Tài liệu Sự hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường - Pdf 85

CHUYÊN ĐỀ
SỰ HÌNH THÀNH GIÁ CẢ TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
VẤN ĐỀ 1: PHẠM TRÙ GIÁ CẢ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
I/ Các khái niệm về giá cả
1. Khái niệm giá theo góc độ kinh tế
Lý thuyết cổ điển
- D.Ricardo: giá dựa trên số lượng lao động cần thiết để tạo ra hàng
hoá bao gồm cả các khoản chi phí bổ sung như chi phí phân phối
- Malthus: giá dựa trên giá trị của lao động biểu hiện bằng tiền mà
người mua sẵn sàng bỏ ra để có được hàng hoá
- Bentham: đối với người tiêu dùng, giá được xác định bởi mong
muốn sở hữu hàng hoá; đối với người bán là khoản chi phí mà họ phải bỏ ra
để sản xuất ra hàng hoá dó
Lý thuyết ‘cận biên’
- Lý thuyết này nhấn mạnh các yếu tố chủ quan trong việc xác định
giá cả hàng hoá
- Menger: giá trị gắn liền với những đánh giá về sự ước muốn của
người mua và vì vậy, không phải dựa trên chi phí sản xuất
- Wieser & Jevon: chính tính hữu ích của hàng hoá giải thích chi phí
sản xuất và giá trị có thể được đo lường trước khi sản xuất
Lý thuyết tân cổ điển
- Marshall: cần phân biệt việc xác định giá ở ngắn hạn và dài hạn
- Giá cả mà người mua sẵn sàng trả để có được hàng hoá phụ thuộc
đồng thời vào ước muốn sở hữu hàng hoá đó của họ và chi tiêu mà họ dành
cho việc đó
- Ở ngắn hạn, cầu thị trường có tác động rất mạnh đến giá trong khi ở
dài hạn, giá cả được điều chỉnh chủ yếu dựa vào chi phí sản xuất với giả
thiết về cạnh tranh
- Để nghiên cứu giá cả, cần phải sử dụng một công cụ cơ bản là khái

nhiều mức cầu bộ phận đối với những mặt hàng khác nhau trong chủng loại
sản phẩm (hay còn gọi là cầu thứ phát)
2. Các hình thức biểu hiện của giá theo góc độ marketing
Giá cả mang nhiều tên gọi khác nhau (xem bảng 1).
Bảng 1: Những tên gọi khác nhau của giá cả
Các thuật ngữ thay thế Loại sản phẩm/ dịch vụ
Giá cả Hầu hết các loại hàng hoá...
Học phí Các khoá học, giáo dục...
Tiền thuê Nhà ở hay sử dụng các phương tiện nào đó...
Lãi suất Giá sử dụng tiền...
Lệ phí Các dịch vụ chuyên nghiệp luật sư, bác sĩ...
Cước Các dịch vụ vận chuyển, thông tin...
Tiền lương/ tiền công Trả cho hàng hoá sức lao động...
Hoa hồng Cho việc thực hiện các chức năng thương mại...
Theo góc độ ứng dụng marketing vào thực tiễn kinh doanh, có thể
định nghĩa giá cả như sau:
* Với hoạt động trao đổi, giá cả được định nghĩa: "Giá là mối tương quan
trao đổi trên thị trường." Định nghĩa này chỉ rõ:
Giá là biểu tượng giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao
đổi. Vì vậy, không thể thiếu vắng giá cả ở bất kỳ một hoạt động trao đổi nào.
Trao đổi qua giá là trao đổi dựa trên giá trị của những thứ đem trao
đổi. Vì vậy, khi thực hiện trao đổi qua giá, trước hết phải đánh giá được giá
trị của các thứ đem trao đổi. Nếu tiêu chuẩn của giá trị là lợi ích kinh tế thì
sự chấp nhận một mức giá phụ thuộc rất lớn vào sự xét đoán lợi ích mà các
thành viên tham gia trao đổi đánh giá về mức giá đó. Một mức giá không
được chấp nhận trong trao đổi thường xuất phát từ vấn đề cốt lõi là lợi ích
của một hoặc cả hai bên tham gia trao đổi không được thỏa mãn. Cho dù giá
mang những tên gọi khác nhau nhưng chúng đều chứa đựng một ý nghĩa
kinh tế chung: lợi ích được xác định bằng tiền.
* Với người mua: Người mua là một trong hai thành phần tất yếu của hoạt

Với người bán, nhận thức về giá của sản phẩm được thể hiện qua đẳng thức
sau đây:
Giá của một đơn vị sản phẩm = Doanh thu/ đơn vị hàng hóa, dịch vụ
Sau đây là một số nhận xét của người làm marketing khi đánh giá về
tầm quan trọng của giá:
Giá là biến số duy nhất của Marketing - mix tạo doanh thu cho doanh
nghiệp. Các quyết định về giá luôn gắn với kết quả tài chính của doanh
nghiệp. Trong hoạt động trao đổi, mong muốn bán được sản phẩm với giá
cao là một trong những biểu hiện đặc trưng trong hành vi thoả thuận về giá
của người bán.
Thông tin về giá luôn giữ vị trí số 1 trong việc đề xuất các quyết định
kinh doanh nói chung và các quyết định về giá nói riêng. Quản trị giá được
coi là một trọng tâm của quản trị marketing.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status