Tài liệu Tìm hiểu về vấn đề Bảo hộ Tên thương mại doc - Pdf 91

Tìm hiểu về vấn đề Bảo hộ Tên thương mại

Theo Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ về bảo hộ
quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ
quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN thì tên thương mại
là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền SHCN thuộc “các đối tượng
khác” theo Điều 780 Bộ luật Dân sự ngày 28/10/1995.
Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong
hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được;
b) Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ
thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Các tên gọi sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương mại:
a) Tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc các chủ thể không
liên quan tới hoạt động kinh doanh;
b) Tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng
không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong
cùng một lĩnh vực;
c) Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã
được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh
doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ
trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó. (Điều 14 - Nghị định 54/NĐ-CP)

Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là tổ chức, cá
nhân tiến hành hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó (Điều 15).

Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền
sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại

vực: Cho thuê tài chính và may công nghiệp sẽ dẫn đến hiện tượng 2 doanh nghiệp
có cùng tên thương mại trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Giả sử cho rằng Cty
TNHH ABC (1) đăng ký bổ sung ở thời gian sau nên đã vi phạm quy định tại điểm
C khoản 2 Điều 14 NĐ 54: “Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của
người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng 1 địa bàn và trong cùng lĩnh vực
kinh doanh...”. Như vậy có hợp lý không khi tên thương mại của Cty TNHH ABC
(1) xuất hiện trước. Và sự tồn tại của tên thương mại của 2 doanh nghiệp trên là
hoàn toàn hợp pháp và đã được bảo hộ tự động khi mới thành lập. Giả sử nếu Cty
TNHH ABC (1) phải đổi tên thương mại mới được đăng ký bổ sung thì có hợp lý
và công bằng không khi tên thương mại đó đã tồn tại và có thể đã được khách
hàng biết đến (như một thương hiệu) trong suốt những năm qua nhờ chính sách
quảng bá và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu đổi tên thì
về cơ bản phải xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp lại từ đầu.
Mặt khác, khách hàng tiêu dùng hoặc sử dụng dịch vụ có thể sẽ dễ nhầm
lẫn sản phẩm và dịch vụ của Cty TNHH ABC (1) là của Cty TNHH ABC (2). Vậy
nếu sản phẩm, dịch vụ của một trong 2 doanh nghiệp cung cấp không đảm bảo
chất lượng hay yêu cầu thì khách hàng sẽ bị nhầm tưởng và dễ có phản ứng (như
khiếu nại, khiếu kiện, tẩy chay hàng hoá...). Khi đó uy tín và hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp làm tốt sẽ bị ảnh hưởng. Vậy họ sẽ phải làm gì để
bảo vệ chính mình?
Đây quả là một vấn đề không dễ giải quyết khi doanh nghiệp kia đang hoạt
động hợp pháp. Hiện pháp luật chưa có quy định về vấn đề này khiến nhiều doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh chịu thiệt hại.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status