Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở hàng hóa - pdf 13

Download Đề tài Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở hàng hóa miễn phí



Với tính chất là sở giao dịch hàng hóa, do đó mọi hoạt động mua bán phải qua Sở giao dịch hàng hóa, đều này đôi khi sẽ làm cho các nhà đầu tư cảm giác bất tiên. Nhất là với những người không có khả năng đến trực tiếp sàn để giao dịch thì lại càng khó khăn khi muốn tham gia giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch. Bên cạnh đó, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa còn mang tính chất quốc tế, nên rất khó để nhà đầu tư có thể đến trực tiếp sở để tham giao giao dịch. Và để giải quyết tình trạng này tạo điều kiện cho nhà sản xuất cung như đầu tư tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch thì họ có thể chọn chế độ ủy thác mua bán hàng hóa để nhân viên tại sở giao dịch có thể thực hiện thay mình. Và để cụ thể hóa cho phương pháp này thì Điều 45 Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP đã có quy định chi tiết việc thực hiện chế độ uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác cho thành viên kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hóa theo hợp đồng uỷ thác bằng văn bản. Để có thể yêu cầu thành viên kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hóa thực hiện các yêu cầu mua, bán hợp đồng của mình, khách hàng phải có nghĩa vụ kí quỹ theo quy định, mức tiền kí quỹ do các bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn 5% trị giá lệnh uỷ thác giao dịch. Kết quả giao dịch được thành viên kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hóa thông báo theo quy định của pháp luật.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33126/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

iám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
4. Các điều kiện khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Như vậy, Sở giao dịch hàng hóa chỉ được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện trên, trong đó Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch phải phản ánh được theo đúng nội dung quy định tại điều 14 Nghị định 158 bao gồm: Điều kiện và thủ tục chấp thuận tư cách thành viên; quyền và nghĩa vụ thành viên; Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên và trách nhiệm khi chấm dứt tư cách thành viên; Loại hàng hoá giao dịch; tiêu chuẩn và đơn vị đo lường của loại hàng hoá đó; Mẫu hợp đồng giao dịch và lệnh giao dịch; Thời hạn giao dịch hợp đồng và quy trình thực hiện giao dịch; Hạn mức giao dịch, ký quỹ giao dịch và phí giao dịch; Các cách, thủ tục thực hiện hợp đồng; Nội dung công bố thông tin của Sở Giao dịch hàng hóa và các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của các thành viên; Các biện pháp quản lý rủi ro; Giải quyết tranh chấp; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động và các nội dung có liên quan khác .
1.4.1.3. Quyền và trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa
Nghị định 158 đã quy định khá rõ và chi tiết về các quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch hàng hóa. Trong đó, bao gồm các nghĩa vụ cơ bản được quy định tại điều 16 như: công bố các giấy tờ chứng minh tư cách giấy phép thành lập, điều lệ hoạt động, mẫu hợp đồng, mẫu lệnh giao dịch… của Sở giao dịch; thực hiện chế độ báo cáo…và là chủ thể chịu trách nhiệm đến cùng về các giao dịch. Đều này, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện giao dịch một cách dễ dàng và họ cũng không cần quá lo sợ rằng sở giao dịch sẽ “bỏ chạy” giữa chừng nếu có bất lợi. Mà luật đã quy định khá rõ sở giao dịch phai có trách nhiệm đến cùng trong các giao dịch. Nghĩa là phải đảm bảo giao dịch được thực hiện một cách thuận lợi và phải chịu mọi trách nhiệm khi giao dịch không thành công mà có lỗi của so giao dịch. Do đó, nhà đầu tư có thể yên tâm khi tham gia các giao dịch tại sở giao dịch. Ngoài ra, với tính chất là một trung gian trong các giao dịch nên có thể sở giao dịch sẽ liên kết với một bên để làm phương hại đến lợi ích của bên còn lại, không đảm bảo tính công bằng và cạnh tranh. Lường trước được điều này luật cũng đã có quy định cụ thể trong nghĩa vụ của Sở giao dịch hàng hóa dó là nghĩa vụ tổ chức giao dịch một cách vô tư, công bằng và hiệu quả
Bên cạnh đó, cũng như bất kì một tổ chức kinh doanh nào, luật cũng quy định khá rõ các quyền cơ bản của Sở giao dịch hàng hóa khi tham gia hoat đông tại điều 15 Nghi định 158/2006/NĐ-CP như: Sở giao dịch hàng hóa có quyền lựa chọn hàng hóa cơ sở đưa vào danh mục giao dịch tại sở; tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động giao dịch qua sở; chấp thuân, hủy bỏ tư cách thành viên của công ty có “chân” tại sở giao dịch; yêu cầu các thành viên ký quỹ để thực hiện giao dịch; thu các loại phí theo quy định; ban hành quy chế niêm yết, công bố thông tin; kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch; yêu cầu thành viên áp dụng biện pháp quản lý rủi ro; làm trung gian giải quyết tranh chấp theo yêu cầu….Để đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho sở giao dich có thể hoạt động có hiệu quả, tạo một hành lang pháp lý an toan cho Sở giao dịch hàng hóa hình thành và phát triển bền vững.
1.4.1.4. Thành viên của Sở giao dịch hàng hóa.
Điều 17 Nghị định 158 đã quy định khá rõ các quyền và nghĩa vụ cũng như điêu kiện để trở thành và chấm dứt tư cách thành viên của Sở giao dịch hàng hóa. Theo đó:
Thứ nhất, Thương nhân môi giới: Theo Điều 19 Nghị định 158 Thành viên môi giới phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: “Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp; vốn pháp định là 5 tỉ đồng trở lên; giám đốc hay tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lí doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá”. Thương nhân môi giới thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa. Quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới thực hiện theo Luật Thương mại và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Thứ hai, Thương nhân kinh doanh thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa. Điều kiện trở thành thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa bao gồm: “Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp; vốn pháp định 75 tỉ đồng trở lên; giám đốc hay tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lí doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá” (Điều 21 Nghị định 158).
Họ có quyền thực hiện các hoạt động tự doanh hay nhận uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa cho khách hàng; yêu cầu khách hàng kí quỹ để thực hiện giao dịch; Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các loại phí khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa; Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch; Trong trường hợp nhận uỷ thác, phải ký kết hợp đồng uỷ thác bằng văn bản với khách hàng và chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch từ khách hàng; Cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời thông tin cho khách hàng; Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình.; Ưu tiên thực hiện lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình; Giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng; Đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa của từng khách hàng và của chính mình; Thực hiện chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định; Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa...
Ngòai ra, để đảm bảo giám sát có hiệu quả các hoạt động của thương nhân, đảm bảo cho hoạt động mua bán hàng hóa thuận lợi thì theo quy định tại điều 24 Nghị định 158 Thương nhân bị chấm dứt tư cách thành viên nếu vi phạm các điều kiên sau đây:
1. Không còn đáp ứng đủ các điều kiện trở thành thành viên.
2. Giải thể, phá sản hay chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Tự đề nghị chấm dứt tư cách thành viên và được Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
4. Có hành vi vi phạm là điều kiện chấm dứt tư cách thành viên theo quy định...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status