Nâng cao chất lượng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hóa - pdf 12

Download Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hóa miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2
1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. 3
1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các Doanh nghiệp vừa
và nhỏ 5
1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 5
1.2.2. Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏP 5
1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của
Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6
1.3. Chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các Ngân hàng Thương mại. 7
1.3.1. Khái niệm chất lượng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 7
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay với các Doanh nghiệp
vừa và nhỏ. 8
1.3.3. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho vay đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Ở NGÂN HÀNG SACOMBANK THANH HOÁ 11
2.1. Sự hình thành và phát triển của Sacombank 11
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Sacombank 11
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Sacombank Thanh Hóa 13
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh. 15
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. 15
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng. 16
2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ. 16
2.2. Thực trạng về chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ngân hàng Sacombank Thanh Hoá đến tháng 6/2007. 17
2.2.1. Môi trường pháp lý cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 17
2.2.2. Thực trạng cho vay của Sacombank với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 19
2.2.3. Tình hình thu hồi nợ và tỷ lệ quá hạn của các DNVVN tại Sacombank Thanh Hoá. 22
2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với các DNVVN của Sacombank: 24
2.3.1. Một số kết quả đạt được: 24
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 25
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NGÂN HÀNG SACOMBANK THANH HÓA 27
3.1. Định hướng hoạt động cho vay với các DNVVN của Sacombannk Thanh Hóa tới năm 2010. 27
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với các DN VVN tại Sacombank Thanh Hóa. 28
3.2.1. Thực hiện đúng qui trình và qui định cho vay: 28
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay: 28
3.2.3. Phát triển các khách hàng chiến lược: 29
3.2.4. Thường xuyên phân tích hoạt động kinh tế các đơn vị vay vốn 30
3.2.5. Có phương án phòng ngừa và xử lý rủi ro. 30
3.2.6. Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng: 31
3.3. Một số kiến nghị. 32
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 32
3.3.1.1. Cải cách hành chính. 32
3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng. 32
3.3.2. Kiến nghị với Sacombank Thanh Hóa 33
3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa 34
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32493/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ợc khoản vay). Thông qua đó, các Ngân hàng không ngừng gia tăng vốn tự có trong quá trình hoạt động đồng thời ổn định và lành mạnh hoá tình hình tài chính của Ngân hàng.
Với nền kinh tế vĩ mô, nếu chất lượng cho vay nói riêng được nâng cao và các Ngân hàng Thương mại thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh nói chung sẽ làm tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, kích thích sự tăng trưởng, ổn định tiền tệ, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tránh được tình trạng lạm phát. Chính vì vậy, sự cần thiết nâng cao chất lượng cho vay ở các ngân hàng thương mại góp phần thúc đẩy các tác động tích cực của cho vay với nền kinh tế, tạo ra một môi trường tiềm năng, linh hoạt và năng động. Sức cạnh tranh của nền kinh tế sẽ tăng dần theo quá trình hội nhập toàn cầu.
Chương 2 Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngân hàng sacombank thanh hoá
2.1. Sự hình thành và phát triển của sacombank
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Sacombank
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín
Tên giao dịch quốc tế: Sài gòn thương tin comercial joint stock bank
Tên viết tắt: sacombank
Trụ sở chính: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Quận 3 – Tp.Hồ Chí Minh
Webstite: www.sacombank.com
Sacombank (Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín) được thành lập ngày 03/01/1992 theo giấy phép số 05/GP-UB của Uỷ ban nhân dân Tp.Hồ Chí Minh và hoạt động theo Quyết định số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở chuyển đổi Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và hợp nhất 3 tổ chức tín dụng Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia.
Vốn điều lệ khi mới thành lập của Sacombank là 3 tỷ đồng – một con số có lẽ là rất khiêm tốn so với các Ngân hàng Thương mại Cổ phần khác. Thế nhưng, sau một chặng đường hơn 15 năm hoạt động, qua 21 lần tăng vốn điêu lệ, năm 2007, theo công bố Sacombank có vốn điều lệ 4450 tỷ đồng – trở thành “Ngân hàng Thương mại Cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam”.
Sacombank cũng là Ngân hàng Thương mại Cổ phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất, với hơn 9.000 cổ đông cả trong và ngoài nước. Trong đó phải kể đến 3 cổ đông nước ngoài chiến lược là: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC); Quỹ đầu tư Dragon Financial Holding (Anh) và Ngân hàng ANZ (Aurtralia và New Zealand Banking Group).
Tháng 07/2006, cổ phiếu của Sacombank (STB) chính thức gia nhập trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, đi tiên phong trong các Ngân hàng Cổ phần Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Với định hướng là một Ngân hàng bán lẻ – hiện đại - đa năng, được biết đến với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, Sacombank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động. Tính đến ngày, Sacombank là Ngân hàng Thương mại Cổ phần có mạng lưới hoạt động rộng nhất ,đã có tới 189 điểm giao dịch trải rộng khắp các tỉnh/thành trọng điểm trên cả nước, phủ khắp 40/64 tỉnh/thành.
Bên cạnh đó, Sacombank còn thiết lập mối quan hệ tốt với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài, trao đổi Swiftkey với hơn 9.600 đại lý của hơn 240 ngân hàng tại hơn 90 quốc gia trên thế giới. Khách hàng của Sacombank được cung cấp đầy đủ mọi tiện ích về dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và uy tín.
Ngoài việc mở rộng mạng lưới, Sacombank còn thành lập các Công ty trực thuộc, tham gia góp vốn vào nhiều công ty trong lĩnh vực tài chính và tham gia thành lập cũng như giữ cổ phần của nhiều công ty lớn khác.
Trên thực tế, Sacombank đã tạo được giá trị thương hiệu trong tâm lý dân cư do hoạt động kinh doanh hiệu quả, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm luôn từ 42 – 45%, được người tiêu dùng bình chọn là “Thương hiệu mạnh năm 2006”.
Sacombank Chi nhánh Thanh Hoá khai trương ngày 22/02/2006, đặt tại số 02 Phan Chu Trinh – P.Điện Biên – Tp – Thanh Hoá, nằm ở một đầu ngã tư nối hai đầu Bắc – Nam của Thành phố Thanh Hoá. Nhờ đó, ngân hàng có được những lợi thế nhất định về vị trí địa lý – một yếu tố vốn dĩ khá quan trọng với ngành ngân hàng. Đây cũng là khu vực trung tâm đông dân cư, có nhiều cơ quan, tổ chức kinh tế đặt trụ sở rất phù hợp cho hoạt động ngân hàng.
Là một chi nhánh mới nên hoạt động của ngân hàng đang thiên về các nghiệp vụ: chuyển tiền nhanh, cho vay và huy động vốn. Tuy thời gian hoạt động chưa dài (hơn một năm), phải cạnh tranh với các ngân hàng quốc doanh (Sacombank là ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tiên có mặt tại Thanh Hoá). Song nhờ đổi mới phong cách phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo cộng với chất lượng sản phẩm – dịch vụ tốt nên chi nhánh đã nhanh chóng đi vào ổn định, hiệu quả, kết quả kinh doanh tốt đáng khích lệ. Sacombank Thanh Hoá đã tạo được tiếng vang tốt trong lòng khách hàng địa phương.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Sacombank Thanh Hóa
Ban giám đốc chi nhánh
P. Dịch vụ khách hàng
P. Quản lý Tín dụng
P. Kế toán - quỹ
P. HCQT
Bộ phận tín dụng cá nhân
Bộ phận tín dụng Doanh nghiệp
Bộ phận dịch vụ tiền gửi
Bộ phận Kiểm soát tín dụng
Bộ phận
Quản lý Nợ
Quỹ chính
KT. Tổng hợp
KT. Liên ngân hàng
(Nguồn: www.sacombank.com/manglươihoatdong)
Cho đến nay, Sacombank Thanh Hoá có cơ cấu tổ chức bao gồm:
- Ban Giám đốc :
+ Giám đốc là ông: Lê Quang Vinh
+ 2 Phó Giám đốc là: ông Mai Lê Trung và bà Phạm Thị Thu Hà
- 4 Phòng ban: P. Dịch vụ khách hàng; P. Kế toán – quỹ; P. Quản lý Tín dụng; P. Hành chính.
- Toàn bộ ngân hàng có tổng số 47 cán bộ nhân viên, trong đó 07 nhân viên có trình độ trung cấp, còn lại toàn bộ 40 cán bộ nhân viên đều có trình độ đại học và trên đại học. Đây chính là một niềm tự hào của ngân hàng.
Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động hàng ngày của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Hội đồng Quản trị của Ngân hàng.
Ban Giám đốc kiểm tra, đôn đốc, xử lý các hoạt động của các phòng ban hàng ngày để đảm bảo cả chi nhánh hoạt động hiệu quả; xây dựng các chính sách, quy chế, quy trình, các chỉ tiêu áp dụng cho chi nhánh; đề ra các chiến lược trình về Hội sở; quyết định và thực hiện các hoạt động đối ngoại trong thẩm quyền được phép; tham gia vào Ban tín dụng để ký duyệt cho vay với khách hàng; liên lạc chặt chẽ với Hội sở và các chi nhánh trong cùng hệ thống.
Phòng dịch vụ khách hàng:
Phòng dịch vụ khách hàng bao gồm bộ phận Dịch vụ tiền gửi và bộ phận Tín dụng.
a. Bộ phận tín dụng:
- Gồm có 2 mảng: Tín dụng cá nhân và Tín dụng Doanh nghiệp.
- Có trách nhiệm:
+ Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng về sản phẩm-dịch vụ ngân hàng, tư vấn, góp ý về các sản phẩm-dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng.
+ Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng, sự chuyển biến ngành nghề của khách hàng, xây dựng tiêu chí thẩm định, đánh giá khách hàng, xây dựng quan hệ với khách hàng, lập các báo cáo về khách hàng chính xác làm cơ sở cấp tín dụng cho khách hàng.
b. Bộ phận dịch vụ tiền gửi:
Bộ phận dịch vụ tiền gửi thực hiện các n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status