Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới - pdf 12

Download Đề tài Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới miễn phí



Mục lục
Lời nói đầu .1
Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thị trường .2
hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại .2
1.1. thị trường và vai trò của thị trường hàng hóa. .2
1.1.1. Khái niệm về thị trường hàng hóa.2
1.1.2. Các yếu tố thị trường.3
1.1.3. Các quy luật của thị trường. .3
1.1.4. Các chức năng của thị trường.4
1.1.5. Vai trò của thị trường hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân. .6
1.1.6. Phân loại thị trường hàng hóa. .7
1.2. Doanh nghiệp thương mại (DNTM). .9
1.3.thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại. 13
Chương 2 Phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp . 18
thương mại nước ta trong thời gian qua . 18
2.1. Đặc điểm của thị trường hàng hóa nước ta. . 18
2.1.1. Những đặc trưng cơ bản của thị trường hàng hóa nước ta. . 18
2.1.2. Hệ thống các doanh nghiệp thương mại nước ta hiện nay. . 19
2.2. Những thành tựu đạt được trong việc phát triển thị trường hàng hóa
của doanh nghiệp thương mại nước ta. . 20
2.2.1. Thị trường trong nước phát triển mạnh. . 20
2.2.2. Thị trường ngoài nước được mở rộng và phát triển. . 26
2.3. Những nguyên nhân đạt được thành tựu trên. . 31
2.3.1. Sự chuyển đổi nền kinh tế. . 31
2.3.2. Sự phát triển của các ngành sản xuất. . 32
2.3.3. Xóa bỏ độc quyền của Nhà nước đối với hoạt động xuất nhậpkhẩu hàng hóa. . 33
2.3.4. Quản lý Nhà nước về thị trường được tăng cường. . 34
2.3.5. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực. . 34
2.3.6. Các doanh nghiệp thương mại nâng cao chất lượng phục vụ, chủ
động tìm kiếm thị trường. . 35
2.4. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển thị trường hàng hóa
của doanh nghiệp thương mại nước ta. . 35
2.4.1. Tuy tổng mức lưu chuyển nội thương và ngoại thương đều tăng
nhưng hàng hóa của Việt Nam có khả năng cạnh tranh thấp cả ở thị
trường trong và ngoài nước. . 35
2.4.2. Các DNTM chưa làm tốt vai trò hướng dẫn tiêu dùng và tổ chức
thông tin thị trường để định hướng cho sản xuất. . 36
2.4.3. Thị trường nước ngoài mới phát triển được bề rộng chưa phát
triển được bề sâu. . 36
2.4.4. Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra thường xuyên
và ngày càng tinh vi. . 37
2.4.5. Khung pháp lý cho hoạt động thương mại bước đầu đã thông
thoáng nhưng thể chế kinh tế thị trường còn chưa hoàn chỉnh. . 37
Chương 3 Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của
doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới . 38
3.1. Mục tiêu và phương hướng. . 38
3.1.1. Thúc đẩy thương mại Việt Nam phát triển. . 38
3.1.2. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp thươngmại. 38
3.1.3. Tăng xuất khẩu, giảm thiểu nhập khẩu. . 39
3.1.4. Phục vụ tiêu dùng cá nhân và công cuộc công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước. . 42
3.2. Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doanh
nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới. . 43
3.2.1. Nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa ở các doanh nghiệp sảnxuất trong nước. . 43
3.2.2. Tổ chức mạng lưới thu mua hợp lý. . 43
3.2.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thươngmại ở các DNTM. . 44
3.2.4. Hạn chế nguy cơ rủi ro, tổn thất trong kinh doanh thương mạiquốc tế. . 44
3.2.5. Xác định loại hình kinh doanh quyết định chiến lược thị trường
của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ. . 46
3.2.6. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách cho hoạt động thươngmại. 51
3.2.7. Phát triển các trung tâm thương mại ở Việt Nam. . 52
3.2.8. Thâm nhập sâu, hiệu quả vào từng thị trường nước ngoài. . 54
3.3. Dự báo cung cầu và giá cả một số mặt hàng chủ yếu đến 2010. . 64
3.3.1. Hàng nông sản. . 65
3.3.2. Nhóm hàng nguyên liệu thô. 67
3.3.3 Nhóm hàng năng lượng. 67
3.3.4. Hàng thủy sản. . 69
3.3.5. Hàng dệt may và giày dép. 69
3.3.6. Các mặt hàng đã qua chế biến. . 69
3.3.7. Mặt hàng phân bón. . 70
3.3.8. Kim loại. . 71
3.3.9. Các mặt hàng có hàm lượng vốn và công nghệ cao. . 71
Kết luận. 72
Danh mụctài liệu tham khảo . 73


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32638/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ơn vị xuất
nhập khẩu tăng lên nhanh chóng. Những quy định, thủ tục rườm rà từng bước
được xóa bỏ. Đầu những năm 90, các đơn vị muốn tham gia xuất khẩu còn
phải đáp ứng các điều kiện về vốn tối thiểu(200 nghìn USD), về giấy phép
kinh doanh về giấy phép xuất nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu chuyến. Những
đến năm 1996 Nhà nước bãi bỏ giấy phép nhập khẩu chuyến (Nghị định
89/CP ngày 15/12/1995).
Năm 1997 Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu cả
những hàng hóa ngoài đăng ký, các hàng hóa mua của đơn vị khác (Quyết
định 28/TTg ngày 13/1/1997).
Năm 1998 Quyết định 55/1998/QĐ-TTg cho phép các doanh nghiệp
34
được xuất khẩu hàng hóa thuộc đăng ký kinh doanh của mình mà không cần giấy
phép xuất nhập khẩu, trừ một số mặt hàng cần quản lý đặc biệt của Nhà nước.
Các chính sách khác như hỗ trợ vốn tín dụng cho người xuất khẩu,
thưởng cho các đơn vị có xuất nhập khẩu mặt hàng mới, giao quyền tự chủ sản
xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất.
Nhà nước đã từng bước thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tạo
thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, trước hết là chính sách giá cả, tỷ
giá hối đoái, chính sách thuế...
Những hoạt động trên đã có các tác động tích cực trong việc xuất nhập
khẩu hàng hóa, phát triển thị trường nước ngoài, tăng mặt hàng ngoại phục vụ
tiêu dùng và phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.3.4. Quản lý Nhà nước về thị trường được tăng cường.
Trước hết là đã dần dần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về
thương mại và chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó sắp xếp
lại các doanh nghiệp thương mại nhà nước theo hướng tự chủ và tự chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh, còn Bộ Thương mại và các Sở Thương mại chỉ
làm chức năng quản lý nhà nước về thương mại. Các doanh nghiệp Nhà nước
vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong lưu chuyển bán buôn và xuất nhập khẩu.
Thứ hai là Nhà nước tạo môi trường pháp lý nhằm nâng cao vai trò quản
lý thị trường như luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật thuế... có những
chính sách, biện pháp quản lý nguồn hàng lưu chuyển trên thị trường để ngăn
chặn, phát hiện và loại bỏ hàng giả, hàng kém chất lượng, chống buôn lậu,
gian lận thương mại.
2.3.5. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực.
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực không những đã mở rộng được
thị trường xuất nhập khẩu mà còn làm cho chính sách thương mại được tiến
hành theo tiến trình minh bạch hóa và nhất quán, nâng cao sức cạnh tranh của
sản phẩm thông qua lịch trình giảm thuế, loại bỏ hạn chế định lượng theo
khuôn khổ CEPT/AFTA cũng như các hiệp định khác. Và việc thực hiện tiến
trình này đã đưa kim ngạch xuất khẩu gia tăng trong những năm vừa qua.
35
2.3.6. Các doanh nghiệp thương mại nâng cao chất lượng phục vụ, chủ động
tìm kiếm thị trường.
Các doanh nghiệp thương mại nước ta đã nâng cao chất lượng phục vụ,
áp dụng những hình thức dịch vụ thương mại tiến bộ trên thế giới như tổ chức
các hội chợ, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại và các dịch vụ trước, trong và sau
khi bán hàng, bán và chuyển hàng đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng.
Vì vậy số lượng hàng hóa bán được tăng lên.
Ngoài ra doanh nghiệp thương mại chủ động tìm kiếm thị trường sẽ tạo
điều kiện tiêu thụ hàng hóa tốt hơn.
2.4. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển thị trường hàng
hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta.
2.4.1. Tuy tổng mức lưu chuyển nội thương và ngoại thương đều tăng nhưng
hàng hóa của Việt Nam có khả năng cạnh tranh thấp cả ở thị trường trong và
ngoài nước.
Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho sự phát triển thị trường và thương
mại chưa vững chắc và hiệu quả kinh doanh thấp. Mặc dù doanh nghiệp
thương mại có nhiệm vụ trong lưu thông hàng hóa, có thể thực hiện xuất nhập
khẩu để có hàng ngoại tốt phục vụ nhu cầu trong nước nhưng chất lượng hàng
hóa trong nước có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp thương mại nước ta.
Nếu hàng hóa nước ta có chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh cao so với
hàng ngoại thì các DNTM nước ta sẽ có nguồn hàng trong nước tốt, giảm được
chi phí so với việc nhập khẩu và các DNTM xuất khẩu hàng hóa thuận lợi hơn.
Vấn đề này liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Nhưng nguyên nhân chính là quan hệ kinh tế giữa sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp và thương mại chưa được giải quyết tốt. Thiết bị máy móc sản xuất
công nghiệp lạc hậu so với thế giới từ 4 - 5 thế hệ do trình độ sản xuất của
nước ta còn kém dẫn đến chất lượng hàng hóa thấp, giá cao vì chi phí lớn.
Công nghiệp chế biến nông sản yếu kém, không tạo được hàng hóa có giá trị
cao từ sản phẩm nông nghiệp, công tác bảo quản không đạt yêu cầu. Do đó
hàng hóa đưa vào lưu thông trên thị trường không thể có sức cạnh tranh cao,
thiếu thị trường tiêu thụ là điều dễ hiểu.
36
Yêu cầu của DNTM là bán hàng hóa phải có lãi. Vì vậy các DNTM sẽ
chuyển sang kinh doanh các hàng hóa dễ tiêu thụ hơn. Vì vậy các doanh
nghiệp sản xuất cần tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh cao là yêu cầu cấp bách
hiện nay.
2.4.2. Các DNTM chưa làm tốt vai trò hướng dẫn tiêu dùng và tổ chức thông tin
thị trường để định hướng cho sản xuất.
Các DNTM muốn có một thị trường hàng hóa ổn định thì cần nắm
bắt nhu cầu của người tiêu dùng, hướng dẫn tốt tiêu dùng. Tức là DNTM phải
phân tích cho người tiêu dùng biết được lợi ích của hàng hóa này so với hàng
hóa khác về chất lượng, giá cả hay được bảo hành sau khi bán sẽ tạo niềm tin
cho khách hàng. Các DNTM nước ta chưa làm tốt vai trò này nên chưa phát
huy hết tiềm năng của thị trường. Cụ thể là nhiều người tiêu dùng ham rẻ mua
phải hàng lậu, hàng kém chất lượng dễ hỏng.
Mặt khác các DNTM còn chưa tổ chức tốt thông tin thị trường để định
hướng cho sản xuất nên dẫn đến tình trạng sản xuất thừa, hàng hóa khó tiêu
thụ vì cung vượt cầu.
2.4.3. Thị trường nước ngoài mới phát triển được bề rộng chưa phát triển được
bề sâu.
Đến nay nước ta quan hệ buôn bán với hơn 170 nước và khu vực nhưng
các DNTM nước ta chưa khai thác hết tiềm năng của các thị trường rộng lớn.
Phát triển thị trường nước ngoài theo cả bề rộng, cả bề sâu đòi hỏi sự tham gia
tích cực của các cấp các ngành và nâng cao năng lực hoạt động xuất nhập
khẩu của các DNTM.
Chỉ tiêu để xác định mức độ xâm nhập vào thị trường nước ngoài là số
lượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa được xuất và bán ở thị trường đó như thế
nào. Để tăng được bề sâu ở thị trường nước ngoài các DNTM phải tạo được số
lượng lớn hàng hóa hay nhiều chủng loại hàng hóa vào một thị trường. Để
làm được điều này các DNTM cần có vốn lớn, có đủ điều kiện để tham gia
xuất khẩu hàng hóa và biết cách xâm nhập thị trường nước ngoài.
37
2.4.4. Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra thường xuyên và ngày
càng tinh vi.
Buôn l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status