong quá trình trao đổi
do sự thoả thuận trực tiếp giữa người mua và người bán trên cơ sở nhận thức
những điều kiện cụ thể của thị trường, hay nói một cách tồng quát, do các
lực lượng cầu và cung quyết định. Giá thị trường nhằm thoả mãn lợi ích kinh
tế của cả bên mua lẫn bên bán, là "bàn tay vô hình" điều tiết nền sản xuất xã
hội. Giá thị trường có các đặc điểm chủ yếu sau:
Một là: Sự hình thành và vận động của giá thị trường chịu sự chi phối
mạnh mẽ các quy luật kinh tế của thị trường (quy luật giá trị, quy luật cung
cầu và quy luật cạnh tranh). Các quy luật này tác động tới người mua và
người bán như những lực lượng vô hình.
Hai là; Mặt bằng giá cả không chỉ phản ánh các quan hệ kinh tế trên
thị trường trong nước, mà nó còn phản ánh quan hệ giá cả trên thị trường
quốc tế.
1. Các quy luật kinh tế của thị trường quyết định sự hình thành và vận
động của giá cả thị trường.
Các quy luật kinh tế của thị trường quyết định sự vận động của thị
trường, do đó quyết định sự vận động của nền kinh tế thị trường. Các quy
luật này có những đặc trưng chủ yếu sau:
a. Các quy luật kinh tế của thị trường tạo ra động lực kinh tế, đó chính
là lợi ích vật chất, mà những người tham gia thị trường có thể đạt tới. Động
lực này có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thứ nhất; trong nền kinh tế bao giờ cũng tồn tại đồng thời các loại lợi
ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, trong đó lợi ích cá nhân
là động lực trực tiếp. Tiếp đến là lợi ích xã hội, lợi ích tập thể. Thực tế nước
ta cho thấy nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp của Nhà nước do quan
tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân, nên chúng đã nhanh chóng đi vào cuộc
sống và được mọi người ủng hộ.
Thứ hai; trong nền kinh tế có nhiều thành phần, thì kinh tế tư nhân
thường rất nhạy cảm với các quy luật kinh tế của thị trường so với các thành

nhất, nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy, xét trên phương diện này, quy luật
giá trị tác động tới người bán theo hướng thúc đẩy họ nâng giá thị trường lên
cao. Tuy nhiên đó chỉ là xu hướng.
Quy luật cạnh tranh: là quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh
là hoạt động phổ biến trên thị trường. Cạnh tranh thường diễn ra giữa những
người bán với những người mua và giữa những người bán với nhau. Do có
mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, nên những người bán và người mua cạnh tranh
gay gắt với nhau. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này lại được khắc phục bằng cơ
chế thoả thuận trực tiếp giữa họ để đạt được mức giá mà hai bên cùng chấp
nhận, hoặc là cùng chấp nhận mức giá thị trường mà mỗi cá nhân đều không
có khả năng ảnh hưởng tới. Cạnh tranh giữa những người bán với nhau
thường là các thủ đoạn nhằm chiếm lĩnh thị trường, trong đó thủ đoạn giá cả
là một công cụ cạnh tranh rất quan trọng và phổ biến. Người bán có thể áp
dụng mức giá thấp để thu hút người mua. Như vậy, cạnh tranh tạo ra một xu
thế ép giá thị trường sát với giá trị. Giữa những người mua cũng có sự cạnh
tranh với nhau nhằm tối đá hoá lợi ích sử dụng.
Quy luật cung cầu: quyết định trực tiếp mức giá thị trường thông qua
sự vận động của quan hệ cung cầu. Mức giá thị trường thực hiện các chức
năng: một là, cân đối cầu cung ở ngay thời điểm mua bán (và chỉ ở thời điểm
đó mà thôi). Hai là, chỉ cho các nhà sản xuất biết cần phải giảm hay tăng
khối lượng sản xuất, khối lượng hàng hoá cung ứng ra thị trường. Xét về mặt
thời gian, giá thị trường là cái có trước quan hệ cung cầu. Đây là hiện tượng
phổ biến của sự hình thành và vận động của giá cả trên thị trường. Thông
qua sự vận động của giá thị trường, các nhà sản xuất có thể nhận biết tương
đối chính xác cầu của thị trường và họ có thể chủ động đưa ra thị trường một
khối lượng hàng hoá tương đối phù hợp với nhu cầu đó. Sự cân bằng cung
cầu là cơ sở quan trọng để ổn định giá cả của từng loại hàng.
Qua đó ta thấy rằng Nhà nước cần phải quản lý giá. Sự quản lý đó thể
hiện sự nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế của thị trường, trong đó
cần chú trọng các vấn đề sau:

các doanh nghiệp không bao giờ chịu đứng ra lập quỹ dự trữ lưu thông để ổn
định giá thị trường do những rủi ro lớn và vòng vay vốn chậm. Vì thế, đối
với những mặt hàng tuỳ được tự do kinh doanh, nhưng nếu có vai trò quan
trọng đối với quốc kế dân sinh, có khối lượng tiêu thụ lớn và có thể phải
nhập khẩu, v.v... thì Nhà nước vẫn cần phải có biện pháp can thiệp để ổn
định giá thị trường trên các mặt hàng này. Nhà nước có thể giúp cho doanh
nghiệp có được một lực lượng hàng hoá nhất định để lập quỹ dư trữ lưu
thông.
c. ổn định giá là yêu cầu tất yếu để ổn định nền kinh tế và đời sống nhân
dân. Đối với một nền kinh tế thị trường mới phôi thai, đang trong quá trình
hình thành và phát triển thì đương nhiên chưa thể có đầy đủ cơ sở vững chức
để ổn định giá, song trong nền kinh tế nước ta hiện nay chúng ta có khả năng
để quản lý giá có hiệu quả.
Sự hình thành và vận động của giá thị trường phản ánh quan hệ cung
cầu và sự cân bằng cung cầu. Trong một nền kinh tế có những sản phẩm mà
quá trình sản xuất ra chúng chịu nhiều sự chi phối của điều kiện tự nhiên thì
quan hệ cung cầu về những sản phẩm này cũng chịu sự chi phối của điều
kiện tự nhiên và quy luật phát triển của sinh vật. Đối với loại sản phẩm này,
cầu ít co giãn theo giá, nhưng cung chủ yếu xuất hiện ở thời điểm thu hoạch.
Tại thời điểm đó, cung hầu như không thay đổi nhưng giá thì lại có thể biến
động. Nếu được mùa, giá cả sản phẩm giảm xuống rất nhanh, lợi ích của
người sản xuất giảm sút nghiêm trọng. Nếu mất mùa, giá cả tăng nhanh, lợi
ích của người tiêu dùng bị ảnh hưởng lớn, nhưng lợi ích của người sản xuất
cũng không tăng do không có sản phẩm để bán. Sản phẩm của ngành nông
nghiệp là ví dụ điển hình của tình trạng trên. Vì vậy, Nhà nước cần có các
biện pháp can thiệp hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của người sản xuất và người
tiêu dùng, và tạo điều kiện thuận lợi để ngành kinh tế đó hoà nhập vào nền
kinh tế thị trường.
2. Giá thị trường biểu hiện giá trị hàng hoá và giá cả tiền tệ.
Kinh tế thị trường càng phát triển, thị trường càng sôi động, thì hai


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status