Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm - pdf 12

Download Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm miễn phí



MỤC LỤC
Trang
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU 3
1.1. Khái niệm xuất khẩu 3
1.2. Vai trò của xuất khẩu 3
1.2.1. Xuất khẩu giúp cho đất nước có nguồn vốn để phát triển 3
1.2.2. Xuất khẩu giúp thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong nước 4
1.2.3. Xuất khẩu giúp giải quyết công ăn việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân 5
1.2.4. Xuất khẩu để mở rộng và tăng cường các quan hệ kinh tế đối ngoại từ đó nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế 5
1.3. Hình thức xuất khẩu 5
1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp 5
1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp 6
1.3.3. Hình thức gia công quốc tế 6
1.3.4. Hình thức tái xuất khẩu 7
1.3.5. Hình thức chuyển khẩu 7
1.3.6. Xuất khẩu tại chỗ 7
1.4. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 8
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 9
1.5.1. Yếu tố kinh tế 9
1.5.2. Môi trường văn hoá xã hội 10
1.5.3. Môi trường chính trị 10
1.5.4. Môi trường pháp luật 10
1.5.5. Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước 11
1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu 12
1.7.Thực trạng xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam 13
1.7.1. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu gạo 13
1.7.2. Các hình thức xuất khẩu gạo chủ yếu mà Việt Nam sử dụng 15
1.7.2.1. Xuất khẩu gạo trực tiếp 15
1.7.2.2. Xuất khẩu gạo uỷ thác 15
1.7.2.3. Xuất khẩu gạo theo nghị định thư giữa hai Chính phủ 15
1.7.3.Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo 16
1.7.3.1.Thực trạng sản xuất 16
1.7.3.2. Thực trạng xuất khẩu gạo 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM 21
2.1. Tổng quan về Công ty 21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 25
2.1.3. Cơ cấu tổ chức 26
2.1.4. Cơ cấu nguồn lao động 31
2.2.Thực trạng xuất khẩu gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm 33
2.2.1.Đặc điểm về mặt hàng 33
2.2.2. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của Công ty 33
2.2.3. cách tiến hành xuất khẩu gạo của Công ty 35
2.2.4. Kết quả xuất khẩu gạo của Công ty 36
2.3. Một số đánh giá về hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty 43
2.3.1. Thành công 43
2.3.2. Những tồn tại yếu kém và nguyên nhân 44
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM 47
3.1. Một số phương hướng phát triển của Công ty những năm tới 47
3.2. Chính sách của Việt Nam đối với xuất khẩu gạo và xu hướng thành lập liên minh xuất khẩu gạo 48
3.2.1. Chính sách của Việt Nam đối với xuất khẩu gạo 48
3.2.2. Xu hướng thành lập liên minh xuất khẩu gạo 49
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo 51
3.3.1. Về phía Nhà nước 51
3.3.2. Về phía doanh nghiệp 53
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32850/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ao nhận kho vận ngoại thương. Ngày 23/3/1993 Bộ Thương mại đã ra Quyết định đổi tên Tổng công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm thành Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm. Đến năm 2005 Công ty tiến hành cổ phần hoá và có tên là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, dù gặp nhiều biến động về tổ chức, kinh tế, xã hội, Tocontap đã liên tục phấn đấu từng bước trưởng thành, đến nay đã là một trong những Công ty có bề dầy lịch sử buôn bán quốc tế lâu năm nhất nước ta với các mốc lịch sử sau:
Thời kỳ 1956-1960: Đây là thời kỳ đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, nền kinh tế còn yếu kém, chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, nền công nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng, kinh doanh xuất nhập khẩu còn nhiều bỡ ngỡ nên kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty chưa cao. Kim ngạch bình quân mỗi năm đạt 28.7 triệu Rup/USD, trong đó xuất khẩu là 10.7 triệu Rup/USD, nhập khẩu là 18 triệu Rup/USD. Kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty thời kỳ này chiếm 20.8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn miền Bắc.
Thời kỳ 1961-1965: Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 57.9 triệu Rup, trong đó xuất khẩu là 29.5 triệu Rụp, nhập khẩu là 28.4 triệu Rup. Kim ngạch xuất khẩu bình quân chiếm 28.8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn miền Bắc.
Thời kỳ 1966-1975: Thời kỳ giặc Mỹ đã bắt đầu đánh phá miền Bắc, hoạt động xuất nhập khẩu cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng Công ty đã quyết tâm giữ vững và đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này bình quân mỗi năm đạt 84.9 triệu Rup/USD, trong đó xuất khẩu là 16.5 triệu Rup/USD, nhập khẩu là 68.4 triệu Rup/USD. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty bình quân chiếm 33.5% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn miền Bắc.
Thời kỳ 1976-1980: Thời kỳ đất nước vươn dậy sau chiến tranh, khắc phục hậu quả của bm đạm và từng bước đi lên. Năm 1976-1977: Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 217.5 triệu Rup/USD. Trong đó xuất khẩu đạt 75.7 triệu Rup/USD và nhập khẩu là 141.3 triệu Rup/USD. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty bình quân chiếm 27.8 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là thời điểm đỉnh cao về kim ngạch của TOCONTAP thì đến năm 1978 toàn bộ bộ phận dệt may tách thành Công ty TEXTIMEX. Những năm 1978-1980 kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 39.8 triệu Rup.
Thời kỳ 1981-1985: Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 64.3 triệu Rup/USD. Trong đó xuất khẩu là 27 triệu Rup/USD, nhập khẩu là 37.3 triệu Rup/USD.
Thời kỳ 1986-1990: Kim ngạch ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 69.1 triệu Rup/USD. Trong đó xuất khẩu là 33.1 triệu Rup/USD, nhập khẩu là 36 triệu Rup/USD.
Thời kỳ 1991-1995: Bắt đầu thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển hướng sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự chỉ đạo của Nhà nước Công ty tiếp tục chia tách và cùng với đó là những mặt hàng và những thị trường chủ yếu được bàn giao, hàng loạt cán bộ lãnh đạo có khả năng và kim ngạch ra đi để xây dựng lực lượng nòng cốt của Công ty mới. Đồng thời kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt với nhiều Công ty thuộc nhiều thành phần kinh tế được thành lập cùng kinh doanh trong cùng lĩnh vực, ngành nghề nên kim ngạch của Công ty bị thu hẹp lại. Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 16.7 triệu USSD, trong đó xuất khẩu là 11.1 triệu USD, nhập khẩu là 5.6 triệu USD.
Thời kỳ 1996-2000: Công ty đã vượt qua giai đoạn bỡ ngỡ của kinh tế thị trường, Công ty đã cố gắng tim mọi biện pháp để mở rộng thị trường, mở rộng mặt hàng kinh doanh nên kết quả khả quan hơn hẳn 5 năm trước. Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 21.72 triệu USD. Trong đó xuất khẩu là 4.56 triệu USD, nhập khẩu là 17.16 triệu USD.
Thời kỳ 2001- nay: Đây là thời kỳ có xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động của công ty trong cơ chế thị trường đã được hình thành, cơ chế khoán bắt đầu áp dụng từ năm 1998 đã phát huy tác dụng, tình trạng làm ăn theo cơ chế bao cấp đã dần chấm dứt, cán bộ Công ty tự giác làm việc, luôn lấy hiệu quả và chữ tín của Công ty làm mục tiêu cho hoạt động của mình. Trong giai đoạn này kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng, bình quân mỗi năm đạt 32.3 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 10.2 triệu USD, nhập khẩu đạt 22.1 triệu USD.
Trải qua hơn 50 năm hoạt động kinh doanh, TOCONTAP HANOI đã thiết lập quan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế với trên 70 nước và vùng lãnh thổ, là một trong những công ty có chiều dài lịch sử phong phú và kinh nghiệm dồi dào trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế ở Việt Nam
- Phạm vi kinh doanh hiện tại của Công ty là xuất nhập khẩu tổng hợp tất cả các hàng hoá không thuộc danh mục cấm của Nhà nước Việt Nam. Hiện nay Công ty giao dịch buôn bán những nhóm mặt hàng chính sau:
- Kinh doanh hàng nông sản, lâm sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, tạp phẩm, công nghệ phẩm, sản phẩm dệt, may, da giầy (Trừ loại lâm sản Nhà nước cấm)
- Kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, hoá chất (Trừ hoá chất Nhà nước cấm), kim khí điện máy, phương tiện vận tải.
- Kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn, đại lý bán buôn, bán lẻ hàng hoá (Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke,vũ trường )
- Tổ chức gia công chế biến, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước.
- Kinh doanh đồ uống, rượu bia, nước giải khát ( Không bao gồm kinh doanh quán bar)
- Kinh doanh máy móc, vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc, thiết bị ngành in.
- Mua bán sắt thép phế liệu, phá dỡ tàu biển cũ làm phế liệu để tiêu thụ trong nước.
- Kinh doanh phân bón, máy móc, vật tư phục vụ nông nghiệp ( Không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật)
- Kinh doanh các dụng cụ, thiết bị máy móc trong ngành dịch vụ.
- Kinh doanh các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
- Kinh doanh gỗ ép định hình.
- Các lĩnh vực khác… khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thương Mại và do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy đăng ký kinh doanh. Công ty được thành lập theo quyết định số 333/TM/TCCB ngày 31/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại, giấy phép kinh doanh số 108094 ngày 24/04/1993.
Ngày 18/10/2005 Công ty đã chuyển sang cổ phần theo quyết định số 2537/QD-BTM của Bộ Thương Mại. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 0103012689 ngày 01/06/2006
Ngay từ khi thành lập, Bộ Thương Mại đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của Công ty là xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu phục vụ việc phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu của đất nước. Mặt hàng kinh doanh là hàng nông sản, lâm sản, hải sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, tạp phẩm, sản phẩm dệt may, giày da, kinh doanh vật tư máy móc thiết bị, hàng thủ công mỹ nghệ … Bên cạnh đó Công ty còn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tự tạo nguồn vốn, bảo to...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status