Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên - Pdf 89


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
NGUYỄN TUẤN NGỌC
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN SƠ SINH
TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Chuyên ngành: Nhi
Mã số: 60 72 16 Hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM TRUNG KIÊN

Thái Nguyên - Năm 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3

Lời cảm ơn

Hoàn thành khoá học và bản luận văn tốt nghiệp cao học này, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phạm Trung Kiên người thầy trực tiếp
hướng dẫn, đã tận tình chỉ bảo, truyền thụ kiến thức cho tôi, dẫn dắt tôi những
bước đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học.

Danh mục các biểu đồ ......................................................................................................................................................................................... iv

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN .................................................................................................................................................................................................3
1.1. Dịch tễ nhiễm khuẩn sơ sinh..................................................................................................................................................................3
1.2. Đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh ........................................................................................................................................................6
1.2.1. Mối quan hệ về giải phẫu và chức năng của thai với môi trường ........6
1.2.2. Sự cư trú của vi khuẩn ở trẻ sơ sinh......................................................................................................................6
1.2.3. Sinh bệnh học của nhiễm khuẩn thai và sơ sinh .........................................................................7
1.2.3.1. Nhiễm khuẩn trong tử cung ........................................................................................................................................ 7
1.2.3.2. Nhiễm khuẩn trong khi đẻ ............................................................................................................................................. 7
1.2.3.3. Nhiễm khuẩn sớm sau sinh ......................................................................................................................................... 8
1.2.3.4. Nhiễm khuẩn muộn sau sinh .................................................................................................................................... 8
1.3. Đáp ứng miễn dịch của trẻ sơ sinh ............................................................................................................................................9
1.4. Triệu chứng nhiễm khuẩn sơ sinh ......................................................................................................................................... 11
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng ...................................................................................................................................................................... 11
1.4.2. Điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh.....................................................................................................................................14
1.4.3. Các xét nghiệm sinh học ........................................................................................................................................................... 14
1.4.4. Xét nghiệm vi khuẩn học......................................................................................................................................................... 15
1.5. Vi khuẩn gây bệnh .................................................................................................................................................................................................. 17
1.6. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn mẹ - con ....................................................................................... 18
1.6.1. Các chủng vi khuẩn tại đường sinh dục bà mẹ có thai ............................................ 18
1.6.2. Những yếu tố nguy cơ trong thời kỳ mang thai ...................................................................... 19
1.6.3. Những yếu tố nguy cơ trong cuộc đẻ ............................................................................................................ 20 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................................................................................................... 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................................................................................... 21

Bệnh viện ĐKTWTN .................................... Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
BCĐNTT ..................................................................................
CRP
CS .............................................................................................................
KQĐT..............................................................................................
NKSS ................................................................................................
NKTN..............................................................................................
NTH.....................................................................................................
NS ............................................................................................................
TCYTTG ..................................................................................
TLC ......................................................................................................
VMNM .........................................................................................

Bạch cầu đa nhân trung tính.
C - reactive proteine
Cộng sự
Kết quả điều trị.
Nhiễm khuẩn sơ sinh.
Nhiễm khuẩn tiết niệu.
Nhiễm trùng huyết.
Non significant (không có ý nghĩa).
Tổ chức Y tế thế giới.
Trương lực cơ.
Viêm màng não mủ.


Bảng 3.8. Triệu chứng rối loạn thần kinh...................................................
Bảng 3.9. Triệu chứng rối loạn tiêu hoá.....................................................
Bảng 3.10. Triệu chứng tại da và niêm mạc...............................................
Bảng 3.11. Số lượng bạch cầu trong NKSS..........................................................
Bảng 3.12. Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính trong NKSS.................................
Bảng 3.13. Kết quả điều trị NKSS........................................................................
Bảng 3.14. Sử dụng kháng sinh trong điều trị NKSS...........................................
Bảng 3.15. Đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điều trị NKSS...........................
Bảng 3.16. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn.......................................................
Bảng 3.17. Kết quả nuôi cấy dịch tỵ hầu....................................................
Bảng 3.18. Kết quả nuôi cấy nước tiểu......................................................
Bảng 3.19. Nhiễm khuẩn sơ sinh liên quan đến cuộc đẻ............................ 27
28
29
30
31
32
33
33
34
34
35
35
36
37
37
38
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS) rất hay gặp và là nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh non tháng. Tỉ lệ nhiễm
khuẩn sơ sinh là 1 - 10‰ số trẻ sơ sinh sống trên toàn thế giới, tỉ lệ này cao
gấp 10 lần ở trẻ đẻ non [36], [37], [53]. Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ mắc
và tử vong do nhiễm khuẩn mẹ - con còn rất cao (châu Á từ 2,4 đến 6%, châu
Phi từ 6 đến 21%) [50].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà và CS (2003) ở
khoa Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tỉ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh là
57,6% [8]. Nghiên cứu tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương, thấy tỉ lệ
viêm phổi sơ sinh rất cao, chiếm 90,3% (trong đó tử vong 9,7%), tỉ lệ nhiễm
khuẩn huyết là 2,1%, viêm màng não mủ từ 0,9 đến 1,5% [3], [22], [26].
Nghiên cứu của Phạm Thanh Mai và CS ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương

2. Xác định căn nguyên và một số yếu tố liên quan đến nhiễm
khuẩn thƣờng gặp ở trẻ sơ sinh.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
Trong mô hình bệnh tật trẻ sơ sinh, bệnh lý chu sinh và sinh non tháng có
tỉ lệ cao nhất, sau đến là các bệnh nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn sơ sinh có thể
xảy ra trước, trong hoặc sau khi đẻ, do các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua
màng rau bị tổn thương, qua nước ối, qua máu mẹ hoặc qua da, rốn và qua
đường hô hấp của trẻ.
1.1. Dịch tễ học nhiễm khuẩn sơ sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Rất khó đưa ra một tỉ lệ mắc bệnh chính xác vì có tác giả nghiên cứu tỉ
lệ nhiễm khuẩn trong thời kỳ chu sinh, có tác giả nghiên cứu nhiễm khuẩn sơ
sinh sớm lấy tuổi của đối tượng từ 0 đến 48 giờ tuổi, một số tác giả khác lại
lấy từ 0 đến 6 ngày tuổi, một số tác giả quan niệm đó là nhiễm khuẩn gặp
trong 7 ngày đầu của cuộc sống [8], [15], [16. Một nguyên nhân nữa làm cho

TCYTTG, một số nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La
tinh, tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn sơ sinh chiếm từ 9 đến 84% tử vong sơ
sinh, trong đó tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng huyết chiếm tới 27 - 69% 50]. Tỉ
lệ tử vong do nhiễm khuẩn do nhiễm khuẩn mẹ - con dao động từ 4% đến
20% và lên tới 25 - 30% ở trẻ sơ sinh non tháng bị bệnh [51]. Trong những
năm gần đây, nhờ các tiến bộ trong chăm sóc sản khoa và nâng cao chất
lượng hồi sức sơ sinh, phát hiện và điều trị sớm nhiễm khuẩn đã làm giảm tỉ
lệ mắc nhiễm khuẩn, giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh do nhiễm khuẩn [51]. Cách
đây 20 năm, tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn chiếm 50% tử vong sơ sinh, đến
năm 1999 giảm còn 10 - 15% 39].
Tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương trong hai năm 2000 - 2001
có 88 trẻ nhiễm trùng huyết trong số 4147 bệnh nhân điều trị tại khoa, chiếm
2,1% (trong đó tử vong 61 trường hợp chiếm 69,3%) [26]. Cũng tại khoa Sơ
sinh Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2001 đến 2004 trong số 13.880 trẻ sơ
sinh vào điều trị, có 146 trẻ sơ sinh được chẩn đoán viêm màng não mủ, tần
suất viêm màng não mủ từ 0,9 đến 1,5% (trong đó tử vong 9 trường hợp
chiếm 19,9%) [22]. Nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung và CS thấy tỉ lệ
viêm phổi sơ sinh rất cao chiếm 90,3% và tỷ lệ tử vong là 9,7% [3].
Nghiên cứu của Phạm Thanh Mai và CS tại Bệnh viện Phụ sản Trung
ương (2003) có 132 trường hợp nhiễm khuẩn sơ sinh sớm, trong đó có 9
trường hợp tử vong chiếm 6,8% [15].
Kết quả nghiên cứu của Tạ Văn Trầm (2005) tại Bệnh viện đa khoa
trung tâm Tiền Giang, thấy có 643 trẻ sơ sinh nhập viện trong tổng số 2.777

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
trẻ dưới 1 tuổi vào viện, chiếm 23,2% (trong đó viêm phổi sơ sinh 8,2%, viêm
rốn 1,7%, nhiễm trùng huyết 0,5%). Tỉ lệ tử vong trên tổng số trẻ em vào viện
điều trị nội trú là 1,2% trong đó 50% tử vong ở trẻ sơ sinh (tử vong do viêm
phổi 14%, tử vong do nhiễm trùng huyết 12%, tử vong do viêm não màng não

nuôi dưỡng thai.
- Hàng rào chức năng là nước ối, có tác dụng diệt khuẩn nhờ các
lysozyme, transferine và các kháng thể dịch thể. Tác dụng diệt khuẩn của dịch
ối thay đổi theo tuổi thai và tăng dần đến khi thai đủ tháng.
1.2.2. Sự cư trú của vi khuẩn ở trẻ sơ sinh [8], [33]
Trong tử cung, thai nhi sống trong buồng ối vô khuẩn. Bình thường, sự
cư trú của vi khuẩn ở trẻ sơ sinh xảy ra bắt đầu từ khi đẻ, vào thời điểm đứa
trẻ đi qua cổ tử cung, âm đạo của người mẹ và thường được tiếp tục trong 4
ngày sau đẻ. Các vi khuẩn cư trú trên một số bề mặt của trẻ sơ sinh như da,
hốc mũi, miệng, hầu và bề mặt lớp biểu mô ống tiêu hoá.
Hiện tượng bình thường này có thể bị thay đổi hoặc sai lệch tạo nên các
quá trình cư trú không bình thường:
- Bắt đầu trước khi đẻ (cư trú sớm).
- Tới một bề mặt biểu mô được cho là vẫn còn vô khuẩn như khí phế
quản, phế nang, tai giữa, đường tiết niệu (cư trú sai lạc).
- Sự ưu thế rõ rệt của một loại vi khuẩn (cư trú mất cân đối).
1.2.3. Sinh bệnh học của nhiễm khuẩn thai và sơ sinh [17], [33]
1.2.3.1. Nhiễm khuẩn trong tử cung (cho đến thì sổ thai)
- Nguồn nhiễm khuẩn: từ máu của mẹ (khi có vi khuẩn trong máu của
mẹ) hoặc từ đường sinh dục của mẹ (vi khuẩn cư trú tự nhiên hay bất thường).
- Đường xâm nhập và lan truyền:
+ Vi khuẩn có thể xâm nhập qua đường máu:
Vi khuẩn từ máu mẹ (vãng khuẩn máu, nhiễm khuẩn máu) trực tiếp qua
rau thai vào máu con tạo nên các ổ nhiễm khuẩn ở thai nhi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Vi khuẩn gây nên các ổ nhiễm khuẩn ở màng đệm của bánh rau, rồi từ
đó tràn vào hai vòng tuần hoàn.
Vi khuẩn tạo nên các ổ nhiễm khuẩn ở màng nuôi của bánh rau, sau đó

- Nguồn nhiễm khuẩn: thường từ các nhân viên y tế (gây lây truyền các
chủng vi khuẩn có trong bệnh viện, khả năng lây bệnh cao) hoặc từ mẹ, người
chăm sóc trẻ, đồ dùng... Vi khuẩn thường gặp trong giai đoạn này phần lớn là
trực khuẩn: E. coli, Klebsiella, Proteus, Pneudomonas, S. aureus.
- Đường xâm nhập và lan truyền: đường hô hấp (hút dịch, ống nội khí
quản...), đường tiêu hoá (nuốt), đường da (tiêm, truyền tĩnh mạch, lấy máu xét
nghiệm...), đường tiết niệu (đặt sonde bàng quang...). Vi khuẩn tới gây bệnh
tại cơ quan nào phụ thuộc vào tính chất sinh học của vi khuẩn, độ nặng của
nhiễm khuẩn, tiềm năng kháng thể thụ động từ mẹ và đường xâm nhập của vi
khuẩn là yếu tố quyết định quan trọng nhất. 1.3. Đáp ứng miễn dịch của trẻ sơ sinh [13], [32], [54]
Sự non nớt của hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh làm cho đứa trẻ dễ bị
nhiễm khuẩn. Ở trẻ đẻ non, tuổi thai càng thấp, sự đáp ứng của hệ thống miễn
dịch càng yếu nên trẻ đẻ non càng dễ bị nhiễm khuẩn.
- Da trẻ sơ sinh: đáp ứng với các phản ứng viêm kém, không có khả
năng khu trú ổ viêm. Niêm mạc do không có các IgA tiết nên dễ bị nhiễm
khuẩn, đặc biệt là đường tiêu hoá và đường hô hấp.
- Miễn dịch tế bào: phát triển khá tốt khi đẻ nhưng còn hạn chế về số
lượng tế bào và/hoặc về chất lượng đáp ứng miễn dịch chống nhiễm khuẩn.
+ Bạch cầu đa nhân trung tính: bào thai và trẻ sơ sinh không sản xuất
nhanh được bạch cầu đa nhân trung tính trong trường hợp bị nhiễm khuẩn,
điều đó được coi là suy giảm số lượng thực bào cơ bản trong giai đoạn này.
Sự suy giảm này rất rõ ở trẻ sơ sinh non tháng. Hoạt động thực bào kém do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
khả năng thay đổi hình dạng, khả năng hoá ứng động và khả năng dính đều
giảm.
Biểu đồ1.1. Hình ảnh “cửa sổ miễn dịch” ở trẻ sơ sinh
+ IgG: được tổng hợp từ tuần thứ 12 của bào thai nhưng số lượng rất
thấp. Các IgG (IgG1, IgG2, IgG3, IgG4) có mặt trong bào thai phần lớn có
nguồn gốc từ mẹ. IgG có vai trò chống lại một số vi khuẩn gram (+), virus
nhưng không chống được vi khuẩn gram (-). Như vậy đứa trẻ nhờ IgG của mẹ
chống lại được một số vi khuẩn mà người mẹ đã bị mắc.
Sự di chuyển qua rau thai các IgG của mẹ xảy ra rất sớm, từ tuần thứ 8,
nhưng chủ yếu là trong 3 tháng cuối của thời kỳ bào thai. IgG từ mẹ truyền
qua rau thai chỉ tăng mạnh từ tuần thứ 36 của thời kỳ thai nghén, trẻ đẻ càng
non, càng thiếu hụt kháng thể bị động IgG.
+ IgM: được tổng hợp từ tuần thứ 11 của bào thai, không qua rau thai
nhưng liên kết với các nội độc tố của trực khuẩn gram (-) mạnh hơn nhiều so
với IgG, nhờ đó trẻ có khả năng chống lại các vi khuẩn gram (-), virus. Khi
IgM tăng trong máu là có biểu hiện nhiễm khuẩn. Chỉ có IgG và IgM là có
khả năng liên kết và hoạt hoá bổ thể.
+ IgE: các IgE được phát hiện từ tuần thứ 11 của bào thai nhưng với
nồng độ rất thấp, gần như không tìm thấy trong máu cuống rốn.
+ Bổ thể: tổng hợp bổ thể bắt đầu từ tuần thứ 8 bào thai, nhưng tới lúc
sinh cũng chỉ đạt 50 - 65% nồng độ trong huyết thanh người lớn. Bổ thể
không qua rau thai nên trẻ đẻ non bổ thể càng thấp. Nồng độ bổ thể thấp hằng
định ở bào thai nhỏ hơn 33 tuần, chỉ tăng dần lên sau giai đoạn này. Nồng độ
bổ thể giảm, thiếu các enzym đảm bảo hoạt động của chúng: C5, C3. Nồng độ
trong huyết thanh giảm kèm theo giảm chức năng.
Chính nhiễm khuẩn còn làm giảm hơn nữa cơ chế bảo vệ của trẻ.
1.4. Triệu chứng nhiễm khuẩn sơ sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19

20
lần, chướng bụng ít gặp hơn và không có trường hợp nào bị tiêu chảy. Triệu
chứng tuần hoàn chiếm 9,8%: thường gặp là nhịp tim nhanh trên 160 lần/phút,
nhịp tim chậm dưới 100 lần/phút chiếm 9/163 trường hợp, lạnh đầu chi
thường đi kèm với sốt. Triệu chứng thay đổi thân nhiệt: trong số 15 trẻ bị rối
loạn thân nhiệt thì 14 trẻ có sốt trên 38
0
C, 1 trẻ hạ thân nhiệt dưới 36
0
C [8].
Nghiên cứu của Phan Thị Huệ và CS thấy triệu chứng hay gặp nhất là
rối loạn tuần hoàn 71,2%, suy hô hấp 69,2%, dấu hiệu thần kinh 67,3%, dấu
hiệu về da 55,8%, dấu hiệu tiêu hoá 44,2%, rối loạn thân nhiệt 40,4% [9].
- Tổn thương trên da: tổn thương nông hoặc sâu, chứa nước trong hoặc
mụn đục có mủ. Vị trí thường gặp ở trán, gáy, lưng, cổ, nách, bẹn, có thể ở
toàn thân [32].
- Tại rốn: viêm da và tổ chức da quanh rốn, rốn thường rụng muộn, rốn
ướt. Trường hợp nặng rốn có mủ, mùi hôi, viêm tấy thành bụng quanh rốn.
Trường hợp viêm mạch máu rốn có biểu hiện: nổi rõ tuần hoàn bàng hệ trên
rốn - kèm theo chướng bụng, có thể có gan lách to hoặc da vùng dưới rốn bị
đỏ, sưng nề, có khi lan cả phần sinh dục ngoài [32].
- Triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn tiết niệu sơ sinh thường ít đặc
hiệu, có thể có nhiều triệu chứng, có thể không có triệu chứng. Các triệu
chứng thường gặp: sốt hoặc hạ nhiệt độ, bú kém - bỏ bú, vàng da, sụt cân,
biểu hiện nhiễm trùng huyết [10].
- Triệu chứng thường gặp trong viêm màng não mủ sơ sinh: sốt 38 -
39
0
C. Ỉa chảy là triệu chứng thường gặp. Chướng bụng, nôn vọt (xảy ra
muộn). Thóp phồng (thường xảy ra muộn), li bì hoặc kích thích, rối loạn

+ Klebsiella pneumoniae chỉ còn nhạy cảm với Ofloxacin và Tienam,
kháng lại hầu hết các kháng sinh còn lại thuộc nhóm Betalactamin thế hệ ba
và Amikacin.
+ Tụ cầu vàng chỉ còn nhạy cảm với Vancomycin và Tienam, ngay với
Ofloxacin đã kháng tới 50%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
+ Liên cầu khuẩn nhóm B còn nhạy cảm với Penicillin 83%,
Ceftazidim 83%, Ceftriaxon 83%, Cefotaxim 83%, Vancomycin 83% và
Tienam 100%.
1.4.3. Các xét nghiệm sinh học
- Xét nghiệm máu:
Bạch cầu trung tính là những tế bào có thể tấn công và phá huỷ vi
khuẩn bằng cách gắn vào vật lạ rồi phóng chân giả bao vây vật lạ tạo thành túi
kín chứa vật lạ rồi xâm nhập vào khoang bào tương. Bạch cầu trung tính có
thể thực bào 5 - 20 vi khuẩn rồi chết. Trong NKSS bạch cầu đa nhân trung
tính (BCĐNTT) có thể trong giới hạn bình thường hoặc tăng hay giảm [13].
+ Số lượng bạch cầu tăng (> 20 000/mm
3
) hoặc giảm (< 5000/mm
3
) khi
đẻ hoặc ≥ 30 000/mm
3
trong vòng 12 - 24 giờ sau đẻ, hoặc ≥ 21 000/mm
3
sau
48 giờ sau đẻ có độ nhạy cao trong chẩn đoán NKSS [9], [11].
+ Tỉ lệ BCĐNTT phụ thuộc vào thời điểm lấy bệnh phẩm và tiến triển

107/198 trường hợp cho tỉ lệ cấy dương tính là 54,05%, Vũ Thị Thuỷ cũng
cho thấy tỉ lệ cấy dịch tỵ hầu dương tính là rất cao 94,3% [3], [6], [23], [25].
- Cấy máu: kết quả cấy máu dương tính là “tiêu chuẩn vàng” cho chẩn
đoán nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh nghi ngờ NKSS. Tuy nhiên, kết quả cấy
phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số vi khuẩn trong máu lúc lấy máu cấy, kỹ thuật
cấy, thể tích máu lấy và việc sử dụng kháng sinh trong đẻ.
Cấy máu được thực hiện ngay sau khi nghi ngờ nhiễm trùng huyết,
trước khi cho kháng sinh.
- Xét nghiệm dịch não tuỷ [51]:
Dịch não tuỷ biến đổi là “tiêu chuẩn vàng” cho chẩn đoán viêm màng
não nhưng kết quả chọc dò dịch não tuỷ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và việc
nhận định kết quả tế bào dịch não tuỷ khó khăn, đặc biệt ở trẻ non tháng. Chỉ
định chọc dò dịch não tuỷ khi nghi ngờ viêm màng não mủ. Thành phần dịch
não tuỷ thay đổi theo tuổi và cân nặng của trẻ .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Dịch não tuỷ có rối loạn khi:
Dịch vẩn đục.
Tế bào tăng > 30/mm
3
, > 60% là bạch cầu đa nhân trung tính.
Protein tăng > 1,5 g/l.
Glucose giảm < 0,5 g/l.
Có vi khuẩn trong dịch não tuỷ.
- Cấy nước tiểu: do kết quả cấy nước tiểu dương tính ở trẻ NKSS thấp
và khó khăn trong việc lấy bệnh phẩm nên người ta ít thực hiện xét nghiệm
này trong chẩn đoán NKSS [51].
1.5. Vi khuẩn gây bệnh
- Nhiễm khuẩn da tiên phát: vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là liên

(-) chiếm 70% (trong đó đứng hàng đầu là Klebsiella và E. coli chiếm 50%),
liên cầu nhóm B chiếm 23% và tụ cầu vàng [22].
- Nhiễm trùng huyết: hiện nay còn gặp khá nhiều, có thể xảy ra tiên
phát hoặc thứ phát sau các nhiễm khuẩn cục bộ như nhiễm khuẩn da, rốn,
màng não... nó liên quan tới nhiễm khuẩn quanh đẻ từ mẹ, nước ối, thai bị
nhiễm khuẩn trước đẻ. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn gram (-), thường
gặp như E. coli, Pseudomonas, Klebsiella và do vi khuẩn gram (+) như liên
cầu β tan huyết nhóm B, Listeria Monocytogene, tụ cầu, phế cầu.
Phạm Thị Xuân Tú khi nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, sinh học của
nhiễm trùng huyết sơ sinh cho thấy vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết sơ sinh
chủ yếu là vi khuẩn gram (-), đứng đầu là Klebsiella chiếm 58,0% [26].
Một số nghiên cứu cho thấy trong số các vi khuẩn gây bệnh nhiễm
khuẩn mẹ - con thì liên cầu nhóm B chiếm vị trí hàng đầu (được tìm thấy với
tỉ lệ 38 - 58%), đứng vị trí thứ hai là E. coli (được tìm thấy với tỉ lệ 16 - 23%
các vi khuẩn gây bệnh) [26], [27]. Tỉ lệ mắc bệnh do các vi khuẩn gram (-) và
gram (+) khác nhau nhiều giữa các nghiên cứu và tuỳ thuộc vào tuổi thai. Kết
quả cấy dịch ở nhóm trẻ NKSS cho thấy đứng hàng đầu là E. coli 61,5%, sau
đó là liên cầu nhóm B 30,8% [9].


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status