Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển Việt Nam - Pdf 89

Chuyên đề ngân hàng GVHD: Trần Bá Trí
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, góp
phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, tăng đầu tư và thúc đẩy phát triển
kinh tế. Trong nền kinh tế thương mại toàn cầu, bất cứ quốc gia nào muốn phát
triển đều phải quan tâm đến vấn đề xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Để hỗ trợ và
thúc đẩy xuất khẩu hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xây dựng chính sách hỗ
trợ xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu.
Những năm qua, nhà nước Việt Nam đã chú trọng xây dựng và phát triển hệ
thống chính sách tín dụng xuất khẩu nhằm hổ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất
khẩu. Từ năm 2001, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng, Chính
phủ còn tập trung các hoạt động tín dụng theo chính sách khuyến khích xuất khẩu
vào kênh duy nhất là Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là ngân hàng phát triển Việt Nam)
thực hiện mục tiêu phát triển theo chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Chính phủ
để khuyến khích mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu.
Sau một thời gian hoạt động Quỹ hỗ trợ phát triển bộc lộ một số hạn chế,
đồng thời Việt Nam đã gia nhập WTO. Để thực hiện cam kết gia nhập WTO, ngày
19/05/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Ngân hàng phát triển
Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển, nhằm khắc phục những hạn
chế của Quỹ hỗ trợ phát triển.
Vì vậy, em chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” nhằm
nghiên cứu, đánh giá hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt
Nam để đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng
xuất khẩu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng
phát triển Việt Nam. Từ đó, tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín
dụng xuất khẩu và nguyên nhân của nó để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ
NƯỚC
1.1. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1.1.1. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thông qua hoạt động xuất
khẩu các quốc gia hướng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã đề
ra. Các ngành sản xuất hàng xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ
hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu tạo
cơ hội cho phát triển các ngành xuất khẩu nguyên liệu như bông hay thuốc
nhuộm. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu kéo
theo sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thiết bị chế biến.
Xuất khẩu giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những
ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp
cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả
năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng
cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi
phí và tăng năng suất.
1.1.2. Xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ cho nền kinh tế
Để
nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, nguyên vật liệu phục
vụ cho sản xuất, hàng hóa tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được thì cần
phải có nguồn vốn ngoại tệ lớn để thực hiện. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các
nguồn: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du
lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động ... Trong đó nguồn ngoại tệ
thu về từ hoạt động xuất khẩu là nguồn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho
nền kinh tế.
3

nhà nhập khẩu nước ngoài có đủ các điều kiện về tài chính để nhập khẩu hàng hoá
của nước đó.
4
Chuyên đề ngân hàng GVHD: Trần Bá Trí
TDXK của Nhà nước: về bản chất cũng là tín dụng Nhà nước, nhằm hỗ trợ
các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển sản xuất kinh doanh
hàng xuất khẩu theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước.
1.2.2. Bản chất của tín dụng xuất khẩu nhà nước:
Thứ nhất, hoạt động TDXK của Nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận mà
là nhằm hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân tham
gia sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu để có điều kiện đầu tư sản xuất, đổi mới
công nghệ, giảm chi phí hạ giá thành, nâng cao năng chất lượng sản phẩm tạo sức
cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Thứ hai, nguồn vốn cho vay TDXK thuộc nguồn vốn tín dụng Nhà nước
được Chính phủ bố trí giao kế hoạch. Hàng năm căn cứ vào định hướng phát triển
kinh tế - xã hội, Nhà nước bố trí một mức vốn nhất định để dành cho hoạt động
TDXK.
Thứ ba, Cơ chế cho vay vốn ưu đãi hơn hình thức cho vay thông thường như
ưu đãi về lãi suất, bảo đảm tiền vay ... Lãi suất cho vay là lãi suất ưu đãi thường
thấp hơn lãi suất cho vay của các NHTM, với mục đích hỗ trợ cho doanh nghiệp
có điều kiện giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh
tranh, mở rộng được thị trường xuất khẩu. Về bảo đảm tiền vay, khi vay vốn tại
NHTM các đơn vị phải thế chấp tài sản và giá trị thế chấp thường cao hơn giá trị
khoản vay; tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng có đủ tài sản để thế chấp khi
vay vốn NHTM. TDXK có tính chất hỗ trợ ưu đãi của Nhà nước nên đòi hỏi về
bảo đảm tiền vay cũng có tính hỗ trợ không khắt khe như yêu cầu bảo đảm tiền
vay tại các NHTM.
Thứ tư, đối tượng được vay vốn TDXK của Nhà nước hạn chế so với đối
tượng cho vay của các NHTM. Đối tượng vay vốn TDXK của Nhà nước phải có
HĐXK đối với nhà xuất khẩu hoặc có hợp đồng nhập khẩu đối với nhà nhập

của họ để phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng mỗi khi họ có đơn hàng
xuất khẩu, đặc biệt là nguyên nhân không đủ các điều kiện vay vốn về tài sản thế
chấp. Với một cơ quan tài trợ xuất khẩu của Chính phủ cấp tín dụng xuất khẩu,
các DN này có thể dễ tiếp cận nguồn vốn hơn để mở rộng sản xuất và kinh doanh
hàng xuất khẩu.
1.2.3.3. Chia sẻ và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thương mại quốc
tế :
Với việc thiết lập và phát triển hệ thống tài trợ xuất khẩu, các nhà xuất khẩu
cũng như các ngân hàng cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu chuyển giao một phần rủi
6
Chuyên đề ngân hàng GVHD: Trần Bá Trí
ro hoặc giảm thiểu rủi ro thông qua việc mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo
lãnh tín dụng xuất khẩu từ một cơ quan của Chính phủ.
1.2.4. Các hình thức tín dụng xuất khẩu nhà nước:
1.2.4.1. Tín dụng xuất khẩu :
 Tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước :
- Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng: loại tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn
cho người xuất khẩu để thực hiện các chi phí: mua nguyên vật liệu, sản xuất hàng
xuất khẩu, sản xuất bao bì cho xuất khẩu, chi phí vận chuyển hàng ra đến cảng,
sân bay để xuất khẩu, bảo hiểm, thuế…
- Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng: đây là loại tín dụng dưới hình thức
mua (chiết khấu) hối phiếu xuất khẩu hoặc bằng cách tạm ứng theo các chứng từ
hàng hóa. Loại hối phiếu này cùng với các điều kiện thanh toán do người xuất
khẩu và nhập khẩu thỏa thuận là những cơ sở quan trọng để nhà nước cấp tín
dụng.
 Tín dụng cho nhà nhập khẩu nước ngoài :
Nhà nước cấp trực tiếp cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay tiền với lãi suất
ưu đãi để sử dụng số tiền đó mua hàng của nước cho vay. Nguồn vốn cho vay
thường từ ngân sách Nhà nước. Các khoản cho vay này thường kèm theo các điều
kiện kinh tế và chính trị có lợi cho nước cho vay. Hình thức này có tác dụng giúp

1.3.1. Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%, lần)
Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp
cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy
động.
1.3.2. Dư nợ ngắn hạn (trung, dài) trên tổng dư nợ (%)
Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Chỉ số này giúp
nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy hợp lý hay chưa và có giải
pháp điều chỉnh kịp thời.
1.3.3. Nợ xấu, nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những
ngân hàng có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này
cao.
1.3.4. Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (vòng)
Chỉ tiêu này được gọi là vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lường tốc độ luân
chuyển vốn tín dụng, thời hạn thu hồi nợ vay nhanh hay chậm.
1.3.5. Hệ số thu nợ (%)
8
Chuyên đề ngân hàng GVHD: Trần Bá Trí
Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay. Hệ số này đánh giá
công tác thu hồi nợ vay của ngân hàng. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng
thu hồi nợ càng tốt. Tuy nhiên hệ số này chỉ mang tính chất tương đối
Chương 2
9


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status