Tỉ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan trên công nhân thu hoạch và chế biến mủ cao su - Pdf 94

TỈ LỆ BỆNH DA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN CÔNG NHÂN THU
HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc của bệnh da và các yếu tố liên quan trên công nhân
thu hoạch và chế biến mủ cao su tại Công ty Cao su Tây Ninh
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 398 công nhân thu hoạch và chế
biến mủ cao su tại Công ty Cao su Tây Ninh trong thời gian tháng 11-12/2007
Kết quả: Tỉ lệ hiện mắc bệnh da của công nhân là 66,33%. Bệnh da nhiễm trùng
chiếm tỉ lệ cao nhất là 48,50% Bệnh da do miễn dịch – dị ứng là 31,1%. Nhóm bệnh
các rối loạn phần phụ của da là 15,9%, nhóm bệnh da khác là 5,7%. Mối liên quan
giữa bệnh da và một số yếu tố dịch tễ: - Bệnh da chung có liên quan với tuổi nghề.-
Bệnh da nhiễm trùng có liên quan với tuổi nghề, giới tính. - Các bệnh rối loạn phần
phụ của da có liên quan với giới tính. Mối liên quan giữa bệnh da và một số yếu tố
môi trường nghề nghiệp: - Bệnh da chung có liên quan đến công việc đang làm và
tiếp xúc mủ cao su tươi. - Bệnh da nhiễm trùng có liên quan đến nóng, ánh nắng, ẩm
ướt. - Bệnh da miễn dịch dị ứng có liên quan đến mủ cao su tươi.
Kết luận: Tỉ lệ hiện mắc của bệnh da của công nhân thu hoạch và chế biến mủ cao
su tại Công ty Cao su Tây Ninh là 66,33%. Có mối liên quan giữa bệnh da với tuổi
nghề, giới tính, ánh nắng, ẩm ướt, tiếp xúc mủ cao su tươi.
ABSTRACT
PREVALENCE OF SKIN DISEASES AND RELATED FACTORS ON
WORKERS HARVESTING
AND PROCESSING RUBBER LATEX IN TAY NINH RUBBER COMPANY
Nguyen Xuan Kiem, Nguyen Tat Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 347 - 356
Objective: To define the prevalence of skin diseases and related factors on workers
harvesting and processing rubber latex in Tay Ninh Rubber Co.
Methods: Cross-sectional descriptive on 398 workers harvesting and processing
rubber latex in Tay Ninh Rubber Co. within November-December / 2007.

và chế biến mủ cao su tại Công ty Cao su Tây Ninh.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỉ lệ hiện mắc của bệnh da chung và các loại bệnh da.
Xác định một số đặc điểm lâm sàng và thái độ điều trị bệnh da của các công nhân.
Ảnh hưởng của bệnh lên khả năng lao động và chất lượng cuộc sống.
Tìm mối liên quan giữa bệnh da và các yếu tố dịch tễ (tuổi, giới, trình độ học vấn, tuổi
nghề, loại công việc đang làm), mối liên quan giữa bệnh da và môi trường làm việc.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đặc tính của cao su thiên nhiên
Cao su thiên nhiên (CSTN) được chiết xuất từ nhựa mủ của cây cao su (Hevea
brasiliensis). Khi được cạo ra từ vỏ cây cao su, mủ cao su (latex) là một chất lỏng
màu trắng đục như sữa. Trong mủ cao su, ngoài thành phần chính là cao su ra, còn
chứa nhiều protein, acid béo và dẫn chất enzyme, muối khoáng... Ngoài ra còn tìm
thấy các vi khuẩn.
Cao su là một hydrocarbon phân tử cao, cấu trúc hóa học là polymer của Isopren với
công thức nguyên là (C
5
H
8
)
nCác protein: trong mủ cao su có khoảng 2 – 2,7% là protein hòa tan trong nước.
Theo Alenius H.
(Error! Reference source not found.)
thì có hơn 200 protein hay polypeptid trong
mủ cao su và chỉ có khoảng ¼ trong số đó có tính kháng nguyên. Người ta đã nghiên
cứu được khoảng 11 dị nguyên của mủ cao su.
Ảnh hưởng của CSTN lên sức khỏe người tiếp xúc

. Kích thích hô hấp, niêm mạc mũi họng
. Gây chàm vùng da hở
. Làm da nhăn, mất màu
. Có khi gây loét thân mình.
+ Dung dịch acid formic làm giảm tiết mồ hôi, da khô, mề đay, chàm, loét. Hơi acid
formic làm chảy nước mũi, viêm họng, viêm phế quản.
+ Lưu huỳnh gây kích thích da, niêm mạc hô hấp và mắt.
+ Phenol gây đỏ da, sạm da, chàm, có khi hoại tử đầu ngón tay, tê tay.
+ Một số hóa chất phối hợp cho cao su có thể gây viêm da kích thích hoặc viêm da dị
ứng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu: Tất cả công nhân thu hoạch và chế biến mủ cao su tại Công ty Cao
su Tây Ninh
Dân số chọn mẫu: Tất cả công nhân thu hoạch và chế biến mủ cao su tại Công ty Cao
su Tây Ninh trong thời gian tháng 11-12/2007
Cở mẫu: Tỉ lệ p chưa biết, do chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về tỉ lệ bệnh da trên
công nhân thu hoạch và chế biến cao su nên ta lấy p=0,5. Cỡ mẫu tối thiểu là:

385.
Dự phòng các trường hợp vắng lúc khám, chúng tôi lấy mẫu là 410.
Kỹ thuật chọn mẫu: ngẫu nhiên hệ thống.
Xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập sẽ được kiểm tra lại mã hóa và nhập vào máy vi tính bằng
chương trình SPSS 15.0 for Window
Phân tích số liệu
Dùng chương trình SPSS 15.0 for Window
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tỉ lệ hiện mắc bệnh da
Mắc bệnh da: 264, chiếm tỉ lệ 66,33%. Trong đó: Mắc 1 bệnh: 242, Mắc 2 bệnh: 22
Tỉ lệ từng nhóm bệnh da theo chẩn đoán
Bảng 1. Tỉ lệ từng nhóm bệnh da theo chẩn đoán
Nhóm bệnh
da
Tổng
số
Tỉ lệ %
trong tổng
số bệnh
Tỉ lệ %
trong mẫu
nghiên cứu
Bệnh da
nhiễm trùng
128 48,5 32,2
Nhóm bệnh
da
Tổng
số
Tỉ lệ %
trong tổng
số bệnh
Tỉ lệ %
trong mẫu
nghiên cứu
Bệnh da miễn
dịch-dị ứng
98 37,1 24,6


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status