Tài liệu TIÊU CHUẨN CÔNG CHỨC VÀ VẤN ĐỀ NĂNG LỰC - Pdf 85

TÌM HIỂU LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TIÊU CHUẨN CÔNG CHỨC VÀ VẤN ĐỀ NĂNG LỰC TRONG
QUÁ TRÌNH TIẾP TỤC CẢI CÁCH CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC
TS. TRẦN ANH TUẤN
Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ

ết quả hoạt động công vụ phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đội ngũ công
chức. Chất lượng đội ngũ công chức được hình thành dựa trên cơ sở tiêu
chuẩn công chức và chịu ảnh hưởng của các nội dung quy định trong tiêu
chuẩn công chức. Trong hoạt động thực tiễn, các cơ quan quản lý công chức đều căn
cứ vào tiêu chuẩn công chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đánh
giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý công chức. ở một mức độ nhất định có
thể coi tiêu chuẩn công chức là nền móng để tạo nên và nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức. Trong quá trình thực hiện việc tiếp tục cải cách công vụ, công chức, vấn
đề đầu tiên, rất quan trọng và không thể xem nhẹ là tiêu chuẩn công chức. Một mặt,
đây là một trong các tiêu chí đo lường chất lượng đội ngũ công chức; mặt khác, đó
còn là nhân tố tạo nên hiệu quả của tiến trình cải cách công vụ, công chức. Tiêu
chuẩn công chức cơ bản tương đối ổn định, nhưng có thể thay đổi và cần thiết phải
thay đổi khi yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu cải cách hành chính làm thay
đổi nội dung và chất lượng hoạt động công vụ.
K
Luật cán bộ, công chức mới được ban hành có những quy định mới về phương
thức quản lý công vụ, công chức. Một số nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức mang
tính cải cách đã được thể hiện tại Điều 5 của Luật - đó là: “kết hợp giữa tiêu chuẩn
chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế”; “việc sử dụng, đánh giá, phân loại
cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành
công vụ”. Bên cạnh đó, Luật quy định việc “Nhà nước có chính sách để phát hiện,
thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng”
(Điều 6). Các quy định này của Luật cán bộ, công chức đã khẳng định và nhấn mạnh:
việc quản lý công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, đặc biệt chú trọng đến năng lực,
tài năng. Nội dung này phải thực hiện song song với xác định vị trí việc làm và gắn

từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi, một số trường hợp tuổi dự tuyển có thể cao hơn nhưng
không quá 45 tuổi. Quy định như vậy là nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người
tham gia vào công chức khi đến tuổi được nghỉ chế độ trong điều kiện chế độ bảo
hiểm xã hội trước đây còn những hạn chế. Nhưng quy định như vậy đã hạn chế cơ
hội của công dân, không tạo điều kiện thu hút được người có tài năng từ khu vực tư
tham gia vào công vụ. Đến nay, Luật bảo hiểm xã hội năm 2008 đã có sửa đổi, bổ
sung, theo đó bên cạnh hình thức bảo hiểm bắt buộc, đã có thêm hình thức bảo hiểm
tự nguyện. Do đó, Luật cán bộ, công chức chỉ quy định tuổi tuyển dụng ở mức sàn-là
từ đủ 18 tuổi trở lên - mà không khống chế độ tuổi tuyển dụng ở mức trần, miễn là
còn trong độ tuổi lao động. Điều này có nghĩa là nếu còn trong độ tuổi lao động -
dưới 55 tuổi với nữ và dưới 60 tuổi với nam - mọi công dân có đủ điều kiện quy định
đều có cơ hội tham gia vào công vụ.
- Đủ sức khỏe công tác. Tiêu chuẩn này nhiều khi chưa được chú trọng đúng
mức và thống nhất trong cách hiểu. Đây là tiêu chuẩn nhưng đồng thời cũng là điều
kiện để tham gia công vụ. Sức khỏe không chỉ đơn thuần liên quan đến ốm đau, bệnh
tật mà trong đó còn bao hàm cả khía cạnh tâm lý, tinh thần. Không ai có thể hoàn
thành tốt công vụ khi luôn ở trạng thái không cân bằng về tâm lý và mất ổn định về
tinh thần. ở nhiều nước, người dự tuyển công chức khi nộp hồ sơ dự tuyển không
phải nộp giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế. Người ta chỉ kiểm tra sức khỏe đối
với người đã trúng tuyển (đạt kết quả qua các vòng thi trước). Việc kiểm tra sức
khỏe được coi như vòng cuối - thuộc nội dung của kỳ tuyển dụng. Nếu không bảo
đảm sức khỏe sẽ không được tuyển dụng, mặc dù có thể đã trúng tuyển qua các vòng
trước. Quy định như thế còn góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính, giấy tờ và tiết
kiệm thời gian của nhiều người- đây cũng là vấn đề mà Việt Nam có thể tham khảo.
Trong quá trình tham gia công vụ, nếu không đủ sức khỏe thì công chức có thể xin
thôi việc hoặc chuyển sang làm việc ở các khu vực khác phù hợp.
- Phải có đơn tự nguyện đăng ký dự tuyển vào công chức. Chế độ công vụ
hiện nay của nhiều nước vẫn theo phương thức thuận nhận. Người sử dụng lao động
- Nhà nước - được quyền lựa chọn người vào công chức. Còn người dự tuyển mặc dù
có nguyện vọng tuyển dụng nhưng có thể được hoặc không được toại nguyện. Nghĩa

được. Vì vậy, Quốc hội đã giao cho Chính phủ trách nhiệm quy định chi tiết các tiêu
chuẩn cụ thể này. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật cán bộ, công chức và góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, cần thiết phải xây dựng, hoàn thiện và
bổ sung các tiêu chuẩn cụ thể của công chức.
2. Những vấn đề đặt ra đối với tiêu chuẩn cụ thể của công chức
Về tiêu chuẩn ngạch công chức, từ năm 1993 Nhà nước đã ban hành hệ thống
tiêu chuẩn chức danh các ngạch công chức, viên chức. Quá trình thực hiện đến nay
đã được trên 16 năm. Theo các Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03/11/2004;
Quyết định số 136/2005/QĐ-BNV ngày 19/12/2005 và Quyết định số 73/2005/QĐ-
BNV ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, hiện nay tiêu chuẩn chức danh
ngạch công chức trong nền hành chính của Việt Nam có 70 ngạch công chức bao
gồm từ các ngạch cao cấp trở xuống cho đến các ngạch nhân viên. Trong đó, ngạch
cao cấp có 11 chức danh ngạch, ngạch chính có 13 chức danh ngạch, ngạch chuyên
viên và tương đương có 16 chức danh ngạch, ngạch cán sự và tương đương có 12
chức danh ngạch, ngạch nhân viên có 18 chức danh ngạch. Đối với các chức vụ quản
lý, chỉ tính từ cấp phòng thuộc quận, huyện trở lên đến các bộ, ngành có khá nhiều
chức vụ khác nhau. Tuy nhiên, việc quy định tiêu chuẩn cho các chức vụ này chưa
được đầy đủ. Năm 2004, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành các Quyết định số
82/2004/QĐ-BNV và Quyết định số 83/2004/QĐ-BNV về tiêu chuẩn chức vụ Vụ
trưởng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Giám đốc sở và các
chức vụ tương đương thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Một số bộ quản lý ngành đã xây dựng và ban hành một số tiêu chuẩn chức vụ Cục
trưởng, Trưởng ban và chức vụ tương đương thuộc Tổng cục.
Nhìn tổng thể, bên cạnh hệ thống các ngạch chức danh đã được ban hành
tương đối đầy đủ, hệ thống các chức vụ quản lý trong các cơ quan hành chính vẫn
còn nhiều chức vụ khác chưa có tiêu chuẩn cụ thể. Điều đó dẫn đến, khi thực hiện
việc bổ nhiệm, đề bạt công chức vào các chức vụ quản lý, các cơ quan có thẩm
quyền thường chỉ căn cứ vào các quy định về tiêu chuẩn cán bộ nói chung do cơ
quan có thẩm quyền của Đảng quy định hoặc căn cứ thêm vào các tiêu chuẩn Vụ
trưởng hoặc Giám đốc sở để thực hiện xem xét bổ nhiệm đối với Phó Vụ trưởng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status