Tài liệu Sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường (phần 8) - Pdf 85

Bảng : Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Đơn vị tính: 1.000.000đ
Giá dự
kiến
Chi
phí

CP biến
đổi
Q hoà
vốn
Q đạt lợi
nhuận mục
tiêu
Doanh
thu
Tổng chi
phí
Lợi nhuận
mục tiêu
0,018 300 0,01 37.500 62.500 1125 925 200
0,020 300 0,01 30.000 50.000 1000 800 200
0,022 300 0,01 25.000 41.666 916,6 716,66 200
Sơ đồ : Đồ thị hoà vốn (Đơn vị: 1000 sản phẩm)
0
Nhìn vào bảng số và đồ thị, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, để có
200 triệu đồng lợi nhuận, có thể bán sản phẩm với các mức giá khác nhau.
Bán sản phẩm với giá nào còn tuỳ thuộc vào việc tiên lượng số lượng sản
phẩm có thể được tiêu thụ trên thị trường.
Tóm lại, phương pháp hoà vốn được sử dụng rất có hiệu quả khi
doanh nghiệp dự đoán chính xác khối lượng tiêu thụ. Ngoài ra nó còn cho

Để xác định giá “theo giá trị cảm nhận được”, người làm giá phải tiến
hành các công việc sau đây:
- Xây dựng khái niệm sản phẩm cho thị trường mục tiêu với chất
lượng và giá cả dự kiến (định vị sản phẩm) cụ thể;
- Dự kiến khối lượng bán mong muốn theo mức giá dự kiến;
- Dự kiến công suất cần thiết của nhà máy, vốn đầu tư và xác định chi
phí sản xuất sản phẩm;
- Xác định lợi nhuận theo mức chi phí và giá dự kiến;
Khi đã khẳng định rằng mức giá dự kiến đem lại cho doanh nghiệp lợi
nhuận mục tiêu, người chào hàng sẽ thuyết phục khách hàng chấp nhận mức
giá đó bằng cách chứng minh với khách hàng rằng lợi ích mà khách hàng
nhận được từ việc tiêu dùng sản phẩm là thoả đáng.
Vấn đề quan trọng nhất của phương pháp “đặt giá theo giá trị cảm
nhận” của khách hàng là doanh nghiệp phải xác định chính xác nhận thức
của thị trường về giá trị của hàng hoá. Các doanh nghiệp cần tránh khuynh
hướng hoặc thổi phồng giá trị của sản phẩm dẫn đến định giá quá cao hoặc
quá khắt khe trong đánh giá dẫn đến định giá thấp so với mức giá đáng ra họ
có thể tính.
Để áp dụng được phương pháp này công việc đầu tiên mà những
ngươì làm giá của doanh nghiệp phải làm là nghiên cứu thật kỹ thị trường
mục tiêu để đo lường được nhận thức của thị trường về giá trị sản phẩm.
Định giá theo mức giá hiện hành hay định giá cạnh tranh
Khi xác định giá theo mức giá hiện hành, các doanh nghiệp sẽ lấy giá
của đối thủ cạnh tranh làm cơ sở. Họ ít quan tâm đến chi phí sản xuất sản
phẩm và cầu thị trường. Giá bán sản phẩm của doanh nghiệp có thể định cao
hơn, thấp hơn, hoặc ngang bằng với giá của đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là
những nguyên tắc có tính chỉ dẫn về cách đặt giá này:
* Đặt giá ngang bằng với giá sản phẩm cạnh tranh
Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong
ngành thuộc hình thái thị trường độc quyền nhóm (ví dụ: các vật liệu cơ bản)

sản phẩm mà họ cung ứng tốt hơn hẳn sản phẩm của đối thủ.
Ngày 18 tháng 1 năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định
06/QĐ-BTC về việc ban hành qui chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ.
Đây là một cố gắng lớn của ngành giá nhằm qui chuẩn hoá các phương pháp
tính giá tài sản, hàng hoá và dịch vụ
7. Quyết định mức giá cơ bản
Các phương pháp định giá nêu trên đã tạo ra các phương án khác nhau
về mức giá cơ bản. Để thực thi, doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một
mức giá cụ thể tương đối hợp lý. Để có một mức giá cụ thể, những người có
vai trò quyết định giá còn phải xem xét thêm những yếu tố khác nữa bao
gồm:
+ Những yếu tố tâm lý của người mua khi cảm nhận giá (Xem phần
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá).
+ Tính đến ảnh hưởng của các biến số khác trong marketing-mix như:
danh tiếng của doanh nghiệp và nhãn hiệu; mục tiêu của quảng cáo, việc áp
dụng các chương trình khuyến mại...
+ Phản ứng của các lực lượng trung gian và những lực lượng khác có
liên quan: thái độ của các đại lý, những người bán buôn, bán lẻ, phản ứng
của các đối thủ cạnh tranh, những đạo luật liên quan đến giá... để đảm bảo
chắc chắn rằng chính sách giá của doanh nghiệp là hợp pháp.
VẤN ĐỀ THỨ 5: CƠ CHẾ QUẢN LÝ GIÁ Ở NƯỚC TA.
Ở nước ta, việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là con đường tất yếu, đã được
khẳng định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đó là sự chuyển đổi mang tính đặc thù về cơ chế kinh tế theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, từ năm 1989 nền kinh tế nước ta
chuyển sang nền kinh tế thị trường. Từ đó đến nay, vấn đề hoàn thiện và đổi
mới hệ thống chính sách và cơ chế quản lý nền kinh tế nước ta, trong đó có
vấn đề chính sách và cơ chế quản lý giá, luôn xuất hiện như là những thách
thức đối với Đảng và Nhà nước ta. Để giải bài toán khó khăn này, một mặt,

văn bản nhằm đảm bảo sự độc lập, tự chủ của các doanh nghiệp này trong
kinh doanh theo cơ chế thị trường, song trên thực tế, dư âm của thời bao cấp,
sự thiếu rõ ràng trong mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng,
không những đã làm cho nhiều doanh nghiệp chưa phát huy được vai trò


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status